Giáo án Toán lớp 5 - Kì II - Bài 123: Cộng số đo thời gian

Giáo án Toán lớp 5 - Kì II - Bài 123: Cộng số đo thời gian

TOÁN : BÀI 123

CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN



A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Giúp học sinh :

- Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian .

- Vận dụng giải các bài toán đơn giản .

B . HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 I . KIỂM TRA BÀI CŨ

- Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước .

- 2 học sinh lên bảng làm bài , học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét .

- Giáo viên nhận xét , cho điểm .

 II . BÀI MỚI

1. Thực hiện phép cộng số đo thời gian .

Ví dụ 1 :

- Giáo viên treo bảng phụ và cho học sinh đọc .

- 2 học sinh đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe .

- Giáo viên hỏi ( vừa nghe HS trả lời vừa vẽ sơ đồ bài toán lên bảng ) :

+ Xe ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hoá hết bao nhiêu lâu ?

+ Xe tiếp tục đi từ Thanh Hoá đến Vinh hết bao nhiêu lâu ?

+ Bài toán yêu cầu em tính gì ?

+ Để tính được thời gian xe đi từ Hà Nội đến Vinh chúng ta phải làm phép tính gì ?

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 5 - Kì II - Bài 123: Cộng số đo thời gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN : BÀI 123
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN 
šˆ›
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 Giúp học sinh :
Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian .
Vận dụng giải các bài toán đơn giản .
B . HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 I . KIỂM TRA BÀI CŨ 
Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước .
2 học sinh lên bảng làm bài , học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét .
Giáo viên nhận xét , cho điểm .
 II . BÀI MỚI
1. Thực hiện phép cộng số đo thời gian .
Ví dụ 1 : 
Giáo viên treo bảng phụ và cho học sinh đọc .
2 học sinh đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe .
Giáo viên hỏi ( vừa nghe HS trả lời vừa vẽ sơ đồ bài toán lên bảng ) :
Xe ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hoá hết bao nhiêu lâu ? 
Xe tiếp tục đi từ Thanh Hoá đến Vinh hết bao nhiêu lâu ?
Bài toán yêu cầu em tính gì ?
Để tính được thời gian xe đi từ Hà Nội đến Vinh chúng ta phải làm phép tính gì ?
Học sinh trả lời :
Xe ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hoá hết 3 giờ 15 phút .
Xe tiếp tục đi từ Thanh Hoá đến Vinh hết 2 giờ 35 phút .
Bài toán yêu cầu em tính thời gian xe đi từ Hà Nội đến Vinh .
Để tính được thời gian xe đi từ Hà Nội đến Vinh chúng ta phải làm phép tính cộng : 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút .
Học sinh thảo luận nhóm 4 ,tìm cách đặt tính ra vở nháp , sau đó đổi vở để kiểm tra cho nhau .
Giáo viên gọi 1 học sinh trình bày trên bảng , học sinh khác nhận xét .
Giáo viên đánh giá , nhận xét về cách đặt tính và tính phép cộng cộng nêu trên ( như sách giáo khoa) .
Ví dụ 2 : 
Giáo viên nêu bài toán , như ví dụ 2 ( sách giáo khoa ) . 
Giáo viên hỏi :
Bài toán cho em biết những gì ? 
Bài toán yêu cầu em tính gì ?
Hãy nêu phép tính thời gian đi cả 2 chặng ?
Tương tự như cách đặt tính ở với 1 , em hãy đặt tính và thực hiện phép tính trên .
Học sinh nối tiếp nhau trả lời :
Bài toán cho em biết : 
Chặng thứ nhất đi : 2 phút 58 giây .
Chặng thứ hai đi : 23 phút 25 giây . 
Bài toán yêu cầu em tính thời gian đi cả 2 chặng .
Phép cộng : 2 phút 58 giây + 23 phút 25 giây .
1 học sinh lên bảng đặt tính , học sinh cả lớp làm vào giấy nháp .
 22 phút 58 giây 
+ 23 phút 25 giây .
 45 phút 83 giây .
Giáo viên cho học sinh nhận xét rồi đổi 83 giây = 1 phút 23 giây .
Như vây có thể viết 45 phút 83 giây thành 46 phút 23 giây .
- Học sinh tự nêu ( hoặc giáo viên gợi mở để học sinh tự nêu ) nhận xét :
 + Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị thời gian .
 + Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút , giây lớn hơn 60 thì cần đổi sang đơn vị lớn hơn liền kề .
Giáo viên lưu ý HS về cách thực hiện phép cộng các số đo thời gian :
Khi viết số đo thời gian này dưới số đo thời gian kia thì các số cùng một loại đơn vị đo phải thẳng cột với nhau và cộng từng cột như phép cộng các số tự nhiên .
Sau khi được kết quả , một số đo có đơn vị thấp hơn có thể đổi thành đơn vị cao hơn liền kề nhưng phải dựa vào bảng đơn vị đo .
2. Thực hành .
Bài 1 :
Học sinh làm bài vào vở .
4 học sinh làm bài trên bảng lớp , mỗi học sinh làm 2 phép tính .
Giáo viên nên lưu ý phần đổi đơn vị đo , ví dụ :
 a . 7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng = 12 năm 15 tháng = 13 năm 3 tháng .
 ( Vì 15 tháng = 1 năm 3 tháng ) .
 b .3 ngày 20 giờ + 4 ngày 15 giờ = 7 ngày 35 giờ = 8 ngày 11 giờ .
 ( vì 35 giờ = 1 ngày 11 giờ )
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh trên bảng , cho điểm , sau đó yêu cầu học sinh dưới lớp đổi vở chéo để kiểm tra bài của nhau .
Bài 2 :
Học sinh đọc và tìm hiểu đề bài .
Giáo viên phát vấn để học sinh nêu phép tính tương ứng để giải bài toán:
Bài tập cho em biết những gì ?
Bài toán yêu cầu em tính gì ?
Làm thế nào để tính được thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng ?
Học sinh nêu :
Bài tập cho em biết Lâm đi :
Từ nhà đến bến xe hết 35 phút .
Từ bến xe đến Viện Bảo tàng hết 2 giờ 20 phút .
Bài toán yêu cầu em tính thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng .
Thực hiện phép cộng : 35 phút và 2 giờ 20 phút để tính được thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng .
Học sinh làm bài vào vở . Một học sinh trình bày trên bảng lớp , cả lớp nhận xét .
 Bài giải 
 Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử là :
 35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút .
 Đáp số : 2 giờ 55 phút .
Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng , sau đó nhận xét và cho điểm học sinh .
 III. CỦNG CỐ DẶN DÒ
Tuỳ theo thời gian còn lại của tiết học giáo viên tổ chức cho học sinh thi cộng nhanh các số đo thời gian .
Giáo viên nhận xét tiết học , dặn dò học sinh về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm .
 IV. BÀI TẬP HƯỚNG DẪN LUYỆN THÊM 
 Bạn Xuân giải 2 bài toán , bài thứ nhất hết 12 phút 32 giây , bài thứ hai chậm hơn bài thứ nhất 48 giây . Hỏi bạn Xuân giải cả 2 bài toán hết bao nhiêu thời gian . 

Tài liệu đính kèm:

  • doc123. Cộng số đo thời gian T4 T25.doc