Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Toán: LUYỆN TẬP CHUNG

I .Mục tiêu : Giúp HS củng cố về:

 - Chuyển phân số thập phân về dạng số thập phân. Đọc số thập phân.

 - So sánh số đo độ dài dưới các dạng khác nhau.

 - Giải bài toán liên quan đến “ rút về đơn vị”, “tỉ số”.

 - Rèn kĩ năng tính toán, chuyển đổi đơn vị đo.

 - Làm được bài 1,2,3,4.

II.Các hoạt động dạy học :

1.Bài cũ:

 - HS trả lời miệng bài 5 .

 - GV nhận xét .

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
 	 Ngày soạn: 29/10/2011
 	 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 31/10/2011
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I .Mục tiêu : Giúp HS củng cố về:
	- Chuyển phân số thập phân về dạng số thập phân. Đọc số thập phân.
	- So sánh số đo độ dài dưới các dạng khác nhau.
	- Giải bài toán liên quan đến “ rút về đơn vị”, “tỉ số”.
	- Rèn kĩ năng tính toán, chuyển đổi đơn vị đo.
	- Làm được bài 1,2,3,4.
II.Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: 
	- HS trả lời miệng bài 5 .
	- GV nhận xét .
2.Bài mới : 
a)Giới thiệu bài:
b)Luyện tập:
Bài 1: 
	- HS đọc đề, tự làm vào vở .
	- GV chữa bài, gọi HS đọc số thập phân đó .
	Kết quả : a) 12,7 b) 0,65 c) 2 ,005 d) 0,008
Bài 2 : 
	- Cho HS nêu miệng rồi so sánh kết quả các số đo độ dài ở b, d đều bằng 11,02 km. 
Bài 3 : 
	- HS nêu yêu cầu, nhắc lại cách chuyển đổi. 
	Ví dụ: 4 m 85 cm = 4 m = 4, 85 m 
	- HS làm các bài còn lại vào vở .
Bài 4 : 
	- HS đọc đề bài, GV tóm tắt, hướng dẫn HS làm vào vở ( Rút về đơn vị hoặc dùng tỉ số ) 
	- Các bước giải : 
 	180000 : 12 = 15000 ( đồng ) 
 	15000 Í 36 = 540000 ( đồng ) 
 	ĐS : 540000 đồng
3.Dặn dò : 
	- Ôn lại bài, chuẩn bị kiểm tra .
_____________________________________
Tập đọc: 	 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1)
I.Yêu cầu : 
	- Yêu cầu HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
	- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học.
	- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
	- Rèn kỷ năng tìm kiếm và xử lý thông tin; kỹ năng hợp tác; thể hiện sự tự tin
II.Hoạt động dạy học : 
1.Giới thiệu bài :
2.Kiểm tra tập đọc và HTL : 
* Bài tập 1: Khoảng 1/4 số HS trong lớp.
	- Từng HS lên bốc thăm chọn bài bài tập đọc đã học.
	- HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
	- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời .
	- GV cho điểm. 
Bài tập 2 : 
	- Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 .
	- GV phát giấy cho HS các nhóm làm việc .
	- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
	- GV tóm tắt ghi bảng .
3.Củng cố, dặn dò : 
	- GV nhận xét tiết học .
	- Về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học .
Chính tả: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 2) 
I.Mục đích, yêu cầu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.Mức độ như tiết 1.
	- Nghe - viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng, tốc độ khoảng 95 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
	- GD bảo vệ MT: HS thấy được trách nhiệm của mỗi người là phải bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước. Đó cũng là bảo vệ cuộc sống của con người.
II.Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra tập đọc và HTL (khoảng ¼ số HS trong lớp).
	- Yêu cầu HS đọc 1 đoạn bài HTL mà em thích.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Nghe - viết chính tả:
	- 2 HS đọc bài chính tả: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
	- Nêu nội dung của bài: Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước, lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước.
	- Hướng dẫn viết từ khó: Đà, Hồng, ngược, cầm trịch, đỏ lừ
	- GV đọc cho HS viết bài.
	- Đọc dò bài
	- GV chấm, chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Tiếp tục luyện đọc.
_____________________________________
 Ngày soạn: 30/10/2011
 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 01/11/2011
Âm nhạc: ÔN TẬP BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
 GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI
I. Yêu cầu: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, biết hát kết hợp vận động phụ hoạ bài hát.
- Nhận biết được một số nhạc cụ nước ngoài: Sắc-xô-phôn, tờ-rô-pét; phơ-luýt, cờ-la-ri-nét.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Nhạc cụ quen dùng.
	- Tập hát bài Những bông hoa những bài ca kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc.
	- Tập hát bài Những bông hoa những bài ca kết hợp vận động theo nhạc.
	- Tranh ảnh và băng đĩa nhạc để giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Những bông hoa những bài ca
- HS hát bài Những bông hoa những bài ca bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách:
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
+ 2-3 HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào thể hiện vận động đẹp và phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp tập theo.
+ Cả lớp tập hát kết hợp vận động theo nhạc. 
- Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.
- Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ:
+ HS tập đọc tên nhạc cụ.
+ GV sử dụng tranh ảnh để giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ.
+ Giới thiệu về tư thế biểu diển nhạc cụ.
- Nghe âm sắc: GV dùng đàn phím điện tử giới thiệu âm sắc từng nhạc cụ. GV đàn giai điệu 1-2 câu trong bài Những bông hoa những bài ca.
3. Củng cố:
+ HS giới thiệu từng nhạc cụ theo tranh ảnh.
+ Trò chơi nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ.
+ Trò chơi nghe âm sắc, mô phỏng tư thế biểu diễn nhạc cụ.
_____________________________________
Luyện từ và câu: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 3) 
I.Mục đích, yêu cầu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.Mức độ như tiết 1.
	- Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học. Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học(BT 2).
	- HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn(BT 2).
II.Các hoạt động dạy - học:
1.Giới thiệu bài
2.Kiểm tra tập đọc và HTL
- (khoảng ¼ số HS cả lớp)
	- Từng HS đọc 1 đoạn hay cả bài theo yêu cầu bốc thăm.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
* Bài 2:
	- GV ghi lên bảng tên 4 bài văn: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh, Đất Cà Mau.
	- Mỗi em chọn 1 bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài, giải thích lí do vì sao mình thích nhất chi tiết đó.
	- HS nối tiếp nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lí do.
	- Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS tìm được chi tiết hay, giải thích được lí do mình thích.
3.Củng cố, dặn dò:
	- Mỗi em tự ôn lại từ ngữ đã học.
	- Các nhóm chuẩn bị diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân.
_____________________________________
Toán: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
	 (Theo đề của chuyên môn)
_____________________________________
Đạo đức: 	TÌNH BẠN (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết được ý nghĩa của tình bạn.
II. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Đóng vai: bài tập 1
+ Mục tiêu: HS biết ứng sử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều gì sai.
+ Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập.
- Các nhóm thảo luận và đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp:
H: Vì sao em lại ứng sử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên bạn không?
H: Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận có trách bạn không?
H: Em có nhận xét gì về cách ứng sử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng sử nào là phù hợp? vì sao?
GVKL: Cần khuyên ngăn bạn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ, Như thế mới là người bạn tốt
* Hoạt động 2: Tự liên hệ
+ Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối sử với bạn bè.
+ Cách tiến hành.
- Yêu cầu HS tự liên hệ.
- HS trao đổi trong nhóm.
- Gọi 1 số HS bày trước lớp.
- GV nhận xét 
* Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề tình bạn.
- Mục tiêu: củng cố bài.
- Cách tiến hành: Có thể tự HS xung phong lên kể, đọc thơ...
- 2 , 3 HS trình bày.
- GV nhận xét.
_____________________________________
	Ngày soạn: 31/10/2011
 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 02/11/2011
Toán: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN 
I.Mục tiêu : Giúp HS:
	- Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân .
	- Giải bài toán với phép cộng hai số thập phân.
	- Làm được bài 1(a, b); bài 2(a, b); bài 3. HS khá, giỏi làm được toàn bộ bài tập.
II.Các hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: Nhận xét, chữa bài kiểm tra .
2.Bài mới : Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng 2 số thập phân .
*GV nêu ví dụ 1 .
	- Hướng dẫn phép cộng : 1,84 + 2,45 = ? ( m)
Cho HS thảo luận nhóm 4 về hướng thực hiện phép cộng trên.
 Ta có : 1,84 m = 184 cm 
 	2,45 m = 245 cm
 	 184 + 245 = 429 (cm) 
 429 cm = 4,29 m 
	Vậy : 1,84 + 2,45 = 4, 29 (m)
	- Hướng dẫn HS cách cộng trên số thập phân ( GV vừa viết vừa nêu cách cộng ) . 
	- HS nhận xét sự giống và khác nhau giữa 2 phép cộng .
*GV nêu VD 2 : 19,5 + 8,75
	- Gọi 1 HS đặt tính và tính trên bảng, cả lớp thực hiện vào vở nháp.
*Rút ghi nhớ: như SGK
*Luyện tập : HS nêu cách cộng như SGK .
Bài 1: (a,b)
	- Cho HS thực hiện từng phép cộng vào bảng con .
	- GV theo dõi, sửa sai .
	- Lưu ý HS cách đặt tính sao cho các hàng cùng đơn vị thì thẳng cột với nhau, dấu phẩy đặt thẳng cột với dấu phẩy .
Bài 2(a,b): 
	- HS tự đặt tính rồi tính .
	- HS làm vào vở, một em lên bảng làm .
	- GV chấm, chữa bài.
3. Củng cố,dặn dò: 
	- Nhắc lại cách cộng 2 số thập phân .
 - Làm bài tập 3 ( 50 )
_____________________________________
Tập đọc: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 5) 
I.Mục đích, yêu cầu:
	- Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học (BT 1).
	- Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm (BT 2).
II.Các hoạt động dạy - học :
1.Giới thiệu bài:
	GV nêu yêu cầu, mục tiêu của tiết học.
2.Giải bài tập:
* Bài 1:
	- HS nêu yêu cầu bài tập,đọc mẫu VD SGK.
	- HS làm việc theo nhóm 2, tìm thêm nhiều từ.
	- Các nhóm trình bày, GV ghi bảng.
	VD: 
	 + Danh từ: Tổ quốc, trái đất, biển cả,
 + Động từ, tính từ: bảo vệ, bình yên, bao la,
 + Thành ngữ, tục ngữ: quê cha đất tổ, kề vai sát cánh, lên thác xuống ghềnh,
Bài 2:
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- Thực hiện tương tự bài tập 1.
	- HS làm việc theo nhóm 4, trình bày bài vào bảng phụ. 
	- GV viết kết quả đúng vào bảng từ ngữ hoặc chọn 1 bảng tốt nhất để bổ sung. 
	- Một vài HS đọc bảng kết quả.
	- Lời giải:
bảo vệ
bình yên
đoàn kết
bạn bè
mênh mông
Từ
đồng nghĩa
giữ gìn,
gìn giữ
bình yên,
yên bình,
thanh bình,
yên ổn,
kết đoàn,
liên kết,
bạn hữu,
bầu bạn,
bè bạn,
bao la,
bát ngát,
mênh mang,
Từ
trái
nghĩa
phá hoại,
tàn phá,
tàn hại,
phá phách,
phá huỷ,
huỷ hoại,
huỷ diệt,
bất ổn,
náo động,
náo loạn,
chia rẽ,
phân tán,
mâu thuẫn,
xung đột,
kẻ thù,
kẻ địch
chật chội,
chật hẹp,
hạn hẹp,
3.Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Dặn: Ôn lại bài, tiếp tục kiểm tra.
_____________________________________
Kể chuyện: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 4) 
I.Mục đích, yêu cầu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
	- Nêu được tính cách của các nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp; đọc phân vai, diễn lại sinh động 1 trong 2 đoạn kịch, thể hiện đúng tính cách nhân vật.
II.Các hoạt động dạy - học:
1.Giới thiệu bài:
2.Kiểm tra tập đọc và HTL: thực hiện như các tiết trước. Lưu ý: Một số em đọc yếu, GV cho kiểm tra đọc, không kiểm tra HTL.
* Bài 2: 
	- Trong vở kịch Lòng dân có những nhân vật nào? Nêu tính cách một số nhân vật đó.
	- GV phân vai để diễn 1 trong 2 đoạn.
	- HS đọc thầm vở kịch Lòng dân, phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch.
	- Mỗi nhóm chọn diễn 1 đoạn kịch.
	- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Tiếp tục ôn tập.
_____________________________________
	 Ngày soạn: 01/11/2011
 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 03/11/2011
Toán: 	 LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu : HS biết:
	- Cộng các số thập phân .
	- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
	- Giải toán có nội dung hình học.
	- Làm được bài 1,2(a, b);3. HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
	- Gọi 1 em lên bảng làm bài tập 3 (50).
	- GV nhận xét, chữa bài.
2.Bài mới: 
Bài 1: 
	- GV kẻ sẵn bảng ( như SGK ) lên bảng .
	- Phát phiếu có kẻ bảng như SGK,cho HS thảo luận nhóm 2, điền kết quả vào từng cột .
	- HS trình bày .
	- GV viết từng cột vào bảng .
	- HS nhận xét và nêu nhận xét như SGK .
Bài 2:
	- HS nêu yêu cầu của bài.
	- Hướng dẫn HS dựa vào tính chất giao hoán trong phép cộng để làm bài :
 9,46 thử lại 3,8
 + 3,8	+ 9,46
 13,26 13,26
	- HS làm vào vở bài a,b; 2 em lên bảng làm.HS khá, giỏi làm toàn bộ BT 2.
Bài 3: 
	- Gọi HS đọc đề - Hướng dẫn cách giải .
	- HS làm vào vở .
	- Các bước giải :
 314,78 +525,22 = 840 (m)
 7 Í 2 = 14 ( ngày)
 840 : 14 = 60 (m ) 
 ĐS : 60 m 
3. Hướng dẫn về nhà: 
	- Làm bài tập 4 ( 51 ) 
_____________________________________
Tập làm văn: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 6)
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT 1, BT 2 (chọn 3 trong 5 mục).
	- Đặt được câu để phân biệt từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT 3, BT 4).
	- HS khá, giỏi làm được toàn bộ bài 2.
II.Các hoạt động dạy - học:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn giải bài tập:
Bài 1:
	- HS đọc yêu cầu của bài: Thay từ bằng các từ đồng nghĩa:
	- Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng những từ khác? (Vì các từ đó được dùng chưa chính xác)
	- Giúp HS giải nghĩa các từ đó để thay cho chính xác.
	VD: Hoàng bê chén nước bảo ông uống
	Thay từ bê, bảo trong câu trên để có câu phù hợp: Hoàng bưng chén nước mời ông uống.
	- Tương tự HS làm các câu còn lại vào vở.
Bài 2:
	-GV dán phiếu, mời 2 – 3 HS lên thi làm bài. Thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa.
	- HS cả lớp làm bài vào vở. HS làm 3 trong 5 câu vào vở. Yêu cầu HS khá, giỏi làm được toàn bộ bài 2.
	- Lời giải: 
a. no; b. chết; c. bại; d. đậu; e. đẹp.	
Bài 4: 
	- Hs đọc yêu cầu bài tập
- HS làm việc đọc lập trên giấy nháp
	- Gv nhắc học sinh cách đặt câu cho đúng nghĩa của từ đánh.
	- HS đọc các câu mình vừa đọc; GV nhận xét sau đó học sinh viết vào vở các câu vừa đặt.
3.Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Làm bài tập 3,(98).
_____________________________________
	 Ngày soạn: 02/11/2011
 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 04/11/2011 
Toán: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
	- Biết tính tổng nhiều số thập phân.
	- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
	- Làm được bài 1(a,b); bài 2; bài 3(a,c). HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT.
II.Các hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ : 
	- Gọi 1 em lên bảng làm bài tập 3 ( 51 )
	- GV nhận xét, chữa bài.
2.Bài mới: 
a) Ví dụ:Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân :
	- GV nêu ví dụ ( SGK ) .
	- Hướng dẫn HS nêu phép cộng :
 27,5 + 36 ,75 + 14,5 = ? 
	- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đặt tính và tính tương tự cộng 2 số thập phân.
	Gọi 1 em lên bảng thực hiện, nêu rõ cách đặt tính và cách thực hiện phép tính : 
	 27,5
 + 36,75
 14,5
 78,75
	- Gọi nhiều em nêu cách cộng . GV kết luận.
b)Bài toán:
	- GV nêu bài toán ( SGK ) . HS đọc lại đề bài .
	- Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác?(Tính tổng độ dài các cạnh).
	- HS tự giải bài toán vào vở nháp, 1 em lên bảng làm bài.
	- GV chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tính tổng 8,7 + 6,25 + 10.
c)Luyện tập:
Bài 1: 
	- GV nêu từng phép tính, cho HS làm vào bảng con .Gọi 4 em lần lượt lên bảng làm.
	- GV theo dõi, sửa sai cho HS .
Bài 2: 
	- HS dựa vào bảng SGK, tự tính giá trị của biểu thức (a + b)+ c và a +(b + c) trong từng trường hợp.
	- Thảo luận nhóm, so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c và a + ( b + c) rồi trình bày kết quả.
	- HS tự rút ra nhận xét như trong SGK .
3.Hướng dẫn về nhà :
	- Dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng để làm bài tập 3 ( 52 ) .
_____________________________________
Luyện từ và câu: TIẾT 7:KIỂM TRA
	 ĐỌC - HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU
	 (Theo đề của chuyên môn)
_____________________________________
Tập làm văn: TIẾT 8: KIỂM TRA ĐỌC, VIẾT
 (Theo đề của chuyên môn)
_____________________________________
SINH HOẠT ĐỘI
I.Yêu cầu:
	- Đội viên trong chi đội nhận thấy những mặt mạnh, yếu của tập thể và cá nhân mình trong các hoạt động tuần qua; có ý thức khắc phục nhược điểm, phát huy những ưu điểm của cá nhân nhằm xây dựng tập thể lớp tốt.
	- Lập kế hoạch hoạt động cho tuần tới.
II.Lên lớp:
1.Văn nghệ tập thể, cá nhân: 5 phút.
2.Sinh hoạt Đội:
	- Phân đội trưởng của các tổ lên nhận xét về tuần học vừa qua.
	- Chi đội trưởng nhận xét chung .
	- GV nhận xét chi đội trong tuần học vừa qua:
	*Ưu điểm:
	+ Một số HS yếu có ý thức vươn lên trong học tập: Hoàng, Thọ, Quân...
	+ Nhiều em có ý thức trong việc tự học : Tấm, Dung, Vũ,...
	+ Vệ sinh lớp học tốt.
	*Nhược điểm:
	+ Một số Đội viên do ốm đau phải nghỉ học dài ngày, nên việc tiếp thu bài còn khó khăn.
	+ Nề nếp tự quản của các đội viên chưa thực sự nghiêm túc.
3.Kế hoach tuần tới:
Tiếp tục phát động phong trào Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20 / 11:
	+ Tu chỉnh vở để đoán đòn kiểm tra VSCĐ của nhà trường.
	+ Tập văn nghệ tham gia thi hát dân ca cấp trường .
	+ Tập luyện để thi đấu bóng đá.
	+ Thi đua đạt nhiều điểm tốt, tổ chức nhiều giờ học tốt, buổi học tốt.
**************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc