Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 12

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 12

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả. 2. Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC1) Hoạt động 1: ( 5 phút )- Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài thơ Tiếng vọng , trả lời câu hỏi về nội dung bài- Giới thiệu bài : Nêu MĐ , YC cần đạt của tiết học

 2) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )a) Luyện đọc:- HS đọc cá nhân, đọc tiếp nối từng phân của bài văn. Bài chia thành ba phần: + Phần 1 gồm các đoạn 1, 2: từ đầu đến nếp khăn+Phần 2 gồm đoạn 2: từ Thảo quả đến không gian.+Phần 3 gồm các đoạn còn lại -GV giới thiệu quả thảo quả, ảnh minh hoạ rừng thảo quả (SGK ) -GVsửa lỗi về phát âm, giọng cho từng em; giúp các em hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải sau bài (thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất,tầng rừng thấp.)- HS luyện đọc theo cặp: một, hai em đọc cả bài.- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng nhẹ nhàng, nghỉ hơi ở những câu ngắn (Gió thơm. Cây cỏ thơm . Đất trời thơm); nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả , ủ(ngọt lựng, thơm nồng , ủ ấp, chín nục, ngây ngất kì lạ, mạnh mẽ, thoáng cái, đột ngột, rực lên, đỏ chon chót, chứa lửa, chứa nắng, )

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 12
 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010 
 Tập đọc
Mùa thảo quả 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
 2. Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
II - Đồ dùng dạy – học : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III- Các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1: ( 5 phút )
- Kiểm tra bài cũ :
 HS đọc bài thơ Tiếng vọng , trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Giới thiệu bài : Nêu MĐ , YC cần đạt của tiết học
 2) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc:
- HS đọc cá nhân, đọc tiếp nối từng phân của bài văn. Bài chia thành ba phần: 
+ Phần 1 gồm các đoạn 1, 2: từ đầu đến nếp khăn
+Phần 2 gồm đoạn 2: từ Thảo quả đến không gian.
+Phần 3 gồm các đoạn còn lại
 -GV giới thiệu quả thảo quả, ảnh minh hoạ rừng thảo quả (SGK )
 -GVsửa lỗi về phát âm, giọng cho từng em; giúp các em hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải sau bài (thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất,tầng rừng thấp.)
- HS luyện đọc theo cặp: một, hai em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng nhẹ nhàng, nghỉ hơi ở những câu ngắn (Gió thơm. Cây cỏ thơm . Đất trời thơm); nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả , ủ(ngọt lựng, thơm nồng , ủ ấp, chín nục, ngây ngất kì lạ, mạnh mẽ, thoáng cái, đột ngột, rực lên, đỏ chon chót, chứa lửa, chứa nắng,)
b) Tìm hiểu bài:
 HS đọc lướt bài văn và cho biết :
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? (Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gío thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm)
- Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?( Các từ hương và thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. Câu 2 khá dài, lại có những từ như lướt thướt, quyến rũ, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thơm lan toả, kéo dài. Các câu Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm rất ngắn, lại lặp từ thơm, như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan trong không gian.)
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh. Qua một năm, hạt thảo quả thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.)
- Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? (Nảy dưới gốc cây)
- Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp? (Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chữa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây bvà ấm nóng Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.)
 HS nêu ND , ý nghĩa bài văn .
 c). Hướng dẫn đọc diễn cảm
 - GV mời 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc lại bài v ăn. GV hướng dẫn các em tìm giọng đọc và thể hiện diễn cảm bài văn (theo gợi ý ở mục 2a).
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn của bài văn. Chọn đoạn 2 (từ Gió tây lướt thướt đến từng nếp áo, nếp khăn). Chú ý nhấn mạnh từ ngữ : lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp.
 3). Củng cố, dặn dò : ( 2 phút )
- GV mời 1-2 HS nhắc lại nội dung bài văn. (Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo qủa.)
-GV nhận xét tiết học
 ---------------------------------------------------------------------------- 
Toán
Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000 ..
- Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II. Các hoạt động dạy- học .
1) Hoạt động 1: Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000... 
a. - Yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân 27,867 x 10.
- Gợi ý để HS có thể rút ra được nhận xét
b. - Yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân 53,286 x 100 sau đó tự rút ra nhận xét.
- Gợi ý để HS có thể tự rút ra được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 100 ...
- Yêu cầu một vài HS nhắc lại quy tắc vừa nêu trên.
2) Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: - Gọi một học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000 ...
- GV yêu cầu tất cả HS tự làm sau đó đổi vở chữa chéo cho nhau. Gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 2: - Nhằm vận dụng trực tiếp quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000 ...
Yêu cầu HS viết các số đo độ dài dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm.
- GV yêu cầu tất cả HS tự làm, sau đó HS đổi vở kiểm tra, chữa chéo cho nhau. Gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận.
3) Hoạt đông 3: Giải toán có liên quan đến phép nhân một số thập phân với 10 , 100 , 1000 , 
Bài 4: - HS tự đọc đề bài , sau đó tóm tắt nội dung bài toán 
- Gọi một HS đọc bài toán. Cho HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài giải :
10 l dầu hoả cân nặng là:
0,8 x 10 = 8 ( kg )
Can dầu hoả cân nặng là:
1,3 + 8 = 9,3 ( kg )
 Đáp số : 9,3kg.
 4) Củng cố , dặn dò:GV nhận xét tiết học
 -------------------------------------------------------------------- 
Đạo đức
Kính già, yêu trẻ
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
- Rèn KNS: Tư duy phê phán/ KN ra quyết định/ KN giao tiếp, ứng xử với gười già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, xã hội.
II. Tài liệu và phương tiện : Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1, 
III. Các hoạt động dạy- học :
1) Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện : Sau đêm mưa
1. GV đọc truyện Sau đêm mưa trong SGK.
2. HS đóng vai minh hoạ theo nội dung truyện.
3. HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:
- Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
 - Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
- Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?
4. GV kết luận:
- Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
5. GV mời 1 - 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
2) Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
1. GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1.
2.HS làm việc cá nhân.
3. GV mời một số HS trình bày ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
4. GV kết luận:
- Các hành vi (a), (b), (c) là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
- Hành vi (Đảng) chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
3) Hoạt động tiếp nối: 
Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta
GV nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010
 Tập đọc
 Hành trình của bầy ong
I- Mục đích yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ, giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất cao quý, đáng kính trọng của bầy ong.
2. Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II - Đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGKvà ảnh những con ong HS sưu tầm được.
III- Các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1 : ( 5 phút )
- Kiểm tra bài cũ :
 Ba HS, mỗi em đọc diễn cảm một đoạn của bài Mùa thảo quả và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc.
- Giới thiệu bài
 GV giới thiệu tranh, ảnh minh hoạ liên quan đến nội dung bài; gợi ý cho HS nói những điều em biết về loài ong. Nêu MĐ , YC cần đạt của tiết học
2) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc:
- Hai HS khá giỏi (nối tiếp nhau) đọc bài thơ.
- Từng t ốp 4 HS đ ọc tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. GV kết hợp nhận xét và sửa lỗi về phát âm, giọng đọc, cách ngắt nhịp thơ cho HS; giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ đã được chú giải (đẫm, rong ruổi, nối liền mùa hoa, men); giải nghĩa thêm từ hành trình (chuyến đi xa và lâu, nhiều gian khổ, vất vả,..); thăm thẳm (nơi rừng rất sâu, ít người đến được); bập bùng (từ gợi tả màu hoa chuối rừng đỏ như ngọn lửa cháy sáng); giúp HS hiểu đúng hai câu thơ đặt trong ngoặc đơn (ở khổ 3): ý giả thiết, đề cao, ca ngợi bầy ong – cái gì cũng dám làm và làm được kể cả lên tận trời cao hút nhuỵ hoa để làm mật thơm.
- HS luyện đọc theo cặp
- 1-2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của bầy ong; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (đẫm, trọn đời, rong ruổi, giữ hộ, tàn phai,..) 
 b) Tìm hiểu bài
- Câu hỏi 1: Một HS đọc thành tiếng câu hỏi 1. Cả lớp đọc thầm khổ thơ đầu, suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
(- Những chi tiết thể hiện sự vô cùng của không gian: đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa.
- Những chi tiết thể hiện sự vô tận của thời gian: bầy ong đến t rọn đời, thời gian vô tận.)
Câu hỏi 2. HS đọc câu hỏi. Cả lớp đọc thầm khổ thơ 2-3, suy nghĩ, trả lời từng ý của câu hỏi:
- Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? (Ong rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quán đảo khơi xa. Ong nối liền các mùa hoa, nối rừng hoang với đảo xaOng chăm chỉ, giỏi giang: giá hoa có ở trên trời cao thì bầy ong cũng dám bay lên để mang vào mật thơm.)
- Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt? (Nơi rừng sâu: bập bùn hoa chuối, trằng màu hoa ban.
Nơi biển xa: Có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Nơi quần đảo: Có loài hoa nở như là không tên)
Câu hỏi 3. HS đọc câu hỏi. Một em đọc thành tiếng khổ thơ 3, trao đổi, trả lời câu hỏi: Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào? (Đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.) 
Câu hỏi 4. GV nêu c ... câu (a, b, c, d).
- GV dán 4 tờ phiếu (mỗi phiếu viết 1 câu văn hoặc đoạn văn); mời 4 HS lên bảng làm bài. GV chốt lại lời giải đúng:
câu a-và ; câu b- và, ở, của; câu c- thì, thì; câu d- và, nhưng.
Bài tập 4: HS thi đặt câu với các quan hệ từ (mà, thì, bằng) theo nhóm. 
 Cả lớp và GV bình chọn bạn giỏi nhất - đặt được nhiều câu đúng và hay.
VD: Em dỗ mãi mà bé vẫn không nín khóc. / Học sinh lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém. / Câu chuyện của Mơ rất hấp dẫn vì Mơ kể bằng tất cả tâm hồn của mình.
3) Củng cố, dặn dò : ( 2 phút )
 GV nhận xét tiết học(nêu ưu điểm, hạn chế của lớp qua tiết luyện tập). Dặn HS về nhà xem lại BT3,4
----------------------------------------------------------------------
Địa lý
Công nghiệp
I - Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết: 
- Nêu được vai trò c ủa công nghiệp và thủ công nghiệp
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp 
- Kể được tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp 
- Xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
II- Đồ dùng dạy- học
- Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
- Bản đồ Hành chính Việt Nam 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Các ngành công nghiệp 
1) Hoạt động 1 (làm việc theo cặp)
Bước 1: HS làm các bài tập ở mục 1 trong SGK.
Bước 2 : HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đố vui hoặc đối đáp về sản phẩm của các ngành công nghiệp.
Kết luận:
- Nước ta có nhiều ngành công nghiệp.
- sản phẩm của từng ngành cũng rất đa dạng.
+ Hình a thuộc ngành công nghiệp cơ khí
+ hình b thuộc ngành công nghiệp điện (nhiệt điện)
+ Hình c và d thuộc ngành sản xuất hàng tiêu dùng
+ Hàng công nghiệp xuất khẩu của nước ta là dầu mỏ, than, quần áo, giày dép, cá tôm đông lạnh..
- GV nêu câu hỏi: Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đối sống và sản xuất? (Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu).
2. Nghề thủ công
2) Hoạt động 2 (làm việc cả lớp)
- HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
Kết luận: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công 
3) Hoạt động 3 (làm việc theo cặp) 
Bước 1: HS dựa vào SGK, chuẩn bị trả lời câu hỏi: nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Nếu có điều kiện, GV cho HS chỉ trên bản đồ những địa phương có các sản phẩm thủ công nổi tiếng.
Kết luận:
- Vai trò: Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
- Đặc điểm:
+ Nghề thủ công ngày càng phát triển rộng khắp cả nước, dựa vào sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
+ Nước ta có nhiều hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa như lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, gốm Biên Hoà, hàng cói Nga Sơn
 ---------------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010
 Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu:
Giúp HS: 	- Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Bước đầu nắm được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1) Hoạt động 1: Thông qua việc thực hiện phép nhân các số thập phân rút ra được tính chất kết hợp của phép nhân.
Bài 1: a. Yêu cầu HS tự tìm kết quả của các phép nhân nêu trong bảng, GV cùng HS xác nhận kết quả đúng.
- GV kết luận : ( a x b ) x c = a x ( b x c )
- HS nêu nhận xét chung, từ đó rút ra tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân (như SGK).
- Yêu cầu một vài HS phát biểu lại tính chất kết hợp của phép nhân.
2) Hoạt động 2: Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
Bài 1b: - Yêu cầu HS phải biết áp dụng tính chất kết hợp để tính theo một quy trình gồm các thao tác như sau: 
+ Thực hiện phép nhân hai thừa số đầu.
+ Nhân thừa số thứ ba với tích vừa tìm được, sau đó viết kết quả.
- Khuyến khích HS giải thích tại sao lại nói: cách tính như vậy được gọi là các tính nhanh.
3) Hoạt động 3: Tính giá trị biểu thức
Bài 2: - Củng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức các số thập phân.
a. HS phải thực hiện theo thứ tự phép tính : tính trong ngoặc trước sau đó thực hiện phép nhân.
b. HS phải thực hiện phép nhân trước, sau đó thực hiện phép cộng.
- GV yêu cầu tất cả HS tự làm, sau đó HS đổi vở để kiểm tra, chữa chéo cho nhau. Có thể gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 3: - Củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến các phép tính trên các số thập phân.
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
- Cho HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
4) Củng cố , dặn dò: GV nhận xét tiết học
----------------------------------------------------------------------------- 
 Tập làm văn
 Luyện tập tả người
 (Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I- Mục đích yêu cầu:
1. Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu (Bà tôi, Người thợ rèn).
2. Hiểu: khi quan sát, khi viết một bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài chỉ những chi tiết tiêu biểu, nổi bật gây ấn tượng. Từ đó, biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
II- Các hoạt động dạy học 
1) Hoạt động 1: - Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) 
 GV kiểm tra một vài HS về việc hoàn chỉnh dàn ý chi tiết của bài văn tả một người trong gia đình. Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước (về cấu tạo ba phần của bài văn tả người )
- Giới thiệu bài : Nêu MĐ , YC cần đạt của tiết học
2) Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập ( 33 phút )
Bài tập 1
- HS đọc bài Bà tôi, trao đổi cùng bạn bên cạnh, ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt,). 
- HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc nội dung đã tóm tắt:
Mái tóc : đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối; mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
Đôi mắt : hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả; ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui 
Khuôn mặt : đôi má ngăm ngăm đã có nhiều vết nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
Giọng nói : Trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông; khắc sâu vào trí nhớ của câu bé; dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đoá hoa 
GV: Tác giả đã ngắm bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. bài văn vì thế mà ngắn gọn mà sống động, khắc hoạ rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc, đồng thời bộc lộ tình yêu của đứa cháu nhỏ với bà qua từng lời tả.
Bài tập 2
 - Cách tổ chức, thực hiện tương tự BT1: HS trao đổi, tìm những chi tiêt tả người thợ rèn đang làm việc. HS phát biểu ý kiến. GV ghi bảng vắn tắt những chi tiết tả người thợ rèn. Một số HS nhìn bảng đọc lại nội dung đã tóm tắt.
Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc:
+ Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống.
+ Quai những nhát búa hăm hở (khiến con cá lửa vùng vẫy, quằn quại, giãy đành đạch, vảy bắn tung toé thành những tia lửa sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại không chịu khuất phục).
+ Quặp thỏ thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nói vào giữa đống than hồng; lệnh cho thợ phục hồi bễ.
+ Lôi con cá lửa ra, quât nó lên hòn đe, vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to.trời giáng
+ Trở tay ném thỏi sắtđánh xèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu (làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục; con cá sắt chìm nghỉm, biến thành chiếc lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng)
+ Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
GV: Tác giả đã quan sát rất kĩ hoạt động của người thợ rèn; miêu tả quá trình thỏi thép hồng qua bàn tay anh đã biến thành một lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng. Thỏi thép hồng được ví như một con cá sống bướng bỉnh, hung dữ; anh thợ rèn như một người chinh phục mạnh mẽ, quyết liệt. Người đọc bị cuốn hút vì cách tả tò mò về một hoạt động mà mình chưa biết, say mê theo dõi quá trình người thợ khuất phục con cá lửa. Bài văn hấp dẫn, sinh động, mới lạ cả người đã biết nghề rèn.
3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- GV mời 1 HS nói tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả; chốt lại: chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác; bài viết sẽ hấp dẫn, không lan man, dài dòng.
- Dặn HS về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người em thường gặp (cô giáo, thầy giáo, chú công an, người hàng xóm,) để lập được dàn ý cho bài văn tả người trong tiết TLV tuần 13 – Luyện tập tả người (tả ngoại hình).
 ------------------------------------------------------------------------- 
Kể chuyện
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- Mục Đích yêu cầu : 
- HS kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
- Hiểu và trao đổi được cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện, thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảovệ môi trường.
II - Đồ dùng dạy – học
Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường (GV và HS sưu tầm)
III- Các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1 ( 5 phút )
-Kiểm tra bài cũ :
 HS kể lại 1-2 đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện Người đi săn và con nai; nói điều em hiểu được qua câu chuyện.
- Giới thiệu bài : Nêu MĐ , YC cần đạt của tiết học
2) Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện ( 33 phút )
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài. GV gạch dưới cụm từ vảo vệ môi trường trong đề bài.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3. Một HS đọc thành tiếng đoạn văn trong BT1 (tiết LTVC tr. 115) để nắm được các yếu tố tạo thành môi trường.- GV kiểm tra HS chuẩn bị nội dung cho tiết KC. Yêu cầu một số HS giới thiệu tên câu chuyện các em chọn kể. Đó là truyện gì? Em đọc truyện ấy trong sách nào, báo nào? hoặc em nghe truyện ấy ở đâu?
- HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. 
b) HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- HS thi KC trước lớp; đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. GV viết lên bảng tên HS tham gia thi kể và tên câu chuyện của mỗi em.
- Cả lớp và GV nhận xét nhanh về nội dung mỗi câu chuyện; cách kể chuyện; khả năng hiểu chuyện của người kể.
- Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất.
3) Củng cố, dặn dò : ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể chuyện hay.
-Dặn HS đọc trước nội dung bài Kể chuyện dược chứng kiến hoặc tham gia (tuần 13); nhớ – kể lại được một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường em đã thấy; một việc tốt em hoặc người xung quanh đã làm để bảo vệ môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12- b1- huyen - ds.doc