Giáo án Toán lớp 5 - Kì II - Bài 94: Hình tròn – đường tròn

Giáo án Toán lớp 5 - Kì II - Bài 94: Hình tròn – đường tròn

TOÁN : BÀI 94

HÌNH TRÒN – ĐƯỜNG TRÒN



A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 *Giúp học sinh :

- Nhận biết được về hình tròn , đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tam ,bán kính , đường kính .

- Biết sử dụng com-pa để vẽ đường tròn .

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bộ đồ dùng Toán lớp 5 , bảng phụ .

- Học sinh chuẩn bị thước kẻ, com-pa .

C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước .

- Nhận xét và cho điểm học sinh

- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .

- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng .

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 5 - Kì II - Bài 94: Hình tròn – đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN : BÀI 94
HÌNH TRÒN – ĐƯỜNG TRÒN 
š&›
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 *Giúp học sinh :
Nhận biết được về hình tròn , đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tam ,bán kính , đường kính .
Biết sử dụng com-pa để vẽ đường tròn . 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bộ đồ dùng Toán lớp 5 , bảng phụ .
Học sinh chuẩn bị thước kẻ, com-pa .
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước . 
- Nhận xét và cho điểm học sinh 
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .
- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng .
 II . Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- Giáo viên nêu : Trong chương trình môn Toán lớp 3, các em được được tìm hiểu về hình tròn, tâm, đường kính, bán kính . Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu tiếp về đường tròn, hình tròn và các yếu tố của hình tròn .
2. Nhận biết về hình tròn, đường tròn 
- Giáo viên đưa ra tấm bìa hình tròn ( hoặc sử dụng hình tròn trong bộ Đồ dùng dạy học ) chỉ tay trên mặt tấm bìa và nói “đây là hình tròn” .
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ vẽ đường tròn là com-pa và nói “Đầu chì của com-pa vạch ra một đường tròn ”. Giáo viên dùng com-pa vẽ 1 đường tròn, học sinh thực hành vẽ đường tròn trên giấy nháp .
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên hình các em vừa vẽ được .
 3. Giới thiệu bán kính , đường kính của hình tròn .
-Giáo viên giới thiệu cách tạo dựng bán kính hình tròn, chẳng hạn : 
+ Lấy 1 điểm A trên đường tròn .
+ Nối tâm O với điểm A , đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn .
- Yêu cầu : Học sinh thực hành vẽ các bán kính OB,OC . 
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh độ dài của các bán kính OA, OB ,OC . 
- Giáo viên kết luận : 
+ Nối tâm O với một điểm A trên đường tròn . Đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
+ Tất cả các bán kính của 1 hình tròn đều bằng nhau .OA=AB=OC.
-Giáo viên giới thiệu tiếp cách tạo dựng đường kính của hình tròn .
- Giáo viên cho học sinh nêu cách tạo dựng đường kính MN của hình tròn .
 - Giáo viên Yêu cầu hoặc so sánh độ dài của đường kính MN và các bán kính đã vẽ của hình tròn tâm O.
- Giáo viên kết luận ;
+ Đoạn thằng MN nối 2 điểm M , N của đường tròn đi qua tâm O là đường kính của hình tròn .
+ Trong một hình tròn đường kính gấp 2 lần bán kính .
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ đã vẽ trong bài và nêu rõ tâm, các bán kính, đường kính của hình tròn .
- Học sinh lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học . 
- Học sinh quan sát và nêu câu trả lời .
- Học sinh quan sát và thực hiện yêu cầu của giáo viên .
- Học sinh nêu : hình tròn tâm O.
- Học sinh quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên .
- 1 ha vẽ len bảng, học sinh cả lớp vẽ vào giấy nháp .
- Học sinh dùng thước kiểm tra dộ dài của các bán kính và nêu kết quả kiểm tra trước lớp .
- Học sinh theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên .
-Học sinh vừa vẽ vừa nêu : 
+ Dùng thước kẻ vẽ một đường thẳng đi qua tâm O, cắt đường tròn tại 2 điểm M và N. Mn chính là đường kính của hình tròn tâm O .
- Học sinh nêu : 
+ Vẽ hình tròn tâm O .
+ Các bán kính đã vẽ : OA, OB, OC ( ON, OM ) .
+ Đường kính MN .
4. Thực hành :
* Bài 1 : 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ thuật vẽ , chẳng hạn: lấy độ mở của com-pa trên thước kẻ , độ dài bán kính ; đặt đầu nhọn của com-pa ở tâm , giữ nguyên độ mở của com-pa đến khi vẽ xong 
- Giáo viên kiểm tra thao tác vẽ của học sinh , sau đó yêu cầu 2 học sinh vẽ hình .
- Giáo viên nhận xét và chỉnh sửa câu trả lời cho học sinh .
- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn và thực hiện lại các thao tác . 
- Học sinh làm bài vào vở .
- 2 học sinh lần lượt nêu cách vẽ hình a và biết cả lớp theo dõi và nhận xét :
a) Xác định khẩu đọ com-pa bằng 3cm trên thước; đặt đầu có đinh nhọn đúng vị trí tâm đã chọn, dầu kia có bút chì quay một vòng vẽ thành hình tròn bán kính 3cm .
b) Tính được bán kính của hình tròn là 5 : 2 = 2,5cm .ác định khẩu đọ com-pa bằng 2,5trên thước; đặt đầu có đinh nhọn đúng vị trí tâm đã chọn, dầu kia có bút chì quay một vòng vẽ thành hình tròn bán kính 2,5cm.
* Bài 2 : Học sinh thực hành vẽ vào vở .
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài .
- Giáo viên mời 1 học sinh khá nêu các bước vẽ, sau dó chỉnh sửa lại câu trả lời của học sinh cho chính xác .
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình .
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra bài lẫn nhau .
- 1 học sinh đọc cho cả lớp nghe .
- 1 học sinh nêu , cả lớp theo dõi và nhận xét để rút ra cách vẽ :
+ Vẽ đoạn thẳng AB độ dài bằng 4cm .
+ Xác định khẩu độ com-pa bằng 2cm trên thước.
+ Đặt dầu có đinh vào đúng điểm A và quay com-pa để được hình tròn tâm A .
+ Đặt đầu nhọn của com-pa vào điểm B và quay com-pa để được hình tròn tâm B.
- Học sinh vẽ hình vào vở bài tập .
* Bài 3 : 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và hỏi : Hình vẽ có những hình nào ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm đoạn thẳng ( trên giấy ô vuông ) . xác định bán kính của các hình tròn để việc vẽ đường tròn và nửa đường tròn dễ dàng hơn .
 Tùy đối tượng học sinh có thể :
- Có thể hướng dẫn học sinh kĩ thuật vẽ hình tròn và thực hành vẽ một số hình tròn ngay sau khi giới thiệu các yếu tố của hình tròn .
- Tìm trong thực tế các ví dụ về hình tròn và đường tròn .
- Học sinh quan sát và phân tích để thấy hình cần vẽ là một hình tròn và hai nửa hình tròn .
- Học sinh quan sát hình vẽ và vẽ theo mẫu trên giấy có kẻ ô ly .
III .Củng cố dặn dò :
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi :
Thế nào là đường tròn?
Các bán kính trong hình tròn như thế nào so với nhau ?
So sánh bán kính và đường kính của một hình tròn .
Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà làm Bài tâp hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau .
IV. Bài tâp hướng dẫn luyện thêm :
 Tính diện tích phần hình được tô màu, biết đường kính của hình tròn là 2,6m .

Tài liệu đính kèm:

  • doc94. Hình tròn đường tròn.doc