Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 4 đến tuần 6

Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 4 đến tuần 6

I.Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.- Hiểu ND: Người mẹ rất yêun con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả (trả lời được các CH trong SGK).

Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

II/ Chuẩn bị:

- Gv: Tranh minh hoạ bài đọc.

- Bảng viết những khổ thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1.Bài cũ:

5 học sinh nối tiếp nhau kể lại 5 đoạn câu chuyện Ai có lỗi? Bằng lời của mình.

2. Bài mới:

 - Giới thiệu bài.

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

 - Luyện đọc câu:

 + Học sinh đọc nối tiếp mỗi em một dòng thơ ( 2 – 3 lần ).

+ Giải nghĩa từ dễ phát âm sai, viết sai ( như yêu cầu ).

- Luyện đọc đoạn:

 + Học sinh tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ trong bài trong bài ( 2 lần ).

+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc

- Giải nghĩa từ ngữ được chú giải cuối bài: buổi, quang.

- Đọc từng khổ thơ trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp.Giáo viên theo dõi.

- Đọc đồng thanh.

- Tìm hiểu bài:

+ Học sinh đọc thầm , trả lời câu hỏi:

* Bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ?

Luộc khoai, giã gạo, nấu cơm nhổ cỏ, quét sân và quét cổng

* Kết quả công việc của bạn nhỏ thế nào?

Khi mẹ về thì khoai đã chín, gạo trắng tinh cỏ đã nhổ hết, sân và cổng thì sạch sẽ

* Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ?

Vì bạn thấy mẹ đi làm rất khổ cực: áo thì bạc, tóc thì cháy

* Em thấy bạn nhỏ có ngoan không? Vì sao?

Em thấy ban nhỏ rất đáng khen vì bạn ấy rất yeu thương mẹ và đã làm việc giúp mẹ.

- Học thuộc lòng bài thơ

 

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 4 đến tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Ngaøy
Moân
Baøi daïy
Thứ hai
06/9/2010
Tập đọc
TĐ: Người mẹ
KC
 Người mẹ
Toán
Luyện tập (tr18)
Thứ ba
07/09/2010
Nghỉ dạy
Thứ tư
08/09/2010
TN&XH
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
Toán
Bảng nhân 6 (tr19)
Chính tả
CT Nghe-viết: Người mẹ
Đạo Đức
Giữ lời hứa
SHTT
Thứ năm
09/09/2010
Tập viết
TV: Ôn chữ hoa C (tiếp theo)
Chính tả 
CT Nghe-viết: Ông Ngoaị
Toán
Luyện tập (tr20)
LT&C
LT&C: Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu Ai là gì?
Kỉ Thuật (Chiều)
Gấp con ếch
Thứ sáu
10/09/2010
Làm văn 
TLV: Nghe-kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn
Toán
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ) (tr21)
SHTT
Thứ hai, ngày 06/9/2010
Tiết 7 -8 Môn Tập đọc – Kể chuyện
Bài: Người Mẹ
Sách giáo khoa trang 15
Thời gian dự kiến: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.- Hiểu ND: Người mẹ rất yêun con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả (trả lời được các CH trong SGK).
Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
II/ Chuẩn bị:
Gv: Tranh minh hoạ bài đọc. 
 Bảng viết những khổ thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ:
5 học sinh nối tiếp nhau kể lại 5 đoạn câu chuyện Ai có lỗi? Bằng lời của mình. 
2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài.
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
 - Luyện đọc câu:
 + Học sinh đọc nối tiếp mỗi em một dòng thơ ( 2 – 3 lần ).
+ Giải nghĩa từ dễ phát âm sai, viết sai ( như yêu cầu ).
Luyện đọc đoạn:
 + Học sinh tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ trong bài trong bài ( 2 lần ).
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc
Giải nghĩa từ ngữ được chú giải cuối bài: buổi, quang.
Đọc từng khổ thơ trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp.Giáo viên theo dõi.
Đọc đồng thanh.
Tìm hiểu bài:
+ Học sinh đọc thầm , trả lời câu hỏi:
* Bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ?
Luộc khoai, giã gạo, nấu cơm nhổ cỏ, quét sân và quét cổng
* Kết quả công việc của bạn nhỏ thế nào?
Khi mẹ về thì khoai đã chín, gạo trắng tinh cỏ đã nhổ hết, sân và cổng thì sạch sẽ
* Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ?
Vì bạn thấy mẹ đi làm rất khổ cực: áo thì bạc, tóc thì cháy
* Em thấy bạn nhỏ có ngoan không? Vì sao?
Em thấy ban nhỏ rất đáng khen vì bạn ấy rất yeu thương mẹ và đã làm việc giúp mẹ.
- Học thuộc lòng bài thơ
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ rồi cả bài thơ.
+ Học sinh thi học thuộc bài thơ.
3/ Củng cố, dặn dò:
Trong câu chuyện này em thích ai ( nhân vật nào )? Vì sao?
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Dạy kể chuyện:
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Hôm nay, các em sẽ thi kể lại lần lượt 4 đoạn câu chuyện ? Chú ý lời của Lan thì phải xưng hô “mình “,”tôi”
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện :
- Cả lớp đọc thầm mẫu trong sách giáo khoa kể theo từng đoạn.
- Từng cặp học sinh tập kể cho nhau.
Giáo viên mời 4 học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
Gọi 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện
3/ Củng cố, dặn dò:
Em học được điều gì qua câu chuyện này?
Khuyến khích học sinh về tập kể lại.
Nhận xét tiết học.
Tiết 16 Môn Toán
Bài: Luyện tập (tr18)
Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị). Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
Học sinh tự đặt tính và tìm kết quả phép tính. Học sinh làm vào vở bài tập.
Học sinh đổi chéo vở để chữa bài tập.
Bài 2: Tìm x
Học sinh nêu quan hệ giữa thành phần và kết quả để “ Tìm x” ( Tìm thừa số trong một tích, tìm số bị chia, tìm số bị trừ ).
	Chấm, sửa bài.
Bài 3: Tính 
Học sinh tự tính và nêu cách giải, chẳng hạn:
a/ 5 x 4 + 117 = 20 + 117 	b/ 200 : 2 – 75 = 100 – 75
	 = 137	 = 25
Bài 4: Bài toán
Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán rồi giải.
Bài giải:
Ngày thứ hai sửa được hơn ngày thứ nhất là:
100 – 75 = 25 ( m )
Đáp số: 25 m
Chấm, sửa bài tập.
Hoạt động 2: Củng cố, nhận xét, dặn dò	 
Củng cố lại cách tìm thừa số trong một tích, tìm số bị chia, tìm số bị trừ.
Nhận xét tiết học.
Thứ ba, ngày 07/9/2010
Nghỉ dạy theo tiêu chuẩn
Thứ tư, ngày 08/09/2010
Tiết 7 Môn: TN&XH
Bài: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn 
Thời gian: 35 phút
I. Mục tiêu
Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn. 
* Biết 1 số hoạt động của con ngườiđã gây ra ô nhiễm bầu không khí có hại đối với cơ quan tuần hoàn.Học sinh biết 1 số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động : Hát
Kiểm tra bài cũ : 
Yêu cầu 2 học sinh chỉ đường đi của máu trên sơ đồ 
Giáo viên nhận xét,.
Hoạt động 1: Troø chôi vaän ñoäng
* Cách tiến hành: Trò chơi kết bạn
Chia nhóm thảo luận : Em cảm thấy nhịp tim và mạch của mình như thế nào ?Có nhanh hơn lúc ta ngồi yên không ?
Kết luận : Khi vận động mạnh thì nhịp đập tim mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy hoạt động vui chơi rất có lợi cho hoạt động tim mạch, nhưng nếu quá sức sẽ gây tác hại cho sức khoẻ
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Cách tiến hành: Thảo luận nhóm
- Hoạt động nào có lợi cho tim mạch ?
- Vì sao không nên tập và lao động quá sức ?
- Theo em những trạng thái nào có thể làm tim đập mạnh hơn ?
- Nêu 1 số hoạt động của con ngườiđã gây ra ô nhiễm bầu không khí có hại đối với cơ quan tuần hoàn
Cho mỗi nhóm trình bày ý kiến
Lớp nhận xét 
Giáo viên chốt ý, kết luận
Nhận xét tiết học, tuyên dương
Thực hiện những điều đã học để bảo vệ sức khoẻ
Tiết: 7 Môn chính tả
Bài: Người mẹ
Sách giáo khoa trang 30
Thời gian dự kiến: 40 phút
I.Mục tiêu;
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b hoặc BT (3) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
 II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng đọc từng tiếng cho 3 em viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ ngữ: ngắc ngứ, ngoặc kép, trung thành, chúc tụng
 Hoạt động 2: Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Giáo viên đọc một lần đoạn văn. Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung đoạn văn:
+ Đoạn văn có mấy câu ( 4 câu )
+ Tìm tên riêng trong bài? (Thần Chết, Thần Đêm Tối )
Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai: 
 Thần Chết, Thần Đêm Tối , giành, ngạc nhiên .
 Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh...
+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 5 – 7 bài, nhận xét bài viết.
3/ Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài tập 2: cho học sinh thi đua giữa các tổ 
a/ ru, dịu dàng, giải thưởng.
b/ thân, vâng, cân.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò
Cho học sinh viết lại các từ viết sai, xem bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
Tiết : 8 Môn toán
Bài: Bảng nhân 6 (tr19)
Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6.- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân. Bài 1, bài 2, bài 3
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv và học sinh: Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Lập bảng nhân 6
Hướng dẫn học sinh tự lập bảng nhân 6:
a/ Hướng dẫn học sinh lập các công thức 6 x 1 = 6; 6 x 2 = 12; 6 x 3 = 18.
Giáo viên cho học sinh quan sát một tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi học sinh: 6 chấm tròn được lấy 1 lần, vậy ta được mấy chấm tròn? ( 6 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 6 chấm tròn ), Giáo viên nêu: “ 6 được lấy 1 lần, ta viết: 6 x 1 = 6. Cho học sinh nêu lại: 6 nhân 1 bằng 6.
Lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Giáo viên nêu: 6 được lấy 2 lần, viết thành phép nhân như thế nào? Học sinh viết 6 x 2; Yêu cầu học sinh viết thành phép cộng: 6 x 2 = 6 + 6 và nêu kết quả phép cộng 6 + 6. Hỏi học sinh: Vậy 6 nhân 2 bằng bao nhiêu? ( 6 nhân 2 bằng 12 ). Học sinh nêu lại: 6 nhân 1 bằng 6; 6 nhân 2 bằng 2.
Tương tự với 6 x 3.
b/ Hướng dẫn học sinh lập các công thức còn lại của bảng nhân 6.
Phân lớp thành 3 nhóm: nhóm 1 lập các công thức: 6 x 4; 6 x 5;6 x 6; nhóm 2 lập các công thức: 6 x 7; 6 x 8; nhóm 3 lập các công thức: 6 x 9; 6 x 10.
Các nhóm cử đại diện lên bảng báo cáo để hoàn chỉnh bảng nhân 6.
Học thuộc bảng nhân 6.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Học sinh đọc phép tính.
Bài 2: Bài toán
Học sinh đọc bài toán, rồi tự giải.
Giải:
Số ki-lô-gam của 3 túi là:
6 x 3 = 18 ( kg )
Đáp số: 18 kg
Bài 3: Đếm và viết thêm 6
	Học sinh tự nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài và chữa bài.
Hoạt động : Củng cố, dặn dò	 
Học sinh đọc lại bảng nhân 6. Thi đọc thuộc bảng nhân 6.
Nhận xét tiết học.
Tiết 4 Môn Đạo đức
Bài: Giữ lời hứa
Thời gian: 35 phút
I. Mục tiêu
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.- Quí trọng những người biết giữ lời hứa.
- Nêu được thế nào là giữ lời hứa.- Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc.
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thảo luận truyện Chiếc vòng bạc.
Mục tiêu: Học sinh biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
- Giáo viên kể chuyện ( vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh )
- Mời 2 học sinh đọc lại truyện.
Thảo luận cả lớp:
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ?
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
+ Qua câu truyện trên, em có thể rút ra điều gì?
+ Thế nào là giữ lời hứa?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
*Kết luận: Tuy rất bận nhiều công việc nhưng Bác Hồ Không quên lời hứa với một em bé. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
	Qua câu truyện trên, chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Mục tiêu: Học sinh biết được vì sao cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
Cách tiến hành:
Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm xử lí 1 trong hai tình huống sau:
Tình huống 1: Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán. Nhưng khi Tân vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim rất hay,..
T ... ắt là đường dùng chung cho các phương tiện giao thông.?
 Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả?.
 Khi tàu hoả đi qua , em đứng cách xa đường ray 5 mét?
 Em có thể ngồi chơi hay đi lại trên đường sắt.?
4/ Củng cố , dặn dò;
- Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả
 - Cần ghi nhớ quy định về ATGT.
- Nhận xét tiết học
Thứ năm, ngày23/09/2010
Tiết : 6 Môn Tập viết
Bài: Ôn chữ hoa D Đ
Thời gian: 35 phút
I. Mục tiêu
Viết đúng chữ hoa D (1 dòng), Đ, H (1 dòng); viết đúng tên riêng Kim Đồng (1 dòng) và câu ứng dụng: Dao có mài  mới khôn (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gv: Mẫu chữ viết hoa D,Đ Các chữ Kim Đồng và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà.
Một học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
Viết bảng con: Ch, Chu Văn An.
 Hoạt động 2: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
a/ Luyện viết chữ hoa.
Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài: D,Đ,H
Giáo viên viết mẫu, kết hợp cách nhắc lại cách viết từng chữ.
Học sinh tập viết từng chữ ( D,Đ,H ) trên bảng con.
b/ Học sinh viết từ ứng dụng
Học sinh đọc từ ứng dụng: Kim Đồng
Giáo viên giới thiệu: Kim Đồng là Đội viên đầu tiên của Đội TNTPHCM,tên thật là Nông Văn Dền.
Học sinh tập viết trên bảng con.
c/ Luyện viết câu ứng dụng.
Học sinh đọc câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ca dao trên: Con người có học mới khôn ngoan, trưởng thành.
Học sinh tập viết trên bảng con các chữ: Dao
3/ Luyện viết vào vở tập viết.
Học sinh viết vào vở, giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, hướng dẫn viết đúng nét, độ cao và khoảng cách các con chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
4/ Chấm, chữa bài: 
Chấm từ 12 - 15 bài.
Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: nhắc nhở học sinh luyện viết thêm ở nhà. Khuyến khích học sinh học thuộc câu ứng dụng.
Nhận xét tiết học.
Tiết : 12 Môn chính tả
Bài: Nhớ lại buổi đầu đi học
SGK: 51Thời gian: 35 phút
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần eo/oeo (BT1).- Làm đúng BT (3) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng viết các từ : khoeo chân , giếng sâu, loẻo khoẻo. 
 Hoạt động 2: Dạy bài mới
1/ Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
Giáo viên đọc một lần đoạn văn. Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung đoạn văn:
+Tìm hình ảnh nói lên sự rụt rè, bỡ ngỡ của đám học sinh khi mới đi học? (Họ thèm vụng và ước ao được như người học rò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi rụt rè trong cảnh lạ.)
Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai: bỡ ngỡ, quãng trời, ngập ngừng.
Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết,mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
Chấm, chữa bài.
+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 10-12 bài, nhận xét bài viết.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài tập 1: Điền vào chỗ trốg : eo/ oeo 
nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngoặt nghẽo, ngoẹo đầu.
Bài tập 2: a/Các từ cần điền là : siêng năng, xa, viết.
Chấm, chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau.
Nhận xét tiết học.
Tiết : 29 Môn toán
Bài: Luyện tập (tr25)
Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Biết số dư bé hơn số chia. Bài 1, bài 2, bài 3
II/ Đồ dùng dạy học:
Các tấm bìa có chấm tròn, que tính.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: học sinh làm bài 3/28
2/ Dạy bài mới:
a/ Nhận biết phép chi có dư:
8 : 2 = 4 là phép chia hết.
9 : 2= 4 ( dư 1 )Là phép chia có dư
* Vì 8 :2= 4 không thừanên ta gọi là phép chia hết
 9 : 2 = 4 ( dư 1) là phép chia có dư vì thừa 1.
Vì 1 < 2 nên không chia được cho 2.
*Chú ý: số dư phải bé hơn số chia.
b/ Thực hành:
Bài 1 : Tính rồi viết theo mẫu
Mục tiêu: Giúp học sinh biết biết cách thực hiện phép chia có dư.
Học sinh làm bảng con.
Bài 2: Điền Đ, S
 Học sinh làm vào VBT- một em làm phiếu.
Chấm chữa bài.
Bài 3 : Viết tiếp số hay chữ vào chỗ trống:
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách điền số và chữ thích hợp
31= 7x4+3 ; 25= 8x3+1 ; 38= 7x5=3
Trong phép chia có dư, số bị chia bằng thương nhân với số chia cộng với số dư.
Học sinh làm vào VBT
Thu bài chấm, nhận xét
3/Củng cố, dặn dò
 Học sinh nêu lại cách tính nhẩm của phép chia đúng và phép chia có dư.
 Xem bài sau.
 Nhận xét tiết học
Tiết : 5 Môn kĩ thuật
Bài: Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (t2)
Thời gian: 35 phút
I. Mục tiêu
- Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối. Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối.
II/ Đồ dùng dạy học:Như tiết 5
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Học sinh thực hành gấp ,cắt dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại và thực hiện thao tác theo các bước đã hướng dẫn.
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhắc lại quy trình theo các bước:
+ Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao 5 cánh.
+ Bước 2: Cắt ngôi sao 5 cánh.
+ Bước 3: Dán ngôi sao 5 cánh váo tờ giấy màu đỏ để dược lá cờ đỏ sao vàng.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.
Giáo viên giúp đỡ các em còn lúng túng.
Tổ chức trưng bày sản phẩm.
Giáo viên và học sinh nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hoạt động 2: Nhận xét, củng cố, dặn dò:
 - Cho học sinh nhắc lại quy trình gấp, cắt ,dán ngôi sao 5 cánh.
Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: giấy, kéo, bút màu để học bài “ Gấp, cắt, dán bông hoa năm cánh ”.
Nhận xét tiết học.
Tiết : 4 Môn LT&C:
Bài: LT&C: Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy
SGK: 49-50 Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu 
- Tìm được một số từ ngữ về trường học qua BT giải ô chữ (BT1).
- Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gv: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1( 3 bản), bài tập 2.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Bài cũ
- Hai học sinh làm lại Bài tập1, 2
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1: 
Học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Cho 3 nhóm thi tiếp sức làm bài tấp như SGK/ 50
Giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
b/ Bài tập 2:điền dấu phẩy vàocác câu văn:
a/ Ông em, bố em và chú đều là thợ mỏ.
b/Các bạn...đều là con ngoan, trò giỏi.
c/Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều... danh dự Đội.
- Thu, chấm bài.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Hệ thống lại bài.
Trong báo nhi đồng thường có tìm ô chữ- các em vận dụng để tìm.
Dặn dò: Nhắc học sinh ghi nhớ những từ vừa học.
Nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày 24/09/2010
Tiết : 6 Môn TLV
Bài: Tập tổ chức cuộc họp
SGK: 52 Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học.
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).
II/ Đồ dùng dạy học:
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên nêu câu hỏi: Để tổ chức tốt cuộc họp, cần chú ý những gì?
Hoạt động 2: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a/ Bài tập 1: ( miệng )
1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên nêu yêu cầu :
+Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình, để lời kể chân thật, có cái riêng, không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường.
+Cần nói rõ buổi đó là sáng hay chiều, thời tiết như thế nào/ Ai dẫn em tới trường?
+Lần đầu tiên bỡ ngỡ ra sao?
+Cảm xúc của em về buổi học đó?
-Học sinh kể theo cặp.
Đại diện của nhóm thi kể. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Viết lời em vừa kể thành một đoạn văn (5-7 câu).
Yêu cầu viết đúng ngữ pháp, trình bày rõ ràng, đúng đề tài.
Học sinh làm bài.
Thu chấm nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
 - Cho 3 em đọc lại bài viết của mình.
Dặn dò: Đọc lại bài, xem bài sau.
Nhận xét tiết học.
Tiết : 20 Môn toán
Bài Luyện tập (tr30)
Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu
- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư.
- Vận dụng phép chia hết trong giải toán. Bài 1, bài 2 (cột 1, 2, 4), bài 3, bài 4
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi các bài tập
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: học sinh làm bài 4/27
2/ Dạy bài mới:
Luyện tập
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
Mục tiêu: Giúp học sinh biết biết cách thực hiện phép chia hết và phép chia có dư.
Học sinh làm vào VBT- một em làm phiếu.
Chấm chữa bài.
Bài 2 (cột 1, 2, 4)
Học sinh làm vào VBT- một em làm phiếu.
Chấm chữa bài.
Bài 3 : Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặc điểm của số dư.
Trong phép chia có dư, số chia là 5 thì số dư lớn nhất là:
A :1 B :2 C: 3 D: 4
Bài 4 : Viết tiếp vào chỗ trống
Học sinh làm vào VBT
Thu bài chấm, nhân xét
3/Củng cố, dặn dò
 Cho học sinh chơi trò chơi : ai nhanh hơn.
Hai đội thực hiện nhanh phép chia có dư.
 Nhận xét tiết học
Tiết : sinh hoạt lớp tuần 6
Nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua: 
1.Ưu điểm: 
Nhìn chung các em biết vâng lời thầy cô, biết kính trên nhường dưới, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
2.Khuyết điểm: 
Bên cạnh đó vẫn còn có em trong lớp học chưa chú ý nghe giảng, đi học thường xuyên bỏ vở ở nhà, trong lớp chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến.
C.Phương hướng tuần tới:
1.Đạo đức: 
Các em phải biết vâng lời thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Thực hiện tốt nội qui của lớp cũng như của trường và liên đội đề ra.
2.Học tập: 
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đến lớp phải đầy đủ sách vở, chú ý nghe thầy cô giảng bài và chịu khó suy nghĩ để phát biểu ý kiến. Tự mình làm bài không nhìn bài của bạn.
3.Công tác khác: 
Làm vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thực hiện tốt luật an toàn giao thông, đi xe máy với cha mẹ phải đội mũ bảo hiểm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4-6.doc