Giáo án Toán lớp 4 (chi tiết)

Giáo án Toán lớp 4 (chi tiết)

Toán

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

 I- MỤC TIÊU

 Giúp HS ôn tập về:

- Đọc viết các số trong phạm vi 100 000.

- Viết tổng thành số.

- Chu vi của một hình.

- Giáo dục HS ham học toán.

 II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.

III- TRỌNG TÂM

- HS ôn tập về các số trong phạm vi 100 000.

IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

- GV kiểm tra sách vở đồ dùng dụng cụ học toán của các em.

- GV nhắc nhở các em còn thiếu về nhà bảo bố mẹ mua ngay.

- GV nhận xét chung.

 

doc 401 trang Người đăng hang30 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 4 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1	Toán
ôn tập các số đến 100 000
	I- Mục tiêu
	Giúp HS ôn tập về:
- Đọc viết các số trong phạm vi 100 000.
- Viết tổng thành số.
- Chu vi của một hình.
- Giáo dục HS ham học toán.
	II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
III- Trọng tâm
- HS ôn tập về các số trong phạm vi 100 000.
IV- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sách vở đồ dùng dụng cụ học toán của các em.
- GV nhắc nhở các em còn thiếu về nhà bảo bố mẹ mua ngay. 
- GV nhận xét chung.
B. Bài mới
1. Giới thiệu
- Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn ôn tập
	Bài 1
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó tự làm bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b.
a)+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
+ Các số trên tia số được gọi là các số tròn chục nghìn.
+ Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
b) + Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì?
+ Là các số tròn nghìn.
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau 1 000 đơn vị.
+ Như vậy bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1 000 đơn vị.
	Bài 2
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, s lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS kiểm tra bài của nhau.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, HS 1 yêu cầu đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS3 phân tích số.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
Ví dụ:
+ HS1 đọc: Sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi.
+ HS2 viết: 63850
+ HS3 nêu: Số 63850 gồm 6 chục nghìn, 3 nghìn, 8 trăm, 5 chục, 0 đơn vị.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
	Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi: 
- HS đọc bài mẫu.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
a) Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
b) Viết tổng các nghìn, trăm chục, đơn vị thành các số.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở. Sau đó HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
	Bài 4
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Tính chu vi của các hình.
+ Muốn tinh chu vi của một hình ta làm thế nào?
+ Muốn tinh chu vi của một hình ta tính tổng độ dài của các cạnh đó.
+ Nêu cách tinnhs chu vi của hình MNPQ, và giải thích vì sao em lại tính như vậy?
+ MNPQ là hình chữ nhật nên khi tính chu vi của hình này ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi lấy kết quả nhân với 2.
+ Nêu cách tình chu vi cuả hình GHIK, và giải thích vì sao em lại tính như vậy?
GHIK là hình vuông nên khi tính chu vi của hình này ta lấy độ dài cạnh của hình vuông nhân với 4.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HS làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
	3 Củng cố dặn dò 
	- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2	Toán
ôn tập các số đến 100 000 (tiếp)
	I- Mục tiêu
	Giúp HS ôn tập về:
- Về bốn phép tính đã học trong phạm vi 100 000.
- Về so sánh số đến 100 000.
- Về thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
- Luyện tập về bài toán thống kê số liệu.
- Giáo dục HS ham học toán.
	II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên vẽ sẵn bảng số trong bài tập 5 lên bảng.
III- Trọng tâm
- HS nắm chắc các kiến thức đã học trong phạm vi 100 000.
IV- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 1.
- Gọi vài em mang vở bài tập ở nhà lên kiểm tra.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu
- Trong giờ học này chúng ta tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn ôn tập
	Bài 1
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó tự làm bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau tính nhẩm, mỗi HS nhẩm 1 phép tính trong bài.
- 8 HS thực hiện nhẩm.
- GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS làm bài vào vở.
- HS làm bài vào vở.
	Bài 2
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
- HS thực hiện đặt tính rồi thực hiện các phép tính.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
	Bài 3
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ So sánh các số trên rồi điền dâu >, <, = thích hợp.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. Sau đó nêu cách so sánh của một số cặp trong bài.
- HS nêu cách so sánh, ví dụ:
4327 lớn hơn 3742 vì hai số cùng có 4 chữ số, hàng nghìn 4 > 3 nên 4327 > 3742.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
	Bài 4
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS tự so sánh các số với nhau và sắp xếp các số theo thứ tự:
a) 56 731, 65 371, 67 351, 75 631.
b) 92 678, 82 697, 79 862, 62,978.
+ Vì sao em sắp xếp được như vậy?
a) Các số đều có 5 chữ số, ta so sánh đến hàng chục nghìn thì được 5 < 6 < 7 vậy 56 731 là số bé nhất, 75 631 là số lớn nhất. Hai số 65371 và 67351 có hàng chục nghìn bằng nhau nên ta so sánh đến hàng nghìn thì được 5 < 7, nên 65 371 < 67 351. Vậy ta sắp xếp các số theo thứ tự 56 731, 65 371, 67 351, 75 631.
b) Các số đều có 5 chữ số, ta so sánh đến hàng chục nghìn thì được 9 > 8> 7 > 6 vậy ta sắp xếp theo thứ tự 92 678, 82 697, 79 862, 62,978.
	Bài 5
- GV treo bảng số liệu như SGK.
- HS quan sát và đọc bảng số liệu.
+ Bác Lan mua mấy loại hàng, đó là những hàng gì? Giá tiền và số lượng của mỗi loại hàng là bao nhiêu?
+ Bác lan mua 3 loại hàng đó là 5 cái bát, 2kg đường, 2 kg thịt. 
+ Bác Lan mua hết bao nhiêu tiền bát? Em làm thế nào để tính được số tiền ấy?
+ Số tiền mua bát là:
2500 x 5 = 12 500 (đồng)
- GV điền 12500 đồng vào bảng thống kê rồi yêu cầu HS làm tiếp.
- HS tính:
+ Số tiền mua đường là:
6 400 x 2 = 12 800 (đồng)
+ Số tiền mua thịt là:
35 000 x 2 = 70 000 (đồng)
+ Vậy bác Lan mua tất cả hết bao nhiêu tiền?
+ Số tiền bác Lan mua hết là:
12 500 + 12 800 + 70 000 = 95 300 	(đồng)
+ Nếu có 100 000 đồng thì sau khi mua hàng bác Lan còn bao nhiêu tiền?
+ Số tiền bác Lan còn lại là:
100 000 - 95 300 = 4700 (đồng)
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
	3 Củng cố dặn dò 
	- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3	Toán
ôn tập các số đến 100 000 (tiếp)
	I- Mục tiêu
	Giúp HS ôn tập về:
- Về bốn phép tính đã học trong phạm vi 100 000.
- Luyện tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Củng cố bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Giáo dục HS ham học toán.
	II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bài giảng.
- Học sinh: Vở bài tập.
III- Trọng tâm
- HS nắm chắc các kiến thức đã học trong phạm vi 100 000.
IV- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 2.
- Gọi vài em mang vở bài tập ở nhà lên kiểm tra.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu
- Trong giờ học này chúng ta tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn ôn tập
	Bài 1
- GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở.
- HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
	Bài 2
- GV cho HS tự thực hiện phép tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 phép tính.
- HS nêu cách đặt tính, thực hiện phép tính.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
	Bài 3
- GV cho HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức rồi làm bài.
- 4 HS lần lượt nêu.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
a) 3257 + 4659 - 1300 = 7916 - 1300	b) 6000 - 1300 x 2 = 6000 - 2600 
	= 6616	= 3400
c) (70850 - 50230) x 3 = 20620 x 3 d) 9000 + 1000 : 2 = 9000 + 500	 = 61860 = 9500
- GV nhận xét và cho điểm HS.
	Bài 4
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- HS nêu: tìm x (x là thành phần chưa biết trong phép tính).
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
a) x + 875 = 9936
	x = 9936 - 875
	x = 9061
b) x x 2 = 4826
	x = 4826 : 2
	x = 2413
c) x - 725 = 8259
	x = 8259 + 725
	x = 8984
d) x : 3 = 1532
	x = 1532 x 3
	x = 4569
- GV chữa bài, có thể yêu cầu HS nêu cách tìm các thành phần chưa biết của các phép tính tìm x.
- HS trả lời.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
	Bài 5
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán rút về đơn vị.
Tóm tắt
4 ngày: 680 chiếc
7 ngày:.chiếc?
Bài giải
Số ti vi nhà máy sản xuất được trong một ngày là:
680 : 4 = 170 (chiếc)
Số ti vi nhà máy sản xuất được trong 7 ngày là:
170 x 7 = 1190 (chiếc)
Đáp số: 1190 chiếc
- GV chữa bài và cho điểm HS.
	3 Củng cố dặn dò 
	- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4	Toán
biểu thức có chứa một chữ
	I- Mục tiêu
	Giúp HS:
- Nhận biết được biểu thức có chứa một chữ, giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
- Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
- Giáo dục HS ham học toán.
	II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
III- Trọng tâm
- HS biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
IV- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 3.
- Gọi vài em mang vở bài tập ở nhà lên kiểm tra.
	- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu
- Trong giờ học này các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa một chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ. 
- Lắng nghe.
	2. Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ
	a) Biểu thức có chứa một chữ
- Yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
- 1 HS đọc.
+ Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào?
+ Ta thực hiện phép tính cộng số vở Lan có ban đầu cộng với số  ... hỏi gì?
- HS trả lời.
+ Để biết số vải còn lại may được bao nhiêu cái túichúng ta phải tính được gì?
+ Tính được số mét vải còn lại sau khi may áo.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Đã may áo hết số mét vải là:
Còn lại số mét vải là:
20 - 16 = 4 (m)
Số cái túi may được là:
(cái túi)
Đáp số: 6 cái túi
- GV chữa bài và cho điểm HS.
	Bài 4
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó đọc kết quả và giải thích cách làm của mình trước lớp.
- HS làm bài và báo cáo kết quả:
Điền 20 vào ô trống - khoanh vào D.
Có thể giải thích như sau:
Cách 1: lần lượt thay chữ số 1, 4, 5, 20 vào ô trống thì được :
Vậy điền 20 vào ô trống. 
- GV nhận xét các cách làm của HS.
	4. Củng cố dặn dò
- GV tổng kết giờ học.
	- Dặn HS về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
 Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp)
	I - Mục tiêu
	Giúp HS ôn tập về:
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.
- Phối hợp các phép tính với phân số để giải toán.
- Giáo dục HS ham học toán.
 II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bài giảng
- Học sinh: Vở bài tập.
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập của tiết162.
- Gọi HS nhận xét bài làm 
của bạn.	
- Vài em mang vở bài tập lên kiểm tra.
- GV nhận xét và cho điểm từng em.
2. Giới thiệu bài
- Trong giờ học này chúng ta tiếp tục ôn tập về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số và phối hợp bốn phép tính với phân số để giải toán. 
- Nghe GV giới thiệu bài.
	3. Hướng dẫn ôn tập
	Bài 1
- GV yêu cầu HS viết tổng, hiêu, tích, thương của hai phân số và rồi tính.
- HS làm bài vào vở.
- GV gọi HS đọc bài làm của mình và yêu cầu HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
	Bài 2
- Yêu cầu HS tính và điền kết quả vào ô trống. Khi chữa bài có thể yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- HS làm bài vào vở.
Số bị trừ
Thừa số
Số trừ
Thừa số
Hiệu
Tích
	Bài 3	
- GV yêu cầu HS nêu thứ tự các phép tính trong một biểu thức, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
	Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Sau 2 giờ vòi nước chảy được số phần bể nước là:
Số lượng nước còn lại chiếm số phần bể là:
Đáp số:a)
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
	4. Củng cố dặn dò
- GV tổng kết giờ học.
	- Dặn HS về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Ôn tập về đại lượng
	I - Mục tiêu
	Giúp HS:
- Ôn tập về quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo khối lượng.
- Giải bài toán có liên quan đến đại lượng.
- Giáo dục HS ham học toán.
 II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bài giảng
- Học sinh: Vở bài tập.
III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập của tiết163.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.	
- Vài em mang vở bài tập lên kiểm tra.
- GV nhận xét và cho điểm từng em.
2. Giới thiệu bài
- Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng ôn tập về đại lượng đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan đến đại lượng này. 
- Nghe GV giới thiệu bài.
	3. Hướng dẫn ôn tập
	Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài vào vở. 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả đổi đơn vị của mình trước lớp.
- 6 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
	Bài 2
- GV viết lên bảng 3 phép đổi sau:
+ 
+ 7 tạ 20 kg = .kg
+ 1500 kg = .tạ
- GV yêu cầu HS dưới lớp nêu cách đổi của mình trong các trường hợp trên.
- 1 số HS nêu cách làm của mình, cả lớp cùng tham gia ý kiến nhận xét.
- GV nhận xét và cách làm như sau:
+ 
Ta có 1 yến = 10 kg; 10 x = 5 
Vậy + 
+ 7 tạ 20 kg = .kg
Ta có 1 tạ = 100 kg; 100 x 7 = 700; 7 tạ = 700 kg
	 7 tạ 20 kg = 700 kg + 20 kg = 720 kg
+ 1500 kg = .tạ
Ta có 100 kg = 1 tạ; 1500 : 100 = 15 Vậy 1500 kg = 15 tạ.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại. Nhắc các em làm bước trung gian ra giấy nháp, chỉ cần ghi kết quả đổi vào vở.
- HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài.
- Theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài mình.
	Bài 3
- GV nhắc HS chuyển đổi về cùng đơn vị rồi mới so sánh.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
- GV chữa bài trên bảng lớp.
	Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc.
+ Để tính được cả con cá và mớ rau nặng bao nhieu kg ta làm như thế nào?
+ Ta phải đổi cân nặng của con cá và mớ rau về cùng một đơn vị đo rồi mơid tính tổng hai cân nặng.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
1 kg 700 g = 1700g
Cả con cá và mớ rau nặng là:
1700 + 300 = 2000 (g)
2000g = 2kg
Đáp số: 2kg
- Gọi HS chữa bài trước lớp.
1 HS đọc bài làm của mình, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
	Bài 5
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Xe chở được số gạo cân nặng là:
50 x 32 = 1600 (kg)
1600 kg = 6 tạ
Đáp số: 6 tạ
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
	4. Củng cố dặn dò
- GV tổng kết giờ học.
	- Dặn HS về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 165
Toán
Ôn tập về đại lượng (tiếp)
	I - Mục tiêu
	Giúp HS:
- Ôn tập về quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo thời gian.
- Giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo thời gian.
- Giáo dục HS ham học toán.
	 II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bài giảng
- Học sinh: Vở bài tập.
	III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập của tiết164.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.	
- Vài em mang vở bài tập lên kiểm tra.
- GV nhận xét và cho điểm từng em.
2. Giới thiệu bài
- Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng ôn tập về đại lượng đo thời gian và giải các bài toán có liên quan đến các đơn vị đo thời gian. 
- Nghe GV giới thiệu bài.
	3. Hướng dẫn ôn tập
	Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài vào vở. 
- Gọi HS đọc kết quả đổi đơn vị đo của mình.
- 7 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
	Bài 2
- GV viết lên bảng 3 phép đổi sau:
+ 420 giây = phút
+ 3 phút 25 giây = giây
+ 
- GV yêu cầu HS dưới lớp nêu cách đổi của mình.
- 1 HS nêu cách làm của mình, cả lớp cùng tham gia ý kiến nhận xét.
- GV nhận xét các ý kiến của HS và thống nhất cách làm như sau:
+ 420 giây = phút
Ta có 60 giây = 1 phút, 420 : 60 = 7 . Vậy 420 giây = 7 phút
+ 3 phút 25 giây = giây
Ta có 1 phút = 60 giây, 3 x 60 = 180. Vậy 3 phút = 180 giây
+ 
Ta có 1 thế kỉ = 100 năm, 100 x = 5. Vậy thế kỉ= 5 năm
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại. Nhắc các em làm bước trung gian ra giấy nháp, chỉ cần ghi kết quả đổi vào vở.
- HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài.
- Theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài mình.
	Bài 3
- GV nhắc HS chuyển đổi về cùng đơn vị rồi mới so sánh.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
- GV chữa bài trên bảng lớp.
	Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc bảng thống kê một số hoạt động của bạn Hà.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+ Hà ăn sáng trong bao nhiêu phút?
+ Thời gia Hà ăn sáng là:
7 giờ - 6 giờ 30 phút = 30 phút
+ Buổi sáng Hà ở trường trong bao lâu?
+ Thời gian Hà ở trường buổi sáng là:
11 giờ 30 phút - 7 giờ 30 phút = 4 giờ
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
	Bài 5
- GV yêu cầu HS đổi các đơn vị đo thời gian trong bài thành phút và so sánh.
- HS làm bài:
600 giây = 10 phút
20 phút
Ta có 10 < 15 < 18 < 20
Vậy 20 phút là khoảng thời gian nhất trong các khoảng thời gian đã cho.
- GV kiểm tra vở của một số HS, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
	4. Củng cố dặn dò
- GV tổng kết giờ học.
	- Dặn HS về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau.
 Toán
Ôn tập về hình học (tiếp)
	I - Mục tiêu
	Giúp HS:
- Rèn kĩ năng nhận biết và vẽ hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Vận dụng công thức tính chu vi và diện tích các hình để giải các bài toán có liên quan.
- Giáo dục HS ham học toán.
	 II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bài giảng
- Học sinh: Vở.
	III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập của tiết167.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.	
- Vài em mang vở bài tập lên kiểm tra.
- GV nhận xét và cho điểm từng em.
2. Giới thiệu bài
- Trong giờ học này chúng ta tiếp tục ôn tập một số kiến thức về hình học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
	3. Hướng dẫn ôn tập
	Bài 1
- GV vẽ hình lên bảng, yêu cầu HSQS, sâu đó đặt câu hỏi cho HS trả lời.
- QS hình và trả lời.
+ Đoạn thẳng nào song song với đoạn thẳng AB?
+ Đoạn thẳng DE song song với đoạn thẳng AB.
+ Đoạn thẳng nào vuông góc với đoạn thẳng BC?
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
+ Đoạn thẳng CD vuông góc với đoạn thẳng BC.
	Bài 2
- GV yêu cầu HS quan sát hình và đề bài.
- 1 HS đọc.
+ Để biết được số đo chiều dài của HCN chúng ta phải biết được gì?
+ Biết diện tích của HCN, sau đó lấy diện tích chia cho chiều rộng để tìm chiều dài.
+ Làm thế nào để tìm được diện tích của HCN?
+ Diện tích của HCN bằng diện tích của hình vuông nên ta có thể tính diện tích của hình vuông, sau đó suy ra diện tích của HCN.
- GV yêu cầu HS tính để tìm chiều dài của HCN.
- HS làm bài.
Diện tích của hình vuông hay HCN là:
8 x 8 = 64 (cm2)
Chiều dài của HCN là:
64 :4 = 16 (cm)
+ Vậy chọn đáp án nào?
+ Chọn đáp án c.
	Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS nêu cách vẽ HCN ABCD kích thước chiều dài 5 cm, chiều rộng 4 cm.
- 1 HS lên nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên hai đường thẳng đó lấy AD = 4 cm, BC = 4 cm.
+ Nối C với D ta được HCN ABCD có chiều dài 5 cm và chiều rộng 4 cm cần vẽ.
- GV yêu cầu HS vẽ hình và tính chu vi, diện tích HCN, ABCD.
- 1 HS lên bảng làm, HS làm bài vào vở.
	Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- GV yêu cầu HSQS hình H và hỏi: Diện tích hình H là tổng diện tích của các hình nào?
+ Là tổng diện tích của hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BEC.
+ Vậy ta có thể tính diện tích của hình H như thế nào?
+ Tính diện tích hbh ABCD.
+ Tính diện tích hcn BEGC.
+ Tính tổng diện tích hbh và diện tích hcn.
- GV yêu cầu nêu cách tính diện tích hình bình hành.
- 1 HS nêu trước lớp.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- GV kiểm tra vở của một số HS, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
	4. Củng cố dặn dò
- GV tổng kết giờ học.
	- Dặn HS về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan.doc