Giáo án Toán lớp 5 - Kì II - Bài 115: Thể tích hình lập phương

Giáo án Toán lớp 5 - Kì II - Bài 115: Thể tích hình lập phương

TOÁN : BÀI 115

THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG



A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Giúp học sinh :

- Tìm ra được cách tính thể tích của hình lập phương tương tự như thể tích hình hộp chữ nhật .

- Biết vận dụng công thức để giải một số bài tập liên quan .

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Mô hình về hình lập phương có số đo độ dài cạnh là số tự nhiên ( theo đơn vị xăng-ti-mét) và một số hình lập phương có cạnh 1cm .

- Hình phóng to hình vẽ trong sách giáo khoa .

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 5 - Kì II - Bài 115: Thể tích hình lập phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN : BÀI 115
THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG 
š&›
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 Giúp học sinh :
Tìm ra được cách tính thể tích của hình lập phương tương tự như thể tích hình hộp chữ nhật .
Biết vận dụng công thức để giải một số bài tập liên quan . 
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Mô hình về hình lập phương có số đo độ dài cạnh là số tự nhiên ( theo đơn vị xăng-ti-mét) và một số hình lập phương có cạnh 1cm .
Hình phóng to hình vẽ trong sách giáo khoa .
C . MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước . 
- Nhận xét và cho điểm học sinh 
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .
- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
II . Bài mới :
1. Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương .
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại :
Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt có chiều dài , chiều rộng , chiều cao bằng nhau .
Quy tắc và công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật .
- Tương tự tiết 114, Giáo viên tổ chức cho học sinh tự tìm ra được cách tính thể tích của hình lập phương như là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật .
- Giáo viên nêu bài toán : Hãy tính thể tích của hình lập phương có cạnh 3cm .
- Giáo viên nhận xét cách làm bài của HS , sau đó hướng dẫn học sinh phân tích bài toán cụ thể trên để đi đến công thức tính thể tích hình lập phương :
+ 3cm là gì của hình lập phương ?
+ Trong bài toán trên, để tính thể tích của hình lập phương chúng ta đã làm như thế nào ? 
- Giáo viên nêu : Đó chính là quy tắc tính thể tích hình lập phương .
- Giáo viên hỏi : Dựa vào quy tắc em hãy nêu công thức tính thể tích hình lập phương có cạnh là a .
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK trang 12, đọc quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương .
- Coi hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt thì ta có thể tính thể tích của hình lập phương là :
 3 33 = 27 ( cm3)
+ Là độ dài của cạnh hình lập phương .
+ Chúng ta lấy cạnh nhân cạnh rồi nhân với cạnh .
-Học sinh nêu : Thể tích hình lập phương có cạnh là a là :
 V= a aa
- Học sinh đọc quy tắc và học thuộc ngay tại lớp .
2. Thực hành .
Bài 1 :
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài ,sau đó mời 3 học sinh nhắc lại cách tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương .
- Yêu cầu học sinh làm bài .
- Học sinh đọc thầm đề bài trong SGK .
- 3 học sinh lần lượt nêu trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét .
- Học sinh làm bài vào vở và đổi vở kiểm tra bài cho bạn .
- Một học sinh làm bài bảng phụ ( có kẻ sẵn bảng như bài 1-sách giáo khoa ) để tiện chữa bài .
Bài 2 :
- Yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài toán .
- Muốn tìm khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam chúng ta phải làm như thế nào ? 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở , một học sinh làm trên bảng lớp để chữa bài .
-Học sinh đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài toán .
- Học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm ra hướng giải . học sinh nêu hướng giải : Muốn tìm khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam thì phải tìm được thể tích của khối kim loại theo đơn vị đo đề-xi-mét khối .
- Học sinh làm bài vào vở , một học sinh làm trên bảng lớp để chữa bài .
 Bài giải 
 0,75m = 7,5dm .
Thể tích của khối kim loại đó là :
 7,5 7,57,5 = 421,875 ( dm3)
Khối kim loại đó cân nặng là :
 421,875 15 = 6328,152 ( kg ) 
 Đáp số : 6328,152 kg .
 Bài 3:
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài toán.
- Giáo viên phát vấn để học sinh nêu hướng giải :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- Trình tự giải bài toán như thế nào ? 
- Yêu cầu học sinh làm bài rồi chữa bài trên bảng .
- Học sinh đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài toán.
+ Bài toán cho biết : hình hộp chữ nhật có CD : 8cm, CR: 7cm, CC: 9cm.
Cạnh của hình lập phương bằng trung bình cộng của 3 kích thước của hình hộp chữ nhật .
+ Tính thể tích của hình hộp chữ nhật và thể tích của hình lập phương .
- Học sinh nêu :
+ Tìm số thể tích hình hộp chữ nhật .
+ Tìm số đo cạnh hình lập phương .
+ Tìm thể tích của hình lập phương .
- 1 học sinh làm bài trên bảng lớp, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập .
 Bài giải 
 Thể tích hình hộp chữ nhật là :
 8 7 9 = 504 ( cm3) 
 Số đo của cạnh hình lập phương là :
 ( 8 + 7 + 9 ) : 3 = 8 ( cm) .
 Thể tích của hình lập phương là :
 8 8 8 = 512 ( cm3). 
 Đáp số : a, 504 cm3 . b , 512 cm3
 Tuỳ đối tượng học sinh có thể : 
Cho học sinh nhắc lại công thức tính diện tích toàn phần hình lập phương nếu học sinh giữa khó khăn .( như bài 1 ) .
Khai thác cách giải khác nhau của học sinh ( bài 2 ), Chẳng hạn :
Đổi ngay số đo cạnh khối kim loại hình lập phương ra đơn vị đề-xi-mét khối, sau đó tính khối lượng của khối kim loại .
Tính thể tích khối kim loại ra đơn vị mét khối rồi đổi ra đơn vị đề-xi-mét khối, sau đó tính khối lượng khối kim loại .
Cho học sinh nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của 3 số nếu học sinh gặp khó khăn ( bài 3 )
 III. Củng cố dặn dò .
Giáo viên mời học sinh nhắc lại quy tắc tính thể tích của hình lập phương 
Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà làm các Bài tâp hướng dẫn luyện thêm .
IV. Bài tâp hướng dẫn luyện thêm 
 Hình lập phương có cạnh 5cm, nếu gấp đôi cạnh của hình lập phương thì thể tích của nó thay đổi như thế nào ? 

Tài liệu đính kèm:

  • doc115. Thể t■ch hình lập phương.doc