Giáo án Tổng hợp các môn học khối 3 - Tuần 23, 24

Giáo án Tổng hợp các môn học khối 3 - Tuần 23, 24

Tiết45-46: Môn: TĐ & KC

Bài: Nhà ảo thuật

SGK: 41-42 thời gian: 80 phút

I.Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.- Hiểu ND: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em (trả lời được các CH trong SGK).

- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. HS khá, giỏi kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô-phi hoặc Mác.

II/ Đồ dùng dạy học:

Gv: Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Tập đọc

 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.

2/ Bài mới: GTB

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

HĐ1 : Luyện đọc

 - Luyện đọc câu

 + Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong mỗi đoạn.

 * Giáo viên đi đến giúp học sinh yếu và hướng dẫn các em cách đọc.

+ Ghi các từ học sinh phát âm sai khi đọc.hd hs đọc từ khó.

- Luyện đọc đoạn:

 + Học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài ( 1 đến 2 lần ).

+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc.

- Giải nghĩa từ mới ở mục I

+ Học sinh đọc từng cặp.

+ Bốn học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.

+ Một học sinh đọc cả bài.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học khối 3 - Tuần 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Ngaøy
Moân
Baøi daïy
Thứ hai
07/02/2011
(bù vào ngày 29/01/2011)
Tập đọc
TĐ: Nhà ảo thuật
KC
Nhà ảo thuật
Toán
Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp theo) (tr115)
Thứ ba
08/02/2011
NGHỈ TIÊU CHUẨN
Thứ tư
09/02/2011
TN&XH
Lá cây
Toán
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tr117)
Chính tả
CT Nghe-viết: Nghe nhạc
Đạo Đức
Tôn trọng đám tang
SHTT
ATGT: Con đường an toàn đến trường.
Thứ năm
10/02/2011
Tập viết
TV: Ôn chữ hoa Q
Chính tả
CT Nghe-viết: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
Toán
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo) (tr118)
LT&C
LT&C: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
Thứ sáu
11/02/2011
Làm văn
TLV: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
Toán
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo) (tr119)
SHTT
Thứ hai, ngày 07/02/2011 
( dạy bù vào ngày thứ bảy 29/01/2011)
Tiết45-46: Môn: TĐ & KC
Bài: Nhà ảo thuật 
SGK: 41-42 thời gian: 80 phút
I.Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.- Hiểu ND: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em (trả lời được các CH trong SGK).
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. HS khá, giỏi kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô-phi hoặc Mác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tập đọc 
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
2/ Bài mới: GTB
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
HĐ1 : Luyện đọc 
 - Luyện đọc câu
 + Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong mỗi đoạn.
 * Giáo viên đi đến giúp học sinh yếu và hướng dẫn các em cách đọc.
+ Ghi các từ học sinh phát âm sai khi đọc.hd hs đọc từ khó.
Luyện đọc đoạn: 
 + Học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài ( 1 đến 2 lần ).
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. 
- Giải nghĩa từ mới ở mục I
+ Học sinh đọc từng cặp.
+ Bốn học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
+ Một học sinh đọc cả bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 sách giáo khoa trang 41.
Trả lời:
1/ Vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé. 
2/ Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lĩnh kỉnh đến rạp xiếc.
3/ Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn nhờ chú trả ơn.
4/ Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: một cái bánh bỗng biến thành hai; các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra; một chú thỏ trắng mắt hồng bỗng nằm trên chân Mác.
5/ Chị em Xô-phi đã được xem ão thuật ngay tại nhà.
TIẾT 2:
HĐ 3: Luyện đọc lại:
+ Giáo viên đọc lại toàn bài. Hướng dẫn học sinh cách đọc.
+ Vài em đọc lại bài
+ Bốn em nối tiếp đọc 4 đoạn.
+ Học sinh phân vai đọc lại câu chuyện.
+ Thi đua giữa các nhóm - Lớp bình chọn bạn đọc hay.
KỂ CHUYỆN 
HĐ 1: Kể chuyện	
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn câu chuyện Nhà ảo thuật, kể lại câu chuyện theo lời Xô-phi hoặc Mác. 
2. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
 - Học sinh quan sát tranh, nhận ra nội dung từng tranh.
 - Giáo viên nhắc học sinh: khi nhập vai, em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó; lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó.
- Một hs khá nhập vai Xô-phi hay Mác kể mẫu 1 đoạn của truyện theo tranh.
*Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ
- Từng nhóm 4 em kể lại câu chuyện. Các nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp và giáo viên bình chọn nhóm kể hay nhất.
- Một học sinh kể toàn bộ câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc Mác.
3/ Củng cố, dặn dò:
Gọi học sinh nêu ý nghĩa của câu chuyện như mục I
Khuyến khích học sinh về tập kể lại.
Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
Tiết 111 Môn: Toán
Bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp theo) (tr115)
Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
- Vận dụng trong giải toán có lời văn. Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 
II/ Đồ dùng dạy học:bảng phụ 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
2/ Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3
- Giáo viên nêu vấn đề: Đặt tính rồi tính 1427 x 3 = ?
- Hs nêu quy trình thực hiện tính nhân dọc: Nhân thứ tự từ phải sang trái.
- Cách thực hiện:
1427	* 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2.
x 3	* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8.
4281	* 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
 * 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4
- Kết luận: 1427 x 3 = 4281. Giáo viên cho học sinh nhắc lại:
Giáo viên lấy thêm vài ví dụ cho học sinh thực hiện
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính 
Cho hs tự làm bài rồi chữa bài. Gv giúp đỡ những hs yếu biết cộng thêm “ số nhớ” vào kết quả lần nhân tiếp theo.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Cho học sinh đặt tính rồi tính. Giáo viên cho học sinh nêu lại cách đặt tính.
- Học sinh làm vào vở bài tập. Chấm, chữa bài.
Bài 3: Bài toán - Học sinh đọc đề toán. 
Giáo viên hướng dẫn, học sinh làm vào vở bài tập.
Giải:
Hai xe như thế thì chở được số gạch là:
1715 x 2 = 3430 ( viên gạch )
 Đáp số: 3430 viên gạch
Bài 4: Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chu vi hình vuông, rồi tự làm bài.
	Chấm, chữa bài.
Giải:
Chu vi khu đất hình vuông là:
1324 x 4 = 5296 ( m )
Đáp số: 5296 m
 3/ Củng cố, dặn dò: - Học sinh nêu lại cách thực hiện phép nhân.
 Xem bài sau. Nhận xét tiết học
Thứ ba, ngày 08/02/2011
Nghỉ theo tiêu chuẩn
Thứ tư, ngày 09/02/2011
Tiết 45 Môn: TN-XH
Bài: Lá cây
SGK: 86-87 Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
- Biết được sự đa dạng về hình dáng, độ lớn và màu sắc của lá cây. Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban nàgy dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các hình trang 86 - 87 SGK.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
2/ Bài mới: GTB
HĐ 1: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây.
 - Nêu được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp
 Gv yêu cầu hs qs các hình 1, 2, 3, 4 trang 86 - 87 SGK và thảo luận theo gợi ý:
 + Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.
 + Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được
Bước 2: Làm việc cả lớp
	Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít có màu đỏ hoặc màu vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá; trên phiến lá có gân lá.
HĐ 2: Làm việc với vật thật
* Mục tiêu: Phân loại các lá cây sưu tầm được.
* Cách tiến hành: 
 Gv phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 , nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các lá cây và đính vào giấy theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau.
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp.
Bình chọn nhóm sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp và nhanh.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 Các nhóm trình bày nội dung vừa thảo luận, lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung.
 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Giáo viên hệ thống lại bài học
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Tiết: 113 Môn Toán
 Bài: Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tr117)
Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết, thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. Bài 1, bài 2, bài 3
II/ Đồ dùng dạy học: bảng phụ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới: 
HĐ 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia:
Giáo viên nêu vấn đề: 6369 : 3 = ?
Học sinh đặt tính rồi tính. Quy trình thực hiện:
- Chia lần lượt từ trái qua trái sang phải hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ.
- Cách thực hiện: Lần 1
	* 6 chia 3 được 2( chữ số đầu tiên ở hàng cao nhất của thương )
	* 2 nhân 3 bằng 6, ( tích riêng thứ nhất )
	* 6 trừ 6 bằng 0 ( số dư của lần chia thứ nhất )
 * Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết.
HĐ 2: Hướng dẫn thực hiện phép chia 1276 : 4
Tương tự như trên - Gv cho hs thực hiện như SGK. Chú ý hs thực hiện chia lần đầu phải lấy hai chữ số mới đủ chia: 12 chia 4 được 3.
HĐ 3: Thực hành
Bài 1: Tính. Rèn luyện cách chia
	Gv giúp đỡ những hs còn lúng túng trong khi làm phép tính.
Cho hs tự làm bài rồi chữa bài. Hs đọc lại phép tính trên bảng con
Bài 2: Bài toán: Hs đọc đề toán. 
Giáo viên hướng dẫn, học sinh làm vào vở bài tập.
Chấm, chữa bài.
Giải:
Số lít dầu của mỗi thùng là:
1696 : 8 = 212( lít )
 Đáp số: 212 lít
Bài 3: Tìm x: Học sinh nêu cách tìm một thừa số chưa biết của phép nhân. 
Làm vào vở bài tập.
	Chấm, chữa bài.
 3/ Củng cố, dặn dò: Học sinh nêu lại cách thực hiện phép chia.
 Xem bài sau.	
 Nhận xét tiết học
Tiết: 45 Môn Chính tả
Bài: CT Nghe-viết: Nghe nhạc
SGK: 33 Thời gian: 40 phútI
I.Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. - Làm đúng BT (2) a/b 
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1: Bài cũ: học sinh viết lại các từ viết sai ở bài trước.
2/ Bài mới: GTB
 * Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Giáo viên đọc một lần bài Nghe nhạc. 
- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả: 
+ Bài thơ kể chuyện gì? ( Bé Cương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc. Tiếng nhạc làm cho cây cối cũng lắc lư, viên bi lăn tròn rồi nằm im ).
+ Những chữ nào trong bài cần viết hoa? ( Những chữ đầu mỗi câu, đầu dòng thơ, tên riêng của người )
Hs tự nêu các từ dễ viết sai, gvhd hs viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai.
Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
Chấm, chữa bài.
+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
 * Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài 2a/ b: Điền vào chỗ trống ut/uc: 
Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn - Học sinh làm VBT
+ ông bụt, bục gỗ
+ chim cút, hoa cúc.
 3: Củng cố, dặn dò.
Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau.
Nhận xét tiết học.
Tiết 23 Môn: Đạo đức
Bài: Tôn trọng đám tang
Thời gian: 30 phút
I.Mục t ... ết hoa R, tên riêng Phan Rang và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
2/ Dạy bài mới. GTB: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 * Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
a/ Luyện viết chữ hoa.
Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài P ( Ph ), R..
Giáo viên viết mẫu, kết hợp cách nhắc lại cách viết từng chữ.
Học sinh tập viết từng chữ R và chữ P trên bảng con.
b/ Học sinh viết từ ứng dụng
Học sinh đọc từ ứng dụng: Phan Rang. 
Giáo viên giới thiệu: Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận.
- Học sinh tập viết trên bảng con: Phan Rang.
c/ Luyện viết câu ứng dụng.
Học sinh đọc câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy đi cày
 Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu. 
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ca dao
Học sinh tập viết trên bảng con các chữ: Rủ, Bây.
 Luyện viết vào vở tập viết
Học sinh viết vào vở, giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, hướng dẫn viết đúng nét, độ cao và khoảng cách các con chữ. Trình bày câu ca dao theo đúng mẫu.
 Chấm, chữa bài: 
Chấm từ 12 - 15 bài.
Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
 3/ Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: nhắc nhở học sinh luyện viết thêm ở nhà. Khuyến khích học sinh học thuộc câu ứng dụng.
Nhận xét tiết học.
Tiết 48 Môn: Chính at3
Bài: CT Nghe-viết: Tiếng đàn
SGK: 56 Thời gian: 40 phútI
I.Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) b 
II/ Đồ dùng dạy học: 
Ba phiếu viết nội dung bài tập 2b.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1: Bài cũ: học sinh viết 4 từ viết chứa tiếng bắt đầu bằng s/x.
GTB: gv nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 2: Dạy bài mới
 + Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Giáo viên đọc một lần đoạn văn Tiếng đàn.
- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Học sinh nêu nội dung đoạn văn ( Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn ).
Học sinh tự nêu các từ dễ viết sai, giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai.
Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
Chấm, chữa bài.
+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài 2 b: Tìm các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi/ thanh ngã.
Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn - Học sinh làm VBT
 3 học sinh lên bảng thi viết nhanh lời giải, giáo viên và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Mang thanh hỏi
đủng đỉnh, thủng thỉnh, rủng rỉnh, lủng củng, tủm tỉm, chủng chẳng, thỉnh thoảng, bẩn thỉu, hể hả,...
- Mang thanh ngã
rỗi rãi, võ vẽ, vĩnh viễn, bổ bã, dễ dãi,...
 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau.
Nhận xét tiết học.
Tiết 119 Môn: Toán
Bài: Luyện tập(trg: 122)
SGK: Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
Biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học. Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a, b)
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
HĐ 1: Thực hành
Bài 1: Viết ( theo mẫu )Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Học sinh làm vào VBT.
Chấm, chữa bài tập.
Bài 2: Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng.
Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn mẫu . 
Học sinh làm vào vở bài tập .
Chấm chữa bài. Cho học sinh nhìn vào mặt đồng hồ rồi đọc.
Bài 3: a/ Đúng ghi Đ, sai ghi S: Học sinh đọc đề bài và tự làm vào vở bài tập.
	b/ Dùng 5 que diêm có thể xếp được những số La Mã.
	Học sinh đọc yêu cầu, tự làm rồi chữa bài.
Chấm chữa bài. Có thể xếp được những số: VIII, XIV, XVI.
Bài 4(a,b): Trò chơi: Dùng 6 que diêm xếp thành số chín ( IX ). Sau đó nhấc ra 2 que diêm rồi xếp lại để được số IX, số XI.
	Thi đua giữa các nhóm, nhóm nào thực hiện nhanh nhóm đó thắng.
3/ Củng cố, dặn dò	 
Hệ thống lại bài.
 Nhận xét tiết học
Tiết 24 Môn: LT&C
Bài: LT&C: Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy
SGK: 53 Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1).
- Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: bảng phụ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1: Em hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ:
	+ 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa
	Làm bài cá nhân. 2 học sinh làm bài trên phiếu, trình bày kết quả. Cả lớp và giáo viên trao đổi, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	Cả lớp làm vào vở bài tập theo lời giải đúng.
a/ Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà quay phim, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà tạo mốt,...
b/ Chỉ các hoạt động nghệ thuật
đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, viết kịch, nặn tượng, quay phim. thiết kế công trình kiến trúc,...
c/ Chỉ các môn nghệ thuật
điện ảnh, kịch nói, chèo tuồng, cải lương, ca vọng cổ, hát, xiết, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, múa, thơ, văn,...
b/ Bài tập 2: Em đặt dâu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau:
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. 
- Học sinh suy nghĩ trao đổi, làm bài tập. 
- 3 học sinh lên bảng thi làm vào 3 tờ phiếu.
- Học sinh phát biểu ý kiến, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải:
Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,... đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp chúng ta nâng cao hiêủ biết và góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
3/ Củng cố, nhận xét, dặn dò.
 - Cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt.
Tập áp dụng biện pháp nhân hoá
- Giáo viên nhận xét tiết học
Thứ sáu, ngày 18/02/2011
Tiết 24 Môn: TLV
Bài: TLV: nghe kể về người bán quạt may mắn
SGK: 48 Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
Nghe-kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý .
III.Các hoạt động dạy học :
Thầy
Trò
Kiểm tra bài cũ :
- Gọi họs sinh lên đọc bài viết về 1 buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem .
- Gọi học sinh nhận xét
Giáo viên nhận xét cho điểm .
Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Trong tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ nghe – kể câu chuyện “Người bán quạt may mắn” và tập kể lại câu chuyện này .
Hướng dẫn học sinh nghe- kể :
Bài 1 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và gọi ý 
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nói sơ về nội dung bức tranh .
 - Giáo viên kể chuyện 1 lần và hỏi :
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ? 
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
Giáo viên kể lại lần 2 , 3
Giáo viên yêu cầu học sinh tập kể trong nhóm .
Gọi đại diện các nhóm lên thi kể .
Gọi học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét cách kể của từng học sinh và hỏi :
+ Qua câu chuyện này , em biết gì về Vương Hi Chi ?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
- Giáo viên chốt ý .
- Giáo viên và học sinh bình chọn bạn kể hay, chính xác và đầy đủ ý .
2 Củng cố – dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho hay 
- Chuẩn bị “Tuần 25”
Hai học sinh lên đọc bài viết của mình.
 - Học sinh nhận xét
 - Học sinh lắng nghe .
- Đọc yêu cầu và gợi ý
- Học sinh nêu : Bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt.
- Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi , phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn.
- Ông Vương Hi Chi viết chữ , đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão .Chữ ông đẹp , nổi tiếng , nhận ra chữ ông , mọi người sẽ mua quạt 
- Vì mọi người nhận ra nét chữ , lời thơ của Vhương Hi Chi trên quạt . Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá.
- Học sinh chú ý lắng nghe 
- học sinh tập kể trong nhóm 
- Đại diện các nhóm lên thi kể 
- Học sinh nhận xét
- Học sinh trả lời 
+ Vương Hi Chi là một người có tài và và nhân hậu , biết cách giúp đỡ người nghèo khổ .
+ Học sinh trả lời tự do .
Tiết 120 Môn: Toán 
Bài: Thực hành xem động hố(tr:123)
Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
Nhận biết được về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút. Bài 1, bài 2, bài 3
II/ Đồ dùng dạy học: 
Đồng hồ thật.
Mặt đồng hồ bằng nhựa.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
2/ Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút )
Giáo viên giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ ( đặc biệt giới thiệu các vạch chia phút ) 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? ( 6 giờ 10 phút ).
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định vị trí kim ngắn trước, sau đó là kim dài.
+ Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một ít, như vậy là hơn 6 giờ.
+ Kim dài ở vạch nhỏ thứ ba sau số 2. Tính từ vạch ghi số 12 đến vị trí hiện tại của kim dài, được 13 phút. Do đó đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút.
- Tương tự, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ đồng hồ thứ ba để học sinh nêu được thời điểm theo hai cách ( 6 giờ 56 phút, 7 giờ kém 8 phút ).
 HĐ2: Thực hành
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Học sinh nêu yêu cầu, giáo viên hướng dẫn làm bài đầu, các bài sau học sinh tự làm.
Bài 2: Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện
Học sinh thực hiện trên đồng hồ mô hình.
Giáo viên và cả lớp nhận xét sửa chữa.
Bài 3: Nối ( theo mẫu )
Học sinh đọc yêu cầu, nêu cách thực hiện.
Học sinh làm vào vở bài tập.
Chấm, chữa bài tập. 
3Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách đọc thời gian trên mặt đồng hồ.
 Xem bài sau; Nhận xét tiết học
SINH HOẠT TUẦN 24
Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua.
Giáo viên nhận xét, đánh giá các hoạt đông của tuần qua:
Chuẩn bị cho tập văn nghệ chưa tốt.
Một số hS chưa tích cực trong việc tham gia hoạt động của lớp 
Gv nhắc HS chuẩn bị văn nghệ 26/03.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan23-24.doc