TOÁN-TIẾT 71. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
-Củng cố quy tắc và rèn kỹ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.
-Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
II.Các hoạt động dạy -học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ : Chia một số thập phân cho một số thập phân.
2HS lên chữa bài 1 phần còn lại .
Một số em nêu quy tắc chia một số thập phân cho một sốthập phân.
12,88 0,25 14,70 1,45
38 51,52 20 1,13
130 200
50 550
0 1 15
Lớp nhận xét bổ sung GV nhận xét ghi điểm.
TUẦN 15 : Thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 2008 TOÁN-TIẾT 71. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: -Củng cố quy tắc và rèn kỹ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân. -Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân. II.Các hoạt động dạy -học chủ yếu 1.Kiểm tra bài cũ : Chia một số thập phân cho một số thập phân. 2HS lên chữa bài 1 phần còn lại . Một số em nêu quy tắc chia một số thập phân cho một sốthập phân. 12,88 0,25 14,70 1,45 38 51,52 20 1,13 130 200 50 550 0 1 15 Lớp nhận xét bổ sung GV nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới a.Giới thiệu bài : GV Nêêu mục tiêu bài ghi đề Luyện tập b Giảng bài mới : *. Thực hành - luyện tập Bài 1. HS nêu yêu cầu BT - Đặt tính rồi tính 3 HS lần lượt lên bảng thực hiện- Cả lớp làm bảng con. GV nhận xét chữa bài a) 17,55 3,9 b) 0,603 0,09 c) 0,3068 0,26 1 95 4,5 43 6,47 46 00 70 208 7 0 Bài 2 : Tìm x . 1HS lên bảng làm bài-Lớp làm bài vào vở. Nhận xét chữa bài –giải thích cách làm.(HS nêu cách tìm thành phần chưa biết ). GV thu vở chấm bài 1 số em. a) x 1,8 = 7,2 b) x 0,34 = 1,19 1,02 x = 7,2 : 1,8 x 0,34 = 1,2138 x = 40 x =1,2138: 0,34 x = 3,57 c) x 1,36 =4,76 4,08 x 1,36 = 19,4208 x = 19,4208:1,36 x =14,28 Bài 3: 1HS đọc bài toán .Cả lớp đọc thầm. Yêu cầu 1em lên bảng tóm tắt bài toán và giải.Lớp làm bài vào vở. HS tự làm bài sau đó đổi vở để kiểm tra bài của nhau Tóm tắt : Bài giải 3,952 kg : 5,2 lít. 1 l dầu cân nặng là 5,32 kg : lít ? 3,952 : 5,2 = 0,76( kg) 5,32 kg thì có số l dầu là 5,32 : 0,76 =7 (l) Đáp số : 7 l Bài 4 . HS đọc yêu cầu của bài ( Tìm số dư của phép chia 218 ;3,7 nếu chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương). Hướng dẫn HS thảo luận theo bàn thực hiện phép chia rồi ghi kết quả và kết luận vào bảng phụ. GV nhận xét ghi điểm nhóm. 2180 3,7 330 58,91 340 070 33 (Vậy số dư của phép chia trên là 0,033 ( Nếu lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương ) Củng cố dặn dò: . -Nêu cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân -GV nhận xét tiết học .Về nhà làm lại bài 1 / 72. ============================== ÂM NHẠC-TIẾT 15 .ÔN TẬP ĐỌC NHẠC –TĐN SỐ 3,4. Kể chuyện âm nhạc. ( Có người dạy ) TẬP ĐỌC-TIẾT29. BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO. I .Mục tiêu (Theo Hà Đình Cẩn ) -Biết đọc lưu loát toàn bài , phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok ), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn : Trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ. -Hiểu nội dung của bài : Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. II. Đồ dùng dạy học. -Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK III. Các hoạt độâng dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ: Hạt gạo làng ta -2HS đọc bài trả lời câu hỏi –Lớp nhận xét bài đọc câu trả lời của bạn. -Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? -Bài thơ giúp em hiểu thêm về điều gì ? GVnhận xét – ghi điểm . 2. Bài mới a.Giới thiệu bài GV liên hệ thực tế địa phương nêu mục tiêu của bài giới thiệu ghi đầu bài lên bảng. b. Giảng bài mới : *Luyện đọc và tìm hiểu bài +Luyện đọc -1 HS đọc toàn bài .Lớp theo dõi đọc thầm bằng mắt và chia đoạn . GV chia đoạn : Bài có thể chia thành 4 đoạn Đoạn 1 : Từ đầu đến dành cho khách quý Đoạn 2 : Từ Y hoa đến bên ...đến sau khi chém nhát dao. Đoạn 3: Từ Già Rok... đến xem cái chữ nào Đoạn 4: Còn lại Gọi 4em đọc nối tiếp đoạn lần 1. GV theo dõi HS đọc và phát hiện những từ khó đọc . (Luyện đọc từ khó : Y Hoa, già Rok,nhà sàn,chật ních, cột nóc ...) -4HS đọc nối tiếp lần 2 .HS đọcphần chú giải - HS đọcbài theo cặp . - 1 HS đọc lại cả bài GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn : trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ . *Tìm hiểu bài HS đọc thầm bài thảo luận theo nhóm bàn và trả lời các câu hỏi +Câu1: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ? ( Để mở trường dạy học) + Câu 2: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng như thế nào ? ( Mọi người đến rất đông khiến căn nhà chật ních . Họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sân bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn , trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn) + Câu 3:Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”? ( Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ . Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Khi Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo) + Câu4 :Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điềugì ? ( Người Tây Nguyên rất ham học , ham hiểu biết/ Người Tây Nguyên muốn cho con em mình biết chữ, học hỏi được nhiều điều lạ, điều hay/Người Tây Nguyên hiểu : Chữ viết mang lại sự hiểu biết , mang lại hạnh phúc ấm no ) + Bài văn cho em biết điều gì ?( HS nêu ,GV nhận xét bổ sung,rút ra nội dung chính của bài ghi bảng ) *Nội dung bài : Bài văn thể hiện tình cảm yêu quý cô giáo đồng thời nói lên mong muốn con em của dân tộc mình được học hành thoát khỏi nghèo nàn,lạc hậu của người dân Tây Nguyên. *Đọc diễn cảm 4 HS đọc nối tiếp bài tập đọc. GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợpï với từng đoạn. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn trong bài (Đoạn 3 và 4 ). GV đọc mẫu HS luyện đọc theo diễn cảm theo cặp . 3-4 HS thi đọc diễn cảm . Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay. GVnhận xét ghi điểm 3. Tổng kết bài : -Điều gì trong bài học này gây ấn tượng cho em ấn tượng nhất ? Vì sao ? ( GV dựa vào phát biểu của các em để liên hệ giáo dục ) -GV nhận xét tiết học. Về nhà đọc lại bài nhiều lần. - Chuẩn bị bài sau . Về ngôi nhà đang xây ============================= KĨ THUẬT :(TIẾT 15) : LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ I/Mục tiêu :HS cần phải: -Nêu được lợi ích của việc nuôi gà. -Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. II/Đồ dùng dạy học. Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà. Phiếu học tập. Phiếu đánh giá kết quả học tập. III/ Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ:GV chấm 1 số bài trước lưu chứng cứ cho học sinh. Dạy bài mới : a.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài ghi đề. b. Giảng bài mới : *Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà GV chc HS thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà. GV giao câu hỏi cho HS thảo luận theo câu hỏi trong phiếu học tập. + N1 : Em hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà ? + N2-3 :Nuôi gà đem lại những lợi ích gì ? + N4: Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà và trứng gà ? HS đọc tìm thông tin SGKquan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ với thực tiễn nuôi gà ở gia đình ,địa phương. HS thảo luận thời gian (15 phút ) GV đến các nhóm quan sát hướng dẫn thêm cho các nhóm Đại diện nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. GV giải thích và kết luận : - Các sản phẩm của nuôi gà : - Thịt gà, trứng gà Lông gà Phân gà - Lợi ích của việc nuôi gà: -Gà để nhanh và có thể đẻ nhiều trứng / năm -Cung cấp thịt, trứng dùng để làm thực phẩm hàng ngày. Trong thịt gàcó nhiều chất bổ, nhất là chất đạm.Từ thịt gà,trứng gà có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. - Đem lại nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của nhiều gia đình ở nông thôn. -Nuôi gà tận dụng đượcnguồn thức ăn trong tự nhiên. *Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập GV dựa vào câu hỏi cuối bài và câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả của học sinh Phiếu học tập Hãy đánh dấu x vào ô ở câu trả lời đúng Lợi ích của việc nuôi gàlà: + Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm. º +Cung cấp chất bột đường. º + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. º +Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi. º +Làm thức ăn cho vật nuôi. º Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp. º +Cung cấp phân bón cho cây trồng. º +Xuất khẩu. º HS làm xong GV nêu đáp ánđể HS đối chiếu,đánh giá kết quả làm bài của mình. GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. IV/Nhận xét dặn dò: GV nhận xét thái độ của học sinh Về nhà họcbài chuẩn bị bài sau “Chồng nuôi và dụng cụ nuôi gà” ====================================== Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2008 THỂ DỤC-TIẾT 29. BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY” I.Mục tiêu -Ôn bài thểû dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc và tập đúng kỹ thuật . -Trò chơi “Thỏ nhảy” –Yêu cầu HS tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, nhiệt tình. II. Địa điểm phương tiện -Địa điểm :Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. -Phương tiện: 1 cái còi. Kẻõ sân trò chơi III Nội dung và phương pháp lên lớp 1.Phần mở đầu –Tập hợp lớp thành 4 hàng ngang phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. -Chạy chậm ... ng .Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cacùh xử lí mỗi tình huốùng và giải thích vì sao lại chọn cacùh giải quyết đó . GV tổ chức làm việc cả lớp .Mời đại diện các nhóm lên nêu cách giải quyết tình huống. -Tình huống 1 : Chọn nhóm trưởng phụ trách sao cần xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với các bạn khác trong công việc .Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn ấy ,không nên chọnTiến chỉ vì do là bạn trai. Nhóm em chọn cách giải quyết như vậy vì trong xã hội con trai hay con gái đều bình đẳng như nhau. -tình huống 2 : Em sẽ gặp riêng bạn Tuấn và phân tích cho bạn hiểu phụ nữ hay nam giới đều có quyền bình đẳng như nhau. *Hoạt động 2 :Làm việc với phiếu bài tập . GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập . PHIẾU HỌC TẬP. Em hãy đánh dấu + vào trước ý đúng. 1.Ngày dành riêng cho phụ nữ. + Ngày 20 tháng 10. Ngày 2 tháng 9. +Ngày 8 tháng 3. 2. Những tổ chức dành riêng cho phụ nữ. +Câu lạc bộ nữ doanh nhân. +Hội phụ nữ. +Hội sinh viên. *Hoạt động 3 :Ca ngợi phụ nữ Việt Nam. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm .Cử đại diện lên bảng bốc thăm nội dung sẽ trình bày ( câu chuyện, bài thơ, hát, ca ngợi phụ nữ Việt Nam ). Sau đó các nhóm thảo luận và lên bảng trình bày. + Qua các câu chuyện ,bài thơ, bài hát em hãy nêu suy nghĩ của mình về phụ nữ Việt Nam ? (Phụ nữ Việt Nam kiên cường ,dũng cảm,gan dạ,giàu nghị lực, giỏi việc nước, đảm việc nhà ). +Họ đã có những đóng góp như thế nào cho xã hội ,cho giáo dục. Hãy lấy ví dụ ? ( Họ đã đóng góp rất nhiều cho gia đình ,cho xã hội trong công cuộc bảo vệ ,xây dựng bảo vệ Tổ quốc ). Ví dụ : Bà Trưng ,bà Triệu, chị Võ Thị Sáu , 3Củng cố –dặn dò - GV tổng kết nội dung bài: Người phụ nữ cĩ thể làm được nhièu cơng việc, đảm đương dược nhiều trách nhiệm và ngày càng giữ vai trị quan trọng trong gia đình và xã hội. Họ xứng đáng được mọi người tơn trọng. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực tham gia hoạt động xây dựng bài, nhắc nhở các em cịn chưa cố gắng. GV dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết tiếp theo. =============================== TOÁN-TIẾT 75. GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I.Mục tiêu Giúp HS : -Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. -Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dụng tìm tỷ số phần trăm của hai số. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ Tỉ số phần trăm. 2HS đồng thời lên bảng làm , lớp làm bảng con. Viết tỉ số phần trăm của các phân số sau : + Hai mươi lăm phần năm trăm. +Sáu mươi phần ba trăm. HS nhận xét ,giải thích cacùh làm,GV nhận xét ghi điểm 2.Bài mới a.Giới thiệu bài Giải toán về tỉ số phần trăm b. Giảng bài mới : *Hình thành kiến thức: +.Giới thiệu cách tìm tiû số phần trăm của hai số 315 và 600 GV đọc ví dụ , ghi tóm tắt lên bảng: Số HS toàn trường :600 Số HS nữ : 315 GV yêu cầu HS :Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường (315:600) Thực hiện phép chia 315: 600 = 0,525 Nhân với 100 và chia cho 100 ( 0,525 100: 100 = 52,5 : 100 =52,5 %) GV: Thông thường ta viết gọn cách tính như sau : 315 : 600 = 0,525=52,5% + Em hãy nêu cách tìm tỉ so áphần trăm của hai số ? Nhận xét, kết luận : *Cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 gồm hai bước : -Chia 315 cho 600 -Nhân thương đó với 100 và viết ký hiệu phần trăm (%) vào bên phải tích tìm được + Áp dụng vào giải toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm GV đọcbài toán và giải thích Khi 80kg nước biển bốc hơi thì thu được 2,8 kg muối .Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển Gọi một HS lên bảng giải-Cả lớp giải vào vở nháp Chữa bài nhận xét Bài giải Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là 2,8 : 80 = 0,035 0,035= 3,5 % Đáp số : 3,5 % *Thực hành Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài -Viết thành tỉ số phần trăm HS lên bảng -HS tự làm bài vào bảng con . Chữa bài, nhận xét Mẫu : 0,57 = 57 % 0,3 = 30 % : 0,234 = 23,4 % : 1,35 = 135 % Hỏi : Nêu cách viết tỉ số phần trăm .(Nhân với 100 và viết kí hiệu phần trăm vào bên phải ) Bài 2. HS nêu yêucầu của bài- Tính tỉ số phần trăm của hai số Mẫu : a) 19 : 30 = 0,6333...= 63,33% Khi chia hai số 19 cho 30 dừng lại ở 4 chữ số sau dấu phẩy HS tự làm bài rồi chữa .HS nêu kết quả : b) 45 và 61 c) 1,2 và 26 45 : 61 = 0,7377. ..= 73,77% 1,2 : 26 = 0,0461..= 4,61 Hỏi : Nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số .( Tìm thương của hai số ,nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu phần trăm vào bên phải ). Bài 3 :1HS đọcbài toán Hỏi :Bài toán cho biết gì ?(Lớp có 25 học sinh ,trong đó nữ là 13em ) Bài toán yêu cầu gì ?( Nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh lớp học?). HS thảo luận theo cặp cách giải bài toán .1HS lên bảng giải , cả lớp giải vào vở ,GV thu vở chấm bài một số em, Bài giải Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là 13 : 25 = 0,52 0,52 = 52 % Đáp số : 52 % 3Củng cố, dặn dò Nêu cách tìm phần trăm của hai số.? Vận dụng bài học hãy tìm tỉ số phần trăm số học sinh nữ, học sinh dân tộc ít người của lớp em so với sĩ số cả lớp. GV nhận xét tiết học.Về nhà chuẩn bị bài sau: Luyện tập. =============================== TẬP LÀM VĂN-TIẾT30. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Tả hoạt động ) I .Mục tiêu -Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt độngcủa một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói. Biết chuyển một phần của dàn ý đa õlập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé. II. Đồ dùng dạy học -Bảng phụ -Một số tranh ảnh sưu tầm được về những người bạn , những em bé kháu khỉnh ở độ tuổi này III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1.Kiểm tra bài cũ 2HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của người mà em yêu mến ( BT 2 ) ở tiết TLV trước. Cả lớp nhận xét , sửa chữa ,GV nhận xét ghi điểm. 2.Bài mơiù a.Giới thiệu bài Luyện tập tả người ( Tả hoạt động ) *Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1. -HS đọc yêu cầu của bài tập: Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi , tập nói 1HS đọc phần gợi ý -Cả lớp đọc thầm Giới thiệu thêm tranh ảnh minh hoạ em bé mà các em sưu tầm được HS lập dàn bài vào vở Một HS làm vào bảng phụ trình bày trước lớp Cả lớp nhận xét góp ý VD : +Mở bài : Bé Hà em gái tôi, đang tuổi tập bi bô nói, chập chững tập đi +Thân bài : -Ngoại hình : -Nhận xét chung: bụ bẫm -Chi tiết : Mái tóc: thưa, mềm như tơ, buộc thành một túm nhỏ trên đỉnh đầu -Hai má: hồng hào -Miệng: hay cười -Chân tay: trắng hồng nhiều ngấn -Hoạt động : -Nhận xét chung: như một cô búp bê biết đùa , biết khóc, biết cười ... -Chi tiết : Lúc chơi lê la với một đống đồ chơi, cười khanh khách lúc xem ti vi thấy quảng cáo thì bỏ chơi , đang khóc cũng nín ngay, ngồi xem mắt chằm chằm nhìn màn hình -Lúc làm nũng mẹ: kêu a...a khi mẹ về -Vịn tay vào thành giường lẫm chẫm bước tiến về phía mẹ .. +Kết bài : Em rất yêu bé Hà . Hết giờ học là về ngay chơi với bé . Bài tập 2 HS nêu yêu cầu củabài -Dựa vào dàn ý đã lập viết một đoạn văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé HS viết bài vào vở- 1 HS viết vào bảng trình bày trước lớp Cả lớp chữa bài, bổ sung cho bạn .Cho một số HS đọc bài viết của mình GV chấm bài của một số HS .Nhận xét chung 3.Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Biểu dương những em viết được đoạn văn đạt điểm cao và biết dùng các câu văn sinh động trong khi tả .Những em viết chưa đạt yêu cầu về nhà hoàn chỉnh Chuẩn bi bài sau: Kiểm tra viết bài văn về tả người =================================== SINH HOẠT LỚP –TIẾT 15 : SINH HOẠT CUỐI TUẦN. I.MỤC TIÊU: -Giúp HS nắm được một số ưu kuyết điểm trong tuần. -Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần15. -Triển khai công việc trong tuần 16. -Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lêncó tinh htần giúp đỡ bạn bè. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Sinh hoạt văn nghệ. 2, Tiến hành : *Sơ kết tuần 15 Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. Ban cán sự lớp và các tổ trưởng bổ sung. GV nhận xét chung ,bổ sung. +Đạo đức : -Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường ,Đội phát động +Học tập : -Có đầy đủ đồ dùng học tập, các em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động họctập. Nhiều em tích cực học tập đạt được nhiều điểm tốt: Nhung, Điệp, Yến, Trọng, Huyền .. + Các hoạt động khác : -Tham gia thi kể chuyện vềtấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. -Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ . -Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường . Kế hoạch tuần 16. -Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần 15. - Học chương trình tuần 15 theo thời khoá biểu. -10 phút đầu giờ cần cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ , đọc và làm theo báo Đội -Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường -Theo dõi và giúp đỡ các bạn HS yếu -Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 3.Dặn dị : : Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn .Vâng lời, giúp đỡ ông bà ,cha mẹ . Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thực hiện tốt việc tự học ở nhà ************************************
Tài liệu đính kèm: