Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 11

Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 11

Tập đọc CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I/ Mục đích yêu cầu :

+ Hiểu các từ khó trong bài:săm soi,cầu viện. Hiểu nội dung bài:Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

+Đọc đúng các từ ngữ,tiếng khó:rủ rỉ,leo trèo,cây quỳnh,ngọ nguậy.Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơi đúng theo cụm từ,từng dòng,nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả.Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc của từng nhân vật.

+Giáo dục các emý thức bảo vệ môi trường xung quanh và trong gia đình.

II/ Chuẩn bị:

 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 11 
Thứ hai ngày tháng 11 năm 2006
HĐTT 
Tập đọc 
Toán 
Khoa học Kểchuyện
Trưng bày sản phẩm học tốt chào mừng ngày 20.11
Chuyện một khu vườn nhỏ
Luyện tập
Ôn tập :Con người và sức khoẻ .
Người đi săn và con trai
Tập đọc CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I/ Mục đích yêu cầu :
+ Hiểu các từ khó trong bài:săm soi,cầu viện. Hiểu nội dung bài:Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
+Đọc đúng các từ ngữ,tiếng khó:rủ rỉ,leo trèo,cây quỳnh,ngọ nguậy.Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơi đúng theo cụm từ,từng dòng,nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả.Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc của từng nhân vật.
+Giáo dục các emý thức bảo vệ môi trường xung quanh và trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu chủ điểm
-Giáo viên gọi học sinh nêu nợi dung của chủ điểm
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Câu chuyện của hai ông cháu bạn Thu nói lên điều gì.Bài hôm nay giúp các em hiểu về điều đó.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD luyện đọc:
+Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
+Yêu cầu học sinh luyện đọc nối tiếp,giáo viên chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm,ngắt giọng cho học sinh
+Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú giải
+Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
+Gọi 1HS đọc toàn bài trước lớp.
+Gv đọc toàn bài định hướng cho HS:Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng,nhấn giọng những từ gợi tả.
w HĐ2: HD tìm hiểu bài.
+Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
-Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
-Mỗi loài hoa trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?
-Bạn Thu chưa vui điều gì?
-Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
+Bài văn nói lên điều gì?
w HĐ3: HD luyện đọc diễn cảm .
+Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
+GV hỏi học sinh giọng đọc phù hợp cho bài ?
+GV hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn .
- GV đọc mẫu đoạn 3một lần và yêu cầu học sinh tìm các từ cần nhấn giọng,các chỗ cần nghỉ hơi.
+Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp đoạn 3
+Cho 3HS thi đọc diễn cảm đoạn3 theo vai 
-GV nhận xét ,kết luận.
+3Học sinh nêu:Giữ lấy màu xanh
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài..
+3Học sinh đọc thành tiếng nối tiếp nhau. 
+ 3 học sinh luyện đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
+1HS đọc phần chú giải trong SGK.
+Học sinh luyện đọc nhóm 2 .
+1HS đọc thành tiếng trức lớp,cả lớp đọc thầm theo.
-HS chú ý lắng nghe.
+Học sinh đọc thầm đoạn 1,thảo luận nhóm 4 và trả lời.
-Để được ngắm nhìn cây cối và nghe ông giảng về các loại hoa
-Cây quỳnh lá dày,giữ được nước.Hoa ti gôn thò những cái râu ngọ nguậy.Cây đa ấnđộ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt..
-Thu chưa vui vì bạn Hằng nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
-Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên,cây cối,chim chóc.Chăm sóc cho từng loại cây rất tỉ mỉ.
+Nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh mình.
+HS nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn.
Đọc với giọng xúc động thể hiện niềm tự hào.
+HS theo dõi cách đọc.
+2HS cùng bàn ngồi luyện đọc theo cặp.
+HS nhận xét bạn đọc.
+3em đọc trước lớp,lớp theo dõi nhận xét.
 3. Củng cố: Gíao viên nhận xét,củng cố tiết học.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà học chuẩn bị bài:Tiếng vọng.
 -----------------------------------------------------------------
Toán LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu:+ Học sinh củng cố cách thực hiện tính tổng nhiều số thập phân như cộng hai số thập phân.So sánh và giải các bài toán liên quan đến cộng nhiều STP.
+ Các em biết áp dụng kĩ năng sử dụng các tính chất của phép cộng các số thập phân vào việc luyện tập cộng nhiều số thập phân theo cách thuận tiện nhất.
+ GD học sinh tính cẩn thận trong học, làm toán.
II/ Chuẩn bị : 
III/ Hoạt động dạy – học: 
1.Kiểm tra bài cũ: GV cho 1học sinh lên bảng làm lại bài 3 ở nhà.
-GV đánh giá,nhận xét.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Các em đã được học cách thực hiện phép cộng nhiều số thập phân.Hôm nay chúng ta cùng thực hành về phép cộng nhiều STP.
b) Dạy bài mới: 
w HĐ1: Nội dung bài học.
Ÿ Muốn cộng nhiều số thập phân với nhau ta làm thế nào?
w HĐ2: Luyện tập.
+ Cho HS đọc đề bài và nêu cách đặt tính,thực hiện phép tính.
-yêu cầu học sinh tự làm bài
+ HD học sinh nhận xét.
+Gv đánh giá nhận xét chung
+ Cho HS đọc yêu cầu và làm bài tập 2.
+Cho HS tự làm bài.
+GV nhận xét cách đặt tính và thực hiện phép tính của học sinh.
+ HD học sinh giải bài 4
+Cho HS đọc yêu cầu của bài và tự làm
+ Bao quát, chấm bài học sinh.
+ Nhận xét, sửa bài.
+1HS lên làm bài tập 3 ở nhà
-lớp theo dõi nhận xét
+HS chú ý lắng nghe để xác định nội dung bài học.
+ Theo dõi, đọc nhẩm.
+ Phát biểu như cách trình bày của SGK.
-Ta đặt số hạng này dưới số hạnh kia sao cho các đơn vị thẳng cột,các dấu phẩy thẳng cột,cộng như cộng số tự nhiên
+1HS nêu yêu cầu
+ 4 em lên bảng,lớp làm vào vở.
 15,32 27,05 
+ 41,69 + 9,38 
 8,44 11,23 
 65,45 47,66 
+ Nhận xét.
+ 1 em lên bảng làm bài,lớp làm vào vở
4,68+6,03+3,97 6,9+8,4+3,1+0,2
=4,68+10 =(6,9+3,1)+(8,4+0,2)
=14,68 =10 + 8,6=18,6
+HS tóm tắt và giải bài toán
Ngày thứ hai dệt được:28,4+2,2=30,6(m)
Ngày thú ba dệt được: 30,6+1,5=32,1(m)
Cả ba ngày dệt được :28,4+30,6+32,1=91,1(m
3. Củng cố Muốn cộng nhiều số thập phân ta làm thế nào?
4. Dặn dò: Dặn học sinh về ôn bài làm bài 3. Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
 Khoa học: ÔN TẬP:CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE tt)
I. Mục tiêu: 
- Xác định và vẽ được sơ đồ thể hiện cách phònh tránh cácbệnhsốt rét,xuất huyết não.viêm não,viêm gan A,HIV/AIDS
-Kĩ năng tổng hợp kiến thức và trình bày lưu loát nội dung cách phòng tránh các bệnh.
- Giáo dục học sinh bảo vệ sức khỏe và an toàn cho bản thân và cho mọi người.
II. Chuẩn bị: 
Các sơ đồ trang 43 / SGK. Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Bài cũ: 
+Gọi HS nêu đặc điểm của tuổi dậy thì?.
® Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Ôn tập: Con người và sức khỏe(tt).
b.Dạy bài mới:
v	Hoạt động 1: Phòng tránh các bệnh
+Cho HS làm việc theo nhóm 4.
+Cho từng nhóm lên vẽ sơ đồ và trình bày cách phòng tránh các bệnh.
-Giáo viên đánh giá và chốt nội dung bài.
 v Hoạt động 2: Trò chơi “Ô chữ kì diệu
Giáo viên tổ chức cho HS tham gia trò chơi bằng cách ;Đưa ra một ô chữ gồm 15 ô hàng ngang,mỗi ô chữ hàng ngang là nội dung kiến thức đã học kèm theogợi ý.
Khi GV đọc gợi ý cho các hàng,các nhóm chơi phải phất cờ để giành quyền trả lời.Nhóm thắng cuộc là nhóm giành được nhiều điểm nhất.
-Cho HS chơi. 
+Gv theo dõi và đánh giá nhận xét
-2Học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời.
-HS nhận xét.
+HS chú ý lắng nghe
+HS thảo luận nhóm 4 nội dung theo yêu cầu
Vẽ lại sơ đồ và đánh dấu cách phòng tránh các bệnh;sốt rét,sốt xuất huyết,viêm não,viêm gan A,HIV/AIDS
Tổng vệ sinh,khơi thông cống rãnh,nước đọng
-Cá nhân trình bày với các bạn trong nhóm sơ đồ của mình.
Diệt muỗi
Bọ gậy
Ví dụ: 
Phòng bệnh sốt rét
Chống muỗi đốt,mắc màn khi ngủ
Uống thuốc phòng bệnh
Các bạn bổ sung.
+HS chia làm nhóm 4 và tham gia trò chơi.
Ví dụ:Đây là bệnh nguy hiểm lây qua đường tiêu hóa mà chúng ta vừa học(Viêm gan A)
-HS nhận xét ,tuyên dương các nhóm có điểm số cao.
3.Củng cố:Nhận xét tiết học,tuyên dương những nhóm có phần trình bày tốt.
4.Dặn dò: về nhà học bài và chuẩn bị tiếp bài sau.
Kể chuyện NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu được ý nghĩa nội dung câu truyện:Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên,không giết hại thú rừng.Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu truyện.
+Kĩ năng nhớ và thể hiện lời kể tự nhiên,biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu truyện,lời kể tự nhiên sáng tạo.
+Giáo dục các em lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị:
 Tranh minh họa trong SGK. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nội dung câu truyện hôm nay sẽ đem đến cho các em những bài học về cuộc sống con người với thiên nhiên đầy lí thú.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: GV kể chuyện:
+Giáo viên kể lần 1:giọng chậm rãi,thong thả,nhấn giọng phân biệt lời của từng nhân vật.
+GV chỉ tranh minh họa kể lại lần 2.
+Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú giải
+GV hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại nội dung.
w HĐ2: HD thuyết minh cho tranh.
+Cho HS hoạt động theo nhóm.
w HĐ3:HD kể theo nhóm:
+GV chia HS thành từng nhóm và thảo luận nội dung câu truyện.
w HĐ4:HD kể truyện trước lớp:
+GV tổ chức cho học sinh thi kể lại truyện trước lớp và hỏi lại bạn về ý nghĩa câu truyện
-Tại sao người đi săn muốn bắn con nai?Vì sao người đi săn không bắn con nai?câu chuyện muốn nói vối chúng ta điều gì?
 +GV đánh giá nhận xét và tuyên dương học sinh.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài..
+1HS đọc phần chú giải trong SGK.giải nghĩa từ ngữ.
+Học sinh tiếp nối trả lời.
+1HS đọc thành tiếng trứơc lớp,cả lớp đọc thầm theo.
+Học sinh thảo luận nhóm 4 và viết lời thuyết minh cho từng tranh.
+Từng nhóm nối tiếp nhau trình bày ,các nhóm khác bổ sung.
 ...  vật liệu, đồ dùng,của HS
 2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Ở lớp 4 các em đã học một số đường thêu cơ bản.Hôm nay các em sẽ tìm hiểu với bài thêu dấu “X” (Tiết 1)
b) Dạy bài mới:
 * HĐ1: Quan sát,nhận xét mẫu:
GV cho HS quan sát mấu thêu chữ X & hỏi: -Mũi thêu chữ X có thể ứng dụng vào trang trí những đồ dùng nào?
 * HĐ2: HD thao tác kỹ thuật:
 +GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục II(SGK) để nêu các buớc thêu chữ X.
 +GV hướng dẫn thao tác vạch dấu,thao tác bắt đầu thêu,cách thực hiện thông qua thao tác mẫu của GV trên lớp .
+GV hướng dẫn nhanh lần thứ hai các thao tách thêu chữ X.
+Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thêu chữ X.Nhận xét.
+Tổ chức cho học sinh thêu tập trên giấy ô li hoặc vải.
 HS quan sát & nhận biết đường thêu.
 - Dùng để trang trí đường diềm, thêu hoa lá, viền gấu quần áo
+ HS đọc mục I,quan sát hình 2 để nêu từng bước vạch dấu và các thao tác cách bắt đầu thêu và tiến hành các bước thêu dựa trên quan sát mẫu của GV.
-Thêu theo chiều từ trái sang phải.
-Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên hai đường dấu song song
-Xuống kim đúng vào vạch dấu,mũi kim hướng về phía trái đường dấu để lên kim cách vị trí xuống kim 2mm.
-Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ,chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm.
+2-3HS nhắc lại các thao tác thêu chữ X.
+HS tập thêu trên giấy ô li hoặc vải.
3. Củng cố:Cho HS nêu lại nội dung các thao tác thêu chữ X.
4. Dặn dò: Dặn HS đọc lại nội dung các bước trong SGK và chuẩn bị bài sau thực hành.
Thứ sáu ngày tháng11 năm 2006.
TLVăn
Toán 
Hát nhạc
LTVC
HĐTT
Luyện tập làm đơn 
Nhân một STP với một số tự nhiên .
Bài 11
Quan hệ từ 
Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu và biết cách trình bày được cấu tạo của một lá đơn kiến nghị đúng quy địng,nội dung
+Bước đầu biết viết đơn kiến nghị theo nội dung cho trước:đúng hình thức nội dung,câu văn ngắn gọn,rõ ràng,có sức thuyết phục.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm ch,sáng tạo.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng phụ viết sẵn yêu cầu trong mẫu đơn. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gv nhắc nhở bài văn của một số em về nhà viết lại.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tập làm văn rèn luyện cho các em kĩ năng nói,viết thành đoạn văn,bài văn,tả người và các loại văn bản khác.Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo một lá đơn kiến nghị.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1:HD tìm hiểu ví dụ:
+Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung và quan sát tranh minh họa 2 và mô tả những gì vẽ trong tranh.
-Trước tình trạng mà hai bức tranh mô tả,em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn kiến nghị để các cấp có thẩm quyền giải quyết?
w HĐ2: Xây dựng mẫu đơn
-Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn
-Tên của đơn là gì?
-Nơn nhận đơn em viết những gì?
-Người viết đơn ở đây là ai?
-Em là người viết đơn tại sao không ghi tên em
-Phần lí do viết đơn em nên viết những gì?
-Em hãy viết một lá đơn trong hai ví dụ trên?
+Cho HS đọc phần ghi mẫu đơn ở bảng phụ.
w HĐ3: HD luyện tập .
+Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
+GV cho học sinh hoạt động theo cặp 
+GV gọi một nhóm dán phiếu lên bảng và trình bày,các nhóm khác bổ sung ý kiến .
-GV nhận xét ,kết luận.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
+1Học sinh đọc thành tiếng. 
+ 2HS phát biểu:
T1:Cảnh giao bão ở một khu phố,có nhiều càng cây gãy,dổ,dây điện đứt rất nguy hiểm
T2:Cảnh bà con rất sợ hãi,khi chứng kiếncảnh dùng thuốc nổ đánh cá chết hàng loạt,ô nhiễm môi trường.
+Khi viết đơn phải trình bày đúng quy định:quốc hiệu,tiêu ngữ,tên của đơn,nơn nhận đơn,tên của người viết,chức vụ,lí do viết đơn,chữ kí của người viết đơn.
+HS thay nhau trình bày và nêu ví dụ...
-Người viết đơn là bác tổ trưởng dân phố,em chỉ là người viết hộ.
-Phần lí do viết đơn phải ghi đầy đủ,rõ ràng về tình hình thực tế,những tác động xấu đang xảy ra ở đây và hướng giải quyết.
+3HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
+2HS cùng bàn ngồi đọc nối tiếp theo cặp,trao đổi thảo luận và ghi ra giấy.
+1-2 nhóm dán phiếu lên bảng và trình bày trước lớp.
+HS nhận xét bạn đọc đơn của nhóm.
 3. Củng cố: Giáo viên nhận xét,củng cố tiết học.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà viết lại và chuẩn bị bài sau.
 ---------------------------------------------------
Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN.
I. Mục tiêu:
- Nắm được quy tắc nhân một số thập với một số tự nhiên.
- Bước đầu hiểu ý nghĩa nhân một số thập với một số tự nhiên.
- Giáo dục học sinh tính toán cẩn thận, tính toán chính xác.
II. Chuẩn bị:
Phấn màu, bảng ghi nội dung BT2. 
III. Các hoạt động dạy -học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 2Hs lên bảng lảm bài tập 3 ở nhà.
-GV nhận xét.đánh giá,ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và làm quen với phép nhân số thập phân.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: Nội dung bài học.
+ Nêu ví dụ 1 SGK.
Ÿ Muốn tính tổng của ba đoạn gấp khúc ta làm thế nào?
Ÿ Ta có thể tính cách nào khác?
+ HD học sinh đổi 1,45 m về đơn vị đo thích hợp để trở thành STN.
+ Giới thiệu cách nhân mới.
Ÿ Em có nhận xét gì về cách tính và kết quả của phép nhân?
+ Nêu ví dụ2.
Ÿ Nhận xét cách tính và kết quả?
▪ KL: Phép nhân số thập phân với 1 STN.
Ÿ Muốn nhân 1 số TP với 1 số TN ta làm thế nào?
+Ch HS nêu ghi nhớ và học thuộc ngay tại lớp.
w HĐ2: Luyện tập.
+Cho HS đọc yêu cầu của bài và làm bài 1.
-Yêu cầu 4 HS lên bảng nêu cách thự hiện phép nhân.
+ HD học sinh nhận xét.
+GV nhận xét và ghi điểm.
+ Cho HS đọc yêu cầu và tự làm bài 3.
+ Bao quát lớp, chấm bài.
+ HD học sinh nhận xét.
-2HS lên bảng làm bài.
-HS khác nhận xét
+HS chu ý lắng nghe.
+ Theo dõi, phát biểu.
1,45 + 1,45 + 1,45 = 4,35(m)
1,45 x 3 = ? (m)
1,45 m = 145 cm
x
x
 145 1,45
 3 ® 3
 435 (cm) 4,35 (m)
435 cm = 4,35 m
Vậy 1,45x3=4,35
+
0,46 x 14 = ?
x
 0,65
 14
 260
 65
 9,10 
+ 3HS phát biểu ghi nhớ trong SGK. (quy tắc tính),HS thuộc ngay tại lớp.
-HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài tập.
+ 4 em lên bảng làm,lớp làm bài vào vở.
 x
x
 4,18 0,256
 5 8
 20,90 2,048
 -1HS đọc yêucầu bài toán 
-1em lên bảng làm bài,lớp làm bài vào vở
Trong 4 giờ ô tô đi được quang đường:
 42,6x4=170,4(km)
3. Củng cố: Gọi HS đọc to quy tắc tính.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về học thuộc ghi nhớ.làm bài 2. Chuẩn bị bài sau: Nhân một số thập phân vơiù 10, 100, 1 000.
 ---------------------------------------------------------
Luyện từ và câu QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu: 
- Học sinh bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ.
- Nhận biết về một vài quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thường dùng, thấy được tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn.
- Có ý thức dùng đúng quan hệ từ.
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Bài cũ: 
Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ.
Thế nào là từ nhiều nghĩa? Nêu ví dụ?
Giáo viên nhận xét – cho điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vế quan hệ từ là thế nào.
b) Dạy bài mới:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ, nhận biết về một vài quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thường dùng.
* Bài 1:
+Cho HS đọc bài tập 1 và thảo luận trình bày
• Giáo viên chốt:
Và: nối các từ say ngây, ấm nóng.
Của: quan hệ sở hữu.
Như: nối đậm đặc – hoa đào (quan hệ so sánh).
Nhưng: nối 2 câu trong đoạn văn.
* Bài 2:
Yêu cầu học sinh tìm quan hệ từ qua những cặp từ nào?
+Gợi ý học sinh ghi nhớ.
+ Thế nào là quan hệ từ?
+ Nêu từ nhữ là quan hệ từ mà em biết?
+ Nêu các cặp quan hệ từ thường gặp.
• Giáo viên chốt lại: ghi trên bảng ghi nhớ kết hợp với thành phần trình bày của học sinh.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhận biết về một vài quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thường dùng thấy được tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn.
* Bài 1:
+Cho HS làm việc theo nhóm 4
• Giáo viên chốt.
* Bài 2:
a. Nguyên nhân – kết quả.
b. Tương phản .
* Bài 3:
· Giáo viên chốt lại cách dùng quan hệ từ.
• Hướng câu văn gợi tả.
+ Tổ chức cho học sinh điền bảng theo nhóm.
Học sinh sửa bài 3.
Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
2, 3 học sinh phát biểu.
 Nối các từ hoặc nối các câu lại nhằm giúp người đoạn người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ hoặc quan hệ về ý.
Các từ: và, của, nhưng, như ® quan hệ từ.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc kỹ yêu cầu bài 2.
	a. Nếu thì 
	b. Tuy nhưng 
Học sinh nêu mối quan hệ giữa các ý trong câu khi dùng cặp từ trên.
	a. Quan hệ: nguyên nhân – kết quả.
	b. Quan hệ: đối lập.
Thảo luận nhóm.
Cử đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét.
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài theo nhóm 4.
Học sinh sửa bài – Nêu tác dụng.
1 học sinh đọc yêu cầu bài 2.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài theo cặp.
Học sinh sửa bài – Nêu sự biểu thị của mỗi cặp từ.
1 học sinh đọc yêu cầu bài 3.
Cả lớp đọc thầm.
-Học sinh làm bài cá nhân.
Học sinh sửa bài – Đọc nối tiếp những câu vừa đặt.
quan hệ từ
tác dụng
của
và
như
nhưng
đại từ sở hửu
nối từ, nối câu
so sánh
nối câu
 3.Củng cố :Nhận xét tiết học.Thảo lậun và hoàn thành bảng tổng hợp trên.
4.Dặn dò:Về nhà học bài và chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường â”

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc