Giáo án Tổng hợp các môn học khối 3 - Tuần 19

Giáo án Tổng hợp các môn học khối 3 - Tuần 19

Môn: tập đọc – kể chuyện

Tiết: 37-38 Bài: Hai Bà Trưng SGK:04

Thời gian: 80 phút

I.Mục tiêu:

a/ - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các CH trong SGK). Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

b/ KNS: Lắng nghe tích cực.- Tư duy sáng tạo. Đặt mục tiêu.- Đảm nhận trách nhiệm.- Kiên định.- Giải quyết vấn đề.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Tranh minh họa truyện trong SGK (phóng to –nếu có điều kiện)

 -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

- PP: Thảo luận nhóm, Đặt câu hỏi.- Trình bày 1 phút

III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :

1/ Ổn định : Hát

2 / KTBC : GT sách TV tập hai

3/ Bài mới :

GV đọc mẫu :giọng đọc to, rõ, mạnh mẽ;nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của giặc;tả chí khí của Hai Bà Trưng

-a / Luyện đọc giải nghĩa từ

+ Đọc từng câu

-Theo dõi –uốn nắn

-Ghi bảng :ruộng nương, lập mưu, thuở xưa, ngút trời,võ nghệ.

+ Đọc từng đọan trước lớp

Treo bảng phụ -HD cách đọc :Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai

Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu, khiến bao người thiệt mạng vi hận ngút trời lên đánh đuổi quân xâm lược

-Đoạn 2: Bấy giờ ,/ ở huyện Mê Linh .tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị / Cha mất sớm / nhờ mẹ dạy dỗ / hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông .//

Gợi ý giải nghĩa từ .

+ Đọc từng đọan trong nhóm .

- Chia nhóm 4 HS đọc . Theo dõi HS đọc

- Nhận xét

 

doc 44 trang Người đăng hang30 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học khối 3 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Ngaøy
Moân
Baøi daïy
Thứ hai
03/01/2010
Tập đọc
TĐ: Hai Bà Trưng
KC
Hai Bà Trưng
Toán
Các số có bốn chữ số (tr91)
Thứ ba
04/01/2010
NGHỈ TIÊU CHUẨN
Thứ tư
05/01/2010
TN&XH
Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
Toán
Các số có bốn chữ số (tiếp theo) (tr95)
Chính tả
CT Nghe-viết: Hai Bà Trưng
Đạo Đức
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
SHTT
ATGT bài GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
Thứ năm
06/01/2010
Tập viết
TV: Ôn chữ hoa N (tiếp theo)
Chính tả 
CT Nghe-viết: Trần Bình Trọng
Toán
Các số có bốn chữ số (tiếp theo) (tr96)
LT&C
LT&C: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
Thứ sáu
07/01/2010
Làm văn 
TLV: Nghe-kể: Chàng trai làng Phù Ủng
Toán
Số 10000 - Luyện tập (tr97)
SHTT
Thứ hai, ngày 03/01/2010
Môn: tập đọc – kể chuyện
Tiết: 37-38 Bài: Hai Bà Trưng SGK:04
Thời gian: 80 phút
I.Mục tiêu:
a/ - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các CH trong SGK). Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
b/ KNS: Lắng nghe tích cực.- Tư duy sáng tạo. Đặt mục tiêu.- Đảm nhận trách nhiệm.- Kiên định.- Giải quyết vấn đề.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Tranh minh họa truyện trong SGK (phóng to –nếu có điều kiện)
 -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
- PP: Thảo luận nhóm, Đặt câu hỏi.- Trình bày 1 phút
III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Ổn định : Hát
2 / KTBC : GT sách TV tập hai
3/ Bài mới :
GV đọc mẫu :giọng đọc to, rõ, mạnh mẽ;nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của giặc;tả chí khí của Hai Bà Trưng
-a / Luyện đọc giải nghĩa từ 
+ Đọc từng câu 
-Theo dõi –uốn nắn
-Ghi bảng :ruộng nương, lập mưu, thuở xưa, ngút trời,võ nghệ.
+ Đọc từng đọan trước lớp 
Treo bảng phụ -HD cách đọc :Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hếtChúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai
Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu, khiến bao người thiệt mạng vihận ngút trờilên đánh đuổi quân xâm lược
-Đoạn 2: Bấy giờ ,/ ở huyện Mê Linh .tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị / Cha mất sớm / nhờ mẹ dạy dỗ / hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông .// 
Gợi ý giải nghĩa từ .
+ Đọc từng đọan trong nhóm . 
- Chia nhóm 4 HS đọc . Theo dõi HS đọc 
Nhận xét
b/Hướng dẫn tìm hiểu bài : Trả lời câu hỏi trong sgk. (Đặt mục tiêu.- Đảm nhận trách nhiệm.- Kiên định.- Giải quyết vấn đề.PP: Thảo luận nhóm.- Trình bày 1 phút)
c/ Luyện đọc lại 
- GV chọn đọc diễn cảm 1 đọan của bài
KỂ CHUYỆN 
1/ GV nêu nhiệm vụ 
2/ Hướng dẫn HS kể từng đọan câu chuyện theo tranh . (Lắng nghe tích cực,PP:
Đặt câu hỏi.- Trình bày 1 phút)
- GV nhắc HS chú ý : 
+ Để kể được những ý chính của mỗi đọan , các em phải quan sát tranh kết hợp với nhớ cốt truyện vì tranh vẽ nhiều khi không thể hiện hết ND của đọan , chỉ là gợi ý để kể .
- Gọi 4 HS lên bảng kể từng đọan . NX bổ sung lời kể của mỗi bạn ( về ý , diễn đạt )
+ Cho HS cả lớp kể theo nhóm 
HS lắng nghe và ghi nhớ 1 HS đọc đọan 3 
Vì Hai Bà yêu nước , thươnh dân căm thù quân giặc tàn bạo với nhân dân 
 Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp ..tiếng trống đồng vang dội 
1HS đọc đọan 4 
- Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ . Tô Định trốn về nước . Đất nước sạch bóng quân thù 
-Vì Hai Bà là người đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước 
2 HS đọc lại đọan văn 
1 HSđọc lại cả bài 
HS lắng nghe 
HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK .
Bốn HS tiếp nối nhau kể 4 đọan của câu chuyện theo tranh .
Cả lớp bính chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất , bạn nghe chăm chú và NX chính xác lời kể của bạn 
- HS kể theo nhóm .
- Đại diên nhóm lên bảng kể.
+2 HS lên bảng kể lại tòan bộ câu chuyện .
4/ Củng cố : Câu chuyện này giúp các em hiểu đựoc điều gì? (Tư duy sáng tạo.PP: Thảo luận nhóm, Trình bày 1 phút)
GDTT: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngọai xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta .
5/ Dặn dò 
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho bạn bè , người thân nghe ..
 Nhận xét tiết học.
Môn: toán
Tiết 91 Bài:Các số có bốn chữ số (tr91)
Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu:
- Biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.
- Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. Bài 1, bài 2 (cột 1 câu a, b), bài 3
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tấm bìa có chia ô vuông.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giới thiệu các số có bốn chữ số.
- Giáo viên đính 10 tấm bìa có 100 ô vuông.
100 ô x 10 tấm = 1000 ô vuông
Hàng thứ 2: 4 tấm, mỗi tấm 100 ô = 400 ô
Hàng thứ 3: 2 cột chục bằng 20 ô
3 ô vuông lẻ.
Giới thiệu hàng Hàng nghìn : 1 thẻ HCN
 Hàng trăm : 4 thẻ
 Hàng chục : 2 cột
 Đơn vị : 3 ô
Viết : 1423 ; Đọc: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
Tương tự : Giáo viên lấy một số VD cho học sinh đọc, viết.
 Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết (theo mẫu)
Viết : 5134
Đọc: Năm nghìn một trăm bốn mưoi ba.
Học sinh nêu miệng các bài còn lại. 
 Lớp và giáo viên nhận xét .
Bài 2(cột 1 câu a, b): Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số thích hợp vào ô trông kẻ sẵn như SGK.
Học sinh làm vào VBT.
Bài 3: Số?
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh điền số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Học sinh làm vào VBT.Chấm chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách đọc và viết các số có bốn chữ số.
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
Thứ ba, ngày 04/01/2010
Nghỉ tiêu chuẩn
Thứ tư, ngày 05/01/2010
Tiết 37 Môn: TN-XH
Bài: Vệ sinh môi trường (tiếp theo) SGK: 70-71
Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
a/Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định.
b/BVMT: Biết phân là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khoẻ con người và động vật.-Biết phân nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.- Biết một Vài biện pháp xử lí phân, hợp vệ sinh.- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
c/KNS: Kĩ năng quan sát, TK và XLTT để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các hình trang 70 - 71 SGK.PP: Chuyên gia.Thảo luận nhóm.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Quan sát tranh (Kĩ năng quan sát, TK và XLTT để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường PP: quan sát, thảo luận nhóm, Tranh luận)
* Mục tiêu: Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Quan sát cá nhân 
 Học sinh quan sát các hình trang 70, 71 sách giáo khoa.
Bước 2:
Giáo viên yêu cầu một số học sinh nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
Bước 3: Thảo luận nhóm - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã thấy ở địa phương.
	- Cần làm gì để tránh những hiện tượng trên?
	- Các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét và kết luận.
* Kết luận: Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi ( chó mèo, lợn, gà, trâu, bò,... ) phóng uế bừa bãi.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh.( Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.PP: điều tra, Chuyên gia, thảo luận nhóm)
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Từng cặp quan sát các hình 3, 4 trang 71 sách giáo khoa và trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
Bước 2: Thảo luận. Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Ở địa phương bạn thường có các loại nhà tiêu nào?
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?
* Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Giáo viên hệ thống lại bài học
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Môn: toán
Tiết 93 Bài:Các số có bốn chữ số ( TT )(tr95)
Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.Bài 1, bài 2, bài 3
II/ Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ kẻ bảng ở bài học sách giáo khoa trang 95.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giới thiệu các số có bốn chữ số, các trường hợp có chữ số 0.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số.
 + Dòng đầu: Ta phải viết số gồm 2 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị. Viết 2000, đọc: hai nghìn.
 Tương tự ta có bảng:
HÀNG
Viết số
Đọc số
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
2
0
0
0
2000
hai nghìn
2
7
0
0
2700
hai nghìn bảy trăm
2
7
5
0
2750
hai nghìn bảy trăm năm mươi
2
0
2
0
2020
hai nghìn không trăm hai mươi
2
4
0
2
2402
hai nghìn bốn trăm linh hai
2
0
0
5
2005
hai nghìn không trăm linh năm
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết (theo mẫu)
Học sinh đọc yêu cầu và làm vào vở bài tập tương tự như bảng trong sách giáo khoa.
Học sinh nêu kết quả bài tập. 
 Lớp và giáo viên nhận xét .
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm ( theo mẫu )
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Học sinh làm vào VBT.
Bài 3: Số?
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh điền số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Học sinh làm vào VBT.Chấm chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách đọc và viết các số có bốn chữ số.
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
Môn: chính tả
Tiết 37 Bài: CT Nghe-viết: Hai Bà Trưng SGK: 7
Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/b .
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết ND BT2, b ... .
a/ Luyện viết chữ hoa.
Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài L, Ô, Q, B, H, T, Đ.
Luyện viết chữ hoa N ( Ng,Nh), V, T( Tr)
 Giáo viên viết mẫu, kết hợp cách nhắc lại cách viết từng chữ.
Học sinh tập viết từng chữ O, Ô, Ơ, Q, T trên bảng con.
b/ Học sinh viết từ ứng dụng
Học sinh đọc từ ứng dụng: Lãn Ông
Giáo viên giới thiệu: Lãn Ông : Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ( 1720 – 1792 ) là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối đời nhà Lê. Hiện nay, một phố cổ của thủ đô Hà Nội mang tên Lãn Ông
-Học sinh tập viết trên bảng con: Lãn Ông 
c/ Luyện viết câu ứng dụng.
Học sinh đọc câu ứng dụng: ỔI Quảng Bá, cá Hồ Tây
 Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người. 
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ca dao
Học sinh tập viết trên bảng con các chữ: Ổi, Quảng, Tây
3/ Luy
Học sinh viết vào vở, giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, hướng dẫn viết đúng nét, độ cao và khoảng cách các con chữ. Trình bày câu ca dao theo đúng mẫu.
4/ Chấm, chữa bài: 
Chấm từ 12 - 15 bài.
Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: nhắc nhở học sinh luyện viết thêm ở nhà. Khuyến khích học sinh học thuộc câu ứng dụng.
Nhận xét tiết học.
Tiết 42 Môn: Chính tả
Bài: CT Nhớ-viết: Bàn tay cô giáo
SGK:29 thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT (2) a/b 
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết bài tập 2a.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1: Kiểm tra bài cũ
Gv kiểm tra hs thi tìm nhanh, viết đúng theo yêu cầu bài tập 2b.
 * GTB: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2: Dạy bài mới
 Hướng dẫn học sinh viết chính tả
 + Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Giáo viên đọc bài bàn tay cô giáo.
Hai học sinh đọc thuộc lòng bài thơ, cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiện tượng chính tả:
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
 +Chữ đầu dòng viết như thế nào?( Viết hoa )
 + Các chữ đầu dòng thơ đều cách lề vở như thế nào? ( 2 hoặc 3 ô )
Hs đọc lại bài thơ, tự viết những chữ dễ mắc lỗi: thoắt, mềm mại, toả, dập dền, lượn,..
 + Hướng dẫn học sinh viết bài
 Cho học sinh ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 Hs đọc lại 1 lần bài thơ trong sách giáo khoa để ghi nhớ.
 Học sinh tự nhớ và viết vào vở.
Chấm, chữa bài.
+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
 + Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài tập 2a: trí thức, chuyên, trí óc, chữa bệnh, chế tạo, chân tay, trí thức, trí tuệ.
 2b: ở đâu, cũng, những, kĩ sư, kĩ thuật, kĩ sư, sản xuất, xã hội, bác sĩ, chữa bệnh.
Chấm, chữa bài.
 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau.
Nhận xét tiết học.
Tiết 104 Môn: Toán
Bài: Luyện tập chung (tr106)
SGK: Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Biết cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10000.
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. Bài 1 (cột 1, 2), bài 2, bài 3, bài 4 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết sẵn BT1.
-Mỗi hs 8 htg.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Hoạt động 1:Trò chơi : Truyền điện.
GV treo bảng phụ viết sẵn bài tập 1 ( cột 1,2), hs cùng thực hiện bằng trò chơi truyền điện.
-GV kết hợp viết kết quả vào bảng.
HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài tập.
 GV nhận xét.
 2/Hoạt động 2: Củng cố về các phép tính cộng , trừ ; tìm thành phần chưa biết .
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập .
HS làm vào vở sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra và sửa bài.
Bài 3: HS đọc bài toán , nêu hướng giải.
HS nêu hướng giải :
+Tìm số cây trồng thêm : 948 : 3 = 316 ( cây )
+Tính tất cả số cây trồng được : 948 + 316 = 1264 ( cây )
-HS làm vào vở.
Bài 4: HS làm bảng con từng phần.
Củng cố dặn dò:
-HS nhắc lại kiến thức vừa học
-Nhận xét tiết học.
Tiết 21 Môn: LT&C
Bài: LT&C: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
SGK: 26 Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu:
- Nắm được 3 cách nhân hoá (BT2).- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
- Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT4 a/b).
HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT4.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Ba băng giấy kẻ bảng trả lời bài tập 1. Bảng phụ viết 3 câu văn ở bài tập 3.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1: 
	+ Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Ông trời bật lửa.
	+ Hai, ba học sinh đọc lại. Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
b/ Bài tập 2(a,b): Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng những cách nào?
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. 
- Học sinh đọc thầm lại bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá.
+ Có 6 sự vật được nhân hoá: mặt trời, mây, trăng, sao, đất, mưa, sấm.
- Học sinh đọc thầm lại gợi ý a, b, c, trả lời ý 2 của câu hỏi:
- Học sinh làm vào vở bài tập. 3 hs làm trên giấy khổ lớn. Lời giải:
Tên các sự vật được nhân hoá
Cách nhân hoá
a/ Các sự vật được gọi bằng
b/ Các sự vật được tả bằng những từ ngữ
c/ Tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?
Mặt trời
ông
bật lửa
Mây
chị
kéo đến
Trăng sao
trốn
Đất
nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước
Mưa
xuống
nói với mưa thân mật như với một người bạn:
Xuống đi nào, mưa ơi!
Sấm
ông
vỗ tay cười
- Qua bài tập trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật?
	+ Ba cách nhân hoá: Gọi sự vật bằng từ dùng để chỉ người: ông, chị;Tả sự vật bằng từ dùng để tả người: bật lửa, kéo đến, trốn, nóng lòng, chờ đợi,...; Nói với sự vật thân mật như nói với con người: Gọi mưa xuống thân ái như gọi một người bạn.
c/ Bài 3: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Ở đâu?”
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên và cả lớp chốt lại lời giải đúng.
Lời giải:
a/ Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
b/ Ông học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c/ Để tưởng nhớ công lao to lớn của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông Ở quê hương ông.
Bài tập 4: Trả lời câu hỏi
Học sinh đọc yêu cầu bài, nhẩm câu trả lời, phát biểu ý kiến. Ví dụ:
a/ Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu..
b/ Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sốngở trong lán.
c/ Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuỏi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt.
Thứ sáu, ngày 21/01/2011
Tiết 21 Môn: TLV
Bài: TLV: Nói về trí thức. Nghe-kể: Nâng niu từng hạt giống
SGK: 20 Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1).
- Nghe-kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn các câu hỏi gợi ý kể chuyện.
Tranh minh hoạ trong SGK.Vài hạt thóc.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :Gv gọi 3 hs đọc bảng báo cáo hoạt động của tổ trong tháng qua.
GTB:Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Dạy bài mới.
 * Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài tập 1:
Một học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
 - Một học sinh làm mẫu tranh 1: Người trí thức trong tranh 1 là một bác sĩ. Bác đang khám và chữa bệnh cho một cậu bé.
 - Học sinh quan sát tranh, trao đổi ý kiến theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày - Giáo viên và cả lớp nhận xét.
 +Tranh 2: Kĩ sư cầu đường
 +Tranh 3: Giáo viên
 +Tranh 4: Nhà nghiên cứu khoa học.
Bài tập 2: 
 - Học sinh nghe kể chuyện
 - Học sinh đọc yêu cầu và các gợi ý như sgk
- Gv kể chuyện lần 2dựa vào tranh. Nêu câu hỏi- Hướng dẫn HS TL câu hỏi:
 a/Mười hạt giống quý.
b/Vì lúc ấy trời rét. nếu đem gieo, hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết.
c/ Ông chia hạt giống ra làm hai phần. Năm hạt đem gieo ở phòng thí nghiệm. Năm hat kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ ấm trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho lúa nảy mầm.
Giáo viên kể lần 3. Học sinh theo dõi.
Một học sinh giỏi kể lại chuyện- Từng cặp tập kể cho nhau nghe.
Bốn học sinh nhìn bảng đã viết các gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện.
Cả lớp và Giáo viên nhận xét. Bình chọn người kể hay.
.3/ Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện
Nhận xét tiết học.
Tiết 105 Môn: Toán 
Bài: Tháng - Năm (tr107)
Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
- Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch. Dạng bài 1, bài 2 (sử dụng tờ lịch cùng với năm học)
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tờ lịch năm 2010.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Hoạt động 1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
-GV treo tờ lịch năm 2010 lên bảng và giới thiệu : Đây là tờ lịch năm 2008. Lịch ghi các tháng trong năm 2010 , ghi các ngày trong từng tháng .
-HS quan sát tờ lịch, gv hỏi : Một năm có bao nhiêu tháng ? Là những tháng nào ?
-HS nêu , gv ghi bảng :
+Một năm có 12 tháng là : Tháng Một , tháng Hai  tháng Mười hai.
-Vài hs nêu lại .
-GV hướng dẫn hs quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch năm 2008 hỏi : Tháng 1 có bao nhiêu ngày ? (31 ngày). GV ghi bảng.
-HD tương tự để hs tự nêu số ngày trong từng tháng . Riêng tháng 2, sau khi hs nêu gv lưu ý : Tháng 2 có năm 28 ngày nhưng cũng có năm 29 ngày .
-HS nhắc lại số ngày trong từng tháng.
 2/Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:HS hỏi , đáp theo từng cặp.
-Vài cặp hs hỏi , đáp trước lớp , gv hỏi thêm :
+Tháng 2 năm nay có bao nhiêu ngày ?
+Tháng 4 năm nay có bao nhiêu ngày ?
+Tháng 8 năm nay có bao nhiêu ngày ?
Bài 2: HS tự xem tờ lịch năm 2005 để trả lời các câu hỏi của bài .
Củng cố dặn dò:
-HS nhắc lại các tháng trong năm.
-Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT TUẦN 20
Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua.
Giáo viên nhận xét, đánh giá các hoạt đông của tuần qua:
1/ Hạnh kiểm
-Các em lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè: 
- Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng tóc cắt ngắn.
2/ Học lực:
- Các em có ý thức trong học tập
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
Đi học đầy đủ, đúng giờ..
3/ Công tác khác:
Cần có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
Lao động dọn vệ sinh sân trường tương đối đạt.
4/ Phương hướng :
Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
Tăng cường việc kiểm tra bài trên lớp.
Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp.
Cần bảo đảm an toàn giao thông trên đường đi học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19.doc