Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 14 - Lê Thị Tuyết

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 14 - Lê Thị Tuyết

TẬP ĐỌC

CHUỖI NGỌC LAM

I. MỤC TIÊU

- Đọc diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật.

- Hiểu ý nghĩ câu chuyện: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.(Trả lờiđược các câu hỏi1, 2, 3)

* HS khá, giỏi trả lưòi thêm câu hỏi 4.

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 14 - Lê Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Tập đọc
Chuỗi ngọc lam
I. Mục tiêu
- Đọc diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật.
- Hiểu ý nghĩ câu chuyện: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.(Trả lờiđược các câu hỏi1, 2, 3)
* HS khá, giỏi trả lưòi thêm câu hỏi 4.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
1. KTBC: - GV yêu cầu đọc bài Trồng rừng ngập mặn và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và ghi điểm .
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu nội dung bài học.
HĐ1: Luyện đọc:
- Đọc toàn bài
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài 
- GV theo dõi sửa lỗi cho HS: Pi-e, Nô-en, Gioan, tràn trề,  
+Truyện có mấy nhân vật?
- GV kết hợp hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ.
- Gọi 1HS đọc phần chú giải
- YC HS đọc theo cặp. 
- Thi đọc.
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn; đọc phân biệt lời các nhân vật.
HĐ2: Tìm hiểu bài:
- Gọi 2 HS đọc đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và nêu nội dung chính 
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
+ Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
+ Chi tiết nào cho biết điều đó?
+ Thái độ của chú Pi-e lúc đó thế nào ? 
- Gọi HS nêu ý chính đoạn 2
+ Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì?
+Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+ Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa gì đối với chú Pi-e ? 
*Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
HĐ3:Luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2
- GV hướng dẫn HS đọc đúng câu hỏi, câu kể, câu cảm,..
- Y/Cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc. 
- GV nhận xét khen ngợi HS. 
3. Củng cố dặn dò
 - ý nghĩa nội dung câu chuyện là gì?
- GV nhận xét tiết học.
Hoạt động của HS
- 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét
- HS theo dõi quan sát tranh.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- HS đọc theo trình tự: 
+HS1:Chiều hôm ấy ...người anh yêu quý
+HS2:Ngày lễ Nô - en ...hy vọng tràn trề 
- 3 nhân vật(Chú Pi-e, cô bé, chị cô bé)
- 1HS đọc phần chú giải SGK
- HS luyện đọc theo cặp
- HS theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS nêu cách đọc cho từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chú Pi- e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà
- 2 HS đọc.
ý 1 : Cuộc đối thoại giữa chú Pi-e và cô bé Gioan 
+ Tặng chị nhân ngày lễ nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
+ Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc.
+ Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. 
+Trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam. 
ý2: Cuộc đối thoại giữa pi-e và chị cô bé
- 2HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối 
+ Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi-e không? Chuỗi ngọc có phải ngọc thật không? Pi- e bán...giá bao nhiêu tiền?
+ Vì em mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được.
+ Đây là chuỗi ngọc  tặng vợ chưa cưới...nhưng cô đã mất vì một tai nạn giao thông.
- Các nhân vật trong câu chuyện đều là những người tốt.
-3HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, Pi-e, chị cô bé) luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- HS đọc diễn cảm theo vai
- HS phân vai đọc diễn cảm cả bài văn. 
- HS nhận xét bạn đọc. 
- Ca ngợi những nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu.
- Về nhà luyện đọc câu chuyện.
-----------------------------------------------------------------------
Toán
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên 
Thương tìm được là một số thập phân
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Biết vận dụng trong thực hành tính.
* HS khá, giỏi làm thêm Bài 1b;3.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
1. Bài cũ: - GV yêu cầu chữa bài 2a,3.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng
HĐ1: H/Dẫn thực hiện phép chia.
- GV nêu ví dụ: Một cái sân hình vuông có chu vi 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?
- Yêu cầu HS thực hiện phép chia 
- GV H/D cách chia tiếp: Để chia tiếp ta viết dấu phẩy vào bên phải thương (6) rồi viết thêm 0 vào bên phải số dư 3 thành 30 rồi chia tiếp, có thể làm như thế mãi .
- GV ghi ví dụ 2: 43 : 52 =? Lên bảng
+Phép chia này có thực hiện được không? Tại sao?
- GV hướng dẫn HS thực hiện bằng cách chuyển 43 thành 43,0 rồi chia 43,0 : 52
- GV nêu quy tắc trong SGK và giải thích các bước thực hiện chia.
HĐ2: H/Dẫn luyện tập thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc vừa học tự đặt tính và tính 
( Củng cố chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên số thập phân).
Bài 2: - GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm 
*Dành cho HS khá,giỏi:
Bài 1b: Đáp án như đã làm ở trên.
Bài 3: Viết các phân số dưới dạng STP.
- Làm thế nào để viết các phân số dưới dạng số TP?
3. Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống lại bài học.
- Nhận xét, đánh giá giờ học
Hoạt động của HS
- 2 HS lên bảng chữa bài
- HS khác nhận xéGV
- HS đọc ví dụ và xác định Y/C.
- HS nêu cách giải 
 Thực hiện phép chia 27: 4 = ? (m)
- HS đặt tính và thực hiện chi, sau đó nêu: 27 : 4 = 6 (dư 3)
- HS đặt tính rồi thực hiện phép tính.
4
 6,75 (m)
 20
 0
Vậy : 27: 4 = 6,75 (m)
- HS khác nhận xét, nêu các bước thực hiện phép chia như SGK.
- Không thực hiện được vì số bị chia 43 bé hơn số chia 52.
- HS lên thực hiện phép chia.
 43,0 52
 140
 0,82
- HS khác nhận xét.
- Vài HS nhắc lại quy tắc.
- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập 
- HS nhận xét
a)12 5 23 4
 20 2,4 30 5,75
 0 20
 0
882 36 b) 15 8
162 24,5 70 1,875
 180 60
 0 40
 0
75 12 81 4
 30 6,25 010 20,25
 60 20
 0 0
- 2HS lần lượt nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- 1HS lên bảng chữa bài. 
 Bài giải
 Số mét vải để may 1 bộ quần áo là:
 70 : 25 = 2,8 (m)
Số vải để may 6 bộ quần áo là:
 2,8 x 6 = 16,8 (m)
 Đáp số: 16,8 m
- HS làm như trên.
- HS làm bài vào vở, sau đó đọc bài làm trước lớp 
- Lớp theo dõi nhận xét 
= 0,4 = 0,75 = 3,6
+ Lấy tử số chia cho mẫu số. 
- HS về nhà làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau 
---------------------------------------------------------------
Đạo đức
 Tôn trọng phụ nữ (Tiết 1).
I. Mục tiêu:
 - Nêu được vai tròcủa phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
* HS khá, giỏi: Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ; Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
 II. Tài liệu và phương tiện:
 - Thẻ các màu để sử dụng cho các hoạt động 3, tiết 1.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt nam.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
1. KTBC: - Nêu những hành vi, việc làm không đúng với người già và em nhỏ?
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới: .Giới thiệu bài 
HĐ1:Tìm hiểu thông tin 
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát, chuẩn bị giới thiệu nội dung một ảnh trong SGK.
+ GV nhận xét và kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “Mẹ địu con làm nương” đều là những người phụ nữ đã góp phần  các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao và trong gia đình.
* Tại sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
- GV yêu cầu 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
HĐ2: Làm bài tập 1, SGK
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- Nêu các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ ? 
- Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ ? 
* Là nam giới cần làm gì để tôn trọng phụ nữ?
HĐ3: Bày tỏ thái độ
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và HDHS cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến,
- GV mời một số HS giải thích lí do.
+ Tán thành ý kiến nào ? 
+ Không tán thành ý kiến nào? vì sao ? 
HĐ4: Hoạt động tiếp nối
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò HS 
Hoạt động của HS
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- HS quan sát SGK
- HS làm việc theo nhóm. 
+ Quan sát và giới thiệu nội dung các bức ảnh trong SGK 
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
+ HS kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
+ HS nhận xét và bổ sung. 
- Phụ nữ giữ 1 vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.
- HS đọc ghi nhớ 
- HS làm việc cá nhân.Trình bày ý kiến: +... là (a),(b).
+... là (c), (d).
- Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
- HS cả lớp bày tỏ ý thái độ theo quy ước.
- Cả lớp lắng nghe, bổ sung.
+  ý kiến (a), (d).
+ ... ý kiến (b), (c),(d), vì các ý kiến này thể hiện thiếu tôn trọng phụ nữ.
- HS lắng nghe.
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt nam nói riêng.
+ HS về nhà chuẩn bị như yêu cầu.
--------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu tự chọn( tiết 3)
I Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học về cắt, khâu, thêu để làm túi xách đơn giản. 
 - Làm được túi xách theo các bước GV đã HD ở tiết trước. 
II. Chuẩn bị đồ dùng: 
- Kim, vải thêu, mẫu thêu đơn giản, chỉ khâu, chỉ thêu các màu III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
1. Bài cũ:
 Kiểm tra sách vở, ĐDHT của HS
2. Bài mới: Giới thiệu và ghi đầu bài.
 HĐ1: Thực hành 
- GV kiểm tra sản phẩm HS đã thực hành ở tiết 2. 
+ GV nhận xét chung. 
- Nhắc HS thêu hình trang trí trước rồi mới khâu các bộ phận của túi. 
 - GV yêu cầu HS tiếp tục thực hành khâu và trang trí túi xách tay 
- GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho những HS làm chưa đúng hoặc còn lúng túng. 
- GV nhận xét chung. 
HĐ2: Đánh giá sản phẩm 
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm 
- GV nhắc lại các yêu cầu để HS dựa vào đó để đánh giá 
- Cử 3 em lên đánh giá sản phẩm của các nhóm trưng bày 
- GV nhận xét đánh giá chung theo hai mức: Hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B) Những bài đẹp được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+)
3. Nhận xét dặn dò.
 - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS 
 - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau 
HĐ của HS
- HS kiểm tra chéo. 
- Theo dõi, mở SGK.
- HS thực hành theo nhóm. 
- HS các nhóm kiểm tra chéo. 
- HS thực hành vẽ mẫu thêu hoặc in mẫu thêu trong SGK lên vải. 
- HS thực hành thêu trang trí, khâu các bộ phận của túi xách tay. 
Lưu ý:
+ Túi đượ ...  trong đoạn văn sau các động từ, tính từ, quan hệ từ.
	A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, 
bắp tay, bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
	Nhưng phải nhìn A Cháng mới thấy vẻ đẹp của anh.
Bài 2: Chỉ ra các tính từ chỉ mức độ trong đoạn văn sau.
	Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo các triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người 
đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
*2. Hoạt động 2:Củng cố kiến thức về đặt câu viết đoạn văn sử dụng DT, ĐT, TT trong câu.
- Yêu cầu HS hoàn thành BT3.
- GV chốt lại những điều cần lưu ý cho các em
Bài 3:Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có sử dụng danh từ, động từ , tính từ.
- Gợi ý HS : Nên chọn đoạn văn về chủ đề học tập bởi như thế sẽ gần gũi các em hơn, dễ viết hơn. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm 1 số bài, tuyên dương những em làm tốt
- Dặn HS về nhà ôn bài
- 1-2 HS nhắc lại, HS khác nhận xét
- 1 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét bổ sung.
* Đáp án: 
+ Động từ: nhìn, đứng, nở, trồng.
+ Tính từ: đẹp, đỏ, rắn, trắc, rộng, thẳng.
+ Quan hệ từ: như.
- 1 HS Lên bảng làm.
- Lớp nhận xét bổ sung.
 Đáp án: ngọt lựng, thơm nồng, thơm đậm
- Đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét sửa chữa.
- HS về nhà ôn bài
Luyện Tiếng việt 
Luyện từ loại 
I Mục tiêu : 
- HS củng cố kiến thức về từ loại 
Làm các BT về từ loại 
II . Các HĐ dạy học trên lớp : 
1 ) Bài cũ : 
KT BTVN của HS 
2) Bài mới : 
a) Giới thiệu bài 
b) HS làm các BT sau : 
Bài 1 : 
Từ loại là gì ? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau 
a)Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ 
b) Là các loại từ trong TV 
c) là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và có ý nghĩa kháI quát ( Nh DT , ĐT , TT 
Bài 2 : 
Tìm DT , ĐT , TT trong các câu sau : 
Nắng rạng trên nông trờng .Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm nh mực của những đám cá ao. Đó đây , những máI ngói của những hội trờng ,nhà máy nghiền cá .nở nụ cời tơI đỏ 
Bài 3 : 
Đặt câu kiẻu câuAi làm gì có DT hoặc đại từ làm CN 
đặt câu kiếu câu Ai thế nào có DT hoặc ĐT làm CN 
Bài 4 : ( HS KG ) 
Đặt 1 câu có từ của là DT 
 Đặt 1 câu có từ của là TT 
: Củng cố – dặn dò : 
Y/c hs nêu các từ loại đã học 
 .***
Toán +
Luyện tập :Nhân số thập phân 
I. Mục tiêu:Củng cố cho HS:
- Tính chất một số nhân với một tổng.
- Giải toán có liên quan đến nhân một số TP với một STN
II. Hoạt động dạy – học:
1-Bài cũ: HS lên chữa bài về nhà:
2-Bài mới:Giới thiệu bài.HS ghi bài tập làm bài.
. Hoạt động 1: Củng cố tính chất “ Một tổng nhân một số “
- GV yêu cầu HS hoàn thành BT 1
- Lên bảng làm BGV
- Lớp nhận xét thống nhất kết quả
Bài 1: a.Điền vào chỗ trống (theo mẫu)
 a
b
c
( a + b) x c
a x c + b x c
24
36
8
(24 + 36 ) x 8= 480
24 x 8 + 36 x 8 = 480
2,4
3,6
0,8
 ( 2,4 + 3,6 ) x 0,8 = 4,8
2,4 x 0,8 + 3,6 x 0,8 = 4,8
1,5
2,5
0,4
 (1,5 + 2,5) x 0,4 = 1,6
1,5 x 0,4 + 2,5 x 0,4 = 1,6
b. Dấu: >, <, = ?
( a + b) x c 	a x c +b x c	.
( Đáp án : Đền dấu =)
. Hoạt động 2: Vận dụng tính chất “ Một số nhân một tổng” vào thực hành các phép tính.
- Yêu cầu HS hoàn thành các BT2
- Lên bảng trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét bổ sung
Bài 2:	Tính nhanh
a. 1,25 x 0,34 +2,75 x 0,34 b. 5,79 x 0,24 - 0,24 x 0,79. 
= (1,25 + 2,75 ) x 0,34 	= ( 5,79 - 0,79 ) x 0,24.
= 4 x 0,34 .	= 5 x 0,24
= 1,36 	=1,2
0,25 x 5 =	3,128 x 56=	9,124 x 12=	
 . Hoạt động 3: Giải toán có liên quan.
- Tổ chức cho HS làm BT 3.
- Lên bảng chữa BGV
- Lớp nhận xét thống nhất KQ đúng.
Bài 3: Một người mua 5,5 kg gạo tẻ và 2,5 kg gạo nếp. Giá tiền 1 kg gạo tẻ là 46000 đồng; 1 kg gạo nếp là 80000 đồng. Hỏi người đó mua gạo hết tất cả bao nhiêu tiền?
Giải.
Số tiền mua 5,5 kg gạo tẻ là: 46000 x 5,5 = 25 3000 ( đồng)
Số tiền mua 2,5 kg gạo nếp là: 80000 x 2,5 = 20 0000 ( đồng)
 Tổng số tiền mua gạo là: 25 3000 + 20 0000 = 45 3000( đồng)
Đáp số: 45 3000 đồng
3. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc nhân hai STP.
- Dăn HS ghi bài về nhà làm.
Tiếng việt +
Ôn tập về quan hệ từ
i.Mục tiêu.- Rèn kĩ năng xác định quan hệ từ trong câu, đoạn; sử dụngđúng các quan hệ từ trong câu.
II. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:Chữa bài về nhà. HS lên chữa bài.
2.Bài mới: HS làm bài tập
 Hoạt động 1: Rèn kĩ năng xác định quan hệ từ từ trong câu
- Tổ chức cho HS làm BT 1.
- Lên bảng làm.
- Lớp nhận xét thống nhất kết quả đúng.
Bài 1: Tìm quan hệ từ trong đoạn trích dưới đây và cho biết mỗi quan hệ từ nối những từ ngữ nào trong câu rồi gạch hai gạch dưới quan hệ từ và gạch một gạch dưới những từ ngữ nối quan hệ từ:
 Bạn Nam có khuôn mặt vuông chữ điền; sống mũi thẳng và cao.Trên khuôn mặt bạn, thích nhất là đôi mắt sáng và đen. Nơi đó có nét gì thông minh khó tả. Bạn luôn ăn mặc giản dị. áo sơ mi trắng quần Tây xanh tuy đã cũ nhưng rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ xinh xinh luôn nổi bật ở trên cổ áo của bạn.
 Hoạt động 2:Rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ.
- Tổ chức cho HS làm BT 2.
- Lên bảng chữa BGV
- Lớp nhận xét thống nhất đáp án
Bài 2:Hãy thay các quan hệ từ bằng các quan hệ từ khác để có câu đúng
a.Trời mưa mà đường trơn
( Đáp án: Mà thaybằng nên)
b.Cô mới ba mươi tuổi nhưng trông già trước tuổi
( đáp án: Thay nên bằng mà) 
c.Tuy nhà Lan ở xa nhưng bạn bạn Lan đến lớp muộn.
( Đáp án: Thay “Tuy - nhưng” bằng “ vì- nên” 
d. Vì gặp nhiều khó khăn nên bạn Hùng vẫn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
( Đáp án: Thay “ vì - nên” bằng “ tuy - nhưng”
3. Tổng kết dặn dò: GV nhận xét giờ học; dặn HS ghi bài về nhà và chuẩn bị bài sau. 
Chiều:T1,2 Toán +
ôn tập:Bốn phép tính với số thập phân
I. Mục tiêu:
- Rèn cho HS kĩ năng cộng trừ nhân chia hai số thập phân; tính giá trị biểu thức
- Tìm thành phần chưa biết
- Giải toán có liên quan
II. Hoạt động dạy – học
1-Bài cũ: HS lên chữa bài về nhà.
2-Bài mới:HS ghi bài ,làm bài.
 Hoạt động 1: Rèn kĩ năng cộng trừ nhân chia STP, Tính GTBT
- Yêu cầu HS làm BT 1,2 vào phiếu
- Lên bảng trình bày bài, lớp nhận xét thống nhất kết quả.
Bài 1: Tính.
a. 1,47 x 23 + 0,49	b. 8,5 - 0,43 x 15.
( Đáp số : a= 34,3; b = 2,05).
Bài 2: Đặt tính rồi tính, viết thương và số dư vào chỗ chấm( Phần thập phân của thương lấy đến hai chữ số)
a. 99,5 : 23;	b. 92,6 : 37;	c.4.12 : 34.
( Đáp án: a = 4,32 ( dư 0,14) ; b = 2,5 ( dư 0,1)	c = 0,12 ( dư 0,04)
2. Hoạt động2 : Củng cố cách tìm thành phần chưa biết
-Yêu cầu HS làm BT 3,4
- Lên bảng làm, lớp nhận xét sửa sai (nếu sai)
Bài 3:Tìm X( giải bằng hai cách)
	4,05 : x : 15
Cách 1: 4,05 : x : 15 = 9	Cách 2: 4,05 : x : 15 =9
4,05 : x = 9 x 15	 4,05 : 15 : x = 9
4,05 : x 	 = 135	 0,27 : x 	= 9
x = 4,05: 135 	x = 0,27 : 9 
x = 0,03	x = 0,03
Bài 4: Tìm x 
 X x 4,9 + X x 0,1 = 3,04 35,75 :X =25
X x ( 4,9 + 0,1) = 3,04. X = 35,75:25
X x 5 = 3,04. X =1,51
X = 3,04 : 5 = 0,608.
3. Hoạt động 3: Giải toán có liên quan 
- GV yêu cầu HS làm BT 5,6
- Lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét sửa sai (nếu sai)
Bài 5: Một người mua 37,5 kg gạo nếp và tẻ. Biết rằng số gạo nếp bằng số gạo tẻ. Hỏi người đó mua bao nhiêu ki- lô- gam gạo mỗi loại?
Giải
Coi số gạo nếp là hai phần bằng nhau thì số gạo tẻ là 3 phần như thế. Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5( phần)
Số gạo nếp là: 37,5 : 5 x 2 = 15 (kg)
Số gạo tẻ là: 37,5 - 15 = 22,5( kg) 
Bài 6: Hai xe chở 8,25 tấn gạo . Nếu xe thứ nhất chở thêm 750 kg gạo thì hai xe chở được số gạo bằng nhau. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu tấn gạo?
Giải
Nếu xe thứ nhất chở thêm 750 kg thì số gạo ở hai xe bằng nhau. Vậy xe thứ hai chở nhiều hơn xe thứ nhất:
750 x 2= 1500 ( kg)
Đổi 8,25 tấn = 8520 kg
Số gạo xe thứ nhất chở là:
( 8520 - 1500 ): 2 = 3375( kg)
Xe thứ hai chở số gạo là:
3375 + 1500 = 4875( kg)
3. Tổng kết dặn dò: H ghi BT về nhà làm.
 Phụ đạo HS yếu
Luyện tập tả người
đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả một bạn ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm được mọi người quý mến( chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính nết và hoạt động học tập, lao động của bạn nhỏ)
I,Mục tiêu;Củng cố cho HS nắm vững về cách làm văn tả người qua việc lập dàn ý.
-HS lập dàn ý ,trình bầy miệng trôI chảy lưu loáGV
II,Hướng dẫn HS làm bài.
Bước 1: Giúp HS hiểu Y/C của đề:
- Thể loại: Tả người. - Đối tượng: Bạn nhỏ ngoan ngoãn.
- Phạm vi: tả ngoại hình, tính nếGV
Bước 2: Lập dàn ý chi tiết ( Y/C HS làm cá nhân)
Bước 3: Báo cáo KQ- lớp nhận xét thống nhấGV
Bước 4: GV chấm chữa bài ,chốt lại những điều cần lưu ý cho HS.
*Tổng kết dặn dò:HS ghi bài tập về nhà làm:
Tiết4 Tiếng việt +
Ôn tập từ và câu
I.Mục tiêu: Củng cố cho HS 
- Củng cố cho HS các kiến thức về vốn từ bảo vệ môi trường. Đặt câu, viết văn về chủ đề bảo vệ môi trường.
II. Lên lớp. 1-Giới thiệu bài:.
2-Luyện tập:
. Hoạt động 1: Nhận thức những việc làm bảo vệ MT
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm BT1,2.
- Thống nhất kết quả vào phiếu.
- Trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
Bài 1: Gạch bỏ những từ không thuộc nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm từ:
Trồng cây,vệ sinh đường phố, bảo vệ nguồn nước, bỏ rác đúng nơi quy định, bắt chim, không hái hoa bẻ lá, tuyên truyền ngăn chặn hành động phá hoại môi trường, thu gom phế liệu, tiêt kiệm nước, chống gây tiếng ồn.
( Đáp án: Gạch bỏ từ bắt chim ; Tên của nhóm từ là: Hoạt động bảo vệ môi trường.
Bài 2: Chọn 2 từ ở BT 1 và đặt câu với mỗi từ đó.
( HS tự đặt câu; lớp nhận xét và thống nhất bình chọn câu hay.)
. Hoạt động 2: Đặt câu viết văn thuộc chủ đề MT
- Yêu cầu HS hoàn thành BT3.
- Đọc hoặc nói trước lớp
- Lớp nhận và bình chọn bài hay
 Bài 3: Em Hãy viết một đoạn văn nói về một vấn đè môi trường rồi đọc hoặc nói trước lớp
* Gợi ý HS: Vấn đề về MT có thể là: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước; Xử lí rác thải chưa được quan tâm; ...
3. Củng cố dặn dò: Yêu cầu HS nhắc một số hành động bảo vệ môi trường và ghi bài về nhà làm.
Phụ đạo HS yếu
I,Mục tiêu:Củng cố cho HS nắm vững phép nhân chia số thập phân.
II,Hướng dẫn HS làm bài:
 Bài1:Đặt tính rồi tính:
 37,5 x3,5 =131,25 49,5 x 0,36 =17,82 27,5 x 0,12 =3,3
 95,2 :68 =1,4 75,52 :32 =2,36 0,378 : 9 =0,042
 Bài2:Tính nhẩm:
 35,6 x10 57,25 x0,1 23,67 :10
 678,32 x100 65,21 x0,01 875,34 :100
 3,234 x1000 90,3 x0,001 76.456:1000
 Bài3:Tóm tắt: 12 bao gạo:609,6 kg
 6 bao gạo ; ? kg (Đ/s:304,8 kg)
 -HS làm bài lên chữa bài.HS nhận xét từng bài.
* Tổng kết dặn dò.GV nhấn mạnh việc thực hiện các phép nhân chia STP ,HS ghi bài về nhà làm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc