Giáo án Toán lớp 5 - Bài 114: Thể tích hình hộp chữ nhật

Giáo án Toán lớp 5 - Bài 114: Thể tích hình hộp chữ nhật

TOÁN : BÀI 114

THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT



A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Giúp học sinh :

- Hình thành biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật

- Tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật .

- Biết vận dụng để giải một số bài tập có liên quan .

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Hình hộp chữ nhật có kích thước xác diịnh trước ( theo đơn vị đề-xi-mét ) và một số hình lập phương có cạnh 1cm .

- Hình phóng to các hình vẽ trong sách giáo khoa .

C . MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước .

- Nhận xét và cho điểm học sinh

- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .

- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 5 - Bài 114: Thể tích hình hộp chữ nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN : BÀI 114
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT 
š&›
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 Giúp học sinh :
Hình thành biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật 
Tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật .
Biết vận dụng để giải một số bài tập có liên quan .
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Hình hộp chữ nhật có kích thước xác diịnh trước ( theo đơn vị đề-xi-mét ) và một số hình lập phương có cạnh 1cm .
Hình phóng to các hình vẽ trong sách giáo khoa .
C . MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước . 
- Nhận xét và cho điểm học sinh 
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .
- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
II . Bài mới :
1. Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật .
- Giáo viên nêu bài toán : Tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm 
- Giáo viên giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật . Học sinh quan sát bước đầu để có biểu tượng về thể tích của hình hộp chữ nhật:
+ Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên bằng xăng-ti-mét khối ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp đầy hộp.
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình đã thể hiện xếp được 1 lớp .
+ Lớp đầu tiên xếp được bao nhiêu hình lập phương 1 cm3 ?
+ Xếp được bao nhiêu lớp như thế ?
+ 10 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1 cm3 ?
- Giáo viên nêu : 
+ Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm là 3200cm3.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật :
+ 20cm là gì của hình hộp chữ nhật ?
+ 16cm là gì của hình hộp chữ nhật ?
+ 10cm là gì của hình hộp chữ nhật ?
- Ta có thể tính thể tích hình hộp chữ nhật này như sau :
 20 10 10 = 3200 (cm3)
- Giáo viên vẽ hình hộp chữ nhật lên bảng, giới thiệu các kí hiệu a, b, c và viết lên bảng sơ đồ :
 20cm 10cm 10cm = 3200 (cm3)
 CD CR CC = Thể tích 
 a b c = V
- Yêu cầu học sinh tự nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật .
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK trang 121 đọc quy tắc và công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật . 
- Học sinh nghe và nhớ yêu cầu của bài toán .
+ Lớp đầu tiên xếp được 20 16 = 320 ( hình lập phương 1cm3) .
+ Xếp được 10 lớp như thế .
+ 10 lớp có 320 10 = 3200 hình lập phương 1 cm3 ?
- Học sinh nghe và nêu lại lời giải và phép tính như sau :
 Thể tích hình hộp chữ nhật đó là : 
20 16 10 = 3200 ( cm3) 
- Mỗi câu hỏi 1 học sinh trả lời :
+ 20cm là chiều dài ( CD) của hình hộp chữ nhật ?
+ 16cm là chiều rộng ( CR) của hình hộp chữ nhật ?
+ 10cm là chiều cao ( CC) của hình hộp chữ nhật ?
- Học sinh : Trong bài toán trên , để tính thể tích hình hộp chữ nhật ta đã lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân tiếp với chiều cao cùng đơn vị đo .
- Học sinh đọc, sau đó học thuộc quy tắc và công thức ngay tại lớp 
2. Thực hành .
Bài 1 : 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài .
- Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ? 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài .
- Khi chữa bài , giáo viên cho học sinh giải thích kết quả nêu rõ cách tính .
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh 
- Học sinh đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài tập .
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là biết chiều cao là c và cho các giá trị tương ứng của a,b và c chúng ta thay vào để tính
– 1 học sinh lên bảng làm bài Học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) V = 545 = 180 (cm3)
b) V = 1,51,10,5 = 0,825 (m3)
c) V = = (dm3)
- Nghe giáo viên nhận xét bài làm của bạn , 2 học sinh ngòi cạnh nhau đổi vở chéo để kiểm tra bài lẫn nhau .
Bài 2 : 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ khối gỗ . Giáo viên nêu câu hỏi “ Muốn tính được thể tích khối gỗ ta có thể làm như thế nào ?”.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm ra hướng giải .
Cách 1 :
- Học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm ra hướng giải: 
+ Chia khối gỗ ra thành 2 hình hộp chữ nhật như hình dưới đây theo 2 cách :
Cách 2 :
- Yêu cầu học sinh làm bài .
Cách 1 :
- Tính thể tích của 2 hình hộp chữ nhật
Thể tích của hình hộp chữ nhật (1) là :
 12 8 5 = 480 (cm3)
Chiều dài của hình hộp chữ nhật (2) là :
 15-8 = 7 (cm) 
Thể tích hình hộp chữ nhật (2) là :
 765 = 210(cm3)
Thể tích của khối gỗ là :
 480 + 210 = 690 (cm3)
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng .
- Giáo viên nhận xét,sau đó cho điểm học sinh .
- Học sinh làm bài vào vở ,một học sinh làm bài trên bảng lớp để chữa bài . Cách 1 :
- Tính thể tích của 2 hình hộp chữ nhật
Thể tích của hình hộp chữ nhật (1) là :
 15 6 5 = 450 (cm3)
Chiều dài của hình hộp chữ nhật (2) là :
 12-6 = 6 (cm) 
Thể tích hình hộp chữ nhật (2) là :
 865 = 240(cm3)
Thể tích của khối gỗ là :
 450 + 240 = 690 (cm3)
- Học sinh nhận xét đúng / sai ( nếu sai thì sửa lại cho đúng ) .
Bài 3 : 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ bể nước trước và sau bỏ hòn đá vào và nhận xét .
+ Khi thả hòn đá vào trong bể thì chuyện gì xảy ra ?
+ Vì sao nước dâng lên ?
- Biết lượng nước dâng lên cao hơn ( so với khi chưa bỏ hòn đá vào ) là thể tích của hòn đá . Em hãy tìm cách tính thể tích hòn đá .
- Giáo viên phát vấn để học sinh nêu hướng giải .
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn 1 trong 2 cách để làm bài .
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh .
- Đọc đề bài và quan sát hình ,trả lời các câu hỏi của giáo viên .
+ Khi thả hòn đá vào trong bể thì nước trong bể dâng lên .
+ Nước dâng lên vì trong có hòn đá chiếm chỗ của nước .
+ Học sinh thảo luận và đi đến thống nhất :
Cách 1 : Tính chiều cao cột nước dâng lên rồi tính thể tích hòn đá .
Cách 2 : Tính thể tích nước trước khi có hòn đá , thể tích nước sau khi có hòn đá , rồi lấy 2 thể tích trừ cho nhau để được thể tích hòn đá .
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập .
 Bài giải 
 Thể tích hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật ( phần nước dâng lên ) có đáy là đáy bể cá , và có chiều cao là:
 7– 5 =2 ( cm).
 Thể tích hòn đá là :
 10 x10 x2 = 200( cm3)
 Đáp số : 200 cm3
III. Củng cố dặn dò .
Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà học thuộc quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật và làm các Bài tâp hướng dẫn luyện thêm .
 IV. Bài tâp hướng dẫn luyện thêm 
 Một bể chứa nước hình hộp chữ nhật . Đo ở trong lòng bể chiều dài 3m, chiều rộng 2,4m, chiều cao 1,8m. Hỏi khi bể chứa đầy nước thì được bao nhiêu lít, biết 1 lít bằng 1dm3.

Tài liệu đính kèm:

  • doc114. Thể t■ch hình hộp chữ nhật.doc