Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Toán: LUYỆN TẬP CHUNG

I.Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Củng cố đổi đơn vị đo thời gian.

- Làm được BT 1,2.HS khá, giỏi làm thêm bài 3,4.

II.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Bài 1:

- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài

- Giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận ra: Thực hành bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô xe máy

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soạn: 17/3/2012
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 19/3/2012
Toán:	 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố đổi đơn vị đo thời gian.
- Làm được BT 1,2.HS khá, giỏi làm thêm bài 3,4.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Bài 1:
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận ra: Thực hành bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô xe máy
- Giáo viên cho học sinh làm vào vở, gọi học sinh đọc bài giải, cho học sinh nhận xét bài làm của bạn.
Bài giải
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
	Mỗi ô tô đi được là:
135 + 3 = 45 (km)
	Mỗi xe máy đi được là:
135: 4,5 = 30 (km)
	Mỗi ô tô đi được nhiều hơn xe máy là:
40 - 30 = 15 (km)
Đáp số : 15 km
Giáo viên có thể cho HS nêu nhận xét: Cùng quãng đường đi, nếu thời gian của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy.
	Vận tốc của ô tô là:
135 : 3 = 45 (km/h)
	Vận tốc của xe máy là:
45 : 1,5 = 30 (km/h)
Bài 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút
	1250 : 2 = 625 (m/phút); 1 giờ = 60 phút
	Một giờ xe máy đi được : 
	625 x 60 = 37500 (m) 
	37500 = 37,5 km 
	Vận tốc của xe máy là : 37,5 km/h
Bài 3: Yêu cầu HS khá, giỏi làm thêm
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán. 
- GV cho HS đổi đơn vị. 
15,75 km = 15 750m
 1 giờ 45 phút = 105 phút 
- Cho HS làm bài vào vở. 
Bài 4: Yêu cầu HS khá, giỏi làm thêm
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán. 
- GV cho HS đổi đơn vị: 
72 km/ giờ = 72000m/ giờ. 
- GV cho HS làm bài vào vở. 
HS tự làm tiếp phần còn lại
______________________________
TiÕng ViÖt:	ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
 (Tiết 1)
I.Mục đích, yêu cầu
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kĩ năng kiểm tra đọc - hiểu (HS trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kỳ II của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nôi dung văn bản nghệ thuật).
2. Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép); tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
II.Đồ dùng dạy - học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 5, tập hai (18 phiếu - gồm cả văn bản phổ biến khoa học, báo chí) HS bốc thăm.
III.Các hoạt động dạy - học
1.Giới thiệu bài
- GV giơi thiệu nội dung học tập của tuần 28: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả hoc môn Tiếng Việt của HS giữa học kỳ II.
2.Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/5 số HS trong lớp)
GV căn cứ vào HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lý để mỗi HS đều có điểm. Cách kiểm tra như đã tiến hành ở học kỳ I:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại khoảng 1- 2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt một câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học.
3.Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết; HS nhìn lên bảng, nghe GV hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm vÝ dụ minh hoạ cho từng kiểu câu.
- HS làm bài cá nhân - các em nhìn bảng tổng kết, tìm ví dụ, viết vào vở . GV phát giấy, bút dạ cho 4 - 5 HS.
- HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh hoạ lần lượt cho từng kiểu câu. Cả lớp và Gv nhận xét nhanh.
- Những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi HS làm bài đúng.
4.Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc; HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
______________________________
Ngày soạn: 18/3/2012
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 20/3/2012
Toán:	 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu : Giúp HS: 
- Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 
- Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- Làm được BT 1,2.HS khá, giỏi làm thêm BT 3,4. 
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ : 
2. Bài mới : 
Bài 1 : 
a. GV gọi HS đọc bài tập 1a. GV hướng dẫn HS tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán, chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau ? 
xe máy
gặp nhau
ô tô
180 km
GV vẽ sơ đồ: 
GV giải thích : Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180 km từ hai chiều ngược nhau. 
Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là : 
54 + 46 = 90 (km)
Thời gian đi của ca nô là : 
11 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
3 giờ 45 phút = 3,75 giờ 
Quãng đường đi được của ca nô là : 
12 x 3,75 = 45 (km)
Bài 3: Yêu cầu HS khá, giỏi làm thêm
- GV gọi HS nêu nhận xét về đơn vị đo quãng đường trong bài toán. 
GV lưu ý HS phải đổi đơn vị đo quãng đường theo mét hoặc đổi đơn vị đo vận tốc theo m/ phút. 
Cách 1 : 	15 km = 15000m 
	Vận tốc chạy của ngựa là : 
15000 : 20 = 750 (m/ phút)
Cách 2 : 	Vận tốc chạy của ngựa là : 
15 : 20 =0,75 (km/ phút)
0,75 km/ phút = 750 m/ phút
Bài 4: Yêu cầu HS khá, giỏi làm thêm
- GV gọi HS nêu yêu cầu và cách làm bài toán. 
- HS làm bài vào vở. GV gọi HS đọc bài giải, GV nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố, dặn dò : 
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn chuẩn bị bài sau.
______________________________
TiÕng ViÖt: 	 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
(Tiết 2)
I.Mục đích, yêu cầu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1).
2. Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu: Làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
II.Đồ dùng dạy - học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1)
- Hai, ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III.Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. KiÓm tra tập đọc HTL (khoảng hơn 1/5 số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Hs đọc lần lượt từng câu văn, làm bài vào vở hoặc VBT. GV phát riêng bút dạ và giấy đã viết nội dung bài cho 3- 4 HS.
- HS tiếp nối nhau đọc câu văn của mình. GV nhận xét nhanh.
- Những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, söa chữa, kết luận những HS làm bài đúng:
a) Tuy máy móc của chiếc đồng nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng chạy./ chúng rất quan trọng./.....
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng./ sẽ chạy không chính xác./ sẽ không hoạt động./
c) Câu chuyên trên nêu một quy tắc sống trong xã hội là:"Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người."
4.Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 3.
______________________________
Ngày soạn: 19/3/2012
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 21/3/2012
Toán:	 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu : Giúp HS: 
- Làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều. 
- Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 
- Làm được BT 1,2. HS khá, giỏi làm thêm BT 3.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ : GV gọi HS nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều. Viết công thức tính ; v, s, t. 
2. Bài mới : 
Bài 1: 
a. GV gọi HS đọc bài tập 1a. HS trả lời câu hỏi: Có mấy chuyển động đồng thời, chuyển động cùng chiều hay ngược chiều ? 
- GV giải thích : Xe máy đi nhanh hơn xe đạp, xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo thì đến lúc nào đó xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp. 
xe m¸y
xe ®¹p
A
B
48 km
Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp bao nhiêu ki-lô-mét ? 
Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tức là khoảng cách giữa xe đạp và xe máy là 0 km. 
Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu ki-lô-mét ? 
Tính thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp. 
- GV hướng dẫn HS tính và làm bài vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm bài. 
b. GV cho HS làm tương tự như phần a. 
Khi bắt đầu đi, xe máy cách xe đạp bao nhiêu ki-lô-mét ? 
Sau mỗi giờ đi xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu ki-lô-mét ? 
Tính thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp. 
HS làm bài vào vở, GV gọi 1 HS làm trên bảng, GV nhận xét bài làm của HS. 
Bài 2 : 	- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán, nêu cách làm. 
- HS làm bài vào vở. 
- GV gọi HS đọc bài giải và nhận xét bài làm của HS. 
Bài 3 : Yêu cầu HS khá, giỏi làm thêm	
- GV gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài toán. 
- GV giải thích đây là bài toán : ô tô đi cùng chiều với xe máy và đuổi theo xe máy. 
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi : 
+ Khi bắt đầu đi ô tô cách xe máy bao nhiêu ki lô met ? 
+ Sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy ? 
+ ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ? 
(Giờ ô tô lúc khởi hành cộng với thời gian ô tô đi để đuổi kịp xe máy). 
Đây là bài toán phức tạp. GV hướng dẫn kĩ để HS hiểu được các bước giải của bài toán. 
Bài giải :
	Thời gian xe máy đi trước ô tô là : 
11 giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
	Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường (AB) là : 
36 x 2,5 = 90 (km)
B
.
A
.
xe m¸y
90 km
xe ®¹p
.
Vậy lúc 11 giờ 7 phút ô tô đi từ A và xe máy đi từ B, ô tô đuổi theo xe máy. 
gÆp nhau
Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là : 
54- 36 = 18 (km)
Thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy là : 
90 : 18 = 5 (giờ)
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc : 
11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút 
Đáp số : 16 giờ 7 phút
3.Củng cố, dặn dò : 
- Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã giải
______________________________
TiÕng ViÖt: 	ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
	 (Tiết 3)
I.Mục đích, yêu cầu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1).
2. Đọc - hiểu nội dung, ý nghĩa của bài "Tình yêu quê"; tìm được các câu ghép; từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
II.Đồ dùng dạy - học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Bút dạ và một tờ phiếu viết (rời) 5 câu ghép của bài Tình quê hươngđể GV phân tích - BT2c.
- Một tờ phiếu phô tô phóng to bài Tình quê hương để HS làm bài tập 2d.1 (tìm từ ngữ lặp lại) và một tờ tương tự (có đánh số thứ tự các câu văn) để HS làm BT2d.2 (tìm từ ngữ thay thế).
III.Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra TĐ và HLT (gần 1/5 số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2: HS1 đọc bài Tình quê hương và chú giải từ ngữ khó (con da, chợ phiên, bánh rợm, lẩy Kiều); HS2 đọc các câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn.
- Gv giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu củ ...  bên phải là 0.
d) Tương tự như phần c), số 46 ‡ phải có chữ số ở tận cùng bên phải là 0 hoặc 5 và 4 + 6 + ‡ phải chia hết cho 3. Thử điền vào ‡ chữ số 0 rồi chữ số 5 ta thấy 5 là chữ số thích hợp để viết vào ‡ để có 465 chia hết cho cả 3 và 5. 
3. Củng cố, dặn dò: 
______________________________
TiÕng ViÖt: 	 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
(Tiết 5)
I.Mục đích, yêu cầu
1. Nghe - viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè.
2. Viết được một đoanh văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình của một cụ già mà em biết.
II.Đồ dùng dạy - học
Một số tranh, ảnh về các cụ già.
III.Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Nghe - Viết
- GV đọc bài chính tả Bà cụ bán hàng nước chè - giọng thong thả, rõ ràng. Cả lớp theo giỏi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả, tóm tắt nội dung bài (Tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới cây bàng).
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý các tiếng, từ dễ viết sai (VD: tuổi giời, tuồng chèo....).
- HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết. GV đọc lại bài chính tả cho HS rà soát lại bài. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung.
3. Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hỏi:
+ Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách cña bà cụ bán hàng nước chè? (Tả ngoại hình.)
+ Tác giả tả đặc điển nào về ngoại hình? ( Tả tuổi của bà.)
+ Tác giã tả bà cụ rất nhiều tuổi bắng cách nào? (Bằng cách so sánh với cây bàng già; đặc tả mái tóc bạc trắng.)
- GV nhắc HS:
+ Miêu tả ngoại hình nhân vật không nhất thiết phải tả đầy đủ tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu.
+ Trong bài văn miêu tả, có thể có 1 hoặc 2,3 đoạn văn tả ngoại hình nhân vật. VD: Bài Bà tôi (Tiếng việt 5, tập 1) có đoạn tả mái tóc của bà; có đoạn tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà.
+ Bài tập yêu cầu các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết (một cụ ông hoặc cụ bà) - em nên viết đoạn văn tả một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật.
- Một vài HS phát biểu ý kiến - cho biết các em chọn tả một cụ ông hay cụ bà, người đó quan hệ với các em như thế nào.
- HS làm bài vào vở hoặc VBT.
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm một số đoạn viết hay.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn viết; những HS chưa kiểm tra TĐ, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc để kiểm tra lấy điểm trong tiết 6.
______________________________
§¹o ®øc: 	 KỂ CHUYỆN VỀ NHỮNG TẤM GƯƠNG YÊU NƯỚC 
YÊU HÒA BÌNH CỦA THIẾU NHI VIỆT NAM
I. Môc tiªu: 
	- Học sinh biết một số tấm gương yêu nước, yêu hòa bình của thiếu nhi Việt Nam.
	- Thái độ tôn trọng kính yêu các gương anh hùng nhỏ tuổi.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh, ảnh, chuyện kể về tinh thần yêu nước của thiếu nhi Việt Nam.
III. Lên lớp:
Hoạt động 1: Kế chuyện
*Mục tiêu: HS biết về những tấm gương yêu nước của thiếu nhi Việt Nam.
*Cách tiến hành
	GV đọc các mẫu chuyễn đã sưu tầm: 
1. LÊ VĂN TÁM:
 Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ hòng cướp lại nước ta một lần nữa.
Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giầy để kiếm sống. Tên em là Tám.
Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên đã được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến một việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này.
Sau mấy hôm dò la quan sát địch. Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính gác như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy nhưng bay vào chỗ để xăng và xèo diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ để bom đạn. Tiếng nổ ầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố.
Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành đồng Tổ quốc hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác của dân tộc Việt Nam.
 2. NGUYỄN BÁ NGỌC:
Nguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B (năm học 1964 - 1965) trường phổ thông cấp I xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1964, giặc Mỹ vừa ồ ạt đưa quân vào miền Nam, vừa cho máy bay leo thang ra đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta. Chúng ném bom cả trường học và bệnh viện, Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm hào.
Ngày 4 tháng 4 năm 1965, máy bay giặc Mỹ đã tới ném bom, bắn phá xã Quảng Trung. Lúc ấy, người lớn đã ra đồng làm việc, trong nhà chỉ còn có trẻ em. Nghe tiếng máy bay, Ngọc đã kịp chạy xuống hầm. Và bom đã rơi xuống bên cạnh nhà Ngọc. Ở dưới hầm, Ngọc nghe thấy có tiếng khóc to bên nhà Khương, Khương là bạn của Ngọc. Không chút ngần ngừ, Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã bị thương. Các em nhỏ của Khương là Toanh, Oong, Đơ đang kêu khóc. Ngọc vội vừa bế, vừa dìu hai em Oong, Đơ xuống hầm. Ngọc bò gần tới nơi trú ẩn thì giặc lại thả bom bi và em đã bị một viên bi bắn vào lưng rất hiểm. Cứu được hai em nhỏ rồi, Ngọc mới tái mặt, lả đi. Vết thương quá nặng, Ngọc đã hy sinh vào lúc 2 giờ sáng ngày 5-4-1965 ở bệnh viện.
 Noi gương quên mình cứu em nhỏ, thiếu nhi cả nước ta đã học tập và làm theo Nguyễn Bá Ngọc. Ngay năm ấy và năm sau, đã xuất hiện: Trần Thị Miên, Trần Thị Vệ (Thanh Hóa), Trần Quốc Ý (Nghệ Tĩnh) đã liên tiếp dũng cảm cứu bạn, cứu em nhỏ trong bom đạn của địch.
	- GV giới thiệu thêm với HS một số tranh, ảnh về tinh thần yêu nước của thiếu nhi Việt Nam	
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ 
*Mục tiêu: Có thái độ tôn trọng và kính yêu các tấm gương yêu nước của thiếu nhi Việt Nam
*Cách tiến hành
	1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nội dung các câu chuyện
	2.HS thảo luận nhóm.
	3. Đại diện các nhóm trình bày nội dung câu chuyện 
	4. Nêu cảm nhận của mình về câu chuyện
Hoạt động tiếp nối
	1.Tìm hiểu về các tấm gương yêu nước, yêu hòa bình của thiếu nhi Việt Nam và của địa phương
	2.Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các tấm gương đó
______________________________
TiÕng ViÖt: 	 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II 
(Tiết 6)
I.Mục đích, yêu cầu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1).
2. Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu trong những VD đã cho.
II.Đồ dùng dạy - học
- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL (như tiết 1).
- Ba từ giấy khổ to phô tô 3 đoạn văn ở BT2 (đánh số thứ tự các câu văn).
- Giấy khổ to viết về ba kiểu liên kết câu (bằng cách lặp từ ngữ, cách thay thế từ ngữ, cách dùng từ ngữ nối) (Tiếng việt 5, tập hai, tr.71,76,97 - xem nội dung ở dưới).
III.Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra TĐ và HTL (số HS còn lại): Thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2
- Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2.
- GV nhắc HS chú ý: Sau khi điền từ thích hợp với mçi ô trống, các em cần xác định đó là kiên kết câu theo cách nào.
- Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ, làm bài vào vở hoặc VBT. một số HS làm bài trên bảng.
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra viết.
______________________________
Ngày soạn: 21/3/2012
Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 23/3/2012
Toán: 	ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I.Mục tiêu : 
- Giúp HS củng cố về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số.
- Làm được BT 1,2,3(a,b),4.HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Bài mới : GV tổ chức, hướng dẫn cho HS làm bài rồi chữa các bài tập. Chẳng hạn:
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV yêu cầu HS đọc các phân số mới viết được.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. Lưu ý HS, khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản, do đó nên tìm xem tử số và mẩu số cùng chia hết cho số lớn nhất nào. Chẳng hạn, với phân số 18/24 ta thấy:
- 18 chia hết cho 2, 3, 6, 9, 18.
- 24 chia hết cho 2, 3, 4, 6, 8, 12, 24.
- 18 và 24 cùng chia hết cho 2, 3, 6 trong đó 6 là số lớn nhất
Vậy:
18
=
18 : 6
=
3
24
24 : 6
4
Bài 3: HS tự làm câu a,b rồi chữa bài.
Khi HS chữa bài, GV nên giúp HS tim mẫu số chung (MSC) bé nhất. 
Chẳng hạn: Để tìm MSC của các phân số 5/12 và 11/36, bình thường ta chỉ việc lấy tích của 12 x 36, nhưng nếu nhận xét thì thấy 36 : 12 =3, tức là 12 x 3 = 36, do đó nếu chọn 36 là MSC thì việc quy đồng mẫu số hai phân số 5/12 và 11/36 sẽ gọn hơn cách chọn 12 x 36 là MSC. Như vậy, HS chỉ cần làm phần b) như sau:
5
=
5 x 3
=
15
; giữ nguyên
11
12
12 x 3
36
36
Bài 4: Khi chữa bài nên cho HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số hoặc không cùng mẫu số; hai phân số có tử số bằng nhau.
Bài 5: Cho HS khá, giỏi tự làm bài rồi chữa bài. 
HS có thể nêu các cách khác nhau để tìm phân số thích hợp
3.Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm tiếp bài tập 5
______________________________
TiÕng ViÖt: 	 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KI II
(Đề của chuyên môn)
______________________________
TiÕng ViÖt : KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KI II
(Đề của chuyên môn)
______________________________
SINH HOẠT ĐỘI
I.Mục tiêu: 
	- Đánh giá hoạt động trong thời gian qua. 
	- Nêu phương hướng hoạt động trong tuần tới.
II.Lên lớp:
1.Sinh hoạt văn nghệ tập thể, cá nhân: Hát các bài hát về Đội.
2.Đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần vừa qua:
	- Chi đội trưởng lên nhận xét tình hình hoạt động của chi đội mình. 
	- Các thành viên trong chi đội phát biểu ý kiến.
	- Giáo viên nhận xét chung: 
	*Ưu điểm:
	+ Đảm bảo sĩ số.
	+ Tập nghi thức Đội nghiêm túc.
	+ Thực hiện nghiêm túc nề nếp tự quản, ra vào lớp. 
	+ Trực nhật sạch sẽ, giữ vệ sinh lớp học tốt.
	+ Một số em học tập có tiến bộ, sôi nổi trong giờ học: Vũ; Đài; Mơ,...
	*Nhược điểm:
	+ Tình trạng ăn quà vặt vẫn còn phổ biến.
	+ Nhiều em đến lớp trang phục chưa gọn gàng, thiếu khăn quàng đỏ .
3.Phương hướng hoạt động trong tuần tới: 
	- Tiếp tục phát huy mặt tốt của tuần qua.
	- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Thi đua học tốt, giành nhiều điểm 10.
	- Kiểm tra trang phục, bổ sung dụng cụ học tập cho đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Tiếp tục thu nộp đủ các khoản tiền.
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28.doc