Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 3

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 3

 ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ (trang 3)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc viết phân số.

2. Kĩ năng: Cách viết thư¬ơng, viết số tự nhiên d¬ới dạng phân số.

 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng say mê học toán.

II. Đồ dùng dạy học

 Bộ đồ dùng học toán

III.Các hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức: (1p)

2. Kiểm tra: đồ dùng sách, vở.(2p)

 

doc 79 trang Người đăng hang30 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
 Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012 
Toán
Tiết1:
 ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ (trang 3)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc viết phân số. 
2. Kĩ năng: Cách viết thương, viết số tự nhiên dới dạng phân số.
 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy học 
 Bộ đồ dùng học toán
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: đồ dùng sách, vở.(2p)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: HD ôn tập khái niệm ban đầu về phân số
- GV: Treo miếng bìa 1(phân số ) 
- CH: Đã tô màu mấy phần băng giấy. 
- HS: Quan sát và trả lời:
- Tiến hành tương tự với các hình còn lại 
- GV: viết bảng: 
- HS: Quan sát và trả lời, đọc lại các PS 
Hoạt động3: HD ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết số tự nhiên dới dạng phân số 
a.Viết thương hai phân số dới dạng PS
- GV ghi bảng: 
- Hãy viết thương của phép chia trên dới dạng phân số 
- 3 HS lên bảng 
- Cả lớp làm nháp 
- HS đọc và nhận xét bài làm của bạn 
- HS lần lượt nêu 
- GV nhận xét Đ, S và sửa
- Hỏi tương tự với phép chia còn lại 
- HS mở SGK và đọc chú ý 
b. Viết mỗi số tự nhiên dới dạng phân số 
- HS viết bảng: 
- Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là1.
- CH: Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mầu số là 1 ta làm ntn? 
- GV kết luận: Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu ssó là 1. 
+ Hày tìm cách viết 1 thành phân số.
+ 1 số HS lên viết: 
+ 1 có thể viết thành phân số thế nào? 
- Tương tự viết 0 dới dạng phân số 
VD : 
+ 0 có thể thành phân số ntn? 
Hoạt động 4: Luyện tâp
Bài 1: Củng cố về cách đọc các phân số và chỉ rõ tử số và mẫu số 
- HS đọc
Bài 2: 
- HS viết vào bảng con
GV chốt ND bài 
Bài 3: 
- HS làm bài tiến hành tương tự bài 2 
Bài 4: 
- HS đọc đề tự làm bài nêu kết quả.
1p
8p
8p
12p
 Đã tô màubăng giấy 
 1 : 3 4 : 10 9 : 2
- Phân số có thể coi là thương của phép chia 1:3 
- PS là thương của phép chia 4:10
- PS là thương của phép chia 9 : 2
 5; 12 ; 2001 
5 = ; 12 = ; 2001 = 
- Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1
- 1 = , 5 = , 12 = 
- 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau. 
- 0 có thể viết thành phân số có tử số bằng 0 và mẫu số khác 0.
Bài 1:
- Năm phần bảy (Tử số là 5, mẫu số là7)
Bài 2: 
Bài 3: 
 32 = ; 105 = 
Bài 4:
a) 1 = ; b) 0 = 
4. Củng cố: Nhắclại cách viết thương viết số tự nhiên dưới dạng PS (2p)
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài ( Ôn tập: tính chất cơ bản của phân số) (1p)
Tập đọc Tiết1
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (trang 4)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Đọc đúng các tiếng từ ngữ khó. Đọc diễn cảm toàn bài. thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. Hiểu nội dung bài: Qua bức thư BácHồ khuyên các em HS chăm học nghe thầy, yêu bạnvà tin tưởng rằng HS các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh sánh vai với các nước giàu mạnh.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Học thuộc lòng bài thơ; Đoạn “Sau 80 năm của các em”
3. Thái độ: Có ý thức học tâp và rèn luyện để lớn lên xây dựng và bảo vệ đất nước
II. Đồ dùng dạy học 
 GV: Bảng phụ ghi nội dung đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: đồ dùng sách, vở.(2p)
3. Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện đọc. 
- 1HS khá đọc bài
- 3 cặp HS luyện đọc nối tiếp 
- Cả lớp theo dõi đọc thầm 
- GV theo dõi HS đọc sửa các lỗi sai về phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- 1 HS đọc chú giải, lớp đọc thầm
- HS đọc theo bàn 2 em 
- 1 HS đọc cả bài lớp theo dõi đọc thầm 
- GV đọc diễm cảm toàn bài (giọng êm ái, tha thiết, hi vọng, tin tưởng ) 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
+ CH: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? 
+ CH: Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ toàn dân là gì? 
+ CH: HS có trách nhiệm nh thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? 
+ YC nêu nội dung bài:
+ HS nêu:
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm và HTL 
- HD đọc diễn cảm đoạn 2 
- HS đọc diễn cảm đoạn 2
- Đọc theo cặp 
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn thơ 
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay 
1p
12p
10p
5p
+  là ngày khai trường đầu tiên ..ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm thực dân Pháp đô hộ .
 +. Xây dựng cơ đồ mà tổ tiên ta để lại, làm cho đất nước theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
+...HS phải cố gắng học tập ngoan ngoãn, nghe thầy yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho đất nước vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu.
* Qua bức thư Bác Hồ khuyên các em HS chăm học nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh sánh vai với các nước giàu mạnh.
4. Củng cố: 2HS đọc thuộc lòng bài thơ; Đoạn “Sau 80 năm của các em”(3p)
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa (1p) 
Khoa học
Tiết1
 SỰ SINH SẢN (trang 4)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình, ý nghĩa của sự sinh sản.
2. Kĩ năng: Quan sát đặc điểm giống nhau của trẻ với cha mẹ. 
3. Thái độ: Giaos dục lòng yêu khoa học. 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai”, hình 4,5 ( sgk )
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: đồ dùng sách, vở.(2p)
3. Dạy bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Khởi động: Cả lớp hát bài: Cả nhà thơng nhau 
Hoạt động 2: Trò chơi “Bé là con ai” 
* Cách tiến hành 
Bước 1: GV nêu cách chơi 
Bước 2: GV tổ chức cách chơi cho HS nh HD 
- Mỗi HS được phát 1 phiếu nếu ai nhận được phiếu có hình em bé sẽ đi tìm bố hoặc mẹ. Ngược lại nếu ai nhận phiếu có hình bố, mẹ ...
- Ai tìm được đúng thời gian là thắng cuộc.
- Tại sao ta tìm được bố, mẹ các em bé? 
- Qua trò chơi các em rút ra điều gì?
- GV kết luận:
Hoạt động 3: Làm việc với SGK 
- GV hướng dẫn 
- HS làm việc theo cặp quan sát hình 1,2,3 SGK, Đọc lời đối thoại giữa các nhân vật trong tranh. Trình bày kết quả làm việc.
- CH: + Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ? 
 + Điều gì có thể xảy ra nếu con người ta không có khả năng sinh sản?
- HS: thảo luận câu hỏi, nêu 
- GV: kết luận:
5p
15p
10p
* Mọi trẻ em đếu do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố, mẹ của mình.
* Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ đợc duy trì kế tiếp nhau.
4. Củng cố: (1p) Nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm tích cực
5. Dặn dò: (1p) Về chuẩn bị bài (Nam hay nữ). 
Kĩ thuật
Tiết1
 ĐÍNH KHUY HAI LỖ (trang 4)
I, Mục tiêu 
1. Kiến thức: Biết cách đính khuy hai lỗ. 
2. Kĩ năng: Đính đợc khuy hai lỗ đúng quy trình. đúng kỹ thuật. 
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận. 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Mẫu đính khuy hai lỗ, 
- HS: 1số khuy hai lỗ, một mảnh vải 20cm 30, kim chỉ khâu, kéo 
III. Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: đồ dùng sách, vở.(2p)
3. Dạy bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu
- GV: giới thiệu mẫu đính khuy 2 lỗ 
- Em có nhận xét gì về đờng chỉ đính khuy? 
- Khoảng cách giữa các khuy ntn? 
- Khoảng cách giữa các khuy và lỗ khuyết trên 2 vạt áo ntn? 
- HS: - Đều, thẳng nhau
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Hs đọc lướt nội dung mục II sgk 
- Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy ? 
- Gọi 1-2 HS lên thực hiện các thao tác
- GV quan sát, uốn nắn.
- Nêu cách chuẩn bị đính khuy? 
- GG hướng dẫn kĩ cách đặt khuy điểm vạch dấu, 2 lỗ khuy thẳng
- GV hướng dẫn cách cuốn chỉ quanh khuy 
- GV hướng dẫn nhanh lần 2 các bước đính khuy 
- HS nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy 2 lỗ trên vải .
12p
15p
- Vạch dấu các điểm đính khuy, đính khuy vào các điểm vừa vạch dấu.
- Vạch dấu các điểm đính khuy
- Đính khuy vào các điểm vừa vạch dấu.
a) Chuẩn bị đính khuy
b) Đính khuy
c) Cuốn chỉ quanh khuy
d) Kết thúc đinh khuy 
4. Củng cố: Nhắc lại các thao tác đính khuy 2 lỗ trên vải.(4p)
5. Dặn dò: Về nhà thực hiện tiếp đính khuy 2 lỗ. (1p)
* Rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012 
Tập đọc Tiết 2
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA (trang 10)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ; phân biệt sắc thái của những từ đồng nghĩa chỉ màu sắc. Nắm được nội dung chính: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, một bức tranh sinh động, trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng. Nhấn giọng ở những từ chỉ màu vàng.
3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ viết nội dung chính của bài.
III . Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (2p)
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thư từ “sau 80 năm giời nô lệ... ở công học tập của các em” trong bài Thư gửi các học sinh và nêu nội dung bài (Bác Hồ khuyên . Việt Nam mới).
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
Hoạt động 2. Luyện đọc 
- HS: 1 HS đọc. Chia đoạn:
- GV hướng dẫn giọng đọc của toàn bài
- HS: Đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm 
- HS: đọc mục chú giải 
- GV: Giải nghĩa một số từ khó: lụi, vàng xuộm theo SGK.
- HS: đọc đoạn theo nhóm đôi. 1, 2 nhóm đọc.
- HS: 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- GV: Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.
+ CH: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng?
- HS: trả lời:
+ CH: Chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì ?
- HS: trả lời:
- GV: yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối bài và cho biết
+ CH: Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
- HS: Trả lời
+ CH: Những chi tiết nào về con ngời làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động?
- HS: trả lời:
+ CH: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hơng?
- HS: trả lời
+ CH: Nội dung chính của bài là gì?
- HS: trả lời
- GV: chốt ý đúng, ghi bảng. Cho 2 HS đọc lại.
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS: nối tiếp đọc bài.
- HS: tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. 
- GV: hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn từ “Màu lúa dới đồng  Mái nh ...  phân tích bài toán và tìm cách giải: 
- 1HS lên bảng giải, dưới lớp làm vở.
- GV: Chữa bài và chấm điểm 
(1p)
(15p)
(15p)
Bài giải
- Theo sơ đồ số phần bằng nhau là:
5 + 6 = 11(phần)
- Số bé là:
 121 : 11 5 = 55
- Số lớn là :
 121 - 55 = 66
 Đáp số: 55 và 66
Bài giải
- Hiệu số phần bằng nhau là:
 5 - 3 = 2 (phần)
- Số bé là:
 192 : 2 3 = 288
- Số lớn là:
 288 + 192 = 480
 Đáp số: 288 và 480
Bài 1: 
- Kết quả : a. 35 và 45 
 b. 44 và 99 
Bài 2: 
Bài giải
Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là
 3 - 1 = 2 (phần)
Số lít nớc mắm loại 1 là:
 12 : 2 3 = 18 (l)
Số lít nớc mắm loại 2 là:
 18 - 12 = 6 (l)
 Đáp số: 18 l và 6l Bài 3: 
Đáp số: a) 35m và 25 m 
 b) 35 m2
4. Củng cố: (2p) Nhận xét giờ học 
5. Dặn dò: (1p) HS về nhà ôn và làm lại các bài tập 
Luyện từ và câu 
 Tiết 6
 LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA (Trang 32)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Luyện tập sử dụng đúng chỗ1số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn, đoạn văn.
2. Kĩ năng: Nhận biết1 số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa nói về tình cảm của người Việt với đất nước, quê hương .
3. Thái độ: GD lòng yêu quê hương đất nước
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ ghi bài tập1, bút dạ
III. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng(có nghĩa là “cùng’’) (2p)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Luyện tập 
GV nêu nội dung bài 
- Treo bảng ghi nội dung bài tập.
- HS đọc thầm ND bài tập, q/s tranh 
- 1HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm nháp
+ GV và cả lớp nhận xét chốt lại: 
+1HS đọc lại 3 ý đã cho .
+ GV giải nghĩa “cội’’ trong câu tục ngữ lá rụng về cội .
- HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ. 
- HS: đọc y/c bài tập 3. 
+ GV nêu: 
- Một số em HS phát biểu ý kiến dự định chọn khổ thơ nào.
- 1HS khá trình bày 1 vài câu làm mẫu.
- HS làm bài vào vở
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình
+ GV và cả lớp nhận xét.
(1p)
(30p)
Bài tập 1: 
+ Từ cần điền là:
Lệ đeo ba lô, Thư xách túi đàn, Tuấn vác thùng giấy, Tân và Hưng khiêng lều trại, Phương kẹp báo.
Bài tập 2: 
+ Nghĩa chung là: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
Bài tập 3: 
- Suy nghĩ chọn 1 khổ thơ trong bài sắc màu em yêu để viết thành 1 đoạn văn miêu tả . 
4. Củng cố: (1p) GV nhận xét giờ học 
5. Dặn dò: (1p) HS về nhà viết lại đoạn văn vào vở để đạt kết quả cao hơn 
Tập làm văn Tiết 6
 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (Trang 34)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn.
2. Kĩ năng: Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực tự nhiên.
 3. Thái độ: GD lòng yêu thiên nhiên, yêu văn học.
 II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ viết ND chính đoạn văn 
 - HS: Dàn ý đã chuẩn bị ở nhà.
 III. Các hoạt động dạy và học
 1. Ổn định tổ chức: (1p)
 2. Kiểm tra: (3p) GV kiểm tra chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của HS 
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1 
- 1 HS đọc ND bài tập.
- Cả lớp theo dõi sgk 
- Đọc thầm 4 đoạn văn.
+ Xác dịnh ND chính của 4 đoạn?
- Chú ý viết dựa trên ND chính của đoạn văn.
- Mỗi HS hoàn chỉnh 1-2 đoạn bằng cách thêm vào chỗ có dấu ( .).
- HS làm bài vào vở 
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài làm.
- GV và cả lớp nhận xét
+ HS đọc y/c của đề bài 
+GV nêu: 
+ HS viết bài vào vở 
+ HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết + GV theo dõi và nhận xét, chấm điểm1 số bài hay.
(1p)
(27p)
Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào ào tới rồi tạnh ngay.
Đoạn 2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa. 
Bài tập2: 
- Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa. Các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành 1 bài văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
4. Củng cố: (1p) GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: (2p) Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn ma. Quan sát trờng học lập dàn ý chi tiết.
An toàn giao thông
BÀI 2: KỸ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. Mục tiêu: 
- HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật GTĐB.
- HS biết cách lên xuống và dừng đỗ xe an toàn trên đường. 
- HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau. Phán đoán và nhận thức an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp.
- Có ý thức điều khiển xe dạp an toàn.
 II. Đồ dùng dạy học
 III. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ (3p) 
 Muốn tránh được TNGT mọi người cần phải như thế nào ? ( Muốn phòng tránh TNGT mọi người cần có ý thức chấp hành những hiêu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Trò chơi đi xe đạp an toàn
- Gv giới thiệu mô hình cho học sinh quan sát
- Mô hình là một đoạn đường phố
+ Để rẽ trái người đi xe đạp phải đi như thế nào?
+ Người đi xe đạp nên đi như thế nào từ một đường phụ sang đường chính mà ở ngã tư không có đèn tín hiệu giao thông?
+ Người đi xe đạp phải đi như thế nào khi đi qua đường vòng xuyến?
+ Người đi xe đạp đi như thế nào từ điểm A đến điểm M?
+ Khi đi xe đạp trên đường quốc lộ có rất nhiều xe chạy, muốn rẽ trái, người đi xe đạp phải đi như thế nào? 
Hoạt động 2: Thực hành trên sân trường
- Gv kể sẵn trên sân trường một đoạn ngã tư, trên đường có vạch kẻ phân làn đường .
- Gv ? Em nào biết đi xe dạp?
GV: 
* Kết luận: 
 (1p) 
(15p) 
(10p) 
- HS giải thích những vạch kẻ đường, mũi tên trên mô hình
- HS trình bày cách đi xe đạp từ điểm này đến điểm khác.
- Xe đạp luôn đi bên phải sát lề đường. Nhưng khi muốn rẽ trái, người đi xe đạp không cần đi đén tận đường giao nhau mới rẽ, mà nên giơ tay trái xin đường, chuyển sang làn đường bên trái khi đến sát đường giao nhau mới rẽ.
- Đến gần ngã tư người điều khiển xe đạp phải đi chậm lại, quan sát cẩn thận các xe đi đến từ cả hai phía trên đường chính. Khi không có xe đi qua mới vượt nhanh qua đường để rẽ trái.
- Người đi xe đạp phải nhường đường cho người đi đến từ bên trái và đi sát vào bên phải.
- Người đi xe đạp không được đi xuyên qua vạch kẻ đường liền mà phải đi đến đường giao nhau và vòng theo hình chữ U qua vòng xuyến để đến điểm M.
- Người đi xe đạp phải đi chậm lại, quan sát phía sau và trước mặt, nếu có nhiều xe ô tô đang chạy từ phía sau hoặc phía trước, phải rừng lại chờ, khi thấy xe còn ở xa mới vượt nhanh qua đường.
- 1 em đi xe đạp từ đường chính rẽ vào đường phụ theo cả hai phía( rẽ trái và rẽ phải ) 1 em khác đi từ đường phụ rẽ ra đường chính cũng đi từ hai phía.
- HS quan sát và nhận xét các bạn thực hiện 
 Những xe có động cơ kích thước lớn và có tốc độ cao đều phải đi ở làn đường bên trái. Khi muốn vượt xe khác, các xe phải đi về phía bên trái của xe đi chậm hơn. Do dó xe đạp cần đi ở làn đường bên phảiđể các xe khác không phải tránh xe đạp.
 * Điều cần ghi nhớ khi đi xe đạp
Luôn luônđi ở phía tay phải, khi đổi hướng( muốn rẽ trái, rẽ phải) đều phải đi chậm,quan sát và giơ tay xin đường. Không bao giờ được rẽ ngoặt bất ngờ,vượt ẩu lướt qua người đi xe phía trước. Đến ngã ba, ngã tư nơi có đèn tín hiệu GT phải đi theo hiệu lệnh của đèn.
4. Củng cố (3p) Hệ thống lại bài
5. Dặn dò (1p) 
* Rút kinh nghiệm sau ngày dạy
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 4 
 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012 
CHÀO CỜ
Toán
Tiết 16
 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (Trang 18)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS qua ví dụ cụ thể, làm quen với 1 dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán cho HS. 
3. Thái độ: GD lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: bảng phụ kẻ bảng BT1 
III. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ.
a, Ví dụ:
- GV nêu VD sgk.
- HS tìm quãng đường đi được trong 
1giờ, 2giờ, 3 giờ.
- Treo bảng ghi kết quả lên bảng.
- HS nhìn bảng và nhận xét:
+ 3giờ so với 1 giờ thì gấp mấy lần? 
+ 12 giờ so với 4 giờ thì gấp mấy lần?
+ Vậy khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần? 
- GV chốt ý sgk.
b, Bài toán:
- GV đính đề bài toán lên bảng. 
- Gợi ý để HS tìm ra 2 cách giải: Rút về đơn vị và tìm tỉ số.
- Lưu ý: khi giải bài toán này, chỉ cần chọn một trong 2 cách thích hợp để trình bày bài giải.
Hoạt động3: Luyện tập thực hành 
Bài 1: 
- GV gợi ý HS giải bằng cách rút về đơn vị .
- Đọc y/c 
- HS tự làm bài và chữa bài 
Bài 2: Nêu yêu cầu bài toán 
- Gợi ý HS tìm cách giải (có thể giải theo 2 cách).
- 2 HS lên bảng mỗi em giải một cách 
- Cả lớp làm bài nháp 
- GV theo dõi và cùng HS chữa bài.
Bài 3: tóm tắt bài toán :
a, 1000 người tăng: 21người
 4000 người tăng: người? 
b, 1000 người tăng: 15 người
 4000 người tăng:  người? 
- HS tự giải vở kết hợp1HS lên giải. 
- GV chữa và chấm bài HS
(1p)
(15p)
(20p)
- Ghi kết quả vào bảng kẻ sẵn .
Thời gian đi
1giờ
2giờ
3giờ
Quãng đường 
đi được
4km
8km
12km
+ .gấp 3 lần .
+..gấp 3 lần .
+ quãng đường đi được gấp lên 3 lần 
* Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần
* cách1: “Rút về đơn vị”	
Bài giải
Trong 1giờ ô tô đi được là:
90 : 2 = 45 (km)
Trong 4giờ ô tô đi được là:
45 4 = 180 (km)
 Đáp số: 180 (km)
* cách2: “Tìm tỉ số”
Bài giải
4giờ gấp 2giờ số lần là:
4 : 2 = 2 (lần)
Trong 4giờ ô tô đi được là:
90 2 = 180 (km)
 Đáp số: 180 (km)
Bài 1: 
+ Tìm tiền mua 1 m vải 
 80000 : 5 = 16000 (đồng) 
+ Tìm số tiền mua 7 m vải loại đó 
 16000 7 = 112000 (đồng) 
Bài 2: 
Đáp số:
 Số cây trồng trong 12 ngày:4800 cây
Bài 3: 
Chẳng hạn:
a, 4000 người gấp 1000 người số lần
 là: 4000 : 1000 = 4 (lần)
 Sau 1 năm số dân xã đó tăng thêm là: 21 4 = 84 (người)
b) Tương tự phần a.
4. Củng cố: GV nhấn mạnh nội dung ôn tập về giải toán (2p)
5. Dặn dò: HS về nhà làm bài tập 3b vào vở. (1p)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1-3(mới).doc