VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Có biểu tượng về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ 3 chuyển động ô tô, xa máy, xe đạp.
- Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên Học sinh
Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2009 Tiết 130 TOÁN: VẬN TỐC I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Có biểu tượng về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh vẽ 3 chuyển động ô tô, xa máy, xe đạp. - Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Giáo viên Học sinh A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng giải toán về số đo thời gian. - GV nhận xét cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Người ta gọi mức độ nhanh chậm của một chuyển động là vận tốc của chuyển động đó – GV nêu và viết tên đề bài lên bảng. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 1. Hình thành khái niệm. Bài toán 1: - Nêu tên bài toán trong SGK, yêu cầu HS suy nghĩ, tìm cách giải. - Gọi HS lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ và giải. + Đây thuộc dạng bài toán gì đã học? + Muốn tìm trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta làm thế nào? - Mỗi giờ ô tô đi được 42,5km. ta nói vận tốc trung bình, hay nói vắn tắt là vận tốc của ô tô là 42,5 ki-lô-mét trên giờ. Viết là 42,5 km/giờ. - Yêu cầu HS nhắc lại. - Vậy, vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5(km/giờ) Quãng đường : thời gian = vận tốc + Nhìn vào cách làm trên hãy nêu cách tính vận tốc của một chuyển động. - GV gắn phần ghi nhớ lên bảng, giải thích: nếu quãng đường là s, thời gian là t, công thức tính vận tốc là: (GV ghi bảng) v = s : t. - Yêu cầu HS thảo luận, ước lượng vận tốc người đi bộ, xe đạp, xe máy, xe ô tô. - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. + Vận tốc của một chuyển động cho biết gì? - GV nhấn mạnh: trong bài toán trên vận tốc của ô tô được tính với đơn vị là km/giờ. Bài toán 2: - Nêu bài toán, yêu cầu HS đọc lại đề bài. - Yêu cầu HS dựa vào công thức tính vận tốc vừa tìm được để giải bài toán. - Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng. - GV nhận xét sửa bài. + Đơn vị của vận tốc trong bài toán này là gì? - Trong bài học hôm nay ta đã biết vận tốc của một đơn vị chuyển động và làm quen với những đơn vị vận tốc nào? - Yêu cầu HS nhắc lại. 2. Luyện tập thực hành Bài 1/139: - Gọi HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. + Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào? + Đơn vị của vận tốc trong bài này là gì? Bài 2/139: - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp. - GV nhận xét. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Luyện tập - 4HS thực hiện. - HS nghe. - HS suy nghĩ và tìm cách giải. - 1 HSK lên bảng thực hiện, cả lớp làm bài vào nháp. + HS trả lời. - Theo dõi. - HS nối tiếp nhau nhắc lại. - HS quan sát. + HS nêu - HS ghi vào vở và nhắc lại cách tính vận tốc - Thực hiện. + HS trả lời. - Theo dõi và ghi nhớ. - HS nghe và đọc lại. - 1 HSG lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. - HS nhận xét bài làm của bạn. + HS trả lời. - HS nhắc lại. - 1 HS đọc, HS cả lớp đọc thầm. - 1 HS* lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - Thực hiện. + HS trả lời. - 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm. - 1 HSTB lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS chữa bài của bạn, HS cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: