Giáo án Toán - Tiết 33: Khái niệm số thập phân (tiếp theo)

Giáo án Toán - Tiết 33: Khái niệm số thập phân (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Nhận biết khái niệm về số thập phân (ở dạng thường gặp) và cấu tạo của số thập phân.

 - Biết đọc, viết các số thập phân ở dạng thường gặp.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung phần bài học.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 3858Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán - Tiết 33: Khái niệm số thập phân (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
Tiết 33	Toán	
	KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
	- Nhận biết khái niệm về số thập phân (ở dạng thường gặp) và cấu tạo của số thập phân.
	- Biết đọc, viết các số thập phân ở dạng thường gặp.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung phần bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Bài tập về cách viết số thập phân.
- Nhận xét cho điểm học sinh. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về sô thập phân.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Giới thiệu khái niệm về số thập phân (tiếp theo).
a) Ví dụ: GV treo bảng phụ có viết sẵn bảng số ở phần bài học. Yêu cầu HS đọc.
+ GV chỉ dòng thứ nhất và hỏi: Đọc và cho biết có mấy mét, mấy đề-xi-mét ?
- GV : em hãy viết 2m7dm thành số đo có 1 đơn vị đo là mét.
- GV viết lên bảng 2m 7 dm = m.
- GV: 2m 7 dm hay m được viết thành 2,7m. GV viết 2,7m lên bảng thẳng hàng với m để có: 2m 7 dm = m = 2,7m.
- GV giới thiệu: đọc là hai phẩy bảy mét.
+ GV chỉ dòng thứ hai và hỏi: có mấy mét, mấy đề-xi-mét, mấy xăng-ti-mét?
- GV: có 8m 5dm 6cm tức là có 8m và 56cm. 
- GV yêu cầu HS viết: 8m 56cm dưới dạng số đo có một đơn vị đo là mét.
- GV viết lên bảng: 8m 56cm = .
- GV: 8m 56cm hay được viết thành 8,56m. GV viết 8,58m lên bảng thẳng hàng với để có: 8m 56cm = = 8,56m.
- GV giới thiệu: 8,56m đọc là tám phẩy năm mươi sáu mét.
+ GV tiến hành tương tự với trường hợp còn lại.
b) Cấu tạo số thập phân:
- GV viết to lên bảng 8,56 yêu cầu HS đọc
+ Các chữ số trong số thập phân 8,56 được chia thành mấy phần?
- Mỗi số thập phân gồm hai phần : phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách với nhau bởi dấu phẩy. Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ các chữ số phần nguyên và phần thập phân của số 8,56.
- GV viết tiếp số 90,638 lên bảng yêu cầu HS đọc và chỉ rõ các chữ số ở mỗi phần của số thập phân này.
- GV lưu ý: với số 8,56 không nói tắt phần thập phân là 56 ví thực chất phần thập phân của số này là . Với số 90,638 không nói phần thập phân là 638 vì thực chất phần thập phân của số này là .
2. Luyện tập – thực hành
Bài 1/37: - GV viết các số thập phân lên bảng sau đó chỉ bảng cho HS đọc từng số.
Bài 2/37:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV viết lên bảng hỗn số : và yêu cầu HS viết thành số thập phân.
- GV yêu cầu HS tự viết các số còn lại. GV cho HS đọc lại từng số sau khi đã viết.
Bài 3/37:
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán và tự làm bài.
- GV chữa bài.
- 2 HS*TB lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào nháp.
- HS nghe. 
- HS đọc thầm.
+ HS trả lời.
- HS đọc và viết số.
- HS theo dõi thao tác của GV.
‘
+ HS trả lời.
- HS viết và nêu.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- HS đọc và viết số.
- HS thực hiện.
+ HS trả lời.
- 1 HS lên bảng chỉ, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS thực hiện.
- Theo dõi.
- Nhiều HS trong lớp nối tiếp nhau đọc.
- Viết các hỗn số thành số thập phân rồi đọc.
- HS viết và nêu.
- 1 HS đọc đề trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- 1 em TB lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: Hàng của số thập phân, đọc, viết số thập phân.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 33 - khai niem ve so thap phan (tiep theo).doc