Giáo án Toán lớp 5 - Kì I - Bài 16: Ôn tập và bổ sung về giải toán

Giáo án Toán lớp 5 - Kì I - Bài 16: Ôn tập và bổ sung về giải toán

Bài 16

ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN



A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Giúp học sinh qua ví dụ cụ thể, làm quen với 1 dạng toán quan hệ tỉ lệ và biết cách giải toán liên quan quan hệ tỉ lệ đó.

B . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

I. Kiểm tra bài cũ .

 Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng làm bài tập luyện thêm của tiết học trước. Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét.

 Giáo viên chữa bài, nhận xét và cho điểm học sinh.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 5 - Kì I - Bài 16: Ôn tập và bổ sung về giải toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN 
Bài 16
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
›&š
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Giúp học sinh qua ví dụ cụ thể, làm quen với 1 dạng toán quan hệ tỉ lệ và biết cách giải toán liên quan quan hệ tỉ lệ đó.
B . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I. Kiểm tra bài cũ .
Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng làm bài tập luyện thêm của tiết học trước. Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét.
 Giáo viên chữa bài, nhận xét và cho điểm học sinh.
II . Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài .
- Trong giờ học hôm nay các em sẽ làm quen với dạng toán có liên quan đến tỉ lệ và học cách giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
2. Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ ( thuận ) 
a) Ví dụ :
- Giáo viên treo bảng phụ có viết nội dung của ví dụ và yêu cầu học sinh đọc 
- 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
 - 2 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
- 2 giờ gấp 1 giờ mấy lần ?
- 8 km gấp 4 km mấy lần ?
- Như vậy khi thời gian đi gấp 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần ?
- 3 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? 
- 3 giờ gấp 1 giờ mấy lần ?
- 12 km gấp 4 km mấy lần ?
- Như vậy thời gian đi gấp lên 3 lần thì quãng đường gấp lên mấy lần ?
- Qua ví dụ nêu trên, bạn nào có thể nêu được mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi được ?
- Giáo viên nhận xét ý kiến của học sinh sau đo kết luận : Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được gấp lên bấy nhiêu lần .
- Chúng ta sẽ dựa vào mối quan hệ này để giải toán .
b) Bài toán :
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài toán.
- Đề bài cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Giáo viên nêu yêu cầu tóm tắt bài toán.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết tóm tắt đúng như phần bài học SGK đã trình bày .
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách giải bài toán .
- Giáo viên cho một số học sinh trình bày cách giải của mình trước lớp. Nếu đúng các cách giải như SGK thì giáo viên khẳng định lại cho học sinh cả lớp ghi nhớ cách giải. Nếu học sinh cả lớp chưa tìm được cách giải, Giáo viên hướng dẫn theo trình tự như sau :
* Giải bằng cách “ rút về đơn vị ”.
- Biết 2 giờ ô tô đi được 90 km, làm thế nào để tính được số ki-lô-mét ô tô đi được trong 1 giờ ?
- Biết 1 giờ ô tô đi được 45 km. Tính số ki-lô-mét ô tô đi được trong 4 giờ.
- Như vậy để tìm số ki-lô-mét ô tô đi được trong 4 giờ ta phải làm như thế nào? 
- Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta có thể làm được như vậy ?
- Bước tìm số ki-lô –mét đi được trong 1 giờ ở bài toán trên gọi là bước rút về đơn vị .
* Giaỉ bằng cách “ tìm tỉ số ”
- So với 2 giờ thì 4 giờ gấp mấy lần ? 
- Như vậy quãng đường đi được trong 4 giờ gấp mấy lần quãng đường đi được trong 2 giờ ? Vì sao ? 
- Vậy 4 giờ đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
- Như vậy chúng ta đã làm như thế nào để tìm được quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ ?
-Bước tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước “ tìm tỉ số ” 
3. Luyện tập – Thực hành.
Bài 1 
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài toán .
- Bài toán cho em biết gì ?
- Bài toàn hỏi gì ?
- Theo em, nếu giá vải không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ như thế nào ? (tăng lên hay giảm xuống) 
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được sẽ như thế nào ? 
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa số tiền và số vải mua được.
- Yêu cầu HS dựa vào bài toán ví dụ và làm bài.
- Học sinh nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. 
- 1 giờ người đó đi được 4 km .
- 2 giờ bằng đó đi được 8 km .
- 2 giờ gấp 1 giờ 2 lần .
- 8 km gấp 4 km 2 lần .
- Khi thời gian đi gấp 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên 2 lần .
- 3 giờ người đó đi được 12 km .
- 3 giờ so với 1 giờ thì gấp 3 lần .
- 12 km gấp 4 km 3 lần .
- Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên 3 lần .
- Học sinh trao đổi với nhau, sau đó một vài em phát biểu trước lớp.
- Học sinh nghe và nêu lại kết luận .
- 1 học sinh đọc thành tiếng đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. 
- Bài toán cho biết 2 giờ ô tô đi được 90 km.
- Bài toán hỏi 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
- 1 học sinh tóm tắt bài toán trên bảng 
- Học sinh trao đổi để tìm ra cách giải bài toán .
- Học sinh trình bày cách giải của mình trước lớp, sau đó trình bày bài giải.
- Lấy 90 km chia cho 2 .
 Một giờ ô tô đi được :
 90 : 2 = 45 ( km ) .
 Trong 4 giờ ô tô đi được :
 45 4 = 180 ( km ) 
- Để tìm được số ki-lô-mét ô tô đi được trong 4 giờ chúng ta :
+ Tìm số ki-lô-mét đi được trong 1 giờ .
+ Lấy số ki-lô-mét đi được trong 1 giờ nhân với 4 .
- Vì biết khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được gấp lên bấy nhiẻu lần nên chúng ta làm được như vậy .
- Học sinh trình bày cách giải như SGK vào vở .
- 4 giờ gấp 2 giờ là :
 4 : 2 = 2 ( lần ).
- Quãng đường 4 giờ đi được sẽ gấp 2 lần quãng đường 2 giờ đi được, vì khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- Trong 4 giờ đi được : 
 90 2 = 180 (km)
- Chúng ta đã :
+ Tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần .
+ Lấy 90 nhân với số lần vừa tìm được.
- Học sinh trình bày Bài giải như SGK vào vở.
- 1 học sinh đọc thành tiếng đề bài trước lớp , cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK . 
- Bài toán cho biết mua 5 m vải thì hết 80.000 đồng .
- Bài toán hỏi mua 7 m vải đó thì hết bao nhiêu tiền ?
- Sồ tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được cũng gấp lên .
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được cũng giảm đi.
- Khi số tiến gấp lên bao nhiêu lần thì số vải mua được gấp lên bấy nhiêu lần.
- Học sinh làm bài theo cách“ rút về đơn vị ” 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập 
 Tóm tắt 
5m : 80.000 đồng 
7m : ... đồng 
 Bài giải 
Mua 1m vải hết số tiền là :
 80.000 : 5 = 16.000. ( đồng )
Mua 7m vải hết số tiền là :
 7 16.000 = 112.000. ( đồng )
 Đáp số : 112.000. đồng 
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó gv nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 2 
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài toán. 
- Bài toán cho em biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ? 
- Nếu số người và năng suất trồng cây của đội không đổi thì số cây trồng được sẽ như thế nào nếu ta gấp (giảm) số ngày trồng đi một số lần ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải bài toán.
Tóm tắt :
3 ngày : 1200 cây 
12 ngày : .. cây 
- Theo dõi chữa bài của bạn ,sau đó tự kiểm tra bài của mình.
- 1 học sinh đọc thành tiếng đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. 
- Bài toán cho biết, đội trồng rừng, cứ 3 ngày trồng được 1200 cây thông.
- Bài toán hỏi trong 12 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông ?
- Khi gấp (giảm) số ngày trồng cây lên bao nhiêu lần thì số cây trồng được sẽ gấp (giảm) bấy nhiêu lần.
- 2 học sinh lên bảng làm bài (mỗi học sinh làm một cách) , học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. ( học sinh có thể làm theo 1 trong 2 cách rút về đơn vị hay tìm tỉ số ).
Cách 1 
Trong 1 ngày trồng được số cây là :
 1200 : 3 = 400 ( cây ) .
Trong 12 ngày trồng được số cây là :
 400 12 = 4800 ( cây ) 
 Đáp số : 4800 cây 
Cách 2 
Số lầ 12 ngày gấp 3 ngày là :
 12 : 3 = 4 ( lần )
Trong 12 ngày trồng được số cây là :
 1200 4 = 4800 ( cây ) 
 Đáp số : 4800 cây
- Giáo viên chữa bài của học sinh trên bảng lớp, sau đo nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 3 
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài toán .
- Bài toán cho em biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt và giải bài toán.
- 1 học sinh đọc thành tiếng đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK . 
- Bài toán cho biết xã có 4000 người 
a) Trong 1 năm cứ 1000 người thì tăng thêm 21 người.
b) Trong 1 năm cứ 1000 người tăng 15 người 
- Tính số người tăng thêm trong 1 năm của xã đó theo mỗi trường hợp trên.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a-Tóm tắt : 
 1000 người : tăng 21 người 
 4000 người : tăng ? người .
 Giải 
4000 người gấp 1000 người là 
 4000 : 1000 = 4 (lần )
Sau 1 năm, số dân xã đó tăng là :
 21 4 = 84 ( người ). 
 Đáp số : 88 người 
b-Tóm tắt : 
1000 người : tăng 15 người .
 4000 người : tăng  ? người 
 Giải 
Sau 1 năm, số dân xã đó tăng là :
 15 4 = 60 ( người ). 
 Đáp số : 60 người 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh.
- Nhận xét bài của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
III. Củng cố dặn dò 
Đối với dạng toán liên quan đến đơn vị tỉ lệ chúng ta có mấy cách  giải ?
Cách rút về đơn vị được giải bằng mấy bước là những bước nào ?
Cách rút về tỉ số giải bằng mấy bước là những bước nào ?
Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm.
IV. Bài tâp hướng dẫn luyện thêm .
Giải bằng 2 cách : Có 12 học sinh trồng được 48 cây . Hỏi có 36 học sinh trồng được bao nhiêu cây, biết số cây trồng được của mỗi em bằng nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • doc16.TO￁N ￴n t¬p v¢ bổ sung v¢ giải to£n t2t4.doc