Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Đạo đức

THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I

I. Mục tiêu

- Ôn luyện một số kĩ năng đã học.

- Nâng cao kiến thức hiểu biết để ứng xử những vấn đề đã học trong thực tế.

- Giáo dục ý thức học tốt môn học.

II. Chuẩn bị.

- Nội dung thực hành.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Giới thiệu

2. Thực hành

 a) Ôn tập.

- Yêu cầu học sinh nêu tên một số bài đã

học

- Gọi HS đọc ghi nhớ từng bài

b) Thực hành.

- GV nêu yêu cầu

+ Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?

+ Thế nào là người sống có trách nhiệm

+ kể một câu chuyện về một tấm gương vượt khó trong học tập.

+ Kể câu chuyện về truyền thống phong tục người Việt nam.

+ Vì sao phảI kính già yêu trẻ.

+Tại sao phảI tôn trọng phụ nữ?

+ Cần hợp tác với những người xung quanh để làm gì?

- Tổ chức thảo luận nhóm

- Gọi học sinh trình bày

- GV kết luận

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Ngày soạn: 27/12/2008
Ngày dạy; Thứ hai, ngày 29/12/2008.
Đạo đức
Thực hành cuối học kì i
I. Mục tiêu
- Ôn luyện một số kĩ năng đã học.
- Nâng cao kiến thức hiểu biết để ứng xử những vấn đề đã học trong thực tế.
- Giáo dục ý thức học tốt môn học.
II. Chuẩn bị.
- Nội dung thực hành.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu
2. Thực hành
 a) Ôn tập.
- Yêu cầu học sinh nêu tên một số bài đã 
học
- Gọi HS đọc ghi nhớ từng bài
b) Thực hành.
- GV nêu yêu cầu
+ Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
+ Thế nào là người sống có trách nhiệm
+ kể một câu chuyện về một tấm gương vượt khó trong học tập.
+ Kể câu chuyện về truyền thống phong tục người Việt nam.
+ Vì sao phảI kính già yêu trẻ.
+Tại sao phảI tôn trọng phụ nữ?
+ Cần hợp tác với những người xung quanh để làm gì?
- Tổ chức thảo luận nhóm
- Gọi học sinh trình bày
- GV kết luận
4. Củng cố- dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS trình bày
+ Em là học sinh lớp 5
+ Có trách nhiệm về việc làm của mình.
+ Có chí thì nên.
+ Nhớ ơn tổ tiên.
+ Tình bạn
+ Kính già yêu trẻ
+ Tôn trọng phụ nữ
+ Hợp tác với những người xung quanh
- HS thảo luận nhóm đôi, trao đổi trả lời.
- Các nhóm trình bày,nhận xét
Toán
Diện tích hình tam giác
i.Mục tiêu
 Giúp HS :
Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.
Ii. Đồ dùng dạy - học
GV chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau.
iii. Các hoạt động dạy -học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS bấm máy tính bỏ túi để làm bài tập 1 của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy - học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : 
2.2.Cắt - ghép hình tam giác.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác cắt ghép hình như SGK :
2.3.So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
- GV yêu cầu HS so sánh :
+ Em hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD và diện tích hình tam giác EDC.
2.2.Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
- Diện tích tam giác EDC bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật nên ta có diện tích của hình tam giác EDC là
(DC EH) : 2
- GV hướng dẫn để HS rút ra quy tắc tính diện tích hình tam giác.
+ DC là gì của hình tam giác EDC ?
+ EH là gì của hình tam giác EDC ?
+ Như vậy để tính diện tích tam giác EDC chúng ta đã làm như thế nào ?
- GV giới thiệu công thức tính :
+ Gọi S là diện tích.
 + Gọi a là độ dài cạnh đáy của tam giác.
+ Gọi h là chiều cao của tam giác.
+ Ta có công thức tính diện tích của hình tam giác là :
S = 
2.5.Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV cho 1 HS chữa bài trước lớp.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi 1 HS chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS thao tác theo hướng dẫn của GV.
- HS so sánh và nêu :
+ Chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài đáy của tam giác.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
+ Diện tích của hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích của hình tam giác.
- HS nêu : Diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x AD.
+ DC là đáy của hình tam giác EDC.
+ EH là chiều cao tương ứng với đáy DC.
+ Chúng ta lấy độ dài đáy DC nhân với chiều cao EH rồi chia cho 2.
- HS nghe sau đó nêu lại quy tắc.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, 
- 2 HS lên bảng thực hiện tính diện tích của hình tam giác có độ dài đáy và chiều cao cho trước.
a) Diện tích hình tam giác là :
8 6 : 2 = 24 (cm2)
b) Diện tích hình tam giác là :
2,3 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
- 1 HS đọc đề bài trước lớp
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
a) 24dm = 2,4m
Diện tích của hình tam giác là :
5 2,4 : 2 = 6(m2)
b) Diện tích của hình tam giác là :
42,5 5,2 : 2 = 110,5 (m2)
Tập đọc
Ôn tập học kì 1
I. Mục tiêu :
 	- KT lấy điểm TĐ-HTL kĩ năng đọc ,hiểu,TLCH.
	- Biết lập bảng thống kê các bài TĐ
	- Nhận biết về nhân vật trong bài. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho NX ấy. 
II .Đồ dùng học tập: 
	- Phiếu bốc thăm bài TĐ
	- Bảng thống kê đã hoàn thành.
III . Hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A .Giới thiệu bài :
-Giới thiệu nội dung ôn tập tuần 18
-GV giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết học
B. Bài mới :
HĐ1 :Kiểm tra tập đọc - HTL
Gọi HS lên bốc thăm bài đọc 
(chuẩn bị trong 2 phút - khoảng 1/5 lớp
HĐ2: Bài 2
Gọi HS đọc đề bài, xác định yêu cầu.
-Có mấy nội dung cần trình bày?cần mấy cột?
Có bao nhiêu bài TĐ thì có bấy nhiêu dòng ngang) 
Thảo luận nhóm
Gọi HS đọc bảng kết quả
HĐ3: Bài 3
HS làm việc cá nhân
GV :cần nói về bạn như một người cùng lớp
 Gọi HS trình bày
4 :Củng cố ,dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 -HS ôn tiếp,tiết sau kiểm tra
Cả lớp theo dõi, nhận xét
Ra câu hỏi nội dung của bài đọc đó
Lập bảng thống kê
HS hoạt động theo nhóm
Làm vào phiếu học tập.
Cả lớp theo dõi, NX và bổ sung cho đầy đủ
đáp án :SGV tr 336
VD:Bạn em có ba là một người gác rừng.Có lẽ vì sống trong rừng từ nhỏ nên bạn ấy rất yêu rừng.
Lớp nhận xét , bổ sung
Ngày soạn: 27/12/2008
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 30/12/2008
Toán
Luyện tập
i.Mục tiêu
 Giúp HS :
Rèn kỹ năng tính diện tích hình tam giác.
Giới thiệu cách tính diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông.
ii. Đồ dùng dạy - học
 -Các hình tam giác như SGK.
iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS bấm máy tính bỏ túi để làm bài tập 1 của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy - học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : 
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV cho HS đọc đề bài, nêu lại quy tắc tính diện tích hình tam giác, sau đó làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV vẽ lên bảng, sau đó chỉ vào hình tam giác ABC và nêu : Coi AC là đáy, em hãy tìm đuờng cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với các đáy BA của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với các đáy của hình tam giác DEG.
- GV hỏi : Hình tam giác ABC và DEG trong bài là hình tam giác gì ?
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc dề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4a
- GV cho HS đọc đề bài, tự làm phép đo và thực hiện tính diện tích cả hình tam giác ABC.
Bài 4b
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự thực hiện phép đo để xác định độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và đoạn thẳng ME.
- GV yêu cầu HS thực hiện tính diện tích của các hình tam giác mà bài yêu cầu.
3.Củng cố - dặn dò
 -Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) S = 30,5 12 : 2 = 183 (dm2)
b) 16dm = 1,6m
S = 1,6 5,3 : 2 = 4,24 (m2)
- HS đọc đề bài trong SGK.
- HS trao đổi với nhau và nêu : Đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác AC của hình tam giác ABC chính là BA vì đi qua B và vuông góc với AC.
- HS nêu : Đường cao tương ứng với đáy BA của hình tam giác ABC chính là CA.
- HS quan sát và nêu :
Đường cao tương ứng với đáy ED là GD.
Đường cao tương ứng với đáy GD là ED.
- HS : Là các hình tam giác vuông.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
a) Diện tích của hình tam giác vuông ABC là :
3 4 : 2 = 6 (cm2)
b) Diện tích của hình tam giác vuông DEG là :
5 3 : 2 = 7,5 (cm2)
Đáp số : a) 6m2 ; b) 7,5cm2
- HS thực hiện đo :
AB = DC = 4cm
AD = BC = 3cm
Diện tích của hình tam giác ABC là :
4 3 : 2 = 6 (cm2)
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- HS tự đo và nêu :
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là :
4 3 = 12 (cm2)
Diện tích hình tam giác MQE là :
3 1 : 2 = 1,5 (cm2)
Diện tích hình tam giác NEP là :
3 3 : 2 = 4,5 (cm2)
Tổng diện tích của hình tam giác MQE và hình tam giác NEP là :
1,5 + 4,5 = 6 (cm2)
Diện tích hình tam giác EQP là :
12 - 6 = 6 (cm2)
Đáp số : 6 cm+2
Chính tả
ôn tập học kì i
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc - hiểu ( lấy điểm) 
- Lập bảng thống kê các bài tập đọc chủ điểm Vì hạnh phúc con người
- Nói được cảm nhận của mình về cái hay của những câu thơ trong chủ điểm 
 II. Đồ dùng dạy học
 - phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng 
- Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Giới thiệu bài
 B. Kiểm tra đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài tập đọc
- Yêu cầu HS đọc bài đã gắp thăm được
Trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi
- GV ghi điểm 
 C. Làm bài tập 
Bài 2
- HS đọc yêu cầu bài tập
H: Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung nào?
H: Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc của con người
H; Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, mấy hàng ngang
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài của bạn làm trên bảng
- GV KL lời giải đúng. 
- Nghe
- HS lên bốc thăm
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- lớp nhận xét bài đọc và trả lời câu hỏi
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung tên bài- tác giả- thể loại
- Chuỗi ngọc lam, hạt gạo làng ta, Buôn Chư Lênh đón cô giáo, Về ngôi nhà đang xây, thầy thuốc như mẹ hiền, Thầy cúng đi bệnh viện
- Bảng thống kê cần có 3 cột dọc, 7 hàng ngang....
- HS tự làm bài . 1 bạn lên bảng điền vào bảng phụ
STT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Chuỗi ngọc lam
phun-tơn-O-xlo
văn
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
thơ
buôn Chư lênh đón cô giáo
Hà đình Cẩn
văn
Về ngôi nhà đang xây
Đồng Xuân Lan
thơ
Thầy thuốc như mẹ hiền
Trần phương Hạnh
văn
Thầy cúng đi bệnh viện 
Nguyễn Lăng
văn
Bài 3
- gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài tập
- gọi HS đọc bài của mình
- Nhận xét cho điểm HS làm đúng
3. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiêt sau
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài tập vào vở
- HS lần lượt đọc bài của mình
Âm nhạc
ôn tập và kiểm tra 2 bàI hát: những bông hoa những bàI ca, ước ... g cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS lên bốc thăm
- HS đọc 
- HS đọc bài viết
+ HS tự nêu những hình ảnh mà mình thích
- HS tìm và nêu 
- HS luyện viết từ khó
- HS viết bài 
Ngày soạn: 27/12/2008
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 01/01/2009
Toán
Kiểm tra học kì 1
( Phòng giáo dục ra đề)
Tập đọc
ôn tiết 2
I . Mục tiêu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểmTĐvà HTL 
 	- Biết lập bảng thống kê các bài TĐ
 	- Thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ đã học.
II .Đồ dùng học tập:
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
	- Bảng thống kê BT2
III . Hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích,y/c tiết học.
2. Ôn tập :
HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL
 Kiểm tra khoảng 1/5 HS trong lớp 
(tiến hành như tiết trước ) 
HĐ2: Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2 ,xác định yêu cầu của bài ?
-Có mấy nội dung cần trình bày?cần mấy cột?
(Có thể thêm cột thứ tự
Có bao nhiêu bài TĐ thì có bấy nhiêu dòng ngang) 
Thảo luận nhóm
Gọi HS đọc bảng kết quả
HĐ3 : Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 1 ,xác định yêu cầu của bài ?
HS làm việc cá nhân
Gọi HS trình bày
(GV khuyến khích HS TB-yếu phát biểu và tôn trọng ý kiến của các em)
4 Củng cố ,dặn dò 
-NX tiết học 
-Tiếp tục ôn HTL để KT 
Cả lớp lắng nghe
Ra câu hỏi nội dung của bài đọc đó, NX-cho điểm
Lập bảng thống kê
HS hoạt động theo nhóm
Làm vào phiếu học tập.
Cả lớp theo dõi, NX và bổ sung cho đầy đủ
đáp án :SGV tr 337
HS đọc thầm theo
+Thích câu nào nhất?
+Chỉ ra cái hay của câu thơ đó?
VD:
Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
Tập làm văn
ôn tập học kì i
 I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc - hiểu 
- Ôn luyện tổng kết chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
 II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng
- Phiếu bài tập cá nhân
 III. Hoạt động dạy học
 1. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học
 2. Kiểm tra đọc: 15'
- Tiến hành như tiết 1 phần KT
 3. HD làm bài tập: 10'
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài trên phiếu
- Chữa bài
- Gọi HS trình bày câu trả lời của mình.
+ a) GV cho nhiều HS đọc câu văn miêu tả của mình.
- Nhận xét KL lời giải đúng.
 4. Củng cố dặn dò: 4
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS bốc thăm và đọc bài đã bốc được , trả lời câu hỏi 
- HS nêu 
- HS làm trên phiếu bài tập
Chữa bài:
a) biên giới
b) Nghĩa chuyển
c) đại từ xưng hô: em và ta
d) HS viết tuỳ theo cảm nhận của mình.
Địa lí
Kiểm tra học kì 1
( Phòng giáo dục ra đề )
Khoa học
Hỗn hợp
 I. Mục tiêu
Sau bài học HS biết:
- Cách tạo ra một hỗn hợp
- Kể tên một số hỗn hợp 
- Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
 II. Đồ dùng dạy học
- hình trang 75 SGK
- Chuẩn bị đồ dùng cho các nhóm: 
 III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Thực hành : " Tạo một hỗn hợp gia vị"
+ Mục tiêu: HS biết cách tạo ra hỗn hợp
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV cho HS làm việc theo nhóm 
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh , mì chính và hạt tiêu bột, công thức do từng nhóm quyết định và ghi theo mẫu sau:
- HS làm việc theo nhóm
tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1. Muối tinh: ...............................................................
2. Mì chính: ................................................................
 3. hạt tiêu: ..................................................................
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm nêu công thức trộn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình.
- GV yêu cầu HS nêu hỗn hợp đó là gì?
KL: Muốn tạo ra hỗn hợp ít nhất phải có 2 chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn vào nhau
* Hoạt động 2: Thảo luận 
+ Mục tiêu: HS kể tên được một số hỗn hợp
+ Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi trong SGK
- Theo bạn không khí là một chất hay hỗn hợp?
- Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết?
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
* Hoạt động 3: thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
+ Mục tiêu : HS biết tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm( Mỗi nhóm 1 bài)
Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
Đáp án: GV tham khảo trong SGV
 4 Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- đại diện nhóm trình bày
- Hỗn hợp 
- Hs tự kể
- HS thực hành theo nhóm
 Ngày soạn: 27/12/2008
Ngày dạy: Thứ sáu, ngày02/01/2009 
Toán
hình thang
A.Mục tiêu 
- Hình thành được biểu tượng về hình thang, nhận biết đựơc một số đặc điểm về hình thang.
- Phân biệt được hình thang với một số hình đã học thông qua hoạt động nhận dạng, vẽ thêm hình.
B. Đồ dùng dạy học
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán 5, thước e ke, kéo , keo dán.
C. Các hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh( HS) nêu tên các hình đã học( GV ghi tên góc bảng, gọi HS khác nhận xét)
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hình thang biểu tượng ban đầu về hình thang
- GV treo tranh(ảnh)vẽ cái thang, yêu cầu HS quan sát và trả lời.
- Hỏi:Bức tranh vẽ vật dụng gì?
- Hỏi:Hãy mô tả cấu tạo của cái thang.
- Trong hình học có một hình có hình dáng giống những bậc thang gọi là hình thang.
2. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang 
- GV treo tranh hình thang ABCD
- Giới thiệu :Cô có hình thang ABCD.hãy quan sát .
- Hỏi :Hình thang có mấy cạnh ?
- Hỏi :Hình thang có 2 cạnh nào song song với nhau ?
- Hai cạnh song song gọi là 2 cạnh đáy .Hãy nêu tên 2 cạnh đáy .
- Giới thiệu :Hai cạnh AD và BC là các cạnh bên .Cạnh đáy dài hơn gọi là đáy lớn ,cạnh đáy ngắn hơn gọi là đáy nhỏ .
- Hình thang có một cặp cạnh đối diện ,song song .
- GV yêu cầu vài HS lên bảng chỉ hình vẽ và nhắc lại các đặc điểm của hình thang.
- Yêu cầu HS vẽ đường thẳng qua A vuông góc với DC,cắt DC tại H.
- Giới thiệu:Khi đó AH gọi là đường cao.Độ dài AH là chiều cao của hình thang.
Hỏi: Đường cao của hình thang vuông góc với những cạnh nào?
-Cái thang.
- Có 2 thanh dọc hai bên và các thanh ngang gắn vào 2 thanh dọc. 
 A 	 B
 D C
- có 4 cạnh.
- AB và CD.
- Cạnh đáy AB và cạnh đáy CD.
- HS thao tác
 A 	 B
 D H C 
- Đường cao của hình thang vuông góc với cạnh AB và CD (2 đáy).
Hoạt động 2: Thực hành -Luyện tập:Củng cố biểu tượng hình thang qua hoạt động nhận diện, vẽ hình.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
 - GV treo tranh yêu HS thảo luận, làm bài và tự ghi vào vở.
- Yêu cầu HS đọc bài chữa.
- Yêu cầu HS nhắc một số đặc điểm của hình thang.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV treo tranh
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV có thể hỏi thêm: 
- Hình nào có đủ đặc điểm của hình thang.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- GV treo hình vẽ.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.Nêu cách vẽ.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS chỉ ra 2 cạnh đối diện song song trong mỗi trường hợp.
- Hỏi: Các cạnh có nhất thiết bằng nhau không?
- Yêu cầu HS nhắc lại.
4. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau
- Trong các hình sau hình nào là hình thang?
- Hình 1,hình 2,hình 4,hình 5,hình 6,là hình thang vì có 4 cạnh và một cạnh đối diện song song.
- Hình 3 không phải là hình thang vì không có cặp đối diện nào song song.
- Hình thang có 4 cạnh; một cặp cạnh đối diện song song gọi là 2 đáy (đáy lớn và đáy nhỏ)
- Trong 3 hình dưới đây,hình nào có:
+ Bốn cạnh và bốn góc?
+ Hai cặp cạnh đối diện song song?
+ Chỉ có một cặp cạnh đối diện song song?
+ Có 4 góc vuông?
Trả lời: 
- Hình 1,2,3 đều có 4 cạnh và 4 góc.
- Hình 1,2 có hai cặp cạnh đối diện song song.
- Hình 3 chỉ có một cặp đối diện song song.
- Chỉ hình một có 4 góc vuông.Hình 1 là hình chữ nhật.
- Hình 2 là hình bình hành.
- Hình 3 là hình thang.
- Cả 3 hình đều có một cặp cạnh đối diện song song.
HS nêu đề bài:
 - Vẽ thêm 2 đoạn thẳng vào mỗi hình dưới đây để dược hình thang.
- HS dưới lớp nhận xét.
Trả lời:- Không nhất thiết vẽ các cạnh bằng nhau.
- Nhất thiết phải vẽ một cặp cạnh đối diện song song.
Luyện từ và câu
Kiểm tra học kì 1 ( Đọc)
( Phòng giáo dục ra đề)
Mĩ thuật
Vẽ trang trí: trang trí hình chữ nhật
I. Mục tiêu: 
	- HS hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.
	- HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật.
	- HS cảm nhận được vể đạp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí.
II.Đồ dùng dạy học:
	- Ba bài trang trí : hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. 	
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
	- Giới thiệu lại bức tranh Du kích tập bắn của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
 - GV giới thiệu 3 bài trang trí: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn.
 - Ba bài trang trí có điểm gì giống và khác nhau ?
 - Nêu những đồ vật hình chữ nhật được trang trí ?
 - Trang trí hình chữ nhật có đặc điểm gì ?
 - Nêu các cách sắp xếp hình mảng, hoạ tiết ?
Hoạt động 2: Cách vẽ
- Nêu cách trang trí hình chữ nhật ?
- Khi trang trí cần lưu ý điều gì ?
Hoạt động 3: Thực hành
 - GV quan sát chung gợi ý HS.
Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn 1 số bài , gợi ý để HS nhận xét xếp loại :
 + Bài hoàn thành.
 + Bài chưa hoàn thành.
 + Bài đẹp, chưa đẹp vì sao ?
 - GV nhận xét bổ sung điều chỉnh xếp loại, động viên chung cả lớp.
 - Nhận xét chung tiết học.
- HS quan sát thảo luận theo cặp.
- Đại diện HS trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- HS quan sát hình 3, trả lời.
 + Kẻ trục.
 + Tìm hình mảng.
 + Tìm, vẽ hoạ tiết.
 + Vẽ màu.
- HS trả lời.
- HS trang trí hình chữ nhật theo ý thích .
Tập làm văn
Kiểm tra học kì 1 ( Viết )
( Phòng giáo dục ra đề )
Sinh hoạt Đội
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt đã làm được trong tuần qua.
- Học sinh hoạt động theo qui trình của Đội.
- Phương hướng tuần tới.
II. Chuẩn bị.
 - Nội dung, địa điểm.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định
2. Nhận xét các hoạt động tuần qua.
a) Lớp trưởng đánh giá các việc đã làm được.
b) Sinh hoạt Đội
3. Phương hướng tuần tới.
 - Học chương trình tuần 19
 - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
- Lao động vệ sinh trường lớp.
- Trang hoàng lớp học.
- Nghe
- HS sinh hoạt theo qui trình

Tài liệu đính kèm:

  • doc18TUAN 18.doc