Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần học 9

Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần học 9

 Tập đọc Cái gì quý nhất?

I. MUC ĐÍCH, YÊU CẦU:

-Rèn cho HS kĩ năng đọc đúng các từ khó: tranh luận, vàng bạc, phân giải, lúa gạo Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ làm dẫn chứng để tranh luận của từng nhân vật. Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật.

-Giúp HS hiểu một số từ ngữ trong bài: tranh luận, phân giải Hiểu nội dung cuộc tranh luận: Cái gì quý nhất? Hiểu rằng người lao động là quý nhất.

-Giáo dục HS tình yêu lao động, yêu người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: -Tranh minh hoạ trong SGK.

 -Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY–HỌC:

1/Ổn định: Hát

2/Bài cũ: Gv kiểm tra 2-3 HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài Trước cổng trời

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 05 tháng 11 năm 2007
 Tập đọc Cái gì quý nhất?
I. MUC ĐÍCH, YÊU CẦU:
-Rèn cho HS kĩ năng đọc đúng các từ khó: tranh luận, vàng bạc, phân giải, lúa gạo Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ làm dẫn chứng để tranh luận của từng nhân vật. Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật.
-Giúp HS hiểu một số từ ngữ trong bài: tranh luận, phân giải  Hiểu nội dung cuộc tranh luận: Cái gì quý nhất? Hiểu rằng người lao động là quý nhất.
-Giáo dục HS tình yêu lao động, yêu người lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: -Tranh minh hoạ trong SGK. 
	 -Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY–HỌC:
1/Ổn định: Hát
2/Bài cũ: Gv kiểm tra 2-3 HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài Trước cổng trời
3/Bài mới: a)Giới thiệu bài: Cái gì quý nhất?
 b) Luyện đọc:
-GV gọi một hs khá đọc toàn bài. Kết hợp hướng dẫn hs chia đoạn bài văn.
-GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp 2-3 lượt:
+Lượt 1: Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng các từ sau: tranh luận, vàng bạc, phân giải, lúa gạo  Đọc đúng các câu dài.
+Lượt 2:Luyện đọc kết hợp yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
 -GV tổ chức cho hs luyện đọc cả bài.
 - Gọi HS đọc lại bài.
-GV đọc diễn cảm cả bài.
c) Tìm hiểu bài:
 - GV nêu câu hỏi thảo luận từng đoạn:
+Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
+Mỗi bạn đưa ra lí lẻ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
+Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất?
+Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên đó?
d.Hướng dẫn hs đọc diễn cảm:
-GV gọi 3 HS đọc diễn cảm 3 đoạn.
-GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện, giọng chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật.
-GV chọn một đoạn để luyện đọc diễn cảm cho HS” Hùng nói  lúa gạo, vàng bạc”
 -GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
-GV yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và nêu ý nghĩa của bài.
4/Củng cố:
-GV gọi một hs nhắc lại ý nghĩa của bài.
-Cả lớp theo dõi sgk. Kết hợp tập phân đoạn bài văn.
Đoạn 1: Một hôm sống được không
Đoạn 2: Quý và Nam thầy giáo phân giải.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+Lượt 1: Luyện đọc kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi và đọc đúng các từ khó, câu dài.
+Lượt 2: HS luyện đọc kết hợp lắng nghe, đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài.
-HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
-HS thảo luận cặp-trình bày:
+Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất. Quý cho rằng vàng bạc quý nhất. Nam lại cho rằng thời giờ là quý nhất.
+HS tự nêu.
+HS tự trả lời.
+HS tự nêu ý kiến: 
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
-HS lắng nghe. 
- HS luyện đọc diễn cảm theo từng cặp.
 -Một vài học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
* Ý nghĩa: Hiểu nội dung cuộc tranh luận: Cái gì quý nhất? Hiểu rằng người lao động là quý nhất.
-Cả lớp lắng nghe.
5/ Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học và dặn hs chuẩn bị bài sau.
 *****************************************
 Toán Luyện tập 
I.MỤC TIÊU: 
-Giúp HS củng cố về cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
-Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản một cách thành thạo
-HS phát huy tính cẩn thận và chính xác khi làm bài.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1/Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2-3 HS lên bảng:
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a) 34m 5dm = . . . m ; b)24m 21 cm = . . . m
 3cm5mm= . . . m 4 dm 32 mm = . . . m
2/Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng.
 b)Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: -Yêu cầu HS đọc đề.
-GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân:
a) 35m23cm = m
b)51dm3cm = m
c)14m7cm=  m 
-Yêu cầu nhận xét, sửa bài. 
-Chỉ từng số thập phân yêu cầu HS đọc. Kết hợp nhận xét cho điểm.
Bài 2: -Yêu cầu đọc đề.
-GV làm mẫu theo SGK trang 45.
-GV tổ chức cho HS tự làm bài.
-Yêu cầu báo cáo kết quả, giải thích rõ vì sao? 234cm = ... m
 506 cm =  m
 34 dm =  m
-Nhận xét, ghi điểm cho HS.
Bài 3: GV gọi một HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu tự làm bài, gọi 1 HS đọc bài, nhận xét và ghi điểm:
a) 3km 245 m=  km
b) 5 km 34 m =  km
Bài 4:-Gọi một số HS đọc đề.
-GV tổ chức cho HS thảo luận để tìm ra cách làm phần a), c).
-GV tổ chức cho HS tự làm bài,sửa bài.
-1 HS đọc yêu cầu bài trước lớp.
-3 HS làm bảng, lớp làm vào vở:
a) 35m23cm = 35,23m
b)51dm3cm = 51,3dm
c)14m7cm= 14,07m 
-HS nhận xét và sửa bài(nếu có)
-HS đọc các số thập phân viết được.
-Cả lớp theo dõi SGK.
-HS quan sát, theo dõi mẫu.
-3 HS làm bảng, lớp làm vào vở:
-1 HS báo cáo, HS giải thích.
 234cm = 2,34 m
506 cm = 5,06m
34 dm = 3,4 m
-HS lắng nghe và ghi nhận.
-Cả lớp theo dõi SGK.
-Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS đọc bài, lớp theo dõi nhận xét và tự kiểm tra bài của mình:
a) 3km 245 m= 3,245 km
b) 5 km 34 m = 5,034km
-1 HS đọc đề, cả lớp theo dõi. 
 -HS làm việc theo nhóm đôi.
-3 HS làm bảng, lớp làm vào vở.
3/Củng cố: GV gọi HS nhắc lại nội dung luyện tập.
4/Dặn dò: Về nhà ôn tập lại các kiến thức, để chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì I
*********************************************************
 Khoa học Thái độ đối với người nhiễm 
 HIV/AIDS
I.MỤC TIÊU: 
-Giúp HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
-Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
-Luôn vận động, tuyên truyền mọi người không xa lánh, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV và gia đình của họ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Hình minh họa SGK, tranh ảnh 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1/Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2-3 HS (Đồng, Đức) trả lời:
- HIV/AIDS là gì? HIV có thể lây qua những con đường nào?
-Chúng ta phải làm gì để phòng tránh HIV/AIDS?
2/Bài mới: a)Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng.
 b)Các hoạt động:
Hoạt động 1: HIV/AIDS không lây qua một số tiếp xúc thông thường
-GV đặt vấn đề: Những hoạt động tiếp xúc nào không có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS?
-GV chốt lại: Những hoạt động tiếp xúc thông thường không có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS.
-GV chia nhóm và yêu cầu: Đọc lời thoại các nhân vật trong hình 1, phân vai diễn lại tình huống SGK.
-GV tổ chức cho các nhóm diễn kịch.
-GV nhận xét, khen ngợi từng nhóm.
-HS trao đổi theo cặp, nối tiếp nhau phát biểu.
-HS chú ý, lắng nghe.
-HS làm việc theo nhóm, phân vai, chuẩn bị lời thoại ... sau đó lên diễn kịch.
-Sau mỗi nhóm lên cả lớp nhận xét, góp ý.
-HS lắng nghe, ghi nhận.
Hoạt động 2: 
Không nên xa lánh, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ.
-GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp:
+Quan sát hình 2, 3 SGK trang 36, 37, đọc lời thoại và trả lời câu hỏi”Nêu các bạn đó là người quen của em, em sẽ đối xử với các bạn thế nào? Vì sao?
-GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
-GV nhận xét, khen ngợi những HS có cách ứng xử thông minh, thái độ tốt, biết thông cảm với hoàn cảnh của hai bạn nhỏ.
-Qua ý kiến của các bạn em rút ra điều gì?
-HS làm việc theo cặp, trao đổi để đưa ra cách ứng xử của mình.
-Từ 3-5 HS trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét và bổ sung.
-HS lắng nghe và ghi nhận.
-HS tự bày tỏ suy nghĩ của mình.
3/Củng cố: GV gọi một vài HS nhắc lại nội dung mục bạn cần biết.
4/Nhận xét-Dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
*******************************************
Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2008
Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến 
 hoặc tham gia
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 -HS biết kể chuyện tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) các em đã chứng kiến hoặc đã tham gia nói về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác. Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 -Rèn kĩ năng kể chuyện, nghe kể chuyện, biết chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
-HS phát huy tính mạnh dạn và sáng tạo khi kể chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Một số chuyện. Bảng viết dàn ý. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY– HỌC:
1/Bài cũ: GV kiểm tra 2-3 HS Kể một câu chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
2/Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng
 b.Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài và gợi ý1 và 2.
-GV lưu ý: HS chọn đúng 1 câu chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
-Yêu cầu HS nối tiếp giới thiệu tên câu chuyện của mình, nói rõ câu chuyện kể về ai, cảnh vật đặc sắc mà em tham quan là cảnh nào? Ở đâu?, 
-Từ 2 –3 HS đọc gợi ý, cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe để thực hiện.
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Trước khi kể GV cho HS đọc lại dàn ý bài kể chuyện.
+Yêu cầu HS kể trong nhóm bàn, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
+ Mỗi HS kể xong, nêu ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trả lời câu hỏi.
+ GV gợi ý HS hỏi bạn vừa kể:
-Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện?
-Vì sao bạn thích nhân vật trong câu chuyện?
+GV cùng cả lớp nh ... on đường.
2/Bài mới: a) Giới thiệu bài: Luyện tập thuyết trình, tranh luận.
 b) Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm viết kết quả vào phiếu khổ to.
-GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
+Các bạn tranh luận về vấn đề gì? 
+Ý kiến của mỗi bạn như thế nào?
+Mỗi bạn đưa ra lí lẻ gì để bảo vệ ý kiến của mình?
+Thầy giáo muốn thuyết phục các bạn công nhận điều gì?
+Thầy đã lập luận như thế nào?
+Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
-GV chốt lại: Qua câu chuyện em thấy khi muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác đồng ý với mình về một vấn đề gì đó em phải có những điều kiện gì?
Bài 2: GV cho HS đọc yêu cầu đề bài.
-GV phân tích ví dụ cho hs hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng. 
- GV phân công mỗi nhóm đóng một nhân vật ( Hùng hoăc Quý, Nam)
+GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
-GV theo dõi nhận xét, đánh giá cao những nhóm HS biết tranh luận sôi nổi.
Bài 3: -GV yêu cầu HS đọc thành tiếng nội dung BT3 và làm bài theo nhóm.
-GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến.
-GV kết luận: Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và đảm bảo phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hòa nhã, tôn trong người đối thoại, 
-HS đọc nội dung bài tập 1 SGK .
- HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-HS lắng nghe, sửa bài.
+HS tự trả lời.
+HS tự trả lời.
+HS tự trả lời.
+HS tự trả lời.
+HS tự trả lời.
+HS tự trả lời.
-HS nối tiếp nhau phát biểu.
VD: Phải hiểu biết vấn đề, phải có ý kiến riêng, phải có dẫn chứng 
-HS đọc yêu cầu bài tập 2 và ví dụ mẫu.
-HS lắng nghe, theo dõi.
-HS đóng vai suy nghĩ trao đổi, chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận ra giấy nháp.
+ Từng tốp 3 người đại diện cho 3 nhóm -----HS lắng nghe.
-HS đọc yêu cầu đề bài và thỏa luận theo nhóm(gạch dưới những câu trả lời đúng rồi đánh số thứ tự để sắp xếp chúng).
-Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
-HS theo dõi.
4/Củng cố: GV gọi HS nhắc lại nội dung bài.
5/ Nhận xét-Dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
**************************************************
 Toán Luyện tập chung 
I.MỤC TIÊU: 
-Giúp HS củng cố về viết các số đo độ dài, khối lượng diện tích dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau. 
-Rèn kĩ năng đổi các số đo đã học dưới dạng số thập phân một cách thành thạo.
-Giáo dục HS tính cẩn thận và chính xác khi làm bài.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1/Kiểm tra bài cũ: 2 HS (Vũ, Oanh) lên bảng làm bài tập 3, 4 của tiết trước.
2/Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng.
 b)Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: -Yêu cầu đọc đề bài.
-Yêu cầu làm bài, nhắc HS đưa về hỗn số sau đó viết về số thập phân.
-Nhận xét và sửa bài.
Bài 2: -Yêu cầu đọc đề và nêu cách làm.
-Yêu cầu làm bài cá nhân.
-Gọi HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: -Yêu cầu đọc đề và tự làm bài 
-Nhận xét, ghi điểm cho HS.
Bài 4:
-Yêu cầu đọc đề và tự làm bài 
-Gọi 1 HS đọc bài làm của mình, nhận xét cho điểm.
Bài 5: -Yêu cầu đọc đề bài.
-GV gợi ý cho HS:
+Túi cam nặng bao nhiêu ? 
+Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-Yêu cầu làm bài. GV nhận xét, sửa bài. 
-Một HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS lắng nghe,1 HS làm bảng, lớp làm vở.
-HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình 
-HS đọc thầm đề SGK, nêu cách làm 
-1 HS làm bảng, lớp làm vở 
-HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra nhau.
-Lớp làm bài vào vở, 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài, cả lớp theo dõi nhận xét.
a)42dm 4cm = 42 dm = 42,4dm 
b)56 cm 9 mm = 569 mm 
c)26m 2cm = 26,02 m 
-HS đọc đề và làm bài vào vở. 
-HS tự sửa bài (nếu có)
-1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi.
-HS trao đổi, tìm cách làm.
-HS làm bài vào vở: a)1 kg 800 g = 1,8kg 
 b)1kg 800g = 1800g 
-HS tự sửa bài.
3/Củng cố: GV kiểm tra nhanh HS qua bài toán sau:
* Dành cho HS khá, giỏi: 
 Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 40,037 m2 =  dm2 ; 411021 m2 =  km2 
* Dành cho HS TB và yếu: 37 dm2 =  m2 ; 23 ha =  km2 
4/Nhận xét-Dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. 
**************************************************
 Âm nhạc Học hát bài: 
 Những bông hoa những bài ca 
I/MỤC TIÊU: 
-HS hát chuẩn xác bài hát Những bông hoa những bài ca.
-Giáo dục HS thêm kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo.
-Rèn kĩ năng hát tự nhiên, có hồn và đầy tình cảm.
II/ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: Ảnh nhạc sĩ Hoàng Long. Một vài nhạc cụ gõ thông dụng.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1/Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2/Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng.
 b)Các hoạt động:
Hoạt động 1: Dạy hát bài Những bông hoa những bài ca
-Dịch giọng bài hát cho phù hợp với giọng của HS.
-GV tập cho HS hát từng câu.
-Bắt nhịp với số đếm: 2 – 1 để HS hát vào phách 2 ở câu đầu tiên của bài.
-GV bắt nhịp cho HS hát cả bài. Kết hợp sửa sai cho HS
-HS lắng nghe.
-HS hát theo hình thức cả lớp, dãy, nhóm
-HS thực hiện.
-Hát với tình cảm tươi vui, náo nức .
-HS hát theo hình thức cả lớp, dãy, nhóm
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động
-GV cho HS hát kết hợp gõ phách, theo nhịp 
-GV cho HS hát kết hợp đứng vận động tại chỗ.
-GV hát lại bài hát.
-Gợi ý cho HS về nhà tự tìm một vài động tác để múa phụ họa khi hát. 
-Hát kết hợp gõ phách, theo nhịp.
- Hát kết hợp đứng vận động tại chỗ
-HS nghe lại bài hát 
-Tự tìm, tham khảo các động tác để phụ họa lời bài hát.
3/Củng cố: Cả lớp hát lại bài hát vừa tập 1 lần.
4/Nhận xét-Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
****************************************************
 Luyện từ và câu Đại từ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nắm được khái niệm đại từ, nhận biết đại từ trong thực tế.
-Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn.
-Giáo dục HS tính cẩn thận và chính xác khi sử dụng đại từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:- Bút dạ, phiếu khổ to. Bảng phụ viết sẵn phần luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1/Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2-3 HS: Đọc đoạn văn hoàn chỉnh (bài tập 3)
2/Bài mới: a) Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng
 b) Phần nhận xét –rút ra ghi nhớ:
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV giao việc cho HS.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
-GV nhận xét và chốt ý: Những từ trên được gọi là đại từ (từ thay thế)
Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Cho HS làm việc
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
-GVchốt ý: Những từ in đậm được dùng thay thế cho động từ, tính từ trong câu để khỏi lặp lại các từ ấy. Chúng cũng được gọi là đại từ ( từ thay thế).
- Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS nhận việc, trao đổi: Chỉ rõ từ “tớ, cậu” (trong câu a), từ “nó” (trong câu b) được dùng làm gì?
- HS làm bài theo nhóm đôi
- Một số HS trình bày kết quả 
+”Tớ, cậu” dùng để xưng hô.
+ “Nó” dùng để xưng hô và thay thế cho danh từ “Chích bông” để khỏi lặp lại từ ấy. 
-Từ 2–3 HS nhắc lại:“Tớ, cậu, nó” là đại từ
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- HS làm việc theo từng nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ Từ “vậy” thay thế cho từ “thích”
+ Từ “thế” thay cho từ “quý”
+Cách dùng từ thay thế để khỏi lặp lại từ ấy.
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc, cả lớp nhẩm đọc thuộc.
c) Phần luyện tập:
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Cho HS làm bài cá nhân
- Cho HS trình bày kết quả bài làm:
+ Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ ai?
+ Những từ đó được viết hoa nhằm mục đích gì?
Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
+ Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai?
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét, giải thích thêm: “ông” là đại từ xưng hô.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3
- Giao việc cho HS.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- Cho HS đọc lại mẩu chuyện đã thay thế đại từ. 
- GV lưu ý HS: Cần cân nhắc để tránh thay thế từ “chuột” bằng quá nhiều từ “nó”làm từ “nó” bị lặp nhiều, gây nhàm chán.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm 
- HS làm bài cá nhân
- Vài HS phát biểu ý kiến:
+ Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ.
+ Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm 
+ Giữa nhân vật tự xưng là “ông” với cò.
-HS nhận việc: Đọc lại bài ca dao, gạch dưới những đại từ.
- HS làm bài cá nhân.
- HS tiếp nối nhau trả lời.
-HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm 
- HS nhận việc: Đọc lại mẩu chuyện. Phát hiện danh từ lặp lại nhiều lần trong câu chuyện, sau đó tìm đại từ thích hợp để thay thế danh từ lặp lại.
-HS làm việc theo nhóm 4
-Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp theo dõi, bổ sung.
+ Danh từ được lặp lại “chuột”
+ Đại từ thay thế “nó”
- 2 HS đọc lại mẩu chuyện đã thay thế đại từ
-HS lắng nghe.
3/Củng cố: Qua bài học “đại từ” em cần ghi nhớ điều gì?
4/Nhận xét, dặn dò: Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt.
***************************************************
 HĐTT Sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội
*********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc