Đạo đức:
TÌNH BẠN
I/ MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp HS biết: Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn, hoạn nạn.
2. Kĩ năng: Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
3. Giáo dục HS: Thân ái, đoàn kết với bạn bè xung quanh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
III. Các hoạt động dạy học
TUẦN 9 Ngày soạn: 29/10/2009 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 2/11/2009 Tiêt 1: Đạo đức: TÌNH BẠN I/ MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Giúp HS biết: Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn, hoạn nạn. 2. Kĩ năng: Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày. 3. Giáo dục HS: Thân ái, đoàn kết với bạn bè xung quanh. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết. III. Các hoạt động dạy học TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Em phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên? - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu tên bài và hát bài lớp chúng mình. * Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện Đôi bạn - HS hoạt động cả lớp + 2 HS đọc câu chuyện trong SGK H: Câu chuyện gồm có những nhân vật nào? H: khi đi vào rừng, hai người bạn đã gặp chuyện gì? H: chuyện gì đã xảy ra sau đó? H: Hành động bỏ bạn đẻ chạy thoát thân của nhân vật đó là một người bạn như thế nào? H: khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi lại đã nói gì với người bạn kia? H: Em thử đoán xem sau câu chuyện này tình cảm giữa 2 người sẽ như thế nào? * Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai - Gọi vài HS lên sắm vai theo nội dung câu chuyện - GV cùng cả lớp nhận xét - Gọi 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK * Hoạt động 3: làm bài tập 2, SGK + mục tiêu: HS biết cách ứng sử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè. + cách tiến hành - HS làm bài tập 2 - HS trao đổi bài làm với bạn bên cạnh - Gọi 1 số HS trình bày cách ứng sử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. - GV nhận xét và kết luận . 4: Củng cố- dăn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau - 2 HS trả lời - 2 HS đọc + Câu chuyện gồm có 3 nhân vật: đoi bạn và con gấu + khi đi vào rừng, hai người bạn đã gặp một con gấu. + khi thấy gấu, một người bạn đã bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp để mặc bạn còn lại dưới mặt đất. + Nhân vật đó là một người bạn không tốt, không có tinh thần đoàn kết, một người bạn không biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. + khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi đã nói với người bạn kia là: Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo để chạy thoát thân là kẻ tồi tệ. + Hai người bạn sẽ không bao giờ chơi với nhau nữa. người bạn kia xấu hổ và nhận ra lỗi của mình, ... - Vài HS lên sắm vai - Lớp nhận xét - 3 HS đọc ghi nhớ - Lớp làm bài tập 2 và trao đổi bài với bạn bên cạnh Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: -Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân - Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4a,c II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy - học bài mới 2.1.Giới thiệu bài 2.2.Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV gọi HS đọc đề bài. - GV viết lên bảng : 315cm = ....m và yêu cầu HS thảo luận để tìm cách viết 315 thành số đo có đơnvị là mét. - GV nhận xét và hướng dẫn lại cách làm như SGK đã giới thiệu. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV nhắc HS cách làm bài tập 3 tương tự như cách làm bài tập 1, sau đó yêu cầu HS làm bài. GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS thảo luận để tìm cách làm. - GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp. - GV nhận xét các cách mà HS đưa ra, sau đó hướng dẫn lại cách mà SGK đã trình bày hoặc cho HS có cách làm như SGK trình bày tại lớp. - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 3. Củng cố – dặn dò - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi. - HS nghe. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS chữa bài của bạn, HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp. - HS thảo luận, sau đó một số HS nêu ý kiến trước lớp. - Nghe GV hướng dẫn cách làm. - 1 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở. 234cm = 200cm + 34cm = 2m34cm = 2m = 2,34m 506cm = 500cm + 6cm = 5m6cm = 5,06m HS đọc đề bài trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS chữa bài của bạn, HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - HS đọc thầm đề bài trong SGK. - HS trao đổi cách làm. - Một số HS trình bày cách làm của mình. - HS cả lớp theo dõi bài làm mẫu. - HS làm bài : Tiết 3 Tập đọc CÁI GÌ QUÝ NHẤT ? I.Mục tiêu -Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật -Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận:Người lao động là đáng quý nhất(Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). II.Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ SGK - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời. - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới 1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài a) Luyện đọc - Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn GV chú ý sửa lỗi phát âm - Gọi HS nêu từ khó - GV đọc từ khó - Gọi HS đọc từ khó - Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 - HS nêu chú giải - Luyện đọc theo cặp - Thi đọc trong nhóm - Gv hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu b) Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi H: Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời? GV ghi: Hùng: lúa gạo; Quý: vàng; Nam: thì giờ - Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? GV; khẳng định cái đúng của 3 HS : lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vài vậy người lao động là quý nhất - Chọn tên khác cho bài văn? - Nội dung của bài là gì? GV ghi bảng c) Luyện đọc diễn cảm - 1 HS đọc toàn bài - GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc - GV hướng dẫn luyện đọc - GV đọc mẫu - HS luyện đọc - HS thi đọc - GV nhận xét ghi điểm 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau - 2HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi - 1 HS đọc bài - 3 HS đọc nối tiếp - HS nêu từ khó - HS đọc từ khó - HS đọc nối tiếp lần 2 - HS nêu chú giải - HS đọc trong nhóm cho nhau nghe - HS thi đọc - HS đọc thầm đoạn, câu hỏi + Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất. + Hùng: lúa gạo nuôi sống con người + Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo + Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc + HS nêu lí lẽ của thầy giáo - HS nghe + Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí, người lao động là quý nhất... - Người lao động là quý nhất - 1 HS đọc - HS đọc - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm Ngày soạn: 25/10/2009 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 3/11/2009 Tiết 1: Toán VIÊT SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I.Mục tiêu Giúp học sinh. 1. Kiến thức: Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân 2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức vào việc làm đúng các bài tập. 3. Giáo dục: HS yêu thích học môn toán II. Đồ dùng dạy- học - Bảng đơn vị đo khối lượng kẽ sẵn. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy – học bài mới 2.1.Giới thiệu bài : - GV giới thiệu : Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về bảng đơn vị đo khối lượng và học cách viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. 2.2.Ôn tập về các đơn vị đo khối lượng a) Bảng đơn vị đo khối lượng - GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn. - GV gọi 1 HS lên bảng viết các đơn vị đo khối lượng vào bảng các đơn vị đo đã kẻ sẵn. b) Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề - GV yêu cầu : Em hãy nêu mối quan hệ giữa ki-lô-gam và héc-tô-gam, giữa ki-lô-gam và yến. - GV viết lên bảng mối quan hệ trên vào cột ki-lô-gam. - GV hỏi tiếp các đơn vị đo khác. sau đó viết lại vào bảng đơn vị đo để hoàn thành bảng đơnvị đo khối lượng như phần Đồ dùng dạy học. - Gv hỏi : Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau. c) Quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng - GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa tấn với tạ, giữa ki-lô-gam với tấn, giữa tạ với ki-lô-gam. 2.3.Hướng dẫn viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - GV nêu ví dụ : Tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm : 5tấn132kg = ....tấn - GV yêu cầu HS thảo luận để tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống. - GV nhận xét các cách làm mà HS đưa ra, tránh chê trách các cách làm chưa đúng. 2.4.Luyện tập thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV kết luận về bài làm đúng và cho điểm. Bài 3 - GV gọi HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS làm bài trên bảng lớp. 3. Củng cố – dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi. - HS nghe. - 1 HS kể trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến. - HS viết để hoàn thành bảng. - HS nêu : 1kg = 10hg = yến - HS nêu : * Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp 10 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó. * Mỗi đơn vị đo khối lượng bằng đơn vị tiếp liền nó. - HS nêu : 1 tấn = 10 tạ 1 tạ = tấn = 0,1 tấn 1 tấn = 1000kg 1 kg = tấn = 0,001 tấn 1 tạ = 100kg - HS nghe yêu cầu của ví dụ. - HS thảo luận, sau đó một số HS trình bày cách làm của mình trước lớp, HS cả lớp cùng theo dõi và nhận xét. - HS cả lớp thống nhất cách làm. 5 tấn 132kg = 5tấn = 5,132tấn/. Vậy 5 tấn 132kg = 5,132 tấn. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS đọc yêu cầu của bài toán trước lớp. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi và bổ xung. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình. Tiêt 2: Chính tả TIẾNG ... - GV yêuc ầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 5 - GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và hỏi : Túi cam cân nặngbao nhiêu ? - GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố – dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi. - HS nghe. - HS : Bài tập yêu cầu chúngta viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) 3m6dm = 3m = 3,6m b) 4dm = m = 0,4m c) 34m5cm = 34,05m d) 345cm = 3,54m - 1 HS chữa bài của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình. - HS đọc thầm đề bài và nêu cách làm bài. + Nếu cho số đo có đơn vị là tấn thì viết thành số đo có đơn vị là ki-lô-gam. + Nếu cho số đo có đơn vị là ki-lô-gam thì viết thành số đo có đơn vị là tấn. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS chữa bài của bạn. - HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. a) 42dm4cm = 42dm = 42,4dm b) 56cm9mm = 56,9mm c) 26m2cm = 26,02m - HS làm bài vào vở bài tập. a) 3kg5g = 3kg = 3,005kg b) 30g = 0,03kg c) 1103g = 1,103kg - 1 HS đọc bài làm trước lớp. - HS cả lớp theo dõi , nhận xét và tự kiểm tra bài của mình. - HS cả lớp quan sát hình. - HS nêu : Túi cam nặng 1kg800g. - HS đọc lại đề bài và nêu : Bài tập yêu cầu viết cân nặng của túi cam thành số đo có đơn vị là ki-lô-gam. - HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc kết quả trước lớp. Tiết 2: Luyện từ và câu ĐẠI TỪ I. Mục tiêu .1. Kiến thức: Hiểu Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (Hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu để khỏi lặp ( ND ghi nhớ ). 2. Kĩ năng: Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế ( BT1,2 ); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3) 3. Giáo dục: GDHS có ý thức sử dụng đại từ hợp lý trong văn bản. II. Đồ dùng dạy học Bài tập 2,3 viết sẵn vào bảng phụ III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - gọi 3 HS đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê em - GV nhận xét, cho điểm từng em B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - Viết bảng câu: Con mèo nhà em rất đẹp. Chú khoác trên mình tấm áo màu tro, mượt như nhung. - Yêu cầu HS đọc câu văn H: Từ chú ở câu văn thứ 2 muốn nói đến đối tượng nào? Giới thiệu: Từ chú ở câu thứ 2 dùng để thay thế cho con mèo ở câu 1. Nó được gọi là đại từ. Đại từ là gì? Dùng đại từ khi nói,viết có tác dụng gì? Chúng ta sẽ học bài hôm nay( ghi bảng) 2. Tìm hiểu ví dụ Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập H: Các từ tớ, cậu dùng làm gì trong đoạn văn? H: từ nó dùng để làm gì? GVKL: Các từ tớ, cậu, nó là đại từ. Từ tớ, cậu dùng để xưng hô, thay thế cho các nhân vật trong truyện là Hùng, Quý, Nam. Từ nó là từ xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ chích bông ở câu trước để tránh lặp từ ở câu thứ 2 Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp theo gợi ý sau: + Đọc kĩ từng câu. + Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào. + Cách dùng ấy có gì giống cách dùng ở bài 1 - Gọi HS phát biểu KL: Từ vậy, thế là đại từ dùng thay thế cho các động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy H: Qua 2 bài tập, em hiểuthế nào là đại từ? Đại từ dùng để làm gì? 3. Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 4. Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập -- Yêu cầu đọc những từ in đậm trong đoạn thơ H: Những từ in đậm ấy dùng để chỉ ai? H: Những từ ngữ đó viết hoa nhằm biểu lộ điều gì? Bài 2 - Gọi hS đọc yêu cầu và nội dung bài tập -Yêu cầu dùng bút chì gạch chân dưới các đại từ được dùng trong bài ca dao. - Gọi HS nhận xét bài của bạn Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Yêu cầu hS làm việc theo cặp nhóm. - GV nhận xét C. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn - HS đọc + Từ chú trong câu văn thứ hai chỉ con mèo ở câu thứ nhất. - HS đọc, cả lớp đọc thầm - Từ tớ, cậu dùng để xưng hô. Tớ thay thế cho Hùng, cậu thay thế cho Quý và Nam. - Từ nó dùng để thay thế cho chích bông ở câu trước. - HS đọc yêu cầu bài - HS thảo luận nhóm 2 + HS đọc + Từ vậy thay thế cho từ thích. Cách dùng ấy giống bài 1 là tránh lặp từ + Từ thế thay thế cho từ quý. Cách dùng ấy giống bài 1 là để tránh lặp từ ở câu tiếp theo. - HS nối tiếp nhau phát biểu - 3 HS đọc 1 HS đọc các từ: Bác, Người, Ông cụ, Người, Người, Người + Những từ in đậm đó dùng để chỉ BH + Những từ ngữ đó viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác. - HS đọc yêu cầu - 1 HS lên bảng làm , HS dưới lớp làm vào vở bài tập - Nhận xét bài của bạn - HS đọc yêu cầu - HS thảo luận theo cặp đôi Tiết 3: Mĩ thuật THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM I. Mục tiêu - HS hiểu biết làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam - HS cảm nhận đựoc vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam . - HS yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hoá dận tộc. II. Chuẩn bị. - GV : SGK,SGV - HS :SGK, vở ghi III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài - GV cho hs quan sát hình minh hoạ ở SGK và chỉ cho các em nhận ra sự khác biệt giữa tượng phù điêu và tranh vẽ - tượng phù điêu là những tác phẩm tạo hình có hình khối được thể hiện bằng các chất liệu như sơn dầu ,sơn mài , mầu bột , mầu nước. Hs quan sát Hoạt động 1: tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ GV : giới thiệu hình ảnh một số tượng và điêu khắc cổ do các nghệ nhân dân gian tạo ra + suất xứ : các tác phẩm điêu khắc thường thấy ở các đình chùa + nội dung đề tài: thường thể hiện các chủ đề về tín ngưỡngvà cuộc sống xã hội chất liệu: thường được làm bằng gỗ đá, đồng đất nung, vôi vữa Hs quan sát Hoạt động 2: tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng GV giới thiệu hình vẽ ở SGK và tìm hiểu về tượng + tượng phật A Di Đà( chùa phật tích , bắc ninh) pho tượng được tạc bằng đá HS lắng nghe và thực hiện H\s thực hiện vẽ theo hướng dẫn Phật toạ trên toà sen trong trạng thái thiền định,khuân mặt và hình hài biểu hiện sự dung hậu của đức phật + tượng phật bà quan âm nghìn mắt( chùa bút tháp , bắc ninh) pho tượng được tạc bằng gỗ tượng có nhiều con mắt nhiều cánh tay tượng trưng cho khả năng siêu phàm của Đức Phật có thể nhìn thấy hết nỗi khổ của chúng sinh và cứu giúp mọi người trên thế gian - Tượng vũ nữ chăm( Quảng Nam) tượng được tạc bằng đá tượng diễn tả một vũ nữ đang múa với hình dáng uyển chuyển,sinh động , bức tượng có hình dáng cân đối, hình khối chắc khoẻ nhưng mền mại tinh tế mang đậm phong cách chăm - phù điêu + Em hãy tả sơ lược và nêu cảm nhận về bức tượng hoặc bức phù điêu đó Hoạt động 3: nhận xét đánh giá GV nhận xét chung tiết học - Chuẩn bị tiết sau. Tiết 4: Tập làm văn LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN. I. Mục tiêu Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản ( BT1, BT2) II. Đồ dùng dạy học Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện BT1 III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS trả lời câu hỏi H: Em hãy nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó? - GV nhận xét ghi điểm B.Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập bài 1 - Gọi HS đọc phân vai truyện H: các nhân vật trong tuyện tranh luận về vấn đề gì? H: ý kiến của từng nhân vật như thế nào? GV ghi các ý sau lên bảng + Đất: có chất màu nuôi cây + nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây + không khí: cây cần khí trời để sống + ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh H: ý kiến của em về vấn đề này như thế nào? - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật. ghi vào giấy khổ to - Gọi 1 nhóm lên đóng vai - Nhận xét khen ngợi Kl: Trong thuyết trình., tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. Qua ý kiến của mỗi nhân vật các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật: đất,nước, không khí, ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình? Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu H: Bài 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận? H: bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - HS trình bày lên bảng - HS dưới lớp đọc bài của mình - GV cùng cả lớp nhận xét 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về làm bài tập 2 vào vở, thuyết trình cho người thân nghe. - 2 HS nối tiếp nhau trả lời - 5 HS đọc phân vai + Cái cần nhất đối với cây xanh + Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh - Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi cây không sống được - Nước nói: nếu chất màu không có nước thì vận chuyển thì cây có lớn lên được không... + HS nêu theo suy nghĩ của mình - 4 HS 1 nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình và ghi vào phiếu - 1 nhóm đóng vai tranh luận , lớp theo dõi nhận xét bổ sung - HS đọc + bài 2 yêu cầu thuyết trình + Về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao - HS suy nghĩ và làm vào vở - 1 Nhóm HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng - HS dưới lớp đọc bài của mình Tiết 5: Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt đã làm được trong tuần qua. - Phương hướng tuần tới. - Học sinh thấy được ưu điểm , khuyết điểm của mình để khắc phục , phát huy. II. Chuẩn bị. - Nội dung. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định 2. Tiến hành a. Nhận xét các hoạt động tuần qua. - Cho học sinh nhận xét hoạt động tuần qua. - Giáo viên đánh giá chung ưu điềm, khuyết điểm. - Tuyên dương các cá nhân, tổ có nhiều thành tích: Loan , Tiểu MI , Hoàng Tú , Minh Hằng , Nguyễn Huy... 3. Phương hướng tuần tới. - Học chương trình tuần 10. ôn tập kiểm tra giữa học kì 1. - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu - Lao động vệ sinh trường lớp. - Trang hoàng lớp học. - Thi hát dân ca - Thi đua học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. - Nghe - Các tổ trưởng lên nhận xét những việc đã làm được của tổ mình - Lớp trưởng đánh giá .
Tài liệu đính kèm: