Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Kim Đồng

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố về :

- Viết các phân số thập phân trên 1 đoạn của tia số

 - Chuyển 1 số phân số thành phân số thập phân.

 - Làm được BT 1,2,3. HS khá, giỏi làm thêm bài 4,5.

II. Lên lớp:

1.Bài cũ : 2 HS lên bảng làm bài tập 4 a,c (8)

Cả lớp nhận xét, GV ghi điểm.

2.Bài mới : GV tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài

Bài 1 : HS làm vào nháp

-HS viết các PS tiếp theo vào vạch tương ứng trên tia số

-HS đọc các PSTP từ đến

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Ngày soạn : 03/9/2011
Ngày giảng : Thứ hai, ngày 05/09/2011
Toán:	 	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố về :
- Viết các phân số thập phân trên 1 đoạn của tia số
	- Chuyển 1 số phân số thành phân số thập phân.
	- Làm được BT 1,2,3. HS khá, giỏi làm thêm bài 4,5.
II. Lên lớp:
1.Bài cũ :	2 HS lên bảng làm bài tập 4 a,c (8)
Cả lớp nhận xét, GV ghi điểm.
2.Bài mới : 	GV tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài
Bài 1 : HS làm vào nháp
-HS viết các PS tiếp theo vào vạch tương ứng trên tia số
-HS đọc các PSTP từ đến 
Bài 2 : HS viết các PSTP tương ứng vào bảng con
Bài 3 : GV hướng dẫn - gọi HS lên bảng làm 
Viết các PS sau thành PSTP có mẫu là 100
 = = 
 = = 
 = = 
Bài 4: GV yêu cầu HS khá, giỏi làm.
	- HS đọc đề, tự giải vào vở.
	- GV kiểm tra, nhận xét.
Bài 5:GV yêu cầu HS khá, giỏi làm.
	- HS đọc đề, GV HD tìm hiểu đề.
	- HS giải vào vở, GV kiểm tra vở của HS và chữa bài:
	Bài giải:
	Số HS giỏi toán là:
	30 x = 9( học sinh)
	Số HS giỏi Tiếng Việt là:
	30 x = 6 (học sinh)
	Đáp số: 9 HS giỏi Toán; 6 HS giỏi Tiếng Việt.
3. Hướng dẫn về nhà : làm bài tập ở VBT
_____________________________________
Tập đọc : 	 NGHÌN NĂM VĂN HIẾN 
I. Yêu cầu: 
	- Biết đọc đúng 1 đoạn văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê .
	- Hiểu nội dung bài: VN có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
	- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
	- GDMT: biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ đó ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá của đất nước.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và trả lời những câu hỏi sau bài đọc.
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*Luyện đọc: 
	- GV đọc mẫu bài văn .
	- HS quan sát ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
	- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - đọc 3 lượt.
	- Có thể chia thành 3 đoạn : 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến lấy đỗ 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau.
+ Đoạn 2: Bảng thống kê.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
	- HS luyện đọc theo cặp.
	- Một em đọc cả bài.
*Tìm hiểu bài: 
- HS đọc (chủ yếu là đọc thầm, đọc lướt) từng đoạn, cả bài.
	- HS đọc lướt đoạn 1, trả lời câu hỏi: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? (Khách nước ngoài  lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ)
	- HS đọc thầm bảng số liệu thống kê, từng em làm việc cá nhân, phân tích bảng số liệu này theo yêu cầu đã nêu .
	- Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá VN? (NgườiVN ta có một nền văn hiến lâu đời)
	- Em có cảm nghĩ gì sau khi đọc bài này? (tự hào về truyền thống hiếu học của cha ông)
	- Có dịp đến thăm các di tích lịch sử văn hoá của đất nước, các em cần có thái độ, hành động như thế nào? ( bảo vệ, giữ gìn các hiện vật, giữ vệ sinh môi trường)
*Luyện đọc lại : 
	- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn .
	- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc đoạn 1 trong bài, lưu ý HS cách nhấn giọng ở các từ ngữ: không khỏi ngạc nhiên, từ năm 1075, 185 khoa thi, gần 3000 tiến sĩ.
3. Củng cố, dặn dò : 
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn để biết đọc đúng bảng thống kê. 
_____________________________________
Chính tả: Nghe - Viết: LƯƠNG NGỌC QUYÊN
I. Yêu cầu: 
- Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
- Nắm được mô hình cấu tạo vần. Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT 2. Chép đúng vần của tiếng vào mô hình theo yêu cầu (BT 3).
II. Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: 
- Một HS nhắc lại quy tắc chính tả với g/gh; ng/ngh; c/k.
2.Bài mới: 
a. Hướng dẫn HS nghe - viết : 
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK 1 lượt .
- GV giới thiệu về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến.
- HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những từ các em dễ viết sai.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc không quá 2 lượt.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt, HS soát lại bài.
- GV chấm chữa từ 7 - 10 bài. Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
Bài tập 2: 
	- Một HS đọc yêu cầu của bài.
	- Cả lớp đọc thầm lại từng bộ phận của câu văn, viết ra nháp phần vần của những tiếng in đậm hoặc gạch dưới bộ phận vần của các tiếng đó trong vở bài tập .
Bài tập 3: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mô hình .
- HS làm vào vở bài tập.
- Một số HS trình bày kết quả.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần. 
_____________________________________
Ngày soạn : 	 04/9/2011
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 06/9/2011
Âm nhạc:	 HỌC HÁT BÀI: REO VANG BÌNH MINH
	Nh¹c vµ lêi: L­u H÷u Ph­íc
I. Yêu cầu: 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết tác giải bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp của bài hát.
II. ChuÈn bÞ cña gi¸o viªn:
- Nh¹c cô quen dïng, m¸y nghe, b¨ng ®Üa nh¹c bµi Reo vang b×nh minh.
- Tranh ¶nh minh ho¹ bµi Reo vang b×nh minh.
- TËp ®Öm ®µn vµ h¸t bµi Reo vang b×nh minh.
III. ho¹t ®éng d¹y häc:
* Häc h¸t : Reo vang b×nh minh
1. Giíi thiÖu bµi h¸t
- GV giíi thiÖu tranh minh ho¹.
- Bµi Reo vang b×nh minh, diÔn t¶ bøc tranh phong c¶nh buæi s¸ng ®Çy m¸u s¾c rùc rì vµ ©m thanh l«i cuèn. T¸c gi¶ bµi h¸t lµ nh¹c sü L­u H÷u Ph­íc, bµi h¸t ®­îc «ng s¸ng t¸c tõ n¨m 1947, khi ®ã nh¹c sÜ míi 26 tuæi.
- HS ghi nhí, theo dâi
2. §äc lêi ca
- Häc sinh ®äc lêi ca theo tiÕt tÊu ®o¹n 1, gåm 4 c©u. TiÕt tÊu c©u 1, 3 gièng nhau, tiÕt tÊu c©u 2, 4 gièng nhau.
- HS thùc hiÖn
3. Nghe h¸t mÉu
- GV tù tr×nh bµy bµi h¸t hoÆc dïng b¨ng, ®Üa nh¹c.
- HS nãi c¶m nhËn ban ®Çu vÒ bµi h¸t.
4. Khëi ®éng giäng
- DÞch giäng (-4). GV ®µn chuæi ©m ng¾n ë giäng pha tr­ëng, HS nghe vµ ®éc b»ng nguyªn ©m La.
5. TËp h¸t tõng c©u:
- HS kh¸ h¸t mÉu.
- C¶ líp h¸t, GV l¾ng nghe ®Ó ph¸t hiÖn chç sai råi h­íng dÉn HS söa l¹i. GV h¸t mÉu nh÷ng chç cÇn thiÕt.
- HS tËp c¸c c©u tiÕp theo t­¬ng tù.
- HS h¸t nèi c¸c c©u h¸t, l­u ý thÓ hiÖn ®óng nh÷ng tiÕng ng©n dµi 3 ph¸ch.
- TËp ®o¹n 2 t­¬ng tù ®o¹n 1.
6. H¸t c¶ bµi
- HS tiÕp tôc söa nh÷ng chç h¸t cßn ch­a ®¹t, thùc hiÖn ®óng nh÷ng tiÕng h¸t luyÕn vµ tiÕng h¸t ng©n dµi 3 ph¸ch.
- HS tr×nh bµy bµi h¸t kÕt hîp gâ ®Öm theo nhÞp vµ theo ph¸ch.
- HS tËp ®óng nhÞp ®é. ThÓ hiÖn s¾c th¸i vui, tha thiÕt, hån nhiªn cña bµi h¸t.
7. Cñng cè, kiÓm tra
- Bµi h¸t cã h×nh ¶nh nµo em thÊy quen thuéc?
- Em thÝch c©u h¸t nµo, nÐt nh¹c nµo, h×nh ¶nh nµo trong bµi h¸t.
- Tr×nh bµy bµi h¸t theo nhãm, - HS häc thuéc bµi h¸t. 
- 4-5 HS xung phong, HS h¸t, gâ ®Öm
_____________________________________
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỔ QUỐC 
I.Yêu cầu: 
	- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc. Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài chính tả hoặc tập đọc đã học (BT 1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT 2); tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT 3).
	- Biết đặt câu với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương. HS khá, giỏi biết đặt câu với những từ ngữ nêu ở BT 4.
II. Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: GV kiểm tra HS làm bài tập của tiết học trước .
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
	- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
	- GV có thể giao việc cho nửa lớp đọc thầm bài Thư gửi các học sinh, còn lại đọc thầm bài Việt Nam thân yêu để tìm các từ đồng nghĩa với Tổ quốc trong mỗi bài.
- HS làm việc cá nhân, làm vào nháp.
- GVchữa bài.
Bài 2: 
	- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 .
	- HS trao đổi theo nhóm .
	- Mời 3 – 4 nhóm tiếp nối nhau lên bảng thi tiếp sức. HS cuối cùng thay mặt nhóm đọc kết quả .
	- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm tìm được nhiều từ đồng nghĩa với Tổ quốc.
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS viết vào vở 5 - 7 từ chứa tiếng quốc
- GV chấm,chữa bài .
Bài 4: - Yêu cầu HS đặt 1 câu với từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương. Khuyến khích HS khá, giỏi đặt được nhiều câu.
	- GV gọi HS đứng tại chỗ đọc câu của mình. Lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
_____________________________________
Toán: 	ÔN TẬP : PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ 
I. Mục tiêu :
-Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ 2 phân số.
- HS hoàn chỉnh bài 1,2(a,b),3 tại lớp.HS khá, giỏi làm thêm bài 2c).
II. Lên lớp : 
1.Bài cũ: Gọi 1 em lên bảng làm bài tập 4 (9). GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới : 
a.Ôn tập:
	- GV hướng dẫn HS nhớ lại để nêu được cách thực hiện phép cộng, phép trừ 2 PS có cùng mẫu số và 2 PS có mẫu số khác nhau.
	-GV nêu các ví dụ : + và - rồi gọi HS nêu cách tính và thực hiện phép tính ở trên bảng.
 	- HS khác làm bài vào vở nháp rồi chữa bài.
	- Làm tương tự với các ví dụ : + và - 
b.Luyện tập:
Bài 1 :- cho HS làm bài vào nháp, 2 em lên bảng chữa.
	- GV chấm 1 số bài.
Bài 2: -HS tự làm bài a,b vào vở, GV giúp HS yếu.
	- Gợi ý: 
	+ Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1, sau đó quy đồng mẫu số rồi tính.
	+ Viết 1 thành phân số có tử số và mẫu số giống nhau.
	- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
	- Yêu cầu HS khá, giỏi làm thêm bài 2c). GV gợi ý: thực hiện phép tính trong ngoặc đơn trước.
Bài 3 : HS đọc đề, GV hướng dẫn làm vào vở
Các bước :	 + = 
 	 Đáp số : số bóng trong hộp
	- Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn về nhà : Làm bài tập 2c (10) và VBT.
_____________________________________
Đạo đức: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu vị thế của học sinh lớp 5 so với lớp trước
- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định.
- Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5, có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5
II. Đồ dùng:
- Truyện về tấm gương học sinh lớp 5 gương mẫu; giấy, bút vẽ
III. Hoạt động dạy học 
1- Kiểm tra bài cũ 
2- Bài mới: 
HĐ1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu
- Học sinh thảo luận nhóm đôi về kế hoạch cá nhân của mình. Nhóm trao đổi, góp ý
- Học sinh trình bày trước lớp. Lớp trao đổi, nhận xét 
- Giáo viên kết luận 
HĐ2: Kể chuyện về các tấm gương học sinh lớp 5 gương mẫu 
- Học sinh kể chuyện đã sưu tầm về các học sinh lớp 5 gương mẫu (trong lớp, trường hoặc qua báo, đài,..)
- Lớp thảo luận về những điều học tập được từ các tấm gương đó
- Giáo viên kết luận 
HĐ3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề “Trường em”
- Học sinh giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp
- Học sinh múa, hát, đọc thơ về chủ đề “Trường em”
- Giáo viên nhận xét, kết luận 
 ...  mình yêu thích trong bài Sắc màu em yêu.
- Chuẩn bị vở kịch Lòng dân cho tiết TĐ đầu tuần 3. 
_____________________________________
Kể chuyện : KÊ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
I.Yêu cầu : Giúp HS:
	- Kể lại bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
	- Hiểu ý nghĩa của truyện các bạn kể.
	- Nghe và biết nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi về các câu chuyện bạn kể.
	- Rèn luyện thói quen đọc sách.
	- HS khá, giỏi tìm được truyện ngoài SGK, kể chuyện một cách sinh động, tự nhiên.
II.Đồ dùng dạy học : 
- Một số sách, truyện, báo nói về các anh hùng, các danh nhân.
III.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: 
- Hai HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện .
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn HS kể chuyện: 
*Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài: 
- Một HS đọc yêu cầu đề bài .
- GV giải nghĩa từ danh nhân 
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1 –2 –3 –4 trong SGK.
- Một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể,nói rõ đó là câu chuyện về anh hùng hoặc danh nhân nào.
*HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Thi KC trước lớp .
- HS xung phong kể chuyện hoặc cử đại diện thi kể .
- Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi.(VD: Bạn thích nhất hành động nào của người anh hùng? Bạn thích nhất chi tiết nào của câu chuyện? Qua câu chuyện bạn hiểu điều gì?)
- Cả lớp và GV nhận xét .
 - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
3.Củng cố , dặn dò: 
	- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân.
	- Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK.
_____________________________________
Ngày soạn :	 6/9/2011
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 8/9/2011
Toán:	 	 HỖN SỐ
I.Mục tiêu: Giúp HS : 
- Nhận biết về hỗn số, biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
- Biết đọc, viết hỗn số.
- Hoàn thành bài 1, 2a. HS khá, giỏi làm cả bài 2.
II.Lên lớp:
1.Bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 2 (11). Cả lớp nhận xét, Gv chấm bài.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bước đầu về hỗn số:
 -GV đưa hình vẽ SGK lên bảng, hỏi:Có bao nhiêu hình tròn và mấy phần của hình tròn ? ( có 2 hình tròn và hình tròn ), ta viết gọn là 2 hình tròn.
-2 và hay 2 + ta viết gọn là 2 
-2 gọi là hỗn số ( đọc là 2 và ) nhiều em nhắc lại .
-GV chỉ vào 2 và nói 2 là phần nguyên , là phần phân số 
	-Hướng dẫn cách viết hỗn số : viết phần nguyên rồi viết phần phân số (nhiều em nhắc lại )
- Khi đọc hỗn số, ta đọc phần nguyên kèm theo “và ” rồi đọc phần phân số.
- Cho HS lấy ví dụ rồi đọc hỗn số
b.Luyện tập:
Bài 1: Hướng dẫn HS ghi hỗn số vào hình vẽ ( theo mẫu) rồi đọc các hỗn số đó. Bài 2a: GV vẽ lên bảng lần lượt gọi HS lên điền hỗn số thích hợp vào chỗ chấm, 	- GV chữa bài.
	- Yêu cầu HS khá, giỏi làm tiếp bài 2 b).
3.Hướng dẫn về nhà:
	- Lấy ví dụ về hỗn số và đọc hỗn số đó.
	- Làm BT ở VBT.
_____________________________________
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.Yêu cầu : 
- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong 2 bài văn tả cảnh.
- Biết chuyển 1 phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước, viết thành 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi trong ngày có các chi tiết và hình ảnh hợp lí.
	- GD bảo vệ môi trường: HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh rừng tràm.
III.Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: 
- HS trình bày dàn ý thể hiện kết quả quan sát cảnh 1 buổi trong ngày đã cho về nhà ở tiết TLV trước .
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
*Hướng dẫn HS luyện tập : 
Bài 1: 
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1.
- GV giới thiệu tranh, ảnh rừng tràm.
- HS cả lớp đọc thầm 2 bài văn, tìm những hình ảnh đẹp mà mình thích.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Bài 2: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập .
- GV nhắc HS: Mở bài, hoặc Kết bài cũng là 1 phần của dàn ý, song nên chọn viết 1 đoạn trong phần thân bài.
- Một, hai HS làm mẫu: đọc dàn ý và chỉ rõ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn.
- HS cả lớp viết bài vào vở hoặc VBT.
- Nhiều HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm 1 số bài, đánh giá cao những bài viết sáng tạo, có ý riêng, không sáo rỗng.
3.Củng cố , dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà quan sát 1 cơn mưa và ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị làm bài tập 2 trong tiết TLV tuần 3.
_____________________________________
 	Ngày soạn :	 07/9/2011
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 9/9/2011
Luyện từ và câu : LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I.Yêu cầu : Giúp HS:
	- Tìm được từ đồng nghĩa trong đoạn văn cho trước (BT 1).
	- Phân loại các từ đồng nghĩa thành từng nhóm thích hợp (BT 2).
	- Sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu (BT 3).
II.Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: HS làm lại bài 2, 4 ( tiết LTVC trước) 
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp.
- HS phát biểu ý kiến. 
- GV dán 1 tờ phiếu lên bảng, mời 1 HS làm bài đúng lên bảng gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn để chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Một HS giải thích cho bạn hiểu yêu cầu của bài tập: Đọc 14 từ đã cho xem từ nào đồng nghĩa với nhau thì xếp vào cùng 1 nhóm. 
VD: xếp bao la cùng nhóm với bát ngát . 
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả . 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng cho 1 HS đọc lại kết quả 
 + bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang .
 + lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh .
 + vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt .
Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài tập .
- HS làm việc cá nhân vào vở hoặc VBT.
- Từng HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và GV nhận xét , biểu dương , khen ngợi những đoạn viết hay, dùng từ đúng chỗ. 
VD : Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông, bát ngát. Ngày nào em cũng đi học băng qua con đường đất vắng vẻ giữa cánh đồng. Những lúc dừng lại ngắm cánh đồng lúa xanh rờn xao động theo gió,em có cảm giác như đang đứng trước mặt biển bao la gợn sóng. Có lẽ vì vậy người ta gọi cánh đồng lúa là “ biển lúa”.
3.Củng cố , dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học .
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn ( BT3 )
_____________________________________
Toán:	 HỖN SỐ (tiếp theo)
I.Mục tiêu : 
- Giúp HS biết cách chuyển một hỗn số thành phân số và vận dụng các phép tính cộng trừ nhân chia hai phân số để làm các bài tập.
- Hoàn thành được bài 1(3 hỗn số đầu), bài 2(a,c), bài 3(a,c). HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT trong bài.
II.Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa cắt và vẽ như SGK .
III. Các hoạt động chủ yếu :
1.Bài cũ: 
- Thế nào là hỗn số ? Cho ví dụ, đọc hỗn số .
2.Bài mới: 
a.Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số 
- GV đưa hình vẽ như SGK lên bảng 
Dựa vào hình vẽ hãy viết hỗn số ? ( 2 )
 2 = ? ( tức là hỗn số 2 có thể chuyển thành phân số nào ? ) 
- GV hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề , chẳng hạn : 
- Cho HS tự viết để có:
 	 2 = + = = ;
viết gọn là : 2 = = .
Giúp HS tự nêu cách chuyển 2 thành , rồi nêu cách chuyển một hỗn số thành phân số ( ở dạng khái quát như trong SGK )
b.Luyện tập : 
Bài 1: HS làm vào bảng con 3 hỗn số đầu- hướng dẫn HS chuyển các hỗn số thành phân số 
 Ví dụ : 2 = 
HS nhận xét - chữa bài 
Bài 2: hướng dẫn làm như mẫu – HS làm vào vở phần a,c. HS khá, giỏi làm thêm phần b.
Bài 3: HS làm vào vở phần a,c. 2 em lên bảng làm.
	- GV chấm bài, nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò :
- Nhắc lại cách chuyển một hỗn số thành phân số 
- Làm các bài tập bài tập còn lại( trang 14) 
_____________________________________
Tập làm văn : LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ 
I.Yêu cầu : 
1.Dựa theo bài Nghìn năm văn hiến, HS nhận biết được bảng số liệu thống kê, nắm được cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê (BT 1).
2.Rèn kĩ năng thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ HS trong lớp. Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng (BT 2).
3. Rèn kỷ năng thu tập xử lý thông tin, hớp tác thuyết trình; xác đình giá trị.
II.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: 
- Một số HS đọc đoạn tả cảnh 1 buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh.
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1 .
	- HS làm việc cá nhân – nhìn bảng thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi .
	- HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung.
* Nhắc lại số liệu thống kê trong bài : 
- Từ 1075 đến 1919, số khoa thi ở nước ta: 185 , số tiến sĩ: 2896 
- Số khoa thi, số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại:
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lý
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyễn
38
558
0
 *Các số liệu thống kê được trình bày dưới 2 hình thức:
- Nêu số liệu
- Trình bày bảng số liệu.
 * Tác dụng của các số liệu thống kê:
- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
 Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
Bài 2:
- Nêu yêu cầu của bài tập 2 .
- GV phát phiếu cho từng nhóm làm việc. Các nhóm cử người dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV mời 1 HS nói tác dụng của bảng thống kê: giúp ta thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh.
- HS viết vào vở hoặc VBT bảng thống kê đúng.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học .
- Yêu cầu HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê.
_____________________________________
SINH HOẠT ĐỘI
I.Yêu cầu:
	- HS ôn lại cách xếp đội hình hàng dọc, hàng ngang theo nghi thức Đội.
	- Yêu cầu HS xếp đúng, nhanh, trật tự.
II.Lên lớp:
1.Ổn định tổ chức.
2.Sinh hoạt văn nghệ.
3.Tập nghi thức Đội:
	- Cho HS tập trung ở sân bãi.
	- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu của giờ sinh hoạt Đội.
	- Chi đội trưởng chỉ huy lớp ôn tập đội hình hàng dọc, hàng ngang theo quy định của Đội.
	- GV theo dõi, uốn nắn cho những HS thực hiện động tác sai.
III.Tổng kết, dặn dũ:
	- Kể tên các biển báo giao thông đã học.
	- Nhận xét giờ sinh hoạt Đội.
	- Về nhà: ôn lại các động tác đội hình đội ngũ.
********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc