Tiết 1 : Đạo đức
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
I. Mục tiêu
Học xong bài này HS biết :
- Tổ quốc của em là tổ quốc VN; tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập , rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh về đất nước, con người VN và một số nước khác .
TUẦN 23 Ngày soạn:21/2/2009 Ngày soạn: Thứ hai, ngày 22/2/2009 Tiết 1 : Đạo đức EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM I. Mục tiêu Học xong bài này HS biết : - Tổ quốc của em là tổ quốc VN; tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam. - Có ý thức học tập , rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. - Yêu Tổ quốc Việt Nam. II. Tài liệu và phương tiện - Tranh ảnh về đất nước, con người VN và một số nước khác . III. Các hoạt động dạy học TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin( trang 34 SGK) + Mục tiêu: GV nêu + C¸ch tiÕn hµnh: - GV chia nhãm vµ giao nhiÖm vô : ChuÈn bÞ giíi thiÖu mét néi dung th«ng tin trong SGK - §¹i diÖn nhãm tr×nh bµy - C¸c nhãm kh¸c bæ xung * Ho¹t ®éng 2: Th¶o luËn nhãm + môc tiªu: GV nªu + c¸ch tiÕn hµnh 1, gv chia nhãm hs vµ ®Ò nghÞ c¸c nhãm th¶o luËn theo c¸c c©u hái sau : - em biÕt thªm nh÷ng g× vÒ ®Êt níc viÖt nam? - em nghÜ g× vÒ ®Êt níc con ngêi viÖt nam ? níc ta cßn cã nh÷ng khã kh¨n g× - chóng ta cÇn lµm g× ®Ó gãp phÇn XD ®Êt níc? - c¸c nhãm lµm viÖc - Gäi ®¹i diÖn nhãm tr×nh bµy. * Ho¹t ®éng 3: Lµm bµi tËp 2 SGK + Môc tiªu: GV nªu + C¸ch tiÕn hµnh - Yªu cÇu HS lµm bµi tËp 2 - HS lµm viÖc c¸ nh©n - Mét sè em tr×nh bµy tríc líp - Gv kÕt luËn 3. Cñng cè dÆn dß: 3' - NhËn xÐt tiÐt häc - DÆn HS vÒ su tÇm c¸c bµi h¸t , bµi th¬ - C¸c nhãm tr×nh bµy - Nhãm kh¸c bæ xung - HS tr¶ lêi theo ý hiÓu cña m×nh - HS tr×nh bµy .................................................................... Tiết 2 : Toán XĂNG-TI-MÉT KHỐI.ĐỀ XI MÉT KHỐI A.Mục tiêu Giúp HS: -Có biểu tượng về xăng ti mét khối,đề xi mét khối. - Biết tên gọi , kí hiệu độ lớn của đơn vị đo thể tích : xăng-ti-mét khối, đề-xi- mét khối. - Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối. - Bài tập cần làm: Bài 1, 2a. B.Các đồ dùng dạy học - Mô hình lập phương 1dm3 và 1dm3 C.Các hoạt động dạy- học chủ yếu Giới thiệu bài: Hoạt động 1:Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối,đề-xi-mét khối và quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích Hoạt động dạy Hoạt động học a)Xăng-ti-mét khối - GV trình bày vật mẫu hình lập phương có cạnh 1 cm,gọi 1 HS xác định kích của vật thể. - Đây là hình khối gì?Có kích thước là bao nhiêu? - Giới thiệu:Thể tích của hình lập phương này là xăng-ti-mét khối. - Hỏi:Em hiểu xăng-ti-mét khối là gì? -Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3 -Yêu cầu HS nhắc lại b)Đề-xi-mét khối. - GV trình bày vật mẫu hình lập cạnh 1 dm gọi 1 HS xác định kích của vật thể. - Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu? - Giới thiệu: Hình lập phương này thể tích là đề-xi-mét khối.Vậy đề-xi-mét khối là gì? - Đề- xi-mét khối viết tắt là dm3. C)quan hệ giữa xăng-xi-mét khối và đề-xi-mét khối - GV trình bày minh hoạ. - Có một hình lâp phương có cạnh dài 1 dm.Vậy thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu/ - Giả sử chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau,mỗi phần có kích thước là bao nhiêu? - Giả sử sắp xếp các hình lập phương nhỏ cạnh 1cm vào hình lập phương 1dm thì cần bao nhiêu hình sẽ đầy? -Hãy tìm cách xác định số lượng hình lập phương cạnh 1cm? -Vậy 1dm3 bằng bao nhiêu cm3? -GV xác nhận: 1dm3= 1000cm3 Hay 1000cm3= 1dm3 Các HS quan sát. -1 HS thao tác. -Đây là hình lập phương có cạnh dài 1cm. -HS chú quan sát vật mẫu. - Xăng-ti-mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài là 1cm. - HS nhắc lại xăng-ti-mét khối viết tắt là 1 cm3 . - HS thao tác. - Đây là hình lập phương có cạnh dài1 đề-xi-mét. - Đề- xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm. - 1 đề-xi-mét khối. - 1 xăng-ti-mét. - Xếp mỗi hàng 10 hình lập phương - xếp 10 hàng thì được một lớp. - Xếp 10 lớp thì đầy hình lập phương cạnh 1dm. - 10 x10 x10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm. - 1 cm3 . - 1 dm3 = 1000 cm3 Hoạt động 2:Thực hành đọc viết và chuyển đổi đơn vị đo thê tích Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài. Gv treo bảng phụ. Bảng phụ gồm mấy cột,là những cột nào? GV đọc mẫu:76cm3.Ta đọc số đo thể tích như đọc số tự nhiên Yêu cầu HS làm bài vào vở. GV nhận xét, đánh giá. Bài 2:- Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi 4 HS đọc bài làm - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố- dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau -Viết vào ô trống theo mẫu. - bảng phụ gồm 2 cột:một cột hgi số đo thể tích,một cột hgi cách đọc. - HS đọc theo. -HS làm bài vào vở. -HS lên bang,HS dưới lớp theo dõi. -Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo. Tiết 3 : Tập đọc PHÂN XỬ TÀI TÌNH I. Mục tiêu. - Biết đọc diễn cảm bài văn ; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật. - Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ bài học trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 2HS - GV nhận xét , cho điểm - 2 HS lần lượt đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi. B.Bài mới 1Giới thiệu . - HS lắng nghe. 2.Luyện đọc - Cho 2 HS đọc bài - Cho HS đọc đoạn nối tiếp - GV chia đoạn: 3 đoạn - Cho HS đọc đoạn + đọc từ ngữ khó: vãn cảnh, biện lễ, sư vãi... - Cho HS đọc theo nhóm - Cho HS đọc cả bài trước lớp. - GV đọc diễn cảm cả bài một lượt - 2 HS khá, giỏi nối tiếp nhau đọc bài văn - 3HS mỗi HS đọc một đoạn (2 lần) - Từng nhóm 3 HS đọc - 1 vài HS đọc cả bài. - 2 HS giải nghĩa từ trong SGK. 3.Tìm hiểu bài • Đoạn 1 - Cho HS đọc H: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? • Đoạn 2 - Cho HS đọc. H: Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp? H: Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người ăn cắp? • Đoạn 3 H: Kể lại cách quan tìm kể lấy trộm tiền nhà chùa. H: Vì sao quan án dùng cách trên? - GV chốt lại: ý đúng: Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên dễ lộ mặt. - 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm. - Nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy cắo vải của mình và nhờ quan phân xử. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. Quan đã dùng nhiều biện pháp: • Cho đòi người làm chứng (không có). • Cho lính về nhà hai người xem xét, cũng không tìm được chứng cứ. • Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan cho lính trả tấm vải cho người này và lính trói người kia lại. - 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. Quan đã thực hiện như sau: • Giao cho tất cả những người trong chùa mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước. • Đánh đòn tâm lí: ai ăn trộm, thóc trong tay người đó sẽ nảy mầm... • Đứng quan sát mọi người.... - HS chọn cách trả lời. - Nhờ quan thông minh, quyết đoán, nắm vững được đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội. - Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. 4.Đọc diễn cảm - Cho HS đọc phân vai. - Cho HS thi đọc - GV nhận xét + khen nhóm đọc tốt - 4HS đọc diễn cảm theo cách phân vai: người dẫn chuyện, 2 người đàn bà bán vải, quan án. - 2-3 nhóm 4 thi đọc. - Lớp nhận xét. 5.Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị tiết sau - HS lắng nghe. ..................................................................... Tiết 4 : Thể dục (Đ/c Cường dạy) ................................................................................................................................... Ngày soạn: 21/2/2009 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 23/2/2009 Tiết 1 : Toán MÉT KHỐI A.Mục tiêu Giúp HS: - Biết tên gọi , kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo thể tích : mét khối. - Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. - Bài tập cần làm : Bài 1, 2 B.Các đồ dùng dạy học - Tranh vẽ mét khối. C.Các hoạt động dạy - học . Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1:kiểm tra bài cũ:Củng cố các mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích. GV treo bảng phụ yêu cầu HS đọc đề bài. -Gọi 2 HS lên bảng làm bài - GV đánh giá Giới thiệu bài: Hoạt động 2:hình thành biểu tượng mét khối và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học. a)Mét khối -Hỏi: mét khối là gì? GV xác nhận và giới thiệu: - Mét khối viết tắt là m3 - Đây là hình lập phương có cạnh dài 1m - Hỏi:Tương tự như các đơn vị đề-xi-mét đã học,ai biết hình lập phương cạnh 1m gồm bao nhiêu hình lập phương 1 dm? Giải thích? -Vậy 1m3 bằng bao nhiêu dm3 -GV ghi bảng: 1m3= 1000 dm3 -Hỏi:Vậy 1m3 bằng bao nhiêu cm3? Vì sao? 1m3=1000000 cm3 b)Nhận xét - Chúng ta học đơn vị đo thể tích nào?Nêu thứ tự từ lớn đến bé. - GV gắn các tấm thẻ vào bảng theo câu trả lời của HS (m3, dm3, cm3). -Hỏi:Hãy so sánh mỗi đơn vị đo thể tích với đơn vị đo thể tích bé hơn,liền sau. Hãy so sánh mỗi đơn vị đo thể tích với đơn vị đo thể tích liền trước. Hoạt động 3:Luyện tập Bài 1: -Yêu cầu HSđọc đề bài. -Yêu cầu HS làm bài vào vở. -Yêu cầu HS chữa bài. Bài 2: -Yêu cầu HS đọc đề bài -Gọi 2 HS lên bảng làm bài. -HS dưới lớp làm bài vào vở -GV nhận xét đánh giá. 4. Củng cố-dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau. HS dưới lớp làm vào vở nháp. -Mét khối là thể tích của hình lập phương cạnh dài 1m. -Gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm vì ta xếp mỗi hành 10 hình lập phương cạnh 1dm. Cứ xếp 10 hàngthì được 1 lớp và xếp 10 lớp thì đầy hình lập phương cạnh 1m.Như vậy có 1000 hình lập phương cạnh 1dm.Trong hình lập phươngcạnh 1m -Ta có 1m3= 1000dm3 - Vì cứ 1dm3=1000cm3 nên 1m3=1000dm3=1000000cm3 -Chúng ta đã học các đơn vị đo thể tích là mét khối,Đề-xi-mét khối, Xăng- ti- mét khối. m3 dm3 cm3 1m3=.....dm3 1dm3=....cm3 =.... m3 1cm3=.....dm3 -Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000lần đơn vị đo thể tích bé hơn liền sau. -Mỗi đơn vị đo thể tích bé bằng 1/1000 đơn vị lớn hơn liền trước. a) Đọc các số đo b) Viết các số đo -HS làm bài -Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là ,Đề-xi-mét khối và xăng- ti- mét khối. -HS làm bài ................................................................. Tiết 2 : Chính tả Nhớ - viết: CAO BẰNG I. Mục tiêu. - Nhớ-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ. - Nắm vững quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng tên người , tên địa lí Việt Nam(BT2, BT3). II. Đồ dụng dạy - học - Bảng phụ hoặc khổ giấy lớn. III. Các hoạt động dạy- học. Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài ... u nhận xét và thắc mắc (nếu có) 4. Kết luận V/. Hoạt động 3: Tổng kết bài học và dặn dò 1. Tổng kết: - Các thiết bị dụng cụ nào được bọc nhựa, gỗ, sứ ? Bọc như vậy để làm gì - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi + Bộ phận vỏ bên ngoài, nắp công tắc 2. Dặn dò - Tiết sau chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cách sử dụng điện - Nhắc HS chuẩn bị bài sau ..................................................................................................................................... Ngày soạn: 23/2/2009 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 26/2/2009 Tiết 1 : Toán THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG I.Mục tiêu Giúp HS: -Hình thành được công thức và quy tắc tính thể tích hình lập phương. -Thực hành tính đúng thể tích của hình lập phương. -Vận dụng công thức để giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản. - Bài tập cần làm: bài 1, 3 II.Các đồ dùng dạy học - Mô hình trực quan vẽ hình lập phương có cạnh 3cm,một số hình lập phương cạnh 1cm,hình vẽ hình lập phương. -Bảng phụ ghi BT1. III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Củng cố biểu tượng và đặc điểm hình lập phương Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Nêu đặc điểm của hình lập phương? 2.Hình lập phương có phải là trường hợp đắc biệt của hình hộp chữ nhậtkhông? -GV nhận xét,kết luận. -Hình lập phương có 6 mặtlà các hình vuông bằng nhau. - Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài,chiều rộng,chiều cao bằng nhau Giới thiệu bài mới : Giờ học trước chúng ta đã biết cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật.Giở học hôm nay chúng ta sẽ tìm công thức tính thể tích của hình lập phương. Hoạt động 2:Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương. a)Ví dụ -GV yêu cầu HS tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 3cm, chiều rộng bằng 3cm, chiều cao bằng 3cm. -Yêu cầu HS nhận xét hình hộp chữ nhật . - Vậy đó là hình gì? . -GV treo mô hình trực quan . -Hình lập phương có cạnh là 3cm có thể tích là 27cm3. -Hỏi:Ai có thể nêu cách tính thể tích hình lập phương? - Yêu cầu HS đọc quy tắc ,cả lớp đọc theo .b)Công thức: - GV treo tranh hình lập phương . Hình lập phương có cạnh a ,hãy viết công thức tính thể tích hình lập phương. -GV xác nhận kết quả. -Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc thức tính thể tích hình lập phương(SGK trang 122). -HS tính: Vhhcn=3 x 3 x 3 =27(cm3) - Hình hộp chữ nhật có 3 kích thước bằng nhau. -Hình lập phương - Thể tích hình lập phương bằng cạnh nhân cạnh nhân cạnh. -HS đọc HS viết: V = a x b x c V: là thể tích hình lập phương; a là độ dài cạnh lập phương -HS nêu Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: -Yêu cầu HS đọc đề bài. -Yêu cầu HS xác định cái đã cho,cái cần tìm tong từng trường hợp. -Nêu cách tính diện tích toàn phần hình lập phương ? -Gọi 4 HS lên bảng.HS dưới lớp làm bài vào vở. -GV nhận xét kết quả. -Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. Bài 3: -Yêu cầu HS đọc đề bài -Yêu cầu HS nhận xét lượng nước trong bể trước và sau khi bỏ hòn đá -Nước trong hình 1 có dạng hình gì trước và sau khi bỏ đã vào?Có kích thước bao nhiêu? -Ta có tính được thể tích hòn đá không ?bằng cách nào? -Gọi 1 HS lên bảng làm BT,cả lớp làm bài vào vở. -GV đánh giá. 4.Củng cố - dặn dò Nhận xét tiết học Chuẩn bị tiết sau. Bài 1: -HS đọc .Viết số đo thích hợp vào ô trống. -Mặt hình lập phương là hình vuông ,có diện tích là tích của cạnh nhân với cạnh. Bằng diện tích một mặt nhân với 6. -HS nhận xét -Thể tích của một hình bằng tổng thể tích các hình tạo ra nó. -. Bài 3: -Tính thể tích hòn đã nằm trong bể nước. -Mực nước sau khi bỏ hòn đá vào bể tăng lên mặc dù lượng nước không đổi. -Trước khi bỏ đá vào bể tăng lên mặc dù lượng nước không đổi. -Trước khi bỏ đá vào,nước trong hình 1 là hình hộp chữ nhật có kích thước là: 5cm, 10cm,1 0cm. -Sau khi bỏ đá vào thì nước và đá đã tạo thành hình hộp chữ nhật có kích thước là : 7cm, 10cm, 10cm. ............................................................... Tiết 2 : Luyện từ và câu NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu. - HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện sự tăng tiến. - Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí; tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng lớp. - Bút dạ + giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 2HS: Cho HS làm lại BT 2+3 của tiết Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh. - GV nhận xét + cho điểm Bài mới 1.Giới thiệu bài 2.Nhận xét Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu BT. - GV giao việc: Các em đọc lại câu ghép đã cho. Phân tích cấu tạo của câu ghép đó. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả (GV ghi câu ghép lên bảng lớp). - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. Câu văn gồm 2 vế tạo thành. Cụ thể Chẳng những Hồng chăm học / mà bạn C V C ấy còn rất chăm làm V Quan hệ từ nối 2 vế câu: chẳng những....mà còn.... • Câu văn sử dụng cặp quan hệ từ chẳng những....mà còn.... thể hiện quan hệ tăng tiến. Hướng dẫn HS làm BT2 - Cho HS đọc yêu cầu BT. - GV nhắc lại yêu cầu. - Cho HS làm bài + phát biểu ý kiến. GV nhận xét + khẳng định những cặp quan hệ từ HS tìm đúng: Không những.....mà còn.... Không chỉ....... mà còn...... Không phải chỉ...... mà còn...... Không những......mà...... .Ghi nhớ - Cho HS đọc + nhắc lại. Luyện tập Bài 1 - Cho HS đọc yêu cầu + đọc câu chuyện vui Người lái xe đãng trí - GV giao việc: Đọc lại yêu cầu + câu chuyện. Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến. Phân tích cấu tạo của câu ghép đó. - Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp tờ phiếu đã ghi câu ghép cần phân tích - Cho HS trình bày kết quả. Bài 2. (Cách tiến hành tương tự BT1) Kết quả đúng: Cặp quan hệ từ cần điền là: a/ không chỉ....mà....còn.... b/ không những....mà....còn... chẳng những....mà còn.... c/ không chỉ....mà 5.Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS nhớ kiến thức đã học về câu ghép có quan hệ tăng tiến. HS1: làm BT2 HS2: làm BT3 HS lắng nghe 1 HS đọc thành thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân. - 1 HS lên bảng phân tích - câu ghép. - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. - HS làm bài cá nhân. - Một số HS nêu các cặp quan hệ từ tìm được. Lớp nhận xét - 2 HS đọc Ghi nhớ - 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ (không nhìn SGK - 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. - 1 HS làm lên bảng làm. - HS còn lại dùng bút chì gạch câu ghép trong SGK ( hoặc làm vào vở nháp) - Một số HS phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. .................................................................. Tiết 3 : Mĩ thuật VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I. Mục tiêu - Hs nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn -HS tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích. - Hs quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II. Chuẩn bị. -1 số tranh ảnh về những đề tài khác nhau - HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài - GV giới thiệu 1 vài bức tranh , ảnh đã chuẩn bị Hs quan sát Hoạt động 1: Tìm , chọn nội dung đề tài GV : giới thiệu một số tranh ảnh về các đề tài khác nhau và đặt câu hỏi cho HS trả lời + Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì? +Trong tranh có những hình ảnh nào? Hs quan sát - Vui chơi trong ngày hè, Nhà trường GV: gợi ý cho HS nhận xét được những hình ảnh về đề tài Vui chơi trong ngày hè có thể vẽ hoạt động nhảy dây, đá cầu, thả diều. Hoạt động 2: cách vẽ tranh GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau: + Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước: + Sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung HS lắng nghe và thực hiện +Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau . + Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động. + Vẽ màu theo ý thích. + Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt. Hoạt động 3: thực hành GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành Hs thực hiện Hoạt động 4: nhận xét đánh giá Chọn một số bài và gợi ý cách nhận xét, đánh giá: cách chọ nội dung đề tài, cách thể hiện.. ....................................................................... Tiết 4 : Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu. - Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn. II. Đồ dụng dạy - học - Bảng phụ ghi 3 đề bài + ghi loại lỗi HS mắc phải. III. Các hoạt động dạy - học. Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 2 HS - GV nhận xét + cho điểm. - 2 HS lần lượt đọc chương trình hoạt động đã lập trong tiết Tập làm văn trước. Bài mới 1.Giới thiệu bài - HS lắng nghe. 2.Nhận xét chung HĐ1: GV nhận xét về kết quả làm bài HĐ2: Thông báo điểm số cụ thể HĐ1: Hướng dẫn HS chữa lỗi chung - GV cho HS lên chữa lỗi trên bảng phụ Ghi chú: - Cột A: GV ghi trước những lối chính tả. - Cột B: HS sửa lỗi, GV chốt lại bằng phấn màu HĐ2: Hướng dẫn HS sửa lỗi chung - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. HĐ3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay. - GV đọc những đoạn, bài văn hay. HĐ4: Hướng dẫn HS chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn. GV: Mỗi em chọn một đoạn văn mình viết còn mắc nhiều lỗi để viết lại cho hay hơn. GV chấm một số đoạn viết của HS 4.Củng cố, dặn dò - Biểu dương những HS làm bài tốt. - Yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn; chuẩn bị cho tiết Tập làm văn kết tiếp HS quan sát trên bảng phụ + lắng nghe cô nói. - HS lần lượt lên bảng (viết vào cột b) - HS đọc lời nhận xét của thầy cô, sửa lỗi. - Đổi bài cho bạn để sửa lỗi. - HS trao đổi thảo luận để thấy cái hay, cái đẹp của bài văn vừa đọc. - HS chọn đoạn văn viết lại. - Viết lại đoạn văn. Tiết 5 : Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt đã làm được trong tuần qua. - Phương hướng tuần tới. - Học sinh thấy được ưu điểm , khuyết điểm của mình để khắc phục , phát huy. II. Chuẩn bị. - Nội dung. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định 2. Tiến hành a. Nhận xét các hoạt động tuần qua. - Cho học sinh nhận xét hoạt động tuần qua. - Giáo viên đánh giá chung ưu điềm, khuyết điểm. - Tuyên dương các cá nhân, tổ có nhiều thành tích. 3. Phương hướng tuần tới. - Học chương trình tuần 24 - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu - Lao động vệ sinh trường lớp. - Trang hoàng lớp học. - Nộp các khoản tiền còn thiếu. - Nghe - Các tổ trưởng lên nhận xét những việc đã làm được của tổ mình - Lớp trưởng đánh giá .
Tài liệu đính kèm: