Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 3

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 3

TẬP ĐỌC

 LÒNG DÂN (Phần 1)

I – MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:

1. Biết đọc đúng một văn bản kịch:ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1)Hoạt động 1

 - kiểm tra bài cũ

HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu, trả lời câu hỏi 2 - 3 trong SGK.

 - Giới thiệu bài

Ở lớp 4, các em đã được làm quen với trích đoạn vở kịch ở vương quốc Tương Lai. Hôm nay, các em sẽ học phần đầu của trích đoạn kịch Lòng dân. Đây là vở kịch đã được Giải thưởng Văn nghệ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Tác giả của vở kịch là Nguyễn Văn Xe đã hi sinh trong kháng chiến.

Với trích đoạn này, các em sẽ tiếp tục luyện cách đọc một văn bản kịch, đồng thời hiểu tấm lòng của người dân Nam Bộ với cách mạng.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
Tập đọc
 Lòng dân (Phần 1)
I – mục đích,yêu cầu: 
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch:ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II- Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1)Hoạt động 1	 
 - kiểm tra bài cũ
HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu, trả lời câu hỏi 2 - 3 trong SGK.
 - Giới thiệu bài
ở lớp 4, các em đã được làm quen với trích đoạn vở kịch ở vương quốc Tương Lai. Hôm nay, các em sẽ học phần đầu của trích đoạn kịch Lòng dân. Đây là vở kịch đã được Giải thưởng Văn nghệ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Tác giả của vở kịch là Nguyễn Văn Xe đã hi sinh trong kháng chiến.
Với trích đoạn này, các em sẽ tiếp tục luyện cách đọc một văn bản kịch, đồng thời hiểu tấm lòng của người dân Nam Bộ với cách mạng.
 2)Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 	 
a) Luyện đọc	
- Một HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, Thời gian, tình huống diễn ra vở kịch.
- GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch. Chú ý:
+ Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật. VD:
Cai: (xẵng giọng)//Chồng chị à?
Dì Năm: - Dạ, chồng tui.
Cai: - Để coi (Quay sang lính)//Trói nó lại cho tao// (chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà// (lính trói dì Năm lại).
+ Thể hiện đúng tình cảm, thái độ của nhân vật và tình huống kịch. Cụ thể:
- Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.
- Giọng dì Năm và chú cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên. ở đoạn sau: dì Năm rất khéo giả vờ than vãn khi bị trói, nghẹn ngào nói lời trối trăng với con khi bị doạ bắn chết.
- Giọng An: giọng của một đứa trẻ đang khóc (An tham gia rất tự nhiên vào vở kịch do má em dàn dựng. Trong tình huống nguy hiểm, em khóc vì thực sự lo cho má)
- HS quan sát Tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch.
- Ba, bốn tốp HS (mỗi tốp 3 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn của màn kịch. Chú ý đọc đúng các từ địa phương (hổng thấy, tui, lẹ). chia màn kịch thành các đoạn như sau để luyện đọc:
Đoạn 1: Từ đầu đến lời dì Năm (Chồng tui, Thằng này là con)
Đoạn 2: Từ lời cai (Chồng chị à?) đến lời lính (Ngồi xuống!Rục rịch tao bắn)
Đoạn 3: Phần còn lại
Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho HS và kết hợp giúp HS hiểu các từ 
được chú giải trong bài (cai, hổng thấy, quẹo vô, lẹ, ráng). Có thể giải nghĩa thêm một số từ ngữ khác nếu HS chưa hiểu.
VD: tức thời (trong câu Mới tức thời đây - đồng nghĩa với vừa xong)
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại đoạn kịch
b) Tìm hiểu bài 
GV tổ chức cho HS đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung phần đầu màn kịch theo 4 câu hỏi trong SGK dưới sự điều khiển luân phiên của 2 - 3 HS. HS điều khiển lớp sẽ tổ chức cho cả lớp đọc, phát biểu. GV chốt lại ý kiến đúng.
Gợi ý trả lời các câu hỏi:
- Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
(Chú bị bọn giặc rợt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm)
- Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
(Dì vội đa cho chú một chiếc áo khoác để thay, cho bọn giặc không nhận ra; rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì).
- Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
(HS có thể thích những chi tiết khác nhau. VD: Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi tên cai xẵng giọng, hỏi lại: Chồng chị à? đi vẫn khẳng định; Dạ, chồng tui/ Thấy bọn giặc doạ bắn, dì làm chúng tưởng dì sợ nên sẽ khai, hoá ra dì chấp nhận cái chết, chỉ xin được trối trăng, căn dặn con mấy lời, khiến chúng tẽn tò/)
GV tôn trọng ý kiến của mỗi em, đồng thời có thể nêu ý kiến của mình
VD: chi tiết kết thúc phần một của vở kịch là hấp dẫn nhất vì đầy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm - thắt nút.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn một tốp HS đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai: 5 HS đọc theo 5 vai (dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai), HS thứ 6 làm người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu - nhân vật, Cảnh trí, Thời gian
- GV tổ chức cho từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch.
 3) Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt.
- Khuyến khích các nhóm về nhà phân vai tập dựng lại đoạn kịch trên; đọc trước phần hai của vở kịch Lòng dân.
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số. 
II. Chuẩn bị: - Vở BT, sách SGK 
- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số, so sánh các phân số).
III. Các hoạt động dạy học :
1)Hoạt động 1: Ôn cách chuyển hỗn số thành phân số, so sánh hỗn số.
- HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số
- Nêu cách so sánh hỗn số.
 2)Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số. 
Gọi HS lên bảng làm bài Ví dụ: 2= ; 5= ; 9 = ; 12= .
Bài 2: GV cho HS tự nêu cách so sánh hai hỗn số rồi làm bài và chữa bài. Chẳng hạn, có thể trình bày bài làm như sau: a) 3=; 2= Vì > Nên 3> 2.
 - Khuyến khích HS làm cách khác ví dụ: Vì 3>2 ; = nên 3> 2 
 Câu b, c, d làm tương tự. 
Bài 3: HS thảo luận,nêu cách làm (chuyển các hỗn số thành phânsố rồi thực hiện như cộng, trừ, nhân , chia phân số.
Có thể trình bày : a) 1 + 1 = + = + = . Câu b,c,d làm tương tự lu ý đối với câu c, d, rút gọn luôn trong quá trình tính.
 3).củng cố,dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------------------------
Đạo đức 
Có trách nhiệm về việc làm của mình
I - Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
-Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa
- Biết đưa ra những quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
II – Tài liệu và phương tiện
- Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ
- Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
III- Các hoạt động dạy – học: Tiết 1
1)Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện chuyện của bạn Đức
1. GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. Sau đó yêu cầu 1-2 HS đọc to truyện cho cả lớp nghe.
2. HS thảo luận cả lớp theo ba câu hỏi trong SGK.
3. GV kết luận: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất. .. Các em đã đa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí, vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều cần ghi nhớ (trong SGK)
4. GV mời 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
2)Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
1. GV chia HS thành những nhóm nhỏ.
2. GV nêu yêu cầu của bài tập 1, gọi 1 – 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập 
3. HS thảo luận nhóm
4. GV mời đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
5. GV kết luận:
- (a), (b), (d), (g) là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; (c), (d), (e) không phải là biểu hiện của những người sống có trách nhiệm.
- Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi; làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn, là những biểu hiện của người có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập.
3) Hoạt động 3:Bày tỏ thái độ (bài tập 2 ,SGK)
1. GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2.
2. HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu(theo quy ước).
3. GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tránh hoặc phản đối ý kiến đó.
4. GV kết luận: 
- Tán thành ý kiến (a), (đ);
- Không tán thành ý kiến (b), (d), (c)
4)Hoạt động tiếp nối: Chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo bài tập 3, SGK.
 --------------------------------------------------------------- 
 Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010 
Tập đọc
Lòng dân (Phần 2) 
I – mục ĐíCH, YÊU CầU:
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến, biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.
- Hiểu nội dung ý nghĩa vở kịch:Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ.(Trả lời đượccác câu hỏi 1,2,3)
II- Đồ dùng dạy - học: Hình minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
 1)Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
HS phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở kịch Lòng dân
-Giới thiệu bài :GV nêu MĐ, YC của tiết học
 2)Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 	 )
a) Luyện đọc
- Một HS khá, giỏi đọc phần tiếp của vở kịch
-HS quan sát Tranh minh hoạ những nhân vật trong phần tiếp của vở kịch.
- Ba, bốn tốp (mỗi tốp 3 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn phần tiếp của vở kịch. GV lu ý HS đọc đúng các từ địa phương (tía, mầy, hổng, chỉ, nè..). Chia phần tiếp của vở kịch thành các đoạn sau để luyện đọc:
Đoạn 1: Từ đầu đến lời chú cán bộ (Để tôi đi lấy - chú toan đi, cai cản lại)
Đoạn 2: Từ lời cai (Để chị này đi lấy) đến lời dì Năm (Chưa thấy)
Đoạn 3: Phần còn lại
- HS luyện đọc theo cặp
`- GV đọc diễn cảm toàn bộ phần 2 của vở kịch. Giọng cai và lính: khi dịu giọng để mua chuộc, dụ dỗ, lúc hống hách để doạ dẫm, lúc ngọt ngào xin ăn. Giọng An: thật thà, hồn nhiên. Giọng dì Năm và chú cán bộ: tự nhiên, bình tĩnh
b) Tìm hiểu bài
- An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
(Khi bọn giặc hỏi An: ông đó phải tía mày không?.An trả lời hổng phải tía làm chúng hí hửng tưởng An đã sợ nên khai thật. Không ngờ, An thông minh, làm chúng tẽn tò: Cháukêu bằng ba, chứ hổng phải tía)
- Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
(Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng để chú cán bộ biết mà nói theo)
- Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân”?
(Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng sẵn sàng xả thân bảo vệ cán bộ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng)
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn một tốp HS đọc diễn cảm một đoạn kịch theo cách phân vai mỗi HS đọc theo một vai (dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai): HS làm người dẫn chuyện. Chú ý nhấn giọng vào những từ thể hiện thái độ. Ví dụ:
Cai: - Hừm, Thằng nhỏ, lại đây. Ông đó phải tía mày không? Nói dối, tao bắn
An: - Dạ, hổng phải tía.
Cai: - (Hí hửng)/ ờ, giỏi? Vậy là ai nào?
An: - Dạ, cháu.kêu bằng ba, chứ hổng phải tía
Cai: Thằng ranh! (Ngó chú cán bộ)// Giấy tờ đâu, đa coi!
- GV t ... ng đội viên. Đó còn là màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn, màu đỏ rực của bếp lửa, màu đỏ tía của đoá hoa mào gà, màu đỏ au trên đôi má phúng phính của những em bé khoẻ mạnh, xinh đẹp
3) Củng cố, dặn dò:	 
GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết đoạn văn ở BT 3 chưa đạt về nhà viết lại đoạn văn để đạt chất lượng cao hơn.
------------------------------------------------------------------------------
Địa lý
Khí hậu
I - Mục tiêu 
- Nêu dược một số đặc điểm chính củakhí hậu Việt Nam:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Có sự khác nhau giữa hai miền: miền bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miềnNam nóng quanh năm với 2 mùa mưa, khô rõ rệt.
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nôngnghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn hán,
- chỉ ranh giới khí hậu miền Bắc- Nam(dãy núi Bạch Mã)trên bản đồ(lược đồ).
- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản. 
II- Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc hình 1 trong SGK 
- Quả Địa cầu 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa
* Hoạt động 1 (làm việc theo nhóm) 
Bước 1: HS trong nhóm quan sát quả Địa cầu, hình 1 và đọc nội dung SGK, rồi thuận lợi nhóm theo các gợi ý sau:
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào ?, ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh ?
+ Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
+ Hoàn thành bảng sau:
Thời gian
Gió mùa thổi
Hướng gió chính
Tháng 1
Đông bắc
Tháng 7
Tây nam , Đông nam 
(Lu ý: Tháng 1: đại diện cho mùa gió đông bắc. Tháng 7: đại diện cho mùa gió tây nam hoặc đông nam)
Bước 2:
- Đại diện các những HS trả lời câu hỏi:
- HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời:
- GV gọi một số HS lên bảng chỉ hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7 trên bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc hình 1 
Bước 3: (Đối với HS khá, giỏi)
Sau khi các nhóm trình bày kết quả, GV cùng HS điền chữ và mũi tên để được sơ đồ sau trên bảng (có thể chuẩn bị 6 tấm bìa ghi sẵn nội dung để gắn trên bảng):
Vị trí
Nhiệt đới
Nóng
- Gần biển
- Trong vùng có gió mùa
- Mưa nhiều
- Gió mưa hay đổi theo mùa
Khí hậu nhiệt đới gió mùa
Kết luận: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau
* Hoạt động 2 (làm việc theo cặp)
Bước 1:
- GV gọi 1 - 2 HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV giới thiệu dãy nũi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam.
- GV yêu cầu HS làm việc theo từng cặp với gợi ý sau:
Dựa vào bảng số liệu và đọc SGK, hãy tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. Cụ thể:
+ Về sự chênh lệnh nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7;
+ Về các mùa khí hậu
+ Chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm.
Bước 2:
- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời:
Kết luận: khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
3. ảnh hưởng của khí hậu.
* Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) 
- GV yêu cầu HS nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- HS nêu:
+ khí hậu nước ta thuận lợi cho cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm.
+ khí hậu nước ta gây ra một số khó khăn, cụ thể là: có năm mưa lớn gây lũ lụt, có năm ít mưa gây hạn hán, báo có sức tàn phá lớn
GV cho HS trưng bày tranh ảnh về một số hậu quả do bão hoặc hạn hạn gây ra ở một số địa phương (nếu có).
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
Toán
Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu: Làm được bài tậpdạng tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó
II. Chuẩn bị: Vở BT, sách SGK .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1)Hoạt động 1: Ôn cách giải loại toán: Tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
 Cho nhắc lại cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó” như SGK.
2) Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS tự giải được cả hai bài toán a, và b, (như đã học ở lớp 4). GV nên nhấn mạnh: “số phần bằng nhau” ở tổng là gì, ở hiệu là gì, từ đó tìm ra các giải thích hợp (so sánh hai bài giải a và b). Có thể gọi hai HS lên bảng trình bày, mỗi em một bài (cả lớp làm ở vở ).
Bài 2: Yêu cầu HS tự giải bài này (vẽ sơ đồ, trình bày bài giải). Chẳng hạn: 
Hiệu số phần bằng nhau là
3 - 1 = 2 (phần)
số nước mắm loại 2 là
12 : 2 = 6 (lít)
Số nước mắm loại 1 là:
12 + 6 = 18 (lít)
Đáp số: 6 lít và 18 lít
Bài 3: Yêu cầu HS biết tính chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật bằng cách đa về tìm hai số biết tổng (ở bài này là nửa chu vi 60m) và tỉ số của hai số đó (là ). Từ đó tính
được diện tích vườn hoa hình chữ nhật và diện tích lối đi (bằng diện tích hình chữ nhật).
HS thảo luận cách giải ,1 HS lên bảng làm bài. Kết quả : Diện tích lối đi là35 m2
IV.củng cố,Dặn dò : GV nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Luyện tập tả văn cảnh
I - mục đích, yêu cầu: 
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hìnhảnh hợp lí(BT2).
II- Đồ dùng dạy - học
- VBT Tiếng Việt 5, tập một 
- Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng HS trong lớp
III. Các hoạt động dạy - học
 1)Hoạt động 1 : 	 
- Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra, chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa của 2 - 3 HS (đã hoàn chỉnh sau tiết học trước)
- Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
 2)Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập	 
 Bài tập 1
- Một HS đọc nội dung BT 1. Đọc là ba chấm những chỗ có dấu () Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý yêu cầu của đề bài: Tả quang cảnh sau cơn mưa
- Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn văn để xác định nội dung chính của mỗi đoạn: phát biểu ý kiến. GV chốt lại nội dung chính của 4 đoạn văn:
Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào - ào ạt tới rồi tạnh ngay
Đoạn 2: ánh trăng và các con vật sau cơn mưa
Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa
Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa
- GV yêu cầu mỗi HS chọn hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn (trong số 4 đoạn đã cho) bằng cách viết thêm vào những chỗ có dấu ()
- HS làm bài vào VBT. GV nhắc các em chú ý viết dựa trên nội dung chính của từng đoạn. VD: đoạn 3 có nội dung chính là tả Cây cối sau cơn mưa thì phần viết thêm chỉ viết về cây cối.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài làm. Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi những HS biết hoàn chỉnh rất hợp lý, tự nhiên các đoạn văn.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn HS, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa (đã lập trong tiết TLV trước) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
- HS cả lớp viết bài
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm điểm một số đoạn viết hay, thể hiện sự quan sát riêng, lời văn chân thực sinh động.
 3) Củng cố, dặn dò:	 
- GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn người viết được đoạn văn hay nhất trong giờ học
- Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa (với những HS chưa viết xong hoặc viết chưa đạt). Đọc trước yêu cầu và những điều cần lu ý trong TLV Luyện tập tả cảnh trường học, tuần 4; quan sát trường học, viết lại những điều đã quan sát để chuẩn bị tốt cho bài tập; lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả trường học.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I – mục đích, yêu cầu: 
- Kể được một câu chuyện( đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
-Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp viết đề tài: viết vắn tắt Gợi ý 3 về hai cách KC
III. Các hoạt động dạy - học
 1)Hoạt động 1:	 
-Kiểm tra bài cũ:
HS kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta.
-Giới thiệu bài :
GV nêu MĐ, YC của tiết học và kiểm tra xem HS chuẩn bị trước ở nhà như thế nào.
 2)Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài 	 
- Một HS đọc đề bài
- HS phân tích đề. GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- GV nhắc HS lu ý: câu chuyện em kể không phải là truyện em đã đọc trên sách, báo: mà phải là những chuyện em đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi, phim ảnh: đó cũng có thể là câu chuyện của chính em.
 3)Hoạt động 3. Gợi ý kể chuyện	 
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý trong SGK.
- GV chỉ trên bảng lớp nhắc HS lu ý về hai cách KC trong Gợi ý 3:
+ Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Giới thiệu người có việc làm tốt: Người ấy là ai? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp? Em nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy?
- Một số HS giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- HS viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể. GV chú ý tránh sa đà vào việc hướng dẫn lập dàn ý, làm nặng nề tiết KC.
 4)Hoạt động 4. HS thực hành kể chuyện :	 
a) KC theo cặp
- Từng cặp HS nhìn dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, nói suy nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện.
- GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, uốn nắn.
b) Thi KC trước lớp
- Một vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp. GV chú ý mời HS ở các trình độ khác nhau thi kể, không chỉ chọn HS khá, giỏi.
- Mỗi em kể xong, tự nói suy nghĩ về nhận xét trong câu chuyện, hỏi bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
(VD: Bạn suy nghĩ gì về hành động của bác hàng xóm trong câu chuyện? Vì sao hành động của các bạn học sinh trong câu chuyện góp phần xây dựng quê hương, đất nước?..)
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay, phù hợp đề tài, bạn kể chuyện hay nhất trong tiết học.
 5) Củng cố, dặn dò:	 
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân.
- Dặn HS chuẩn bị trước để học tốt tiết KC Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (tuần 4) bằng cách đọc trước yêu cầu của tiết học, xem một số hình ảnh có kèm lời gợi ý trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3-b1-huyen-ha.doc