Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh

TOÁN -TIẾT 131 : LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:Giúp HS:

-Củng cố cách tính vận tốc.

-Thực hành cách tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau.

III ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ: Vận tốc.

2 HS lên bảng trả lời câu hỏi .Lớp viết vào bảng con.

-Viết công thức tính vận tốc? Vận dụng làm bài tập sau:

+Một người đi xe đạp từ A đến B mất 3 giờ 15 phút .Tính vận tốc của người đi xe đạp đó biết quãng đường từ A đến B dài 49,4 km.

GV nhận xét và ghi điểm.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:GV nêu mục tiêu bài ghi đề

b. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1:GV gọi HS đọc đề bài nêu công thức tính vận tốc.

Cả lớp làm bài vào vở.1 HS l lên bảng làm bài.

Cả lớp nhận xét bài trên bảng.

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 17 tháng 3 năm 2008
TOÁN -TIẾT 131 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:Giúp HS:
-Củng cố cách tính vận tốc.
-Thực hành cách tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau.
III ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: Vận tốc.
2 HS lên bảng trả lời câu hỏi .Lớp viết vào bảng con.
-Viết công thức tính vận tốc? Vận dụng làm bài tập sau:
+Một người đi xe đạp từ A đến B mất 3 giờ 15 phút .Tính vận tốc của người đi xe đạp đó biết quãng đường từ A đến B dài 49,4 km.
GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:GV nêu mục tiêu bài ghi đề 
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:GV gọi HS đọc đề bài nêu công thức tính vận tốc.
Cả lớp làm bài vào vở.1 HS l lên bảng làm bài.
Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
Giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050( m/ phút)
Đáp số: 1050 m/ phút
*Lưu ý : Ta có thể tính vận tốc của đà điểu với đơn vị là m/giây không?
GV hướng dẫn HS có thể làm theo 2 cách:
-Cách 1: Sau khi tính được vận tốc chạy của đà điểu là 1050 m/ phút( vì 1 phút = 60 giây) ta tính được vận tốc đó với đơn vị đo là m/ giây.
1050 : 60 = 17,5 ( m/ giây)
-Cách 2: 5 phút = 300 giây
5250 : 300 = 17,5( m/ giây)
Bài 2: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc.
HS tự làm bài vào vở.Hướng dẫn HS cách viết vào ô trống còn lại trong vở:
Với s = 130 km, t = 4 giây, thì v = 130 : 4 = 32,5 ( km/ giờ) 
1 số HS lên bảng tính và điền kết quả vào bảng.
S
130km
147km
 210 m
 1014 m
T
 4 giờ
 3 giờ
 6 giây
 13 phút
V
32,5 km/giờ
49 km/ giờ
 35 m/ giây
78 m/ phút
Bài 3: HS đọc đề bài.
+ Bài cho biết gì?( Quãng đường AB dài 25 km .Đi từ A đựơc 5km thì lên ô tô ; ô tô đi nửa giờ thì đến nơi ).
+ Bài toán hỏi gì? ( Tính vận tốc của ô tô )
+Muốn tìm được vận tốc của ô tô ta phải biết những gì ? ( Quãng đường đi và thời gian đi bằng ô tô của ngưòi đó )
+Quãng đường người đó đi bằng ô tô được tính bằng cách nào?(SAB – S đi bộ )
+ Thời gian đi ô tô là bao nhiêu? ( Nửa giờ: 0,5 hay 1/ 2 giờ)
HS làm bài vào vở.1 HS làm bài vào bảng phụ dán bảng.
Lớp nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Quãng đường đi bằng ô tô là:
25 – 5 = 20 ( km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ.
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 ( km/ giờ) 
Đáp số: 40 km/ giờ
Bài 4: HS đọc đề bài. HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm bài . Lớp nhận xét và chữa bài.
Giải
Thời gian đi của ca- nô là:
7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
1 giờ 15 phút = 1, 25 giờ
Vận tốc của ca- nô là:
30 : 1,25 = 24 ( km/ giờ)
Đáp số: 24 km/giờ
3. Củng cố dặn dò:
- Vận tốc của một chuyển động đều cho biết điều gì?
-GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau: Quãng đường 
===============================
ĐẠO ĐỨC - TIẾT 27. EM YÊU HOÀ BÌNH ( TIẾT 2).
I .MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết:
-Giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
-Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường tổ chức.
-Yêu hoà bình, quí trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh.
-Tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.
III ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin .
GV yêu cầu HS quan sát một số tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh ,về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi :
+Em thấy những gì trong những tranh ,ảnh đó ? 
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK .Dựa vào thông tin trang 37,38 .Sau đó đại diện mỗi nhóm trình bày 1 câu hỏi .Nhóm khác nhận xét bổ sung .GV kết luận :
-Chiến tranh chỉ gây đổ nát đau thương ,chết chóc ,bệnh tật ,đói nghèo ,thất học .Vì vậy chúng ta cần bảo vệ hoà bình chống chiến tranh .
*Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ ( Bài tập 1 SGK).
GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài 1 .Yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy định .Yêuâ cầu HS giải thích lí do chọn phương án đó .
GV kết luận : Các ý kiến a,d là đúng .b,c là sai .Vì trẻ em có quyền sống trong hoà bình và có trách nhiệm bảo vệ hoà bình .
*Hoạt động 3 : Làm bài tập 2 ( cá nhân ).Sau đó cả lớp nhận xét bổ sung GV kết luận : Đểû bảo vệ hoà bình trước hết mỗi người phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày ,trong các mối quan hệ giữa con người với con người ,giữa các dân tộc quốc gia này với các dân tộc ,quốc gia khác như các hành động và việc làm trong bài tập 2 .
*Hoạt động 4: Làm bài tập 3 –SGK .Thảo luận 4 nhóm .Đại diện báo cáo các nhóm bổ sung .
GV kết luận khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng .
GV yêu cầu 2 HS đọc Phần Ghi nhớ –SGK .
3) Hoạt động tiếp nối :
-Sưu tầm tranh ảnh ,bài báo ,băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới .
-Sưu tầm các bài thơ,bài hát ,truyện về chủ đề “Em yêu hoà bình “.
-Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề “ Em yêu hoà bình ”
===============================
TẬP ĐỌC -TIẾT 53 : TRANH LÀNG HỒ.
I. MỤC TIÊU
- Đọc lưu lốt ,diễn cảm tồn bài
-Hiểu các từ ngữ,câu ,đoạn trong bài.
 Hiểu ý nghĩa của bài :Ca ngợi các nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hố truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng những nét đẹp cổ truyền của văn hố dân tộc .
II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Kiểm tra bài cũ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- 2 học sinh.và trả lời câu hỏi.
+Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? (Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sơng Đáy xưa ).
+ Bài văn nĩi lên điều gì? (Qua việc miêu tả hội nấu cơm thi ở Đồng Vân , tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào về một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hố của dân tộc ).
-Giáo viên nhận xét cho điểm.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Khi nĩi về tranh Đơng Hồ ,nhà thơ Hồng Cầm cĩ viết:
 Tranh Đơng Hồ gà lợn nét tươi trong
 Màu dân tộc sang bừng trên giấy đẹp
GV dùng hai câu thơ để dẫn dắt ghi đề bài lên bảng .
-Học sinh lắng nghe.
b.Luyện đọc
Cho1 học sinh đọc bài văn
-Giáo viên hướng dẫn HS chia đoạn : 3 đoạn
+Đoạn 1: Từ đầu đến tươi vui.
+Đoạn 2: Tiếp theo đến mái mẹ.
+Đoạn 3: Cịn lại.
-Học sinh dùng bút chì đánh dấu trong sách giáo khoa. 
-Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn.
-Luyện đọc từ ngữ khó: Chuột , ếch ,lĩnh.
-HS đọc nối tiếp lần 2
-1HS đọc chú giải SGK
-HS luyện đọc theo cặp
-1 HS đọc cả bài
Giáo viên nêu giọng đọc và đọc diễn cảm tồn bài
Giọng tươi vui ,rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ .Nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh: thích ,thấm thía ,nghệ sĩ tạo hình,thuần phác ,đậm 
* Tìm hiểu bài:
+Đoạn 1+2: 1 học sinh đọc thành tiếng ,cả lớp đọc thầm theo.
- Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
 (Tranh vẽ lợn ,gà ,chuột, ếch,cây dừa,tranh tố nữ ).
GV giới thiệu Làng Hồ lạ một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ cĩ gì đặc biệt? (Kĩ thuật tạo màu rất đặc biệt: Màu đen khơng pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp,cĩ chiếu ,lá tre mùa thu.Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sị trộn với hồ nếp ).
-Cho học sinh đọc lại đoạn 2+3 : 1 học sinh đọc thành tiếng lớp lắng nghe.
+Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ .(Nếu học sinh khơng trả lời được thì giáo viên chốt lại ý trả lời đúng).
+Tranh lợn ráy cĩ những khốy âm dương rất cĩ duyên.
+Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
+Kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế.
+Màu trắng điệp cũng là một màu sáng tạo ,gĩp phần làm đa dạng kho tàng màu sắc của dân tộc trong làng hội hoạ.
+Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? (Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp ,rất sinh động , lành mạnh,hĩm hỉnh,tươi vui. Vì họ đã sang tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc )
-Giáo viên chốt lại:Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh cĩ nội dung rất sinh động ,vui tươi.Kĩ thuât làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế .Các bức tranh thể hiên đậm nét bản sắc văn hố Việt Nam.Những người tạo nên các bức tranh đĩ xứng đáng với tên gọi trân trọng Những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân .
+Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn.
- Nội dung: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hố truyền thống văn hố đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng,giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hố dân tộc.
*Đọc diễn cảm:
-Học sinh đọc diễn cảm bài văn.
-3 học sinh nối tiếp nhau đọc diễn cảm ,mỗi em đọc một đoạn.
-Giáo viên đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn 1cần luyện lên và hướng dẫn học sinh luyện đọc.
-Học sinh đọc đoạn theo hướng dẫn của giáo viên.
-HS luyện đọc theo cặp.
-Cho học sinh thi đọc .
- Một vài học sinh thi đọc.
-Giáo viên nhận xét khen những học sinh đọc hay.
-Lớp nhận xét.
3.Củng cố ,dặn dị
-Học xong bài này em có nhân gì về các nghệ nhân làng Hồ ?( HS nêu  ... cái hõm sâu chừng 10 cm và dài khoảng 15- 20 cm.
-Bước 2: Đặt đoạn thân đã cĩ vào hõm trong chậu. Chú ý để sao cho chồi cây khơng bị nằm dưới đất hay phần ngọn mía khơng sâu hơn hõm.
-Bước 3: Khỏa đất lấp lên trên đoạn thân đĩ, ấn nhẹ cho chắc gốc rồi tưới nhẹ nước lên.
Tổng kết bài học và nhắc nhở
+Tổng kết:
GV hỏi: Cây con cĩ thể mọc ra từ những bộ phận nào của cây mẹ?
3).Dặn dị: 
-Về nhà, các em làm bài thực hành như sgk hướng dẫn ở trang 111 để cĩ một chậu cây đẹp cho mình.
-Xem trước bài : Sự sinh sản của động vật .
**************************************
Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2008
LUYỆN TỪ VÀ CÂU –TIẾT 54.
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I) MỤC TIÊU
1.Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ nối.
2.Biết tìm các từ ngữ cĩ tác dụng nối trong đoạn văn ,biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu. 
II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết đoạn văn ở bài tập 1.
-Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to phơ tơ các đoạn văn để làm bài tập.
-Một tờ phiếu phơ tơ mẩu chuyện vui ở bài tập 2 (phần luyện tập).
III ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Kiểm tra bài cũ 
- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc lòng khoảng 10 câu ca dao,tục ngữ trong bài tập 2 của tiết Luyện từ và câu trước
-Giáo viên nhận xét ,cho điểm.
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài
Trong tiết Luyện từ và câu hơm nay ,cơ sẽ giúp các em hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối ,biết tìm các từ ngữ các từ ngữ cĩ tác dụng nối trong đoạn văn ,biết sử dụng các từ nối để lien kết câu.
-Học sinh lắng nghe.
b.Nhận xét
*Bài tập 1 
-Cho học sinh đọc yêu cầu của đề bài +đọc đoạn văn.
-1 học sinh đọc thành tiếng ,cả lớp đọc thầm .
-Giáo viên giáo việc:
+Các em đọc đoạn văn.
+Chỉ rõ tác dụng của các quan hệ từ được in đậm trong đoạn.
-Cho học sinh làm .Giáo viên mở bảng phụ đã viết đoạn văn.
-Học sinh làm việc cá nhân hoặc làm việc theo cặp.
-Học sinh nhìn bảng chỉ rõ mối quan hệ từ in đậm cĩ tác dụng gì.
-Giáo viên nhận xét +chốt lại kết quả đúng.
+Quan hệ từ hoặc cĩ tác dụng nối từ em bé với chú mèo trong câu 1.
+Quan hệ từ vì vậy cĩ tác dụng nối câu 1 với câu 2.
-Giáo viên chốt lại :Sử dụng quan hệ từ hoặc,vì vậy để lien kết câu,người ta gọi đĩ là biện pháp dung từ ngữ nối để liên kết câu.
*Bài tập 2.
-Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 .
-1 học sinh đọc thành tiếng ,cả lớp đọc thầm.
-Giáo viên nhắc lại yêu cầu .
-Cho học sinh làm bài + trình bày kết quả.
-Học sinh làm bài cá nhân.
-Một số học sinh phát biểu ý kiến .
-Giáo viên nhận xét +chốt lại những từ các em tìm đúng .
-Lớp nhận xét .
-VD: Tuy nhiên ,mặc dù,nhưng, thậm chí,cuối cùng,ngồi ra, mặt khác
c).Ghi nhớ
-Cho học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
-2 học sinh đọc.
-2 học sinh nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.(khơng nhìn sách giáo khoa)
d).Luyện tập
*Bài tập 1
-Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập+ đọc bài Qua những mùa hoa.
-2 học sinh nối tiếp nhau đọc.
-Giáo viên giao việc:
+Các em tự đọc thầm lại bài văn.
+Tìm các từ ngữ cĩ tác dụng nối trong 3 đoạn văn đầu hoặc 4 đoạn văn cuối.
-Cho học sinh làm bài.Giáo viên phát bút dạ và phiếu cho một vài học sinh.
-Học sinh làm việc cá nhân hoặc làm việc theo cặp.
-Những học sinh được phát phiếu làm bài vào phiếu.
-Cho học sinh trình bày kết quả làm bài .
-Những học sinh làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
-Giáo viên nhận xét +chốt lại kết quả đúng.
Từ ngữ cĩ tác dụng nối trong 3 đoạn văn đầu:
-Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2.
-Đoạn 2:vì thế nối câu 4 với câu 3,nối đoạn 2 với đoạn 1.Từ rồi nối câu 5 với câu 4.
-Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5,nối đoạn 3 với đoạn 2.Từ rồi nối câu 7 với câu 6.
Từ ngữ cĩ trong 4 đoạn cuối
-Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7,nối đoạn 4 với đoạn 3.
-Đoạn 5: đến nối câu 11 với câu 9,10;từ sang, đến nối câu 12 với câu 9,10,11.
 -Đoạn 6: nhưng nối câu 13 với câu 12,nối đoạn 6 với đoạn 5,mãi đến nối câu 14 với câu 13.
-Đoạn 7: đến khi nối câu 15 với câu 14,nối đoạn 7 với đoạn 6,rồi nối câu 16 với câu 15.
*Bài tập 2.
-Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập +đọc mẩu chuyện vui.
-Một học sinh đọc thành tiêng,lớp đọc thầm.
-Giáo viên giao việc:
+Mỗi học sinh đọc lại mẫu chuyện vui.
+Tìm chỗ dung sai từ để nối .
+Chữa lại chỗ sai cho đúng .
-Cho học sinh làm bài .Giáo viên dán lên bảng lớp phiếu phơ tơ mẫu chuyện vui.
-1 học sinh lên làm trên bảng ,học sinh cịn lại dùng bút chì gạch trong sách giáo khoa.
-Giáo nhận xét và lại kết quả :Thay từ nhưng bằng vậy hoặc vậy thì,thế thì ,nếu thế thì ,nếu vậy thì.
-Lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
3)Củng cố ,dặn dị
 -Giáo viên nhận xét tiết học.
 -Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dung từ ngữ nối khi viết câu , đoạn ,bài ,tạo nên những đoạn,bài viết cĩ liên kết chặt chẽ.
===============================
ÂM NHẠC –TIẾT 27:
 ÔN TẬP BÀI HÁT : EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
(Có người dạy)
===================================
TOÁN -TIẾT 135 LUYỆN TẬP.
I) MỤC TIÊU Giúp HS :
- Củng cố kĩ năng tính thời gian của chuyển động
- Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường.
II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
III ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Bài cũ : 
+ HS nhắc lại cơng thức tính thời gian của 1 chuyển động
+ HS trình bày cách rút ra cơng thức tính vận tốc, quãng đường từ cơng thức tính thời gian và giải thích.
+ HS nhận xét . GV nhận xét đánh giá 
2/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Luyện tập 
b. Thực hành - Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
+ 1 HS làm bảng , lớp làm vở (khơng cần kẻ bảng)
+ Yêu cầu HS đổi ra cách gọi thời gian thơng thường
+ HS nhận xét . GV nhận xét đánh giá
S(km)
261
78
165
96
V(km/giờ)
60
39
27,5
40
T(giờ)
4,35 giờ
2 giờ
6giờ
2,4 giờ
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài 
+ HS gạch 1 gạch dưới yếu tố đã biết, 2 gạch dưới yếu tố cần tìm.
+ HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng
+ HS nhận xét, chữa bài
Bài giải
Đổi 1,08 m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là:
108 : 12 = 9 ( phút)
Đáp số: 9 phút
GV đánh giá: 
+ Vì sao phải đổi 1,08m ra 108cm? ( Vì đơn vị vận tốc là cm/ phút )
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+ 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở 
+ HS nhận xét
Giải
Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường 72 km là:
72 : 96 = 0,75 ( giờ) hay 45 phút
Đáp số: 0,75 giờ
 GV đánh giá: Khi tính xong, ghi tên đơn vị thời gian chính xác vào kết quả.
+ HS nêu lại cơng thức tính thời gian.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+ HS làm bài vào vở 1 cách, 2 HS làm bảng 2 cách
+ HS đọc bài làm + HS nhận xét
Cách 1: Giải:
Đổi 10,5 km = 10500 m
Thời gian để rái cá bơi quãng đường 10,5 km là:
10500 : 420 = 25 (phút)
Đáp số: 25 phút
Cách 2: Giải:
Đổi 420 m/ phút = 0,42 km/ phút
Thời gian để rái cá bơi quãng đường 10,5 km là:
10,5 : 0,42 = 25 ( phút)
Đáp số: 25 phút
3) Nhận xét - dặn dị:
+Khi tính thời gian của chuyển động đều cần lưu ý gì?
-Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài .
================================
 TẬP LÀM VĂN –TIẾT 54. KIỂM TRA VIẾT. (TẢ CÂY CỐI).
I) MỤC TIÊU
Học sinh viết được một bài văn tả cây cối cĩ bố cục rõ rang,đủ ý,thể hiện được những quan sát riêng,dung từ đặt câu đúng.Câu văn cĩ hình ảnh, cảm xúc .
II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy kiểm tra hoặc vở .Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số lồi cây,trái thoe đề bài.
III ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Giới thiệu bài
Ở tiết tập làm văn trước ,cơ đã dặn các em về nhà đọc 5 đề bài văn và chọn 1 trong 5 đề đĩ .Trong tiết tập làm văn hơm nay,các em sẽ viết 1 bài văn hồn chỉnh cho đề bài mình đã chọn .,
2.Hướng dẫn học sinh làm bài
-Cho học sinh đọc đề bài và gợi ý.
-Hai học sinh nối tiếp nhau đọc.
-Cả lớp đọc thầm lại.
-Giáo viên hỏi học sinh về sự chuẩn bị bài của mình.
-Một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình đã chọn.
-Giáo viên cĩ thể dán lên bảng lớp tranh , ảnh đã chuẩn bị hoặc đặt các cây,trái lên vị trí trong lớp mà học sinh dễ quan sát.
3.Học sinh làm bài
-Giáo viên lưu ý các em về cách trình bày bài văn,cách dung từ,cách đặt câu và cần tránh 1 số lỗi chính tả các em cịn mắc phải trong bài tập làm văn trước.
-Học sinh làm bài.
-Giáo viên thu bài khi hết giờ.
4.Củng cố,dặn dị
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc,học thuộc long các bài thơ(cĩ yêu cầu thuộc lòng) trong sach giáo khoa Tiếng Việt 5,tập 2(từ tuần 19 đến tuần 27) để kiểm tra lấy điểm trong tuần ơn tập tới.
======================================
SINH HOẠT LỚP –TIẾT 27.
.
I.MỤC TIÊU:
--Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần27.
-Triển khai công việc trong tuần 28.
 -Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: Sinh hoạt văn nghệ.
 2, Tiến hành :
*Sơ kết tuần 27
Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
 Ban cán sự lớp và các tổ trưởng bổ sung.
 GV nhận xét chung ,bổ sung.
 +Đạo đức :
 -Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường ,Đội phát động . 
-Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể ,làm tốt công tác vệ sinh trường lớp ..
+Học tập :
 -Học tập nghiêm túc ,biết vâng lời thầy cô ,có đầy đủ đồ dùng học tập. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập.ôn tập và chuẩn bị thi giữa học kì II tương đối tốt . 
+ Các hoạt động khác :
 -Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường . 
Kế hoạch tuần 28.
 -Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
 - Học chương trình tuần 28 theo thời khoá biểu. Đăng kí giờ học tốt chào mừng Hội giảng giáo viên giỏi các cấp .
 -10 phút đầu giờ cần cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ , đọc và làm theo báo Đội 
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường 
 -Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
3.Dặn dị : : 
-Học tập tốt, giúp đỡ ông bà ,cha mẹ những việc phù hợp với khả năng.
 -Giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân. 
*****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27 -THAI.doc