Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Toán: LUYỆN TẬP CHUNG

I.Yêu cầu:

- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Làm được bài 1a), 2a),3. HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.

II.Lên lớp:

1.Bài cũ: HS chữa bài tập về nhà.

2.Bài mới: HD HS giải bài tập.

Bài 1: HS đặt tính rồi tính, làm câu a) vào vở, những em làm nhanh có thể làm cả bài.

- GV chữa bài: a.216,72 : 42 = 5,16

 b.1: 12,5 = 0,08

 c.109, 98: 42,3= 2,6

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Ngày soạn:	 17/12/2011
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 19/12/2011
Toán: 	LUYỆN TẬP CHUNG
I.Yêu cầu:
- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được bài 1a), 2a),3. HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.
II.Lên lớp:
1.Bài cũ: HS chữa bài tập về nhà. 
2.Bài mới: HD HS giải bài tập.
Bài 1: HS đặt tính rồi tính, làm câu a) vào vở, những em làm nhanh có thể làm cả bài.
- GV chữa bài: a.216,72 : 42 = 5,16
 b.1: 12,5 	= 0,08
 c.109, 98: 42,3= 2,6
Bài 2:HS tính giá trị biểu thức a) vào vở, những em làm nhanh có thể làm cả bài.
- Gọi 2 em lên bảng chữa bài.
a.(131,4 – 80,8): 2,3 + 21,84 x 2 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 65,68
b.8,16 : (1,32 + 3,48) – 0,345 : 2 = 8,16 :4,8 – 0, 1725
 = 1,7- 0,1725
 = 1,5275.
Bài 3: - HS đọc bài toán, GV ghi tóm tắt.
- HS giải vào vở, 1 em lên bảng làm.
Bài giải:
Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001, số người tăng thêm là:
15875 – 15625 = 250 (người)
250 : 15625 = 0,016
0,016= 1,6%
Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
15875 x 1,6 : 100 = 254(người )
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
15875 + 254 = 16129 (người)
Đáp số: 1,6%; 16129 người
3.Hướng dẫn về nhà: 
- Làm các BT còn lại.
_____________________________________
Tập đọc: 	 NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I.Yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa của bài: ca ngợi ông Lình cần cù sáng tạo, giám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- Đọc lại bài Thầy cúng đi bệnh viện. Trả lời câu hỏi về bài đọc
- GV nhận xét cho điểm 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc: 
HS đọc cá nhân, đọc tiếp nối từng phần của bài văn. Bài có thể chia thành 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến .... vỡ thêm đất hoang trồng lúa
+ Phần 2: Từ con nước nhỏ... như trước nữa
	+ Phần 3: Đoạn còn lại
* Tìm hiểu bài:
	- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
	- Nhờ có mương nước, cuộc sống, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
	- Ông Lìn đã nghỉ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
	- Câu chuyện đã giúp em hiểu điều gì? (muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc con người phải dám nghỉ, dám làm..)
	- Học sinh nêu ý nghĩa của bài văn
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HS nối tiếp nhau đọc bài văn. GV HD giọng đọc phù hợp với từng đoạn.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- GV nhận xét, uốn nắn cách đọc.
3 .Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
_____________________________________
Ngày soạn: 	18/12/2011
Ngày giảng:Thứ ba, ngày 20/12/2011
Toán: 	LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phânvà giải các bài toán liện quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được bài 1,2,3.HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.
II. Lên lớp:
1. Bài cũ: chữa bài tập 4
2. Bài mới: Hướng dẫn học sinh giải bài tập
Bài 1: Hướng dẫn HS thực hiện một trong 2 cách:
Cách 1: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng.
4	=	4= 	4,5	3	=	3= 	3,8
2	=	2=	2,75	1	=	
Cách 2: Thực hiện chia tử số của phần phân số cho mẫu số
Vì: 1:2=0,5 nên 4=4,5 	vì 4:5= 0,8 nên 3= 3,8
Vì 3:4 = 0,75 nên 2=2,75	 vì 12:25= 0,48 nên 1= 1,48
Bài 2: HS thực hiện theo các quy tắc
x x 100	= 1,643+7,357 	0,16 : x = 2- 0,4
x x 100	= 9	0,16 : x = 1,6 	
 	 x	= 9: 100	x = 0,16: 0,6 
 	 x	= 0,09	x = 0,1
Bài 3:
HS đọc đề, phân tích đề.
Yêu cầu HS làm bài và chữa bài
Bài giải:
Cách 1:	Hai ngày đầu máy bơm hút được là :
	 35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ)
	 Ngày thứ ba máy bơm hút được là :
	 100% - 75% = 25% ( lượng nước trong hồ )
 	Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
Cách 2: Sau ngày bơm đầu tiên, lượng nước trong hồ còn lại là:
 100% - 35% = 65% ( lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 	65% - 40% = 25% ( lượng nước trong hồ)
	Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
3. Hướng dẫn về nhà: Về nhà làm bài tập 4.
_____________________________________
Chính tả:(Nghe- viết): NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I.Yêu cầu:
- HS nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được BT 2.
II.Lên lớp:
1.Bài cũ:Gọi 2 HS làm bài tập 3 của tiết trước.
2.Bài mới:
*Hướng dẫn HS nghe- viết:
- GV đọc bài chính tả.
- Hướng dẫn HS viết các từ khó: Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải,...
- GV đọc từng cụm từ cho HS viết.
- GV đọc – HS dò lỗi chính tả
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài 2:
a.Học sinh đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài và báo cáo kết quả
- Cả lớp sửa lại bài theo GV
- Mô hình cấu tạo vần SGV
b. GV chốt lại lời giải đúng
- Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi
- Cả lớp sửa chữa, bổ sung từ ngữ bắt vần
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn về nhà HS học thuộc mô hình cấu tạo vần của tiếng
- Ghi nhớ những hiện tuợng chính tả trong bài.
_____________________________________
 	Ngày soạn: 	 19/12/2011
Ngày giảng:Thứ tư, ngày 21/12 /2011
Toán: 	GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.
- Làm được bài 1. HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.
II.Chuẩn bị: máy tính bỏ túi cho các nhóm nhỏ
III.Lên lớp:
1. Làm quen với máy tính bỏ túi
- Các nhóm quan sát máy tính
- Học sinh trả lời câu hỏi:
+ em thấy trên mặt máy tính có những gì? (màn hình, các phím)
+ em thấy gì trên các phím? (HS kể tên)
2. Thực hiện các phép tính.
- Hướng dẫn học sinh tính: 25,3 + 7,09
- HS tính trực tiếp trên máy tính. Ấn . để ghi dấu phẩy.
- GV hướng dẫn HS tính và ghi kết quả lên bảng.
3.Thực hành:
- HS tự làm bài tập 1trong SGK. HS khá, giỏi làm toàn bộ các BT.
- GV hướng dẫn những HS còn lúng túng.
4.Hướng dẫn về nhà: Làm các BT còn lại.
_____________________________________
Luyện từ và câu: 	 ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI VÀ CẤU TẠO TỪ
I.Yêu cầu:
	- Củng cố kiến thức vế từ và cấu tạo từ.
	- Nhận biết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức.
	- Từ đồng nghĩa, nhiều nghĩa, từ đồng âm.
	- Tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho.
II.Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: HS làm lại bài tập 1 và 3 ở tiết trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- GVgiúp HS nắm vững yêu cầu của BT
- Trong tiếng việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào (đã học ở lớp 4)
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả.
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.
Cha con, mặt trời, chắc nịch
rực rỡ, lênh khênh
Nhà, cây, hoa, lá, ổi, cau
Trái đất, hoa hồng, cá vàng
nhỏ nhắn, lao xao, xa xa, đu đủ
Bài 2
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của BT
- GV giải bài tập và nhận xét
Bài 3:
- HS trao đổi nhóm, báo cáo kết quả:
+ Đồng nghĩa với tinh ranh: tinh nghịch, ranh mãnh, ranh ma, ma lanh, khôn lõi
+ Đồng nghĩa với dâng: tặng, hiến, nộp, cho, biếu,...
+ Đồng nghĩa với êm đềm: êm ả, êm dịu, êm ấm,...
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét tiết học. Làm tiếp bài 4
	- Dặn HS ôn lại kiến thức về câu hỏi và dấu chấm hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm....
_____________________________________
Tập đọc:	CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. Yêu cầu:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : ban trưa, ruộng cày, công lênh, cơm vàng, tấc vàng, biển lặng, ...
- Đọc trôi chảy từng bài ca dao, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm từng bài ca dao, nhắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. 
- Hiểu nghĩa của các bài ca dao : Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Thuộc lòng 2-3 bài ca dao.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa các bài ca dao trang 168 - 169, SGK 
- Bảng phụ ghi sẵn 3 bài ca dao. 
III. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Ngu Công xã Trịnh Tường và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 3 HS nối tiếp nhau và lần lượt trả lời các câu hỏi. 
+ Vì sao ông Lìn được gọi là Ngu Công ở xã Trịnh Tường ? 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét ghi điểm HS. 
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài : 
- Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK và mô tả những gì vẽ trong tranh.
(Tranh vẽ bà con nông dân đang lao động, cày cấy trên đồng ruộng). 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
* Luyện đọc:
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng bài ca dao (3 lượt).
- HS nối tiếp nhau đọc từng bài ca dao. 
- Yêu cầu HS luyện đọc tiếp nối theo cặp. 
- 2 HS ngồi cùng bàn nối tiếp nhau đọc từng bài ca dao (đọc 2 lượt) 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- GV đọc mẫu.
- Theo dõi. 
*Tìm hiểu bài: 
- GV chia HS thành nhóm, yêu cầu các em đọc thầm và trao đổi với các bạn trong nhóm để trả lời các câu hỏi của bài.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng đọc thầm và trao đổi về nội dung.
- Mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả tìm hiểu bài.
- 1 HS lên điều khiển các bạn trả lời từng câu hỏi của bài.
+ Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất.(Nỗi vất vả: Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần! Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề: Trông trời, trông đất, trông mây; Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm; Trông cho chân cứng, đá mềm;Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.)
+ Người nông dân làm việc rất vất vả trên ruộng đồng, họ phải lo lắng nhiều bề nhưng họ vẫn lạc quan, hi vọng vào một vụ mùa bội thu. Những câu thơ nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân ? (Những câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan : 
Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.)
+ Tìm những câu thơ ứng với mỗi nội dung : 
* Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày: (Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
* Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất: (Trông cho chân cứng, đá mềm, trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng). 
* Nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo: (Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần). 
*Đọc diễn cảm, học thuộc lòng:
- Yêu cầu 3 HS đọc nối ti ... ____
Kể chuyện: 	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Yêu cầu:
1.Rèn kỹ năng nói:
- Biết tìm và kể 1 câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác
- Biết trao đổi với các bạn về nồi dung, ý nghĩa câu chuyện
2.Rèn kỹ năng nghe:
- Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy học:Một số sách, truyện, bài báo liên quan 
III. Lên lớp:
1.Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS- nhận xét
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn HS kể chuyện:
-GV ghi đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác
-GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS
- GV theo dõi
- GV khen các em chọn được câu chuyện hay và kể tốt
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
_____________________________________
Đạo đức: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T2)
I.Mục tiêu:
- HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
- Biết hợp tác với những người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:Bảng phụ, SGK
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: HS nêu ghi nhớ.
2.Bài mới:
a.Hoạt động 1: Làm bài tập SGK.
*Mục tiêu: HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
*Cách tiến hành: 
- HS thảo luận BT3 làm theo cặp.
- HS trình bày kết quả trước lớp, HS bổ sung.
GV kết luận: 
	+ Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống (a) là đúng.
	+ Việc làm của bạn Long trong tình huống (b) là chưa đúng.
b.Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT4)
*Mục tiêu: HS biết cách xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành: 
- Các nhóm thảo luận làm bài tập 4.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Giáo viên kết luận: 
 + Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp giúp đỡ nhau.
	+ Bạn Hà có thể bàn với bố, mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào? Tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
c.Hoạt động 3: Làm bài tập 5, SGK.
*Mục tiêu: HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong công việc hàng ngày.
*Cách tiến hành:
- HS tự làm BT 5, sau đó trao đổi với bạn cùng bàn.
- HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số công việc, các bạn khác góp ý kiến cho bạn.
- GV nhận xét.
3.Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Biết hợp tác với người xung quanh.
_____________________________________
Tập làm văn: 	ÔN LUYỆN VỀ VIẾT ĐƠN
I. Yêu cầu:
- Củng cố hiểu biết về cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn.Cụ thể:
 + Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn
 + Biết viết 1 lá đơn theo yêu cầu.
- Rèn kỷ năng sống: Ra quyết định/giải quyết vấn đề. Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành lá đơn.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Phiếu phôtô mẫu đơn của BT1
III. Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ:
-Kiểm tra 2 HS, nhận xét.
2.Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
- GV nêu yêu cầu. Lưu ý HS phải điền đủ, đúng và rõ ràng
- GV đưa bảng phụ và phiếu đã phôtô mẫu đơn cho HS
- GV theo dõi
- GV nhận xét chung
*Bài tập 2:
- GV nhắc lại yêu cầu
- Cho HS làm việc nhóm: Trình bày lá đơn xin học thêm môn tự chọn
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, khen những HS viết đúng đơn không có mẫu in sẵn
3.Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiếm tra cuối học kỳ I
- Nhận xét tiết học
_____________________________________
Ngày soạn:	 21/12/2011
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 23/12/2011
Toán: 	 HÌNH TAM GIÁC
I.Yêu cầu: HS nắm được:
- Đặc điểm của hình tam giác có : 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc)
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
- Làm bài tập 1,2 SGK
II.Đồ dùng:
- GV chuẩn bị các dạng hình tam giác như sgk
- HS chuẩn bị Ê- ke
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
- Gọi vài HS nêu đặc điểm của hình tam giác: Số cạnh, số góc, số đỉnh
- GV nhận xét, ghi điểm
N
P
M
2.Bài mới:
a.Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
A
B
C
 Hình tam giác có ba góc nhọn	Hình tam giác có một góc vuông 
	và hai góc nhọn 
	(Gọi là hình tam giác vuông)
HS chỉ ra ba cạnh, ba đỉnh, ba góc của mỗi hình tam giác
HS viết tên ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác
b.Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc)
GV giới thiệu đặc điểm
Hình tam giác có ba góc nhọn
Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn
Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn (tam giác vuông)
HS nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng (góc)
c.Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng)
- Giới thiệu tam giác ABC
- Yêu cầu HS nêu tên đáy BC và đường cao AH 
- GV nói:Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của hình tam giác.
- HS tập nhận biết đường cao của hình tam giác.
A
 B C
A
 H B C
A
B H C
d.Thực hành
Bài 1: Viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác
Bài 2: Chỉ ra đường cao tương ứng với đáy vẽ trong mỗi hình tam giác
Bài 3: Hình tam giác ADE và hình tam giác EDH có 6 ô vuông và 4 nửa ô vuông.
Hai hình tam giác có diện tích bằng nhau
- GV nhận xét
3.Hướng dẫn về nhà : 
Về nhà xem trước bài diện tích hình tam giác. 
_____________________________________
Luyện từ và câu: 	 ÔN TẬP VỀ CÂU
I. Yêu cầu:
- Tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kể câu đó (BT1)
- Phân loại được các kiểu câu (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
- 2 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung về các kiểu câu
- Một vài tờ phiếu kẻ bảng phân loại các kiểu câu kể
III. Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ:
- Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ ở BT1
- Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong bài Cây rơm
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài tập1:
- GV giao việc:
+ Các em tìm trong câu chuyện vui 4 câu: 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến
+ Nêu các dấu hiệu để nhận biết 1 kiểu câu
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng như ở SGV
*Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 và đọc mẫu chuyện 
- GV nhắc lại yêu cầu
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng như ở SGV
3.Củng cố , dặn dò:
- Dặn HS ôn tập để kiếm tra học kỳ I
_____________________________________
Tập làm văn:	 TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I.Yêu cầu:
- Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho: Bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Biết tham gia sửa lỗi, biết tự sửa lỗi GV yêu cầu chữa trong bài viết của mình, tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết đề bài của tiết kiểm tra viết (tả người).
- Giấy khổ to, bút dạ. 
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:2 em, đọc đơn xin được học môn tự chọn (BT2 tiết trước).
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b.GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp:
-GV mở bảng phụ đã viết sẵn 4 đề bài của tiết kiểm tra, 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý.
- Nhận xét chung về bài làm của lớp.
* Ưu điểm: Đa số HS nắm được yêu cầu của đề bài.
Bài làm có bố cục rõ ràng, diễn đạt, trôi chảy.
Đa số HS biết dùng 1 số hình ảnh, cũng như dùng từ ngữ phù hợp với đối tượng tả.
*Tồn tại: Còn 1 số bài làm số sai. Dùng từ, ý có chỗ còn chưa phu hợp. Sai lỗi chính tả nhiều.
c.Thông báo điểm số cụ thể.
- GV trả bài cho từng HS.
- Hướng dẫn chữa lỗi chung: Gọi HS lên bảng sửa 1 số lỗi sau:
* Chữa lỗi chính tả: (Lỗi sai).
- Lơ phơ, ngộ nghĩ, gộn gàng, giặt quần áo, chương nghị, ăn mặt, nếp nhăn.
Khấu khỉnh, chống lớn, xuất sắt, ruyên năng, giản dùng, chất chắng, hiền hạo.
* Chữa lỗi dùng từ:
+ Tả em bé.
- Bé có đôi mắt tròn xoe giống như. Đôi mắt cá.
- Tóc của Mi lơ phơ vài cái.
+ Tả chị - bạn.
- Đôi má chị lúm túng đồng tiền.
- Người bạn ấy dừa dừa.
+ Tả cô giáo.
- Dáng người của cô trông thấy thật là dũng mảnh.
+ Tả ông - bà.
- Cặp mắt của ông tròn đen lay láy giống như mắt chim bồ câu.
- Đôi mắt bà long lanh như 2 hòn bi.
* Chữa lỗi diễn đạt:
- Em phải hằng ngày học giỏi để xứng đáng con ngoan trò giỏi của ông.
- Mọi cây trong vườn nhà em đều là mẹ trồng nên hàm răng của mẹ trắng muốt vì mẹ luôn vệ sinh sạch sẽ.
- Qua trận mưa đó mẹ đả bị bệnh nhưng mẹ cũng sáng dậy lo cho em.
d.Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài.
- Yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi. 
- Đôi mắt bé tròn xoe, sáng long lanh như hai hòn bi ve.
- Tóc bé Mỉ chỉ lơ thơ như sợi tơ mềm.
- Khi cười trên đôi má hồng hào chị hiện rõ hai lúng đồng tiền trông chị thật duyên.
- Vóc dáng bạn ấy thật cân đối.
- Cô có vóc người mảnh mai nhỏ nhắn.
- Đôi mắt ông không còn tinh tường như trước nữa...
- Em cố gắng học thật giỏi để ông vui lòng.
- Diễn đạt lộn xộn, giữa 2 ý trong câu không phù hợp. Yêu cầu sửa lại.
- Tả hàm răng của mẹ ở phần tả ngoại hình. Mọi cây trong vườn ở phần tả hoạt động.
- Qua trận mưa đó, mẹ bị bệnh nhưng sáng nào em cũng dậy sớm được lo bữa ăn mai cho gia đình.
- Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
e. Hướng dẫn HT những đoạn văn, bài văn hay. 
- GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay có ý riêng sáng tạo của HS trong lớp.
- Yêu cầu HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình. 
- Yêu cầu mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
3.Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I.
_____________________________________
SINH HOẠT LỚP
I.Yêu cầu:
- Nhận xét tình hình hoạt động tuần qua
- Kế hoạch tuần tới
II.Lên lớp:
1.Nhận xét
Ưu điểm:
- Đi học đều và đúng giờ 
- Học bài và làm bài trước khi đến lớp
- Nhiều học sinh có ý thức trong học tập
- Áo quần gọn gàng sạch sẽ
-Đã tiến hành kiểm tra xong giữa học kì 1
Khuyết điểm:
- Một số học sinh còn nói chuyện riêng trong lớp
- Một số em đọc còn chậm.
- Một số em làm bài kiểm tra điểm chưa cao
2. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì sĩ số học sinh
- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Tuyên dương: Dung, Tấm,...
- Tiếp tục tham gia thi giải toán qua mạng.
3. Sinh hoạt Đội:
- Sinh hoạt theo chuyên hiệu - Múa hát tập thể
- Nhận xét tiết học.
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc