Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 13, 14

Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 13, 14

Tập đọc NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I/ Mục đích yêu cầu:

 + Hiểu các từ khó trong bài: rô bốt, còng tay, ngoan cố. Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một bạn nhỏ.

 + Đọc đúng các từ ngữ, tiếng khó: truyền sang, loanh quanh, lén chạy, loay hoay, rắn rỏi. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng theo cụm từ, từng dòng, nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả. Đọc diễn cảm toàn bài thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.

 + Giáo dục các em ý thức bảo vệ rừng, môi trường xung quanh và yêu quê hương.

II/ Chuẩn bị:

 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 69 trang Người đăng hang30 Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 13, 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2006
HĐTT 
Tập đọc 
Toán 
Khoa học 
Kểchuyện
Sơ kết tháng học tốt chào mừng 20-11
Người gác rừng tí hon 
Luyện tập chung
Nhôm
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Tập đọc NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I/ Mục đích yêu cầu:
 + Hiểu các từ khó trong bài: rô bốt, còng tay, ngoan cố. Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một bạn nhỏ.
 + Đọc đúng các từ ngữ, tiếng khó: truyền sang, loanh quanh, lén chạy, loay hoay, rắn rỏi. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng theo cụm từ, từng dòng, nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả. Đọc diễn cảm toàn bài thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.
 + Giáo dục các em ý thức bảo vệ rừng, môi trường xung quanh và yêu quê hương.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1- Ổn định lớp :
2-Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc thuộc bài thơ và trả lời câu hỏi bài: Hành trình của bầy ong.
- GV đánh giá, nhận xét.
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Người gác rừng tí hon.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD luyện đọc:
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ GV chia đoạn
+ Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn của bài.
+ GV chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho học sinh
+ Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú giải
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Gọi 1cặp đọc.
+ GV đọc toàn bài định hướng cho HS: Toàn bài đọc với giọng chậm rải, nhanh, hồi hộp hơn ở đoạn kể sự mưu trí, dũng cảm của cậu bé.
w HĐ2: HD tìm hiểu bài.
+ Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ phát hiện được điều gì?
+ Cho HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Tìm những chi tiết cho thấy bạn nhỏ là người thông minh,dũng cảm?
+ Cho HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
- Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
+Ý nghĩa của câu chuyện
w HĐ3: HD luyện đọc diễn cảm .
+ Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
+ GV hỏi học sinh giọng đọc phù hợp cho bài?
+ GV hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn.
- GV đọc mẫu đoạn 3 một lần và yêu cầu học sinh tìm các từ cần nhấn giọng, các chỗ cần nghỉ hơi.
+ Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp đoạn 3
+ Cho 3HS thi đọc diễn cảm đoạn 3. 
- GV nhận xét , ghi điểm .
+An, Đạt, Như . 
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài..
+ 1 HS đọc toàn bài. 
+ 2 nhóm HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
+1HS đọc phần chú giải trong SGK.
+ HS luyện đọc nhóm 2 
+1cặp HS đọc 
-HS chú ý lắng nghe
+ Học sinh đọc thầm đoạn 1,thảo luận nhóm 4 và trả lời.
- Bạn nhỏ phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất, lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau dùng xe chuyển gỗ vào buổi tối.
- Thắc mắc khi thấy dấu chân, lần theo dấu chân, phát hiện bọn trộm lén chạy theo đường tắt, gọi điện báo công an.
- Bạn nhỏ yêu rừng, bạn nhỏ có ý thức của một công dân, rừng là tài sản chung của mọi người
+ Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi .
+ HS nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn.
- Đọc với giọng chậm rãi thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.
+ HS theo dõi cách đọc.
+ 2HS cùng bàn ngồi luyện đọc theo cặp.
+ 3 em thi đọc trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
4- Củng cố: Rừng đem lại lợi ích gì cho chúng ta? Vì sao việc bảo vệ môi trường là của tất cả mọi người?
5- Dặn dò: Giáo viên nhận xét,củng cố tiết học: Dặn học sinh về nhà học chuẩn bị bài: Trồng rừng ngập mặn.
 -----------------------------------------------------------------
Toán LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu:
 + Củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân. Bước đầu nắm được quy tắc nhân một tổng các số thập phân với số thập phân.
 + Củng cố kỹ năng đọc, viết số thập phân và cấu tạo của số thập phân. Rèn học sinh thực hiện tính cộng, trừ, nhân số thập phân nhanh, chính xác.
 + Giáo dục học sinh yêu thích môn học,cẩn thận khi tính toán. 
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy -học:
1- Ổn định lớp :
2- Bài cũ:
Học sinh làm bài 1,3
Học sinh nêu lại tính chất kết hợp.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3-Bài mới: Luyện tập chung.
a) Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại kiến thức nhân số thập phân
b) Dạy bài mới:
+ Hướng dẫn học sinh làm lần lượt các bài tập .
Bài 1:	 Cho HS đọc yêu cầu của bài
• Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn kỹ thuật tính.
• Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy tắc +, – , ´ số thập phân .
Bài 2: Cho 1 HS đọc yêu cầu của bài
Nhân nhẩm một số thập phân với 10 ; 0,1.
- Cho HS tự làm bài
• Giáo viên chốt lại.
Bài 4 :Gọi HS đọc yêu cầu bài
Giáo viên cho học sinh nhắc quy tắc một số nhân một tổng và ngược lại một tổng nhân một số?
• Giáo viên chốt lại: tính chất 1 tổng nhân 1 số (vừa nêu, tay vừa chỉ vào biểu thức).
 Bài 3:Cho HS đọc yêu cầu bài tập
• Giáo viên cho HS tóm tắt và nêu cách giải toán.
Củng cố nhân một số thập phân với một số tự nhiên 
+2HS lên bảng làm bài tập ở nhà.
-Lớp nhận xét.
+HS chú ý lắng nghe.
+1Học sinh đọc đề.
1Học sinh làm bài ở bảng,lớp làm vào vở.
 375,86 80,47 5
+ -
 29,05 26,827
 404,91 53,648
+ Cả lớp nhận xét.
1 Học sinh đọc đề.
1 Học sinh làm bài ở bảng.
	78,29 ´ 10 ; 265,307 ´ 100
	0,68 ´ 10 ; 78, 29 ´ 0,1
	265,307 ´ 0,01 ; 0,68 ´ 0,1
+2 HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000 ; 0, 1 ; 0,01 ; 0, 001.
-1HS đọc yêu cầu
- 1Học sinh làm bài.
Học sinh nêu nhận xét 
(a+b) x c = a x c + b x c hoặc 
 a x c + b x c = ( a + b ) x c
+ 1Học sinh đọc đề.
Nêu tóm tắt – Vẽ sơ đồ.
Học sinh giải vào vở – 1 HS lên bảng.
 Giải :
 3,5 ít hơn 5 kg là: 5-3,5=1,5(kg)
 Giá tiền của 1kg đường là: 
 38500:5=7700(đ)
 Số tiền phải trả cho3,5kg ít hơn số tiền phải trả cho 5kg là:
 7700x1,5= 11550(đồng )
+ Cả lớp nhận xét.
4- Củng cố: Giáo viên củng cố: Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01 ta làm thế nào?
5- Dặn dò: Giáo viên nhận xét, củng cố tiết học: Dặn học sinh về ôn bài và làm bài trong vở BT. Chuẩn bị bài sau Luyện tập chung (TT).
 ---------------------------------------------------------------
Khoa học NHÔM
I. Mục tiêu:
 + Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm. Quan sát và phát hiện 1 vài tính chất của nhôm. Nêu được nguồn gốc và tính chất của nhôm. Nêu được cách bảo quản những đồ dùng nhôm có trong nhà. 
 + Rèn kỹ năng quan sát thảo luận, nhận xét, trình bày
 + Giáo dục học sinh ý thức bảo quản giữ gìn các đồ dùng trong nhà.
II. Chuẩn bị:
Hình vẽ trong SGK trang 52, 53 SGK . Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm.
- 	HSø: Sưu tầm các thông tin và tranh ảnh về nhôm, 1 số đồ dùng được làm bằng nhôm.
III. Các hoạt động dạy –học :
1- Ổn định lớp :
2-Bài cũ: Đồng và hợp kim của đồng.
Giáo viên gọi học sinh trả bài.
Giáo viên tổng kết, cho điểm.
3.Bài mới: Nhôm.
a) Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về kim loại Nhôm
b) Dạy bài mới:
HĐ1 :Cho HS quan sát các tranh ,ảnh sưu tầm được .
+Cho học sinh làm việc theo nhóm 4
+GV chốt: Nhôm sử dụng rộng rãi để chế tạo các dụng cụ làm bếp, vỏ của nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, 1 số bộ phận của phương tiện giao thông
HĐ2 :.
+Cho HS quan sát vật thật,tìm hiểu và trả lời nội dung.
+ GV kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
HĐ3 : Làm việc với SGK.
Giáo viên phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh làm việc theo chỉ dẫn SGK trang 53 .
+GV nhận xét và kết luận.
•- Nhôm là kim loại.
•- Không nên đựng thức ăn có vị chua lâu, dễ bị a-xít ăn mòn.
+2HS lên bảng trả lời câu hỏi.
Học sinh khác nhận xét.
+HS chú ý lắng nghe.
+HS thảo luận theo nhóm 4.
Học sinh viết tên hoặc dán tranh ảnh những sản phẩm làm bằng nhôm đã sưu tầm được vào giấy khổ to.
Các nhóm treo sản phẩm cử người trình bày.
+HS thảo luận nhóm 4, quan sát và trả lời
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm khác được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
+HS thực hành làm trên phiếu bài tập.
 Nhôm
a) Nguồn gốc : Có ở quặng nhôm
b) Tính chất : 
+Màu trắng bạc, ánh kim, có thể kéo thành sợi, dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và nhiệt tốt
+Không bị gỉ, một số a-xít có thể ăn mòn nhôm
- Học sinh trình bày bài làm, học sinh khác góp ý.
4.Củng cố:2 HS đọc mục bạn cần biết.
 5.Dặn dò: Giáo viên nhận xét,củng cố tiết học:về nhà học bài và chuẩn bị bài Đá vôi .
 -----------------------------------------------------------
Kể chuyện:KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục đích yêu cầu :
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Kể lại một câu chuyện đã làm hoặc của nhữngngười xung quanh có liên quan tới bảo vệ môi trường.
- Biết kể câu chuyện rõ ràng, rành mạch. Biết cách xắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí.Biết nêu ý kiến trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện.
- Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị: 
+ Học sinh chuẩn bị câu chuyện với nội dung bảo vệ môi trường.
III. Các hoạt động dạy -học:
1- Ổn định lớp :
2- Bài cũ: Gọi 2 HS kể lại câu chuyện .
- Gia ... p đất nước
+ các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc- Nam vì lãnh thổ dài theo chiều Bắc- Nam
+ Quốc lộ 1 A, đường sắt Bắc- Nam là tuyến đường ô tô và đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước 
+ Các sân bay quốc tế : Nội bài, Tân Sơn Nhất , Đà Nẵng 
-Học sinh nêu ghi nhớ. 
- HS trưng bày tranh, ảnh về các loại phương tiện giao thông 
3.Củng cố:Giáo viên nhận xét và tuyên dương những nhóm có hăng say phát biểu.
4.Dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:
 -----------------------------------------------------------
Kỹ thuật CẮT,KHÂU,THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN (T1)
I/ Mục tiêu:
+ Biết cách cắt,khâu,thêu,trang trí túi xách tay đơn giản.
+Các em có kĩ năng nắm được các thao tác cắt,khâu,thêu.trang trí túi xách tay đơn giản.
+Giáo dục các em rèn luyện tính cẩn thận,đôi tay khéo léo.
II/ Chuẩn bị:
 Mẫu thêu túi xách tay bằng vải trắng hoặc màu có trang trí ở mặt túi. 
III/ Hoạt động dạy – học:
 1.Ổn định lơp
1. Bài cũ: Kiểm tra vật liệu, đồ dùng,của HS
 2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu và thực hành cắt,khâu,thêu túi xách tay đơn giản.
b) Dạy bài mới:
* HĐ 1:HD học sinh quan sát,nhận xét .
 - Yêu cầu HS nêu nhận xét và tóm tắt đặc điểm của túi xách tay?
* HĐ 2:HD các thao tác kĩ thuật.
+GV tổ chức cho HS nêu các thao tác(minh hoạ)
+GV quan sát và tổ chức cho HS thực hành đo cắt vải theo hình túi
+1HS nêu quy trình chuẩn bị.
+HS chú ý lắng nghe.
+HS quan sát và nêu nhận xét.
- Túi hình chữ nhật,bao gồm thân túi và quai túi,túi được khâu bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột.Một mặt của túi có thên hình trang trí
+HS quan sát và nắm các bước thao tác.
(đọc nội dung thông tin SGK và nêu các bước.)
-Thêu trang trí trước khi khâu túi
-Khâu miệng túi trước rồi mới khâu thân.
-Để khâu phần thân túi cần gấp đôi mảnh vải(mặt phải úp vào,mặt trái ra ngoài)khâu lần lượt thân túi bằng mũi khâu thường.
-đính quai túi ở mặt trái của túi.
+1HS đọc lại yêu cầu của sản phẩm trong SGK
+HS thực hành cắt vải theo nhóm hoặc cặp
3. Củng cố:Cho HS nêu lại nội dung các thao tác cắt,khâu,thêu túi xách tay.
4. Dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau thực hành.
Thứ sáu ngày 8 tháng12 năm 2006.
TLVăn
Toán 
Hát nhạc
LTVC
HĐTT
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
Chia một STP cho một STP
Bài 14
Ôn tập về từ loaị
Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu: 
- Học sinh nắm được tác dụng, nội dung thể thức viết một biên bản cuộc họp .
- Biết thực hành làm biên bản cuộc họp .
- Giáo dục học sinh tính trung thực, khách quan.
II. Chuẩn bị: 
Bảng lớp viết đề bài , gợi ý 1 ; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp .
III. Các hoạt động dạy -học:
1.Ổn định lơp
1. Bài cũ: Giáo viên gọi 2HS lên bảng
Kiểm tra hoàn chỉnh bài tập 1 của học sinh.
Giáo viên chấm điểm vở.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta sẽ thực hành luyện tập viết biên bản
b) Dạy bài mới:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm lại thể thức viết một biên bản cuộc họp .
Yêu cầu học sinh nắm lại :
+	Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản?cuộc họp bàn về việc gì?
+Cuộc họp diễn ra vào lúc nào?ở đâu?
+Cuộc họp có những ai tham dự?
+Ai điều hành cuộc họp?Những ai nói trong cuộc họp?nói gì?
+Kết luận cuộc họp nói gì?
- Giáo viên chốt lại.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành biên bản cuộc họp 
-Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý : có thể chọn bất kì cuộc họp nào mà em đã tham dự ( họp tổ, họp lớp, họp chi đội )
+ Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra trong thời gian nào ?
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày biên bản theo đúng thể thức của một biên bản ( mẫu là Biên bản đại hội chi đội )
-GV gọi một vài nhóm trình bày 
- GV chấm điểm những biên bản viết tốt ( đúng thể thức, rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh )
2Học sinh lần lượt lên bảng đọc thầm diễn đạt bài tập 1.
Cả lớp nhận xét.
- Một số HS nêu .
-Cuộc họp chuẩn bị chào mừng 20/11.
-Cuộc họp vào lúc 16 giờ 30 chiều thứ sáu tại phòng học lớp 5B.
-Cuộc họp có các thành viên trong tổ.
-Bạn lớp trưởng điều hành cuộc họp.
-Các thành viên trong tổ nói ra ý kiến chuẩn bị cho ngày 20/11,các bạn cho ý kiến,cô giáo cho ý kiến..
-Các thành viên trong tổ thống nhất ý kiến. 
-3Học sinh đọc đề bài và các gợi ý 1, 2, 3 SGK
Đề bài:Hãy lập một biên bản cuộc họp lớp,tổ hoặc một buổi sinh hoạt chi đội.
- HS thảo luận và làm bài theo nhóm ( 4 HS)
- Đại diện các nhóm thi đọc biên bản
- Cả lớp nhận xét .
3. Củng cố: Giáo viên nhận xét,củng cố tiết học.Tuyên dương các nhóm trình bày tốt.
4. Dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học Dặn học sinh về nhà viết lại biên bản và chuẩn bị bài sau.
 ---------------------------------------------------
Toán CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN 
 CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu:
+ HS nắm được các bước thực hiện và qui tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
+ Kĩ năng nắm được tốt các bước thực hiện và biết áp dụng qui tắc vào luyện tập thành thạo.
+ GD tính cẩn thận, tỉ mỉ,chính xác.
II/ Chuẩn bị : 
III/ Hoạt động dạy – học: 
1.Ổn định lơp
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3ở nhà.
-GV đánh giá nhận xét.
2. Bài mới:	
a) Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phép chia một STP cho một STP
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: Thực hiên các ví dụ & rút ra qui tắc.
+ Nêu ví dụ 1 (SGK).
Ÿ Muốn biết 1 dm thanh sắt cân nặng bao nhiêu ta làm thế nào?
+ HD học sinh cách thực hiện.
Ÿ Nhận xét gì về vị trí các dấu phẩy ở số bị chia và số chia?
+ Thực hiện phép chia.
( Lưu ý HS thử lại kết quả)
+ Nêu ví dụ 2 (SGK). HD học sinh thực hiện, nhận xét.
(Lưu ý về số dư trong phép chia)
Ÿ Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào?
-GV kết luận và cho HS thực hành
w HĐ2: Luyện tập.
+ Cho HS đọc yêu cầu bài 1
-Yêu cầu HS tự làm bài.
+ HD học sinh nhận xét.
Ÿ Khi chuyển dấu phẩy của SBC sang bên phải, nếu hàng nào không có ta làm thế nào?
+Cho HS đọc yêu cầu bài tập2
+ HD học giải bài toán 2.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Bao quát lớp.
+ Nhận xét, sửa bài.
+2HS lên bảng làm bài tập 3 ở nhà.
+HS chu ý lắng nghe xác định nội dung bài.
+ 23,56 : 6,2 = ? (kg)
23,56 : 6,2 = (23,56 x 10) : (6,2 x 10)
 = 235,6 : 62
 = 3,8 (kg)
x
23 5,6 6,2 thử lại 3,8
 4 96 3,8 6,2
 0 7 6
 2 2 8
 2 3,5 6
0,925:0,25 (nhân cả số bị chia và số chia với 100 )ta có: 
92,5 25 
17 5 3,7 
 0 
+ 4HS Phát biểu quy tắc chia. 
+1HS đọc yêu cầu bài tập
+ 4 em lên bảng:40,42:4,7 ->
402,2 47 16,128:6,3->161,28 63
 282 8,6 352 2,56 
 0 378
 0
+ . . . viết thêm 0 vào hàng đó.
+1em đọc yêu cầu của bài toán.
+ 1 em lên bảng, lớp làm vở.
8 lít dầu hoả nặng.
(3,42: 4,5)x8 = 6,08(kg)
+HS nhận xét bài của bạn.
3. Củng cố Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào?
4. Dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học Học thuộc ghi nhớ,làm bài tập 3 ở nhà.Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
 -----------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu: 
- Học sinh xác định ,củng cố,hệ thống hóa kiến thức về động từ,tính từ,quan hệ từ.
- Luyện tập và sử dụng động từ,tính từ và quan hệ từ để viết đoạn văn.
- Có ý thức dùng đúng từ loại và quan hệ từ trong đặt câu cụ thể.
II. Chuẩn bị: viết sẵn trên bảng phụ khái niệm về động từ,tính từ và quan hệ từ.
III. Các hoạt động dạy-học:
1.Ổn định lơp
1. Bài cũ: 
Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ về động từ,tính từ.
Thế nào là quan hệ từ? Nêu ví dụ?
Giáo viên nhận xét – cho điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thực hành luyện tập về động từ,tính từ, quan hệ từ,tác dụng của nó trong câu.
b) Dạy bài mới:
+ Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
+Cho HS đọc bài tập 1 và trả lời câu hỏi:
-Thế nào là động từ?tính từ?quan hệ từ?
-1 nhóm trình bày trên bảng
-Gv đánh giá nhận xét câu trả lời đúng.
* Bài 2:Cho HS đọc yêu cầu bài 2.
-Yêu cầu học sinh chuyển ý của khổ thơ để viết thành đoạn văn miêu tả cảnh người mẹ đi cấy
-Viết xong thì lập bảng phân loại động từ,tính từ,quan hệ từ đã sử dụng.
-Gv đánh gí nhận xét.
-GV đánh giá nhận xét và ghi điểm.
-2Học sinh lên bảng nêu và đặt câu có quan hệ từ.
+HS chú ý lắng nghe để xác định nội dung bài.
-1Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm và thảo luận làm bài:
Động từ là những từ chỉ hoạt động,trạng thái của sự vật.
-Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm ,tính chất của sự vật,hoạt động hặc trạng thái.
-Là những từ nối các từ ngữ hoặc câu với nhau,nhằm thể hiện mối quan hệ giữa 
Học sinh đọc kỹ yêu cầu bài 2 và tự làm bài.
Ví dụ khi làm xong học sinh kẻ bảng xác định:
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
Làm ,đổ,đun sôi,chết,ngoi lên,ẩn náu,đội nón,đi cấy
Nắng,lềnh bềnh,vất vả,đỏ bừng
Vậy mà,ở ,như,của
Một vài nhóm cử đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét.
 3.Củng cố :Nhận xét tiết học.Tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực và trình bày tốt
4.Dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học Về nhà ôn kại kiến thức và hoàn thành đọan văn.Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13-14.doc