Giáo án Toán lớp 3, kì i - Tuần 11 đến tuần 18

Giáo án Toán lớp 3, kì i - Tuần 11 đến tuần 18

TOÁN

Bài toán giải bằng hai phép tính ( tt )

Sách giáo khoa trang 51

Thời gian dự kiến 40 phút

I/ Mục tiêu: - Giúp hs:

- Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.

- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.

II/ Đồ dùng dạy học:

Các tranh vẽ tương tự như trong sách giáo khoa /51

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.

• GTB

2/ Bài mới:

 Bài toán:

- Học sinh đọc bài toán. Gv hd Vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng:

 6 xe

Thứ bảy : ? xe

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 3, kì i - Tuần 11 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51 Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2006 
TOÁN
Bài toán giải bằng hai phép tính ( tt )
Sách giáo khoa trang 51 
Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: - Giúp hs:
- Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các tranh vẽ tương tự như trong sách giáo khoa /51
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
 Bài toán:
- Học sinh đọc bài toán. Gv hd Vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng: 
 6 xe
Thứ bảy : ? xe 
Chủ nhật:
* Các bước giải:
- Bước 1: Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật ( 6 x 2 = 12 ( xe ) )
- Bước 2: Tìm số xe đạp bán cả hai ngày ( 6 + 12 = 18 ( xe ) )
- Trình bày bài giải như trong SGK/51
 * Thực hành:
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên cho học sinh tóm tắt, Giáo viên hướng dẫn học sinh giải.
Học sinh làm vào vở bài tập.
Chấm, chữa bài.
Bài 2: Làm tương tự như bài 1.
Học sinh làm vào VBT - Chữa bài.
Bài 3: Cho học sinh nêu cách làm.
Học sinh làm vào VBT - Chữa bài.
3/ Củng cố, dặn dò
Nêu lại các bước giải của bài toán giải bằng hai phép tính.
 Xem bài sau. Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung: 
 .
 .
Tiết 52 Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2006
TOÁN
Luyện tập
Sách giáo khoa trang 52. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính.
- Rèn tính cẩn thận khi giải toán.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Dạy bài mới:
a/ Thực hành:
Bài 1: Học sinh đọc bài toán, tóm tắt và nêu cách giải
Học sinh làm vào VBT - một em làm ở bảng lớp. 
Chấm, chữa bài tập.
* Lưu ý: Bài toán có thể giải theo hai cách. Cách hai: tìm số trứng bán cả hai lần, sau đó lấy tổng số trứng trừ số trứng đã bán được.
Bài 2: Học sinh đọc bài toán, tóm tắt và nêu cách giải.
Học sinh làm vào VBT – 
Chấm, chữa bài.
Bài 3: Lập bài toán theo tóm tắt rồi giải:
Học sinh nêu bài toán từ tóm tắt, nêu cách giải.
Học sinh làm vào VBT , 1 học sinh làm bảng phụ
Chấm, chữa bài.
Bài 4 : Tính ( theo mẫu )
Học sinh đọc yêu cầu, Giáo viên hướng dẫn theo mẫu.
Học sinh làm vào VBT.
Chấm, chữa bài.
2/ Củng cố, dặn dò
 Học sinh nêu cách giải bài toán có hai phép tính 
 Xem bài sau.	
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung
 TOÁN Tiết 53
Bảng nhân 8
Sách giáo khoa trang 53.
 Thời gian dự kiến: phút
I/ Mục tiêu:
Học sinh tự lập được và học thuộc bảng nhân 8.
Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân.
Hs làm toán cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv và học sinh: Các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ; ktra bài tiết trước - nhận xét.
 *GTB
 2/ Bài mới
HĐ 1: Lập bảng nhân 8
 MT: Hs tự lập bảng nhân 8, thuộc được bảng nhân .
a/ Hướng dẫn hs lập các công thức 8 x 1 = 8; 8 x 2 = 16; 8 x 3 = 24.
Gv cho hs quan sát một tấm bìa có 8 chấm tròn. Hỏi hs: 8 chấm tròn được lấy 1 lần, vậy ta được mấy chấm tròn? ( 8 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 8 chấm tròn ), Gv nêu: “ 8 được lấy 1 lần, ta viết: 8 x 1 = 8. Cho hs nêu lại: 8 nhân 1 bằng 8.
Tương tự với 8 x 2.
b/ Hướng dẫn học sinh lập các công thức còn lại của bảng nhân 8.
Phân lớp thành 3 nhóm: nhóm 1 lập các công thức: 8 x 3 ,8 x 4; 8 x 5; nhóm 2 lập các công thức:8 x 6; 8 x 7; 8 x 8; nhóm 3 lập các công thức: 8 x 9; 8 x 10.
Các nhóm cử đại diện lên bảng báo cáo để hoàn chỉnh bảng nhân 8.
Học thuộc bảng nhân 8.
HĐ 2: Thực hành
 MT: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Bài 1: Tính 
- Cho hs tự làm bài rồi chữa bài. Hs đọc lại phép tính. 
- Gv giúp hs yếu học thuộc bảng nhân 8.
Bài 2: Bài toán
	- Hs đọc đề toán. 
- Gv hướng dẫn, hs làm vào vở bài tập – 1hs lên bảng làm - nhận xét.
- Chấm, chữa bài.
Bài 3: Bài toán: Hs đọc đề bài toán - Giáo viên hướng dẫn học sinh:
Hs làm vbt – 1 hs lên bảng làm
Gv cùng hs nhận xét.	
Bài 4: Tính nhẩm:
	Hs tự tính nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập.
	Chấm, chữa bài.
 3/ Củng cố, dặn dò	 
Học sinh đọc lại bảng nhân 8. Thi đọc thuộc bảng nhân 8.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..
 ......................................................................................................................
 Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2007
 TOÁN Tiết 54
 Luyện tập
Sách giáo khoa trang 54. 
Thời gian dự kiến: phút
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
- Củng cố kĩ năng học thuộc bảng nhân 8.
- Biết vận dụng bảng nhân 8 vào giải toán.
- Rèn tính cẩn thận khi giải toán.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Gv: Bảng phụ
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới
HĐ1: Thực hành:
 MT: Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
 Bài 1: Học sinh đọc bài toán, nêu cách làm. 
	- Đọc lại bảng nhân 8.
- Học sinh làm vào VBT - một em làm ở bảng lớp. 
Chấm, chữa bài tập.
Bài 2: Hs đọc bài toán, tóm tắt và nêu cách giải. ( Làm theo 2 bước )
- Hs làm vào vở bài tập 
- Chấm, chữa bài.
Bài 3 : Tính 
Hs đọc yêu cầu, nêu cách thực hiện ( Thực hiện phép tính nhân trước, làm phép tinh cộng sau )
- Hs làm vào VBT.
- Chấm, chữa bài.
Bài 4: Viết phép nhân thích hợp vào chỗ chấm.
	- Hs đọc và nêu cách thực hiện. 
- Hs tính nhẩm và nêu kết quả - nhận xét.
* Lưu ý: Bài tập củng cố kĩ năng tính nhẩm và tính chất giao hoán, vừa chuẩn bị cho việc học diện tích.
3/ Củng cố, dặn dò
- Học sinh đọc lại bảng nhân 8.
- Nêu lại cách giải bài toán có hai phép tính. 
 - Xem bài sau.	
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung: .
 Thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2007
 TOÁN Tiết 55
Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
Sách giáo khoa trang 55. 
Thời gian dự kiến: phút
I/ Mục tiêu: - Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Biết cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Rèn tính cẩn thận khi giải toán.
II/ Đồ dùng dạy học: - Gv: bảng phụ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu phép nhân 123 x 2
 MT: Hs nắm được cách thực hiện phép nhân.
- Nhân từ trái qua phải sang trái: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; mỗi lần viết một chữ số ở tích.
- Cách thực hiện:
123	* 2 nhân 3 bằng 6, viết 6
x 2	* 2 nhân 2 bằng 4, viết 4
246	* 2 nhân 1 bằn 2, viết 2
- Kết luận: 123 x 2 = 246
* Giới thiệu phép nhân 326 x 3
- Tương tự như trên
HĐ 2: Thực hành
 MT: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Bài 1: Tính 
- Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Học sinh đọc lại phép tính. 
- Chấm, chữa bài.
Bài 2: Bài toán
- Hs đọc đề toán - Gv hướng dẫn, hs làm vào vở bài tập.
 - Chấm, chữa bài.
Bài 3: Cho hs đặt tính rồi tính
	- Gv cho hs nêu lại cách đặt tính.
- Hs làm vào vở bài tập.
Chấm, chữa bài.
Bài 4: Bài toán : Hd tương tự bài tập 2
Bài 5: Tìm x
	- Học sinh nêu cách tìm số bị chia.
	- Làm vào vở bài tập – 2 hs lên bảng làm – gv cùng hs nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách thực hiện phép nhân.
 Xem bài sau.	
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung: 
 Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2007
 TOÁN Tiết 56
 Luyện tập
Sách giáo khoa trang 56.
 Thời gian dự kiến: phút
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính nhân, giải toán và thực hiện “ gấp”, “ giảm” một số lần.
- Rèn tính cẩn thận khi giải toán.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
HĐ 1: Thực hành
 MT: Củng cố lại phép nhân, cách tìm số bị chia. 
Bài 1: Số?
- Cho hs tự làm phép tính nhân rồi chữa bài. Hs đọc lại phép tính. 
- Chấm, chữa bài.
Bài 2: Tìm x: ( Tìm số bị chia ). 
- Gv cho hs nhắc lại cách tìm số bị chia. 
- Giáo viên hướng dẫn, học sinh làm vào vở bài tập.
- Chấm, chữa bài.
Bài 3: Giải toán
	Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu- Giáo viên hướng dẫn học sinh lảm bài tập. 
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Chấm, chữa bài.
Bài 4: Bài toán : Hs đọc đề toán – gv hd hs làm VBT – 1hs lên bảng làm 
 - Gv cùng hs nhận xét.
	Chấm, chữa bài.
3/ Củng cố, dặn dò	 
- Học sinh nêu lại cách thực hiện phép nhân.
 - Xem bài sau.	
 - Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung: 
 .
Tiết 58 Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2006
TOÁN
Luyện tập
Sách giáo khoa trang 58. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng thực hành “ Gấp một số lên nhiều lần”.
- Rèn tính cẩn thận khi giải toán.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Số?
Học sinh thực hiện phép tính chia rồi trả lời. 
Chấm, chữa bài.
Bài 2: Giải toán
	Học sinh đọc đề toán. 
Giáo viên hướng dẫn, học sinh làm vào vở bài tập.
Bài giải
Gà mái gấp gà trống số lần là:
56 : 7 = 8 ( lần )
Đáp số : 8 lần
Chấm, chữa bài.
Bài 3: Giải toán
	Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu- Giáo viên hướng dẫn học sinh lảm bài tập. 	 Giải 
 Thửa ruộng thứ 2 thu hoạch được là:
 136 x 2 = 272 ( kg )
 Cả hai thửa ruộng thu hoạch được là:
 136 + 272 = 408 ( kg )
 Đáp số: 408 kg 
Học sinh làm vào vở bài tập.
Chấm, chữa bài.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu ):
Giáo viên ôn tập và giúp học sinh phân biệt: “ So sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị, số lớn gấp số bé bao nhiêu lần”.
Muốn so sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm thế nào? ( Lấy số lớn trừ số bé ).
Muốn so sánh số lớn gáp số bé bao nhiêu lần ta làm thế nào? ( Lấy số lớn chia số bé).
Học sinh làm bài vào VBT
	Chấm, chữa bài.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách tính số lớn gấp số bé mấy lần.
 Xem bài sau.	
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
	 Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2007
 TOÁN Tiết 59
Bảng chia 8
Sách giáo khoa trang 59. 
Thời gian dự kiến: phút
I/ Mục tiêu: - Dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8 và học thuộc bảng chia 8.
Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải toán có lời văn ( về chia thành tám phần bằng nhau và chia theo nhóm 8 ).
Hs làm toán cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv và học sinh: Các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Lập bảng chia 8
 MT: Hs nắm và lập được bảng nhân 8
Hướng dẫn học sinh tự lập bảng chia 8:
a/ Hướng dẫn hs lập các công thức 8 : 8 = 1; 16 : 8 = 2; 24 : 8 = 3.
Gv cho hs lấy một tấm bìa có 8 chấm tròn. Hỏi hs : 8 lấy 1 lần bằng mấy ? ( 8 lấy 1 lần bằng 6 ), Viết lên bảng: 8 x 1 = 8, Giáo viên chỉ tấm bìa có 8 chấm tròn và hỏi: lấy 8 ( chấm tròn ) chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 8 ( chấm tròn ) thì được mấy nhóm? ( 1 nhóm; 8 chia 6 được 1 ), viết lên bảng: 8: 8=  ... c có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này..
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giáo viên nêu quy tắc tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc.
Giáo viên viết lên bảng biểu thức: 30 + 5 : 5 ( chưa có dấu ngoặc ).
- Cho học sinh nêu thứ tự các phép tính cần làm: thực hiện phép tính chia ( 5 : 5 ) trước rồi thực hiện phép cộng sau.
Giáo viên nêu: Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5, ta có thể kí hiệu như thế nào?
Học sinh thảo luận, nêu các cách thực hiện. Giáo viên nêu cách kí hiệu thống nhất: muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, người ta viết thêm kí hiệu dấu ngoặc ( ) vào như sau: ( 30 + 5 ) : 5 rồi quy ước là: Nếu biểu thức có dấu ngoặc thì trước tiên phải thực hiện phép tính trong ngoặc.
Giáo viên yêu cầu học sinh tính cụ thể theo quy ước đó.
Vài học sinh nêu lại cách làm.
Giáo viên viết tiếp biểu thức 3 x ( 20 – 10 ) lên bảng rồi yêu cầu học sinh thực hiện.
Học sinh đọc quy tắc ở bài học.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
	Giáo viên giúp học sinh tính giá trị của biểu thức đầu. Học sinh nêu thứ tự làm các phép tính.
Cho học sinh làm vào vở bài tập.
Chấm, chữa bài.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức
Giáo viên hướng dẫn mẫu
Học sinh làm vào vở bài tập - Gọi vài em làm ở bảng lớp. 
Chấm, chữa bài.
Bài 4: Giải toán
Học sinh đọc yêu cầu bài toán, tóm tắt và giải vào vở bài tập.
Giải:
Cách 1: Cách 2:
Số bạn mỗi đội có: Số hàng của hai đội là:
88 : 2 = 44 ( bạn ) 2 x 4 = 8 ( hàng )
Số bạn của mỗi hàng có: Số bạn của mỗi hàng có:
44 : 4 = 11 ( bạn ) 88 : 8 = 11 ( bạn )
Đáp số: 11 bạn Đáp số: 11 bạn
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách sử dụng bảng chia.
Làm bài tập 2/81 SGK
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 83	 Thứ bảy ngày 30 tháng 12 năm 2006
TOÁN
Luyện tập 
Sách giáo khoa trang 82. 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh : 
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc.
- Áp dụng tính giá trị biểu thức vào việc điền dấu > , <, =.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên kiểm tra học sinh học thuộc 4 quy tắc tính giá trị biểu thức.
Hoạt động 1: Thực hành
 Bài 1: Tính giá trị của biểu thức ( có dấu ngoặc )
	Cho học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức.
Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
 Học sinh đọc kết quả phép tính.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức ( có dấu ngoặc ).
	Giáo viên giúp học sinh tính giá trị của một, hai biểu thức.
Học sinh tự làm vào vở bài tập.
Chấm, chữa bài.
Bài 3: Điền dấu >, <, =
Học sinh làm vào VBT
Chấm, chữa bài.
Bài 4: Cho 8 hình tam giác: hãy xếp thành một cái nhà.
Hướng dẫn học sinh làm.
Học sinh lấy hình tam giác và ghép hình theo mẫu.
Hoạt động2 : Củng cố, dặn dò	
	Cho học sinh nhắc lại các quy tắc về tính giá trị của biểu thức.	 
Xem bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 84 Thứ tư ngày 3 tháng 1 năm 2007
TOÁN
Hình chữ nhật
Sách giáo khoa trang 84. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
Bước đầu có khái niệm về hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh và góc ),từ đó biết cách nhận dạng hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh và góc ).
Biết làm các bài tập liên quan đến hình chữ nhật.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các mô hình có dạng hình chữ nhậtvà một số hình khác không phải là hình chữ nhật.
- Cái ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo độ dài.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giới thiệu hình chữ nhật
- Giáo viên vẽ hình chữ nhật ABCD và giới thiệu đây là hình chữ nhật ABCD.
Lấy ê ke kiểm tra có phải là góc vuông không? ( hình chữ nhật có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông ).
 Lấy thước đo đô dài 4 cạnh để nhận thấy: hình chữ nhật gồm có 2 cạnh dài là AB = CD; 2 cạnh ngắn bằng nhau là AD = BC.
*Kết luận: Hình chữ nhật là hình có 4 góc vuông; hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.
 Giáo viên đưa ra một số hình đã chuẩn bị để học sinh nhận dạng hình chữ nhật.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Trong các hình dưói đây hình nào là hình chữ nhật?
Học sinh dùng thứoc và ê ke để kiểm sau đó kết luận: Hình 2, 4 là hình chữ nhật; hình 1,3 không phải hình chữ nhật.
Bài 2: Do rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật sau;
Học sinh đo và ghi kết quả vào bên cạnh.
Bài 3: Tính chiều dài, chiều rộng của mỗi hình chữ nhật có trong hình vẽ bên ( DC = 4cm, BN = 1cm, NC = 2cm ).
 A B
 1cm
 M N
 2cm
 D 4cm C
Giáo viên hướng dẫn - học sinh làm vào vở bài tập.
Bài 4: Kẽ thêm một đoạn thẳng để được hình chữ nhật.
Học sinh dùng thước để vẽ.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách nhận dạng hình chữ nhật; cho học sinh lấy một số Vd về hình chữ nhật
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 85 Thứ năm ngày 4 tháng 1 năm 2007
TOÁN
Hình vuông 
Sách giáo khoa trang 84. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
Nhận biết hình vuông qua đặc điểm cạnh và góc của nó.
Vẽ hình vuông đơn giản trên giấy có kẻ ô vuông.
Biết làm các bài tập liên quan đến hình vuông. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các mô hình có dạng hình vuông. v một số hình khác không phải là hình chữ nhật.
- Cái ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo độ dài.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông
- Giáo viên vẽ hình vuông ABCD và giới thiệu đây là hình vuông ABCD.
Lấy ê ke kiểm tra có phải là góc vuông không? ( hình vuông có 4 góc vuông ).
 Lấy thước đo đô dài 4 cạnh để nhận thấy: hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
*Kết luận: Hình vuông là hình có 4 góc vuông và 4 cạnh dài bằng nhau 
 Giáo viên đưa ra một số hình đã chuẩn bị để học sinh nhận dạng hình vuông.
 Học sinh lấy một số Vd về hình vuông.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Trong các hình dưói đây hình nào là hình chữ nhật?
Học sinh dùng thứơc và ê ke để kiểm tra sau đó kết luận: Hình 3 là hình vuông; hình 1,2 không phải hình vuông.
Bài 2: Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình vuông sau:
Học sinh đo và ghi kết quả vào bên cạnh: Hình 1: 3cm; Hình 2: 4cm
Giáo viên hướng dẫn - học sinh làm vào vở bài tập.
Bài : Kẽ thêm một đoạn thẳng để được hình chữ nhật.
Học sinh dùng thước để vẽ.
Bài 4: vẽ theo mẫu 
Học sinh vẽ vào VBT.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách nhận dạng hình vuong; cho học sinh lấy một số Vd về hình vuông. 
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 86 Thứ hai ngày 8 tháng 1 năm 2007
TOÁN
Chu vi hình chữ nhật
Sách giáo khoa trang 87. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
Nắm vững quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật. Làm quen vớí giải toán.
Cẩn thận, nhớ rõ quy tắc để làm.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 	Hình chữ nhật vẽ sẵn
Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
Giáo viên cho một hình tứ giác và cho số đo các cạnh, yêu cầu học sinh tính chu vi hình tứ giác đó. ( Lấy số đo các cạnh cộng lại với nhau ).
 Giáo viên vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. Yêu cầu học sinh tính chu vi hình chữ nhật đó.
 4cm
 A B Bài giải
 Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
 3cm 3cm 4 + 3 + 4 +3 = 14 (cm )
 Đáp số: 14 cm
 D 4cm C 
 Hoặc có thể làm: ( 4 +3 ) x 2 = 14 (cm)
 Giáo viên lấy thêm một vài VD cho học sinh nắm.
Rút ra quy tắc như SGK/ 87. Học sinh nhắc lại. 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật ABCD.
Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn cách giải
Học sinh làm vào VBT.
Bài giải:
a/Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(17 + 11) x 2 = 56( cm)
Đáp số: 56cm
b/Chu vi hình chữ nhật là:
( 15 + 10 ) X 2 = 5O (cm)
Đáp số: 50cm
Bài 2:	 Bài giải
Chu vi thửa ruộng đó là:
(140 + 60) x 2 = 400 (m)
Đáp số: 400m
Bài 4: Khoanh vào câu trả lời đúng: Câu C đúng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 88 Thứ tư ngày 10 tháng 1 năm 2007
TOÁN
Luyện tập
Sách giáo khoa trang 89. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
Rèn kĩ nắng tính chu vi của hình chữ nhật và chu của hình vuông qua việc giải các bài toán có nội dung hình học.
Cẩn thận, nhớ rõ quy tắc để làm.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Học sinh tự giải bài này, gv cho học sinh tự KT kết quả :
Học sinh làm vào VBT.
Bài giải:
a/Chu vi hình chữ nhật là:
(45 + 25) x 2 = 140( cm)
Đáp số: 140cm
b/Chu vi hình chữ nhật là:
Đổi 5m = 50dm
( 50 + 25 ) X 2 =15O (cm)
Đáp số: 50cm
Bài 2:	Hồ nước hình vuông có cạnh 30m.Tính cạnh của hình vuông.	 Bài giải
Chu vi của hồ nước là:
30 x 4 = 120 (m)
Đáp số: 120m
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn cách giải
Bài giải:
Cảnh của hình vuông đó là:
140 : 4 = 35 (cm)
Đáp số: 35cm
Bài 4: Chu vi hình chữ nhật là 200cm, chiều dài 70cm. Tính:
a/ Nửa chu vi hình chữ nhật là:
200: 2 = 100 (cm)
b/ Chiều rộng hình chữ nhật là:
100 – 70 = 30 (cm)
Đáp số: a/ 100cm b/ 30cm.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 89 Thứ tư ngày 10 tháng 1 năm 2007
TOÁN
Luyện tập chung
Sách giáo khoa trang 90. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
Ôn tâp hệ thống các kiến thức đã học ở nhiều bài về phép nhân, chia trong bảng; nhân, chia số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số, tónh giá trị của biểu thức,..
Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông, giải bài toán về tìm một phần mấy của một số.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: yêu cầu học sinh học thuộc bảng nhân, chia; tính nhẩm và nêu kết quả.
Học sinh tính nhẩm
Bài 2:	Đặt tính rồi tính.
Yêu cầu học sinh thực hiện phép tính và ghi kết quả.
Học sinh làm vào VBT.Chấm, chữa bài 	 
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn cách giải
Bài giải:
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
(100 + 60) x 2 = 320 (m)
Đáp số: 320m
Bài giải:
Bài 4: 	Số mét vải đã bán là:
81 : 3 = 27 (m)
Số mét vải còn lại là:
81 – 27 = 54 (m)
Đáp số: 54m
Bài 5: Tính giá trị của biểu thức
a/ 25 x 2 + 30 = 50 + 30 b/ 75 + 15 x 2 = 75 + 30
 = 80 = 105
c/ 70 + 30 : 3 = 70 + 10
 = 80
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông, cách tính giá trị của biểu thức.
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTOÁN TUẦN 11-18.doc