Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 7

Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 7

Tập đọc NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I/ Mục đích yêu cầu:

+ Hiểu nghĩa các từ khó trong bài:boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt. Hiểu nội dung bài: Khen ngợi sự thông minh của cá heo và tình cảm gắn bó đáng quí của loài cá heo với con người.

+Đọc đúng các từ ngữ, tiếng khó:A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu, sửng sốt. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, cụm từ, nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc sôi nổi, hồi hộp.

+Giáo dục các em tình cảm yêu quý loài vật cá heo.

II/ Chuẩn bị:

 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Tập đọc NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I/ Mục đích yêu cầu:
+ Hiểu nghĩa các từ khó trong bài:boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt. Hiểu nội dung bài: Khen ngợi sự thông minh của cá heo và tình cảm gắn bó đáng quí của loài cá heo với con người.
+Đọc đúng các từ ngữ, tiếng khó:A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu, sửng sốt. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, cụm từ, nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc sôi nổi, hồi hộp.
+Giáo dục các em tình cảm yêu quý loài vật cá heo.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp Tư thế ngồi học.
2- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng đọc nối tiếp bài: Tác phẩm của Si-le.
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Những người bạn tốt .
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD luyện đọc:
+Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+GV chia đoạn
+Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn của bài.
+ GV chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho học sinh
+ Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú giải
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Gọi 1cặp đọc.
+ GV đọc mẫu định hướng cho HS cách đọc 
w HĐ2: HD tìm hiểu bài.
+Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
-Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A-ri-ôn ?
-Điều gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
-Qua câu chuyện các em thấy cá heo đáng yêu,đáng quý ở chỗ nào?
-Những đồng tiền khắc hình con cá heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?
+GV nhận xét, đánh giá.
+Nội dung chính của bài là gì?
w HĐ3: HD luyện đọc diễn cảm .
+Gọi 4HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
+GV hỏi HS giọng đọc phù hợp cho bài 
+GV hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn .
- GV đọc mẫu 1 lần và yêu cầu học sinh tìm các từ cần nhấn giọng,các chỗ cần nghỉ hơi.
+Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo cặp
+Cho 6 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3
-GV nhận xét ,kết luận.
+ Lớp theo dõi và nhận xét
+ HS lắng nghe..
+ 1 HS đọc toàn bài. 
+2 nhóm HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
+1HS đọc phần chú giải trong SGK.
+ HS luyện đọc nhóm 2 
+1cặp HS đọc 
+Lớp lắng nghe
+HS đọc thầm đoạn1,thảo luận nhóm 3 và trả lời.
- học sinh khá điều khiển lớp trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Lớp theo dõi và nhận xét bổ sung
+2HS nhắc lại.
- 4HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
+HS nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn.
+HS theo dõi cách đọc.
+2HS cùng bàn ngồi luyện đọc theo cặp.
+6em thi đọc trước lớp,lớp theo dõi nhận xét.
4- Củng cố: 1 HS nêu nội dung chính –Giáo dục ý thức bảo vệ động vật quý.
5.Dặn dò: Nhận xét giờ học . Về nhà học chuẩn bị bài:Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
--------------------------------------------------
 Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
+ Củng cố quan hệ giữa 1 và , giữa và giải bài toán về số trung bình cộng, tìm thành phần chưa biết của phép tính có phân số.
+Các em có kĩ năng thực hành giải toán có quan hệ trung bình cộng,thành phần chưa biết của phép tính phân số thành thạo,đúng ,nhanh.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ, tính toán cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ. 
III/ Hoạt động dạy – học: 
1-Ổn định lớp Tư thế ngồi học.
2-Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 4 ở nhà .
-GV đánh giá nhận xét.
3-Bài mới
a) Giới thiệu bài: Luyện tập chung ..
b) Dạy bài mới:
w HĐ: HD luyện tập-thực hành
+ Bài 1: GV yêu cầu học sinh đọc đề toán.
-Yêu cầu học sinh làm bài .
-Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng, giáo viên nhận xét ghi điểm. 
+Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi một số em nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính phân số.
+Yêu cầu HS tự làm bài.
+Bài 3:GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và nêu bài yêu cầu chúng ta làm gì?Cách tìm số trung bình cộng,sau đó tự làm .
-GV nhận xét đánh giá ghi điểm.
+Bài 4:GV cho học sinh đọc đề toán.
-Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán rồi giải.
-Giáo viên đọc chữa bài trước lớp và nhận xét bài làm của học sinh ghi điểm .
-Học sinh nhận xét bài bạn.
+ HS lắng nghe.
+1em đọc đề toán, nêu yêu cầu của bài.
-2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở 
-HS nhận xét .
+HS đọc yêu cầu của bài,
-Nêu cách thực hiện tìm thành phần chưa biết trong phép tính phân số và làm bài vào vở.
-HS nhận xét bài của bạn ở bảng.
+Học sinh đọc đề toán, tìm cách trả lời và giải bài toán này.
 Giải 
 Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được là:
 () : 2 =(bể nước) 
 Đáp số: bể nước
-1HS lên bảng làm.lớp làm vào vở.
Giá mỗi mét vải lúc trước: 12000đồng
Giá mỗi mét vải sau khi giảm là: 10000đồng
Số mét vải mua theo giá mới: 6mét.
-Học sinh nhận xét bài của bạn.
-Trao đổi bài của bạn để kiểm tra lẫn nhau
4-Củng cố: Gọi HS nêu cách tìm số trung bình cộng.
5 -Dặn dò: Nhận xét giờ học . Dặn HS về nhà làm bàivào vở bài tập và chuẩn bị bài Khái niệm số thập phân
Khoa học: PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết, tác hại, dấu hiệu, tác nhân gây nên bệnh , đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
+ Biết giữ vệ sinh hàng ngày , cách diệt muỗi vằn và cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
+ Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường xung quanh phòng bệnh và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.
II/ Chuẩn bị:
 Giấy khổ to,phiếu cá nhân.
 Hình minh họa trang 29 .
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp Tư thế ngồi học.
2-Kiểm tra bài cũ: Gọi 1HS nêu cách phòng bệnh sốt rét?.
-GV nhận xét,ghi điểm.
3-Bài mới:
a)Giới thiệu bài:Phòng bệnh sốt xuất huyết.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1:HD tìm hiểu một số kiến thức về tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền.
+Giáo viên chia HS thành các nhóm nhỏ sau đó thảo luận và làm bài tập thực hành tr. 28.
-Tác nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết?
-Muỗi gì truyền bệnh?nó sống ở đâu?
 -Cách lây bệnh?
-Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết?
+Gọi 3 em trình bày trước lớp,các nhóm khác bổ sung.
+GV nhận xét,kết luận . 
w HĐ2:Cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết.
+GV chia nhóm và cho học làm việc theo nhóm 4 với HD:
-Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết cho mình và người thân?
+ GV nhận xét và đọc các kết quả đúng:
+Cho học sinh nêu nội dung chính của bài.
+GV cho HS liên hệ thực tế về những việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
+ Rút ra ghi nhớ SGK trang 29
+Học sinh trả lời, lớp nhận xét.
+ HS lắng nghe.
 +HS thảo luận nhóm 3 và trả lời đúng.
-Là một loại vi rút.
-Muỗi vằn hút máu người bệnh trong đó có vi rút gây bệnh cho người lành,muỗi thường sống ở bụi rậm,ao tu ønước đọng.
-Có diễn biến ngắn, nặng có thể gây chết người trong vòng 3-5 ngày. Đặc biệt nguy hiểm với trẻ em.
-3 HS trình bày trước lớp.
-Các nhóm khác bổ sung.
+HS thảo luận theo nhóm 4.
+1 nhóm trình bày trước lớp.
-Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất và ít tốn kém nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, diệt mỗi, diệt bọ gậy và chống muỗi đốt.
+3HS nêu bài học ở cuối sách.
+HS lắng nghe ghi nhớ.
4-Củng cố:Liên hệ bản thân –giáo dục ý thức. 
5-Dặn dò: Nhận xét giờ học . Dặn HS về nhà tuyên truyền cho mọi người cùng làm và chuẩn bị bài sau: Phòng bệnh viêm não.
 --------------------------------------------------------
Kể chuyện CÂY CỎ NƯỚC NAM
I/ Mục đích yêu cầu:
+ Hiểu được ý nghĩa nội dung câu chuyện:Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên, hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ lá cây. Kể lại được toàn bộ câu chuyện.
+Kĩ năng nhớ và thể hiện lời kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. Nhận xét,đánh giá lời kể của bạn.
+Giáo dục các em lòng yêu thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị: Tranh minh họa trong SGK. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp Tư thế ngồi học.
2-Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS kể lại câu chuyện nói về lòng hữu nghị.
-GV đánh giá nhận xét.
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài:Cây cỏ nước nam.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: GV kể chuyện:
+Giáo viên kể lần 1:giọng thong thả,nhấn giọng những từ ngữ thay đổi nhân vật.
+GV chỉ tranh minh họa kể lại lần 2.
+Yêu cầu học sinh giải thích từ:Trưởng tràng,Dược sơn.
w HĐ2: HD kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
+Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm và tìm hiểu nội dung:
-GV dán các băng giấy ghi nội dung các bức tranh.
+GV tổ chức cho học sinh thi kể lại chuyện trước lớp .
+GV đánh giá nhận xét và tuyên dương học sinh.
+Học sinh theo dõi trả lời 
+ HS lắng nghe.
+HS quan sát tranh minh họa đọc thuyết minh trong SGK.
+HS ghi lại tên các cây thuốc quý trong bài.
+ HS thảo luận theo nhóm 3 tìm nội dung chính của từng tranh. 
-T1:Tuệ Tĩnh giảng cho học trò về cây cỏ nước Nam.
-T2:Quân dân nhà Trần tập luyện chống giặc
-T3:Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.
-T4:Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men
-T5:Cây cỏ nước Nam làm cho binh sĩ khoẻ
-T6:Tuệ tĩnh và học trò phát triển cây thuốc.
+ 6HS kể từng đoạn câu chuyện.
+2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và trả lới câu hỏi của bạn:
+Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể hay .
4-Củng cố: 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện .Vì sao có tên là Cây cỏ nước Nam
 5Dặn dò: Nhận xét giờ học . Dặn HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện.
 -------------- ... g, giã bàng.
+ HS nghe đọc và viết bài
- HS đổi vở cho nhau,dùng bút chì và soát lỗi cho bạn,ghi số lỗi ra ngoài lề.
-1HS đọc trước lớp.
-1nhóm HS làm bài ở bảng:nhiều,diều,chiều.
 - HS nhận xét bổ sung.
+HS tự làm bài.
-Nhận xét bài của bạn.
4-Củng cố: GV đánh giá bài viết của HS .
5.Dặn dò: Nhận xét giờ học .Dặn HS về nhà ghi nhớ cách đánh dấu thanh. 
 Địa lí ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
+Củng cố kiến thức và kĩ năng về chỉ trên lược đồ vị trì địa lí, các dãy núi lớn, các sông,đồng bằng lớn của nước ta. 
+ Trình bày đặc điểm chính của sông ngòi ,địa hình,khí hậu,đất,rừng ở nước ta.
+Ý thức được mối quan hệ địa lí ,vai trò của nó trong cuộc sống.
II/ Chuẩn bị: 
+ Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
+ Các hình minh hoạ trong SGK. Phiếu học tập của HS.
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ: GVgọi HS lên bảng trình bày đặc điểm chính của đất ,rừng nước ta.
-GV đánh giá nhận xét
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD thực hành một số kĩ năng.
+ Giao nhiệm vụ 
-Quan sát lược đồ Đông nam Á vàcho biết:Vị trí giới hạn nước ta,vùng biển nước ta, một số đảo và quần đảo?
-Quan sát lược đồ địa hình Việt Nam:nêu tên vị trí các dãy núi lớn,các đồng bằng lớn,các con sông lớn của nước ta?
-GV đánh giá nhận xét.
w HĐ2:Đacë điểm của các yếu tố tự nhiên.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm và hoàn thành bảng thống kê trong SGK.
-Gv theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- GV nhận xét, hoàn thiện phần trình bày của HS.
- HS nhận xét bài bạn.
+ HS lắng nghe giới thiệu .
+HS quan sát lược đồ Đông Nam Á và mô tả vị trí giới hạn,vùng biển, đảo, quần đảo nước ta.
+ HS thảo luận nhóm.
+Cho HS trình bày trên lược đồ.
- HS thảo luận nhóm 4 và lần lượt hoàn thành bảng thống kê.
-2 nhóm trình bày trên bảng trước lớp.
- Lớp nhận xét.
+HS nhắc lại kết luận.
4-Củng cố: Gọi HS nêu nội dung ôn tập về đặc điểm tự nhiên nước ta.
5 -Dặn dò: Nhận xét giờ học . Dặn học sinh về nhà làm các bài tập của tiết học và chuẩn bị bài:Dân số nước ta..
Kỹ thuật THÊU DẤU X (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
+ Biết cách thêu dấu “X “và ứng dụng của thêu dấu “X".
+Các em có kĩ năng thêu được các mũi thêu chữ X đúng quy trình đúng kĩ thuật.
+Giáo dục các em rèn luyện tính cẩn thận, đôi tay khéo léo.
II/ Chuẩn bị:
 Mẫu thêu dấu X. Một số sản phẩm thêu trang trí dấu X. Mảng vải trắng hoặc màu. 
III/ Hoạt động dạy – học:
 1-Ổn định lớp
2-Bài cũ: Kiểm tra vật liệu, đồ dùng,của HS
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Thêu dấu X (Tiết 1)
b) Dạy bài mới:
 * HĐ1: Quan sát,nhận xét mẫu:
 GV cho HS quan sát mấu thêu chữ V & hỏi: Mũi thêu dấu X có thể ứng dụng vào trang trí những đồ dùng nào?
* HĐ2: HD thao tác kỹ thuật:
 +GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục II(SGK) để nêu các buớc thêu dấuX.
 +GV hướng dẫn thao tác vạch dấu, thao tác bắt đầu thêu, cách thực hiện thông qua thao tác mẫu của GV trên lớp .
+GV hướng dẫn nhanh lần thứ hai các thao cách thêu dấu X.
+Yêu cầu HSnhắc lại cách thêu dấu X. Nhận xét.
+Tổ chức cho HSthêu tập trên giấy ô li hoặc vải.
-HS để lên bàn các đồ dùng đã chuẩn bị
-HS lắng nghe .
-HS quan sát & nhận biết đường thêu.
 Vắt sổ, trang trí
 HS quan sát ghi nhớ
 - Dùng để trang trí đường diềm, thêu hoa lá, viền gấu quần áo 
+ HS đọc mục I, quan sát hình 2 để nêu từng bước vạch dấu và các thao tác cách bắt đầu thêu và tiến hành các bước thêu dựa trên quan sát mẫu của GV.
-Chuyển kim sang đường dấu thứ nhất. Xuống kim tại điểm Amũi kim hướng sang trái .Lên kim tại B rút chỉ lên được nửa mũi thứ nhất .
-Chuyển kim về đường dấu thứ 2xuống kim tại A’mũi kim hướng sang trái lên kim tại C rút chỉ lên được mũi thứ nhất .
-Chuyển kim sang đường dấu thứ nhất xuống kim tại điểm B mũi kim hướng sang trái, lên kim tại C rút chỉ lên, được nửa mũi thêu thứ 2.
Các mủi tiếp theogiống như cách thêu mũi thứ nhất và mũi thứ 2 .
-Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ,chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm.
+2-3 HS nhắc lại các thao tác thêu dấuX.
+HS tập thêu trên giấy ô li hoặc vải.
4- Củng cố:Cho HS nêu lại nội dung các thao tác thêu dấu X
5-Dặn dò: Nhận xét giờ học . Dặn HS đọc lại nội dung các bước trong SGK và chuẩn bị bài sau thực hành
Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ Mục đích yêu cầu:
+ Từ kết quả quan sát được cảnh sông nước, viết được đoạn văn miêu tả cảnh sông nước theo dàn ý đã lập từ tiết trước.
+Thực hành viết đoạn văn miêu tả một cách trình tự, hợp lí, nét đặc sắc, riêng biệt, tự nhiên sinh động, tình cảm của người viết khi miêu tả.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,sáng tạo.
II/ Chuẩn bị:
 Giấy khổ to,bút dạ. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp Tư thế ngồi học.
2-Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước.
-GV nhận xét,ghi điểm.
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài:Luyện tập tả cảnh.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1:Hướng dẫn HS làm bài tâpï:
+GV gọi HS đọc nội dung đề bài và phần gợi ý .
+Đọc lại đoạn văn Vịnh Hạ Long.
+yêu cầu HS tự viết đoạn văn,GV đi hướng dẫn và giúp đỡ HS yếu.
+Gọi HS khá dán phiếu lên bảng,các nhóm khác bổ sung.
+ GV nhận xét và tuyên dương những em có cách quan sát tinh tế.
+ HS nghe 
+ HS đọc nội dung bài. 
+1HS đọc lại đoạn văn.
+2HS viết đoạn văn vào giấy, cả lớp làm vào vở .
+2HS dán phiếu và đọc đoạn văn của mình cho các bạn theo dõi.
Ví dụ:Con sông quê tôi đã bao đời nay gắn bó với cuộc sống của nhân dân.
Con sông quê hương là kỉ niệm về tuổi thơ êm đềm của tôi.
+3 đến 5 HS tiếp nối nhau giới thiệu đoạn văn mình đã hoàn chỉnh.
-HS khác theo dõi nhận xét.
4- Củng cố: Giáo viên đọc 1 bài văn tham khảo.
5 -Dặn dò: Nhận xét giờ học.Dặn HS về nhà làm lại và ghi lại một cảnh đẹp ở địa phương.
 Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
+ Củng cố chuyển một phân số thập phân thành hỗn số và ngược lại,chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên.
+Các em có kĩ năng thực hành chuyển đổi phân số , số thập phân theo yêu cầu một cách thành thục.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ, tính toán cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp Hát
2-Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng làm bài ở nhà .GV đánh giá nhận xét
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Luyện tập chung .
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: Luyện tập-thực hành
+ Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề toán.
-GV viết lên bảng và yêu cầu HS tìm cách chuyển phân số thành hỗn số.
-Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng, giáo viên nhận xét ghi điểm. 
+Bài 2:GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách chuyển như bài tập 1,sau đó tự làm 
-GV nhận xét đánh giá ghi điểm.
+Bài 3:GV cho HS đọc đề toán.
-Gv viết lên bảng 2,1m=dm
-Giáo viên yêu cầu HS tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm.
-GV cho HS làm bài,sau đó nhận xét.
-Giáo viên đọc chữa bài trước lớp và nhận xét bài làm của HS ghi điểm ,
+GV hướng dẫn HS làm bài 4 ở nhà .
- HS nhận xét bài bạn.
+ HS lắng nghe giới thiệu .
+1em đọc đề toán, nêu yêu cầu của bài toán.
-HS thảo luận và nêu cách chuyển:
-HS nêu cách chuyển phân số thập phân thành hỗn số sau đó chuyển ngược lại.
- 1 số HS nhận xét .
+ HS đọc đề toán,tìm cách trả lời và thực hành làm bài 2 vào vở.
+HS đọc đề toán,trao đổi với nhau và làm.
2,1m=m = 2m 1dm =21dm
+HS lên bảng làm bài,lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài của bạn.
4- Củng cố: Gọi HS nêu cách chuyển phân số thập phân thành hỗn số và ngược lại.
5 -Dặn dò: Nhận xét giờ học . Dặn HS về nhà làm bài tập 4 ở nhà.Chuẩn bị bài STP bằng nhau.
Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I/ Mục đích yêu cầu:
+ Hiểu và thực hành luyện tập vè từ nhiều nghĩa,xác định nghĩa gốc , nghĩa chuyển của một số từ nhiều nghĩa trong câu.
+Các em có kĩ năng nhận biết, phân biệt, tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và đặt câu với từ nhiều nghĩa là động từ.
+Giáo dục các em thái độ học tập chăm chỉ, sử dụng từ nhiều nghĩa chính xác khi nói, viết.
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn bài tập 1. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đặt câu có từ nhiều nghĩa.
-GV nhận xét,đánh giá.
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa .
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: Củng cố bài :
-Thế nào là từ nhiều nghĩa? 
+Giáo viên kết luận .
w HĐ2: HD luyện tập.
+Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài
 -Yêu cầu HS thi làm theo nhóm, nối từ với nghĩa thích hợp.
-Gọi 1 nhóm trình bày
-GV cho HS nhận xét bài của bạn
+Bài 2;Yêu cầu HS đọc đề bài
- GV nhận xét ,kết luận.
+Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
-Yêu cầu HS tự làm bài theo nhóm:
+Gv kết luận câu trả lời đúng.
Lớp theo dõivà nhận xét
+ HS lắng nghe giới thiệu .
+ HS suy nghĩ trả lời . 
+HS ngồi cùng trao đổi nhóm 4 và làm bài.
+1 HS làm ở bảng,lớp làm vào vở.
+ 1 nhóm trình bày.
- HS nhận xét bổ sung.
+HS đọc đề bài 
+ HS thảo luận nhóm 4.
+HS nốitiếp nhau trình bày trước lớp.
+3HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm của mình, lớp nhận xét.
4- Củng cố:Giáo viên củng cố nội dung tiết học.
5-Dặn dò: Nhận xét giờ học . Dặn HS về nhà viết lại từ nhiều nghĩa trong bài và chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ thiên nhiên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc