Kiểm tra định kè cuối học kì II - Môn tiếng Việt lớp 5

Kiểm tra định kè cuối học kì II - Môn tiếng Việt lớp 5

KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng.

GV gọi HS đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34

Kiểm tra HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

 2. Đọc thầm và làm bài tập.

 Thầy giáo Nguyễn Tất Thành

Thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh năm thầy tròn 20 tuổi. Hằng ngày thầy dậy sớm, quét dọn nhà cửa, gánh nước, tưới cây với học trò. Những buổi lên lớp thầy giảng bài rất kĩ. Gặp những chỗ khó, thầy giảng đi giảng lại, bao giờ trò hiểu mới thôi. Thầy không bao giờ đánh mắng học trò. Thầy chấm bài rất kĩ, phân minh và thường có kèm theo lời dặn dò chu đáo. Đối với những học trò kém, ngoài giờ dạy ở lớp, thầy còn ra bài cho làm thêm và chấm bài đầy đủ. Ngày nghỉ, thầy thường dẫn học trò đi chơi dọc bờ sông hay bờ biển. Những lúc ấy, thầy thường giảng giải về địa lí và lịch sử đất nước cho học trò nghe. Thầy còn kể chuyện về Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, . rất say sưa và hấp dẫn.

Thầy Thành là người khởi xướng phong trào tập thể dục, thể thao ở trường. Lúc ấy, Dục Thanh là trường duy nhất có phong trào thể dục thể thao. Sáng sáng, tiếng hô của thầy vang trên sân trường.

Sau giờ dạy, thầy Thành thường dành thời gian trò chuyện với các thầy cô giáo trong trường, với học trò, với bà con lao động xóm chài. Dân ở quanh trường nhiều người biết và yêu quý thầy.

Thầy Thành dạy ở Trường Dục Thanh không lâu nhưng thầy đã để lại những ấn tượng, tình cảm sâu đậm trong học trò và các thầy cô giáo của trường.

 (Theo tài liệu của Bảo Tàng Hồ Chí Minh)

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra định kè cuối học kì II - Môn tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng gd&®t s¬n t©y
Tr­êng TiÓu häc quang trung
 kiÓm tra ®Þnh KÌ CUỐI HỌC KÌ II
m«n tiÕng viÖt líp 5 
Năm học 2011-2012
(thêi gian : 60 phót)
Hä vµ tªn: Líp..
§iÓm
§:
V:
C:
Lêi phª cña c« gi¸o
KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
Đọc thành tiếng.
GV gọi HS đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34
Kiểm tra HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
 2. Đọc thầm và làm bài tập.
	Thầy giáo Nguyễn Tất Thành
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh năm thầy tròn 20 tuổi. Hằng ngày thầy dậy sớm, quét dọn nhà cửa, gánh nước, tưới cây với học trò. Những buổi lên lớp thầy giảng bài rất kĩ. Gặp những chỗ khó, thầy giảng đi giảng lại, bao giờ trò hiểu mới thôi. Thầy không bao giờ đánh mắng học trò. Thầy chấm bài rất kĩ, phân minh và thường có kèm theo lời dặn dò chu đáo. Đối với những học trò kém, ngoài giờ dạy ở lớp, thầy còn ra bài cho làm thêm và chấm bài đầy đủ. Ngày nghỉ, thầy thường dẫn học trò đi chơi dọc bờ sông hay bờ biển. Những lúc ấy, thầy thường giảng giải về địa lí và lịch sử đất nước cho học trò nghe. Thầy còn kể chuyện về Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,. rất say sưa và hấp dẫn.
Thầy Thành là người khởi xướng phong trào tập thể dục, thể thao ở trường. Lúc ấy, Dục Thanh là trường duy nhất có phong trào thể dục thể thao. Sáng sáng, tiếng hô của thầy vang trên sân trường.
Sau giờ dạy, thầy Thành thường dành thời gian trò chuyện với các thầy cô giáo trong trường, với học trò, với bà con lao động xóm chài. Dân ở quanh trường nhiều người biết và yêu quý thầy.
Thầy Thành dạy ở Trường Dục Thanh không lâu nhưng thầy đã để lại những ấn tượng, tình cảm sâu đậm trong học trò và các thầy cô giáo của trường.
 (Theo tài liệu của Bảo Tàng Hồ Chí Minh)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Ngôi trường trong bài có tên là gì?
A. Nguyễn Tất Thành B. Dục Thanh C. Trần Hưng Đạo	
2. Hằng ngày, thầy Thành dậy sớm và cùng học trò làm những công việc gì?
A. Quét dọn nhà cửa, tưới cây.
B. Gánh nước, tưới cây
C. Quét dọn nhà cửa, gánh nước, tưới cây.
3.Thầy thành thường giao thêm bài cho học sinh kém để làm gì?
A. Để cho học sinh kém khỏi đi chơi.
B. Để học sinh kém có thêm nhiều điểm tốt, bù lại những điểm chưa tốt.
C. Để cho học sinh kém hiểu rõ bài học và được luyện tập nhiều hơn.
4.Những từ ngữ nào dưới đây chỉ đúng các phẩm chất tốt đẹp của thầy Thành đã được nêu ở trong bài?
 A. chăm chỉ B. tiết kiệm C. hiền từ D. tận tâm 
5.Từ “phân minh” trong bài có nghĩa là gì?
A. Chia ra thành nhiều phần nhỏ
B. Rõ ràng, rành mạch
C. Có nhiều điểm sáng
6.Câu ghép sau đây nối các vế câu bằng cách nào?
Thầy Thành dạy ở trường Dục Thanh không lâu nhưng thầy đã để lại những ấn tượng, tình cảm sâu đậm trong học trò và các thầy giáo của trường. 
Bằng dấu phẩy
Bằng một quan hệ từ (Đó là..)
Bằng một cặp quan hệ từ. (Đó là)
7. Câu nào có dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu?
A. Thầy chấm bài rất kĩ, phân minh và thường có kèm theo lời dặn dò chu đáo.
B. Những lúc ấy, thầy thường giảng giải về địa lí và lịch sử đất nước cho học trò nghe.
C.Sau khi phá cỗ, thầy kể sự tích Chị Hằng - Chú Cuội cho học trò nghe, thầy kể dí dỏm và dễ hiểu nên học trò rất thích.
8. Từ nào không phải là từ láy ?
A. dặn dò B. say sưa C. rì rào D. giảng giải
9.	 “ Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”
Câu tục ngữ trên nhắc em bổn phận gì của trẻ em?
A. Chăm học B. Chăm làm C. Vâng lời cha mẹ D. Giúp đỡ cha mẹ việc nhà
10. Em có biết thầy giáo Thành trong bài sau này là ai không? Ghi câu trả lời vào dòng sau đây:
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả: ( 5điểm)
GV đọc cho HS viết bài “ Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh” (TV5, Tập 2, Trang 132)
Đoạn “ Một ngày mới bắt đầu .nổi giữa một biển hơi sương” 
II. Tập làm văn ( 5 điểm)
Chọn một trong hai đề dưới đây:
Tả một người thân trong gia đình em.
Tả cảnh một buổi sáng trên đường phố.
Phßng gd&®t s¬n t©y
Tr­êng TiÓu häc quang trung
Hướng dẫn chấm
m«n tiÕng viÖt líp 5 
Năm học 2011-2012
KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1.Đọc thành tiếng.(5đ)
GV gọi HS đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34
Kiểm tra HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Đọc đúng: 1đ
-Ngắt nghỉ đúng: 1đ
-Đảm bảo tốc độ: 1đ
-Biểu cảm: 1đ
-Trả lời câu hỏi : 1đ
2. Đọc thầm và làm bài tập.(5đ) Mỗi câu đúng cho 0,5đ
1. B. Dục Thanh 
2. C. Quét dọn nhà cửa, gánh nước, tưới cây.
3. C. Để cho học sinh kém hiểu rõ bài học và được luyện tập nhiều hơn.
4. A. chăm chỉ C. hiền từ D. tận tâm 
5. B. Rõ ràng, rành mạch
6. C.Bằng một cặp quan hệ từ. (Đó là: nhưng)
7. A. Thầy chấm bài rất kĩ, phân minh và thường có kèm theo lời dặn dò chu đáo.
8. D. giảng giải
9.	 C. Vâng lời cha mẹ 
10. Bác Hồ kính yêu
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả: ( 5điểm)
Yêu cầu: viết đúng chính tả, cỡ chữ, trình bày sạch sẽ, mắc mỗi lỗi CT trừ 0,5đ.
Bài viết sai cở chữ, trình bày bẩn: trừ 1 đ toàn bài
II. Tập làm văn ( 5 điểm)
Yêu cầu: 
Nội dung: Viết đúng thể loại tả cảnh hoặc tả người.
 Sắp xếp ý hợp lí, dùng từ đặt câu đúng.
 Không mắc lỗi chính tả
- Hình thức: Bố cục bài văn đủ 3 phần, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra dinh ky cuoi ky 2 lop 5.doc