Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 30 - Lê Thị Tuyết

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 30 - Lê Thị Tuyết

TẬP ĐỌC:

THUẦN PHỤC SƯ TỬ

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.

 - Hiểu ý nghĩa: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 30 - Lê Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2010
Tập đọc:
Thuần phục sư tử
I. Mục tiêu: 
 - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A.KTBC: Yêu cầu 3 HS đọc từng đoạn của bài Con gái và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B.Bài mới: GTB:
 HĐ1: Luyện đọc.
- Đọc cả bài
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt) . GV chú ý sửa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS .
Chú ý nghỉ hơi ở câu : Lẽ nào / con không làm mềm lòng nổi một người đàn ông / vốn yếu đuối hơn sư tử rất nhiều ?
- Ghi bảng tên nước ngoài: Ha-li-ma , Đức A-la.
- Gọi HS đọc phần chú giải .
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài: giọng kể chuyện nhẹ nhàng , to vừa đủ nghe.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
GV nêu lần lượt từng câu hỏi.
+ Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?
+ Thái độ của Ha-li-ma như thế nào khi nghe điều kiện của vị giáo sĩ?
+ Tại sao nàng lại có thái độ như vậy?
+Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử?
+ Ha-li-ma đã lấy ba sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
+Vì sao khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma con sư tử đang giận dữ bỗng cụp mắt xuống rồi lẳng lặng bỏ đi?
+ Theo em , vì sao Ha-li-ma lại quyết tâm thực hiện bằng được yêu cầu của vị giáo sĩ?
+ Theo vị giáo sĩ , điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta?
Giảng: Người phụ nữ có một sức mạnh kỳ diệu. Đó là trí thông minh, lòng kiên nhẫn , sự dịu dàng . Đó cũng chính là những bí quyết giúp họ giữ gìn hạnh phúc gia đình.
HĐ3: Đọc diễn cảm.
GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét ghi điểm.
C. Củng cố, dặn dò.
+ Yêu cầu HS nêu lại ý nghĩa của câu chuyện.
+ Nhận xét tiết học. Dặn HS ôn bài và soạn bài sau.
HĐ của trò
- 3 HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo Y/C
Lớp nhận xét.
- 1 HS khá đọc cả bài
- HS đọc bài theo trình tự 
H1: Ha-li-ma ... giúp đỡ.
H2: Vị giáo sĩ ... vừa đi vừa khóc.
H3: Nhưng mong muốn ... bộ lông bờm sau gáy.
H4: Một tối ... lẳng lặng bỏ đi .
H5: Ha-li-ma ... bí quyết rồi đấy.
HS luyện đọc các tên nước ngoài trên bảng.
- 2 HS đọc phần chú giải, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc toàn bài trước lớp.
- HS lắng nghe
+ Ha-li-ma muốn nhờ vị giáo sĩ cho lời khuyên: làm thế nào để chồng nàng hết cau có , gắt gỏng .
+ Nghe xong , Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, nàng vừa đi vừa khóc .
+Vì điều kiện của vị giáo sĩ nêu ra rất khó thực hiện : nhổ 3 sợi lông bờm của con hổ.
HS kể dựa vào nội dung câu chuyện.
- Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn Đức A-la che chở rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của sư tử,
+ Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận. Nó nghĩ đến bữa ăn ngon do nàng mang tới, nghĩ đến lúc nàng chải lông bờm sau gáy cho nó.
+ Vì Ha-li-ma mong muốn được hạnh phúc.
+ Sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn, sự dịu dàng.
+ Câu chuyện nêu lên sự kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh, là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- HS lắng nghe.
+ HS theo dõi, tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc cho nhau nghe.
+ 3 – 5 HS thi đọc diễn cảm.
- HS nêu lại ý nghĩa của câu chuyện.
HS ôn bài và soạn bài sau.
Toán:
Ôn tập về đo diện tích
I. Mục tiêu: Biết:
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (các số đo thông dụng)
 - Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
*HS khá, giỏi: Làm thêm BT2(cột 2); BT3 (cột2,3).
II. Hoạt động dạy học: 
HĐ của thầy
A. KTBC: yêu cầu HS lên bảng chữa BTVN của tiết trước.
Nhận xét , ghi điểm.
B .Bài mới: GTB:
HS khá, giỏi: BT1,2,3
HS đại trà : BT1, 2(cột1), 3(cột1)
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập.
- Gọi HS đọc YC các BT
- HD làm các BT
- Cho HS làm BT vào vở
HĐ2: Chấm, chữa bài
- HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét.
Bài1:
GV hỏi:
- Khi đo diện tích ruộng đất người ta còn dùng đơn vị héc – ta . 1ha = ... m2
- Trong bảng đơn vị đo diện tích , đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vi bé hơn tiếp liền? 
- Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị tiếp liền
Bài2:
Nhận xét kết quả đúng.
Bài3:
- GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu làm bài.
Nhận xét kết quả bài làm đúng.
Dành cho HS khá, giỏi: BT2(cột 2); BT3 (cột2,3) - Đã làm ở trên.
C. Củng cố , dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- VN ôn bài và làm bài trong VBTT.
HĐ của trò
2 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc YC các BT
- HS làm BT vào vở
- HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét
1 HS lên bảng làm bài1. 
- HS lần lượt trả lời:
1 ha = 10000 m2
+ Gấp 100 lần
+ Bằng 
 - 2 HS lên bảng làm bài 2, mỗi HS làm một phần , HS cả lớp làm bài vào vở.
HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau.
a. 1m2= 100dm2 = 10000 cm2 = 1000000mm2
 1ha = 10000 m2 ; 
 1k m2 = 100ha = 1000000m2
b.1m2 = 0,01dam2 ; 
 1m2 = 0,0001 hm2 = 0,0001ha
 1m2 = 0,000001km2, 
 1ha = 0,01km2, 4ha = 0,04km2
- 2 HS lên bảng làm bài 2, mỗi HS làm một phần Kết quả làm đúng là:
a. 65 000 m2 = 6,5 ha
 846 000 m2 = 84,6 ha
 5000 m2 = 0,5 ha
b. 6 km2 = 600 ha
 9,2 km2 = 920 ha
 0,3 km2 = 30 ha
HS nhận xét bài trên bảng và đổi chéo vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- HS lắng nghe
- Học bài ở nhà.
Đạo đức:
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết1)
I. Mục tiêu: 
- Kể được một số tài nguyên ở nước ta và địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
* HS khá, giỏi: Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A. Bài cũ : KT 1 HS : Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào và đóng ở đâu? 
B.Bài mới: GTB 
 HĐ1:Tìm hiểu thông tin trang 44 , SGK
- Yêu cầu HS xem ảnh và đọc các thông tin trong bài.
GV nêu câu hỏi :
+ Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người?
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
GV kết luận và mời 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK .
HĐ2: Tìm hiểu một số tài nguyên thiên nhiên ( làm bài tập 1) .
GV nêu yêu cầu của bài tập.
Mời 1 số HS trình bày kết quả.
Kết luận : Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý là điều kiện bảo đảm cho cuộc sống của mọi người.
*Tích hợp: Nêu một số tài nguyên ở nước ta và địa phương em.
HĐ3: Bày tỏ thái độ ( BT3) 
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận. 
* Tích hợp: Em cần có trách nhiệm gì trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? 
GV kết luận câu trả lời của các nhóm và nhấn mạnh:Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
C. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Về nhà ôn bài và CB tiết sau.
HĐ của trò
- HS trả lời 
– Lớp nhận xét.
- HS đọc các thông tin trong bài ( mỗi HS đọc một thông tin)
- HS thảo luận câu hỏi theo bàn và nêu được tài nguyên thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho con người. VD: Khai thác dầu mỏ, than đá để phục vụ công nghiệp và đời sống con người; dùng sức nước để chạy máy phát điện; sử dụng ánh nắng mặt trời để cung cấp năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt.
HS làm bài 1 vào vở bài tập.
3-5 HS trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS liên hệ và nêu.
HS thảo luận theo 4 nhóm bài tập 3.
Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. các nhóm khác bổ sung ý kiến.
ý kiến b,c là đúng.
ý kiến a là sai .
- HS nêu: Sử dụng tiết kiệm, hợp lí, tránh lãng phí,
HS về nhà ôn bài và CB tiết sau
 kĩ thuật:
Lắp rô - bốt(tiết 1)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được rô - bốt theo mẫu. Rô- bốt lắp tương đối chắc chắn. 
* Với HS khéo tay: Lắp được rô- bốt theo mẫu. Rô- bốt lắp chắc chắn. Tay rô- bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II.Đồ dùng dạy học : 
- Mẫu rô- bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy – học :
HĐ của thầy
A. Bài cũ :
- Cho HS nhắc lại quy trình lắp máy bay trực thăng.
- GV nhận xét.
B. Bài mới :Giới thiệu bài :
 HĐ1 : Quan sát, nhận xét mẫu
+ Cho HS quan sát mẫu đã lắp sẵn và trả lời câu hỏi.
+ Để lắp rô - bốt cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó?
 HĐ2: HD thao tác kĩ thuật
a)HD chọn chi tiết
- Gọi 1 – HS lên bảng chọn đúng và đủ theo SGK và xếp vào nắp hộp riêng từng loại.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
 GV nhắc HS cần lưu ý 1 số điểm sau:
+ Lắp chân rô- bốt là chi tiết khó lắp cần chú ý vị trên dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân rô- bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau.
+ Lắp tay rô- bốt phải quan sát kĩ hình 5a(SGK) và chú ý lắp hai tay đối nhau.
+ Lắp đầu rô- bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thắng 5 lỗ phải vuông góc với nhau.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời nhóm lắp còn sai hoặc lúng túng.
c) Lắp ráp rô- bốt(H1-SGK):
- GV nhắc HS chú ý khi lắp thân rô- bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng tấm tam giác.
- Nhắc HS kiểm tra sự năng lên hạ xuống của tay rô- bốt.
d) HD tháo dời và xếp vào hộp
c. Dặn dò:	
- Cất các bộ phận của rô- bốt cẩn thận để tiết sau thực hành lắp ghép mô hình tự chọn.
HĐ của trò
2 HS nhắc lại, lớp nhận xét
- HS quan sát kĩ và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét.
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- HS thực hành lắp từng bộ phận theo nhóm
- HS lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK.
- HS cất các bộ phận, chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ 3 ngày 6 tháng 4 năm 2010
Toán:
Ôn tập về đo thể tích
I. Mục tiêu: Biết:
- Quan hệ giữa mét khối, đề – xi mét khối, xăng – ti – mét khối.
- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi số đo thể tích.
*HS khá, giỏi: Làm thêm BT2(cột 2); BT3 (cột2,3).
II. Hoạt động dạy học.
HĐ của thầy
A.KTBC: Yêu cầu HS lên bảng chữa bài 1 bài tập về nhà của tiết trước.
B.Bài mới: GTB: 
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập.
HS khá, giỏi: BT1,2,3
HS đại trà : BT1, 2(cột1), 3(cột1)
- Gọi HS đọc YC các BT
- HD làm các BT
- Cho HS làm BT vào vở
HĐ2: Chấm, chữa bài
- HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét.
Bài1:
Theo dõi ,hướng dẫn HS yếu làm bài.
Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Yêu cầu HS nêu lần lượt các đơn vị đo thể tích theo thứ ... ; 3,125 cm3;
3,051 cm3; 3,130 cm3.
b) 68,72dm3; 68,9 dm3; 73,1 dm3; 
71,3 dm3.
Bài7: Thay mỗi chữ trong phép tính sau với chữ số thích hợp (Dành cho HS khá, giỏi)
8a,ba + c1,4d = d4,1c
GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu làm bài.
Nhận xét kết quả bài làm đúng.
3. Củng cố , dặn dò.
Nhận xét tiết học.
VN ôn bài và làm bài trong VBTT. 
HĐ của trò
2 HS lên bảng làm bài.
Lớp nhận xét.
- HS đọc YC các BT
- HS làm BT vào vở
- HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét
 2 HS lên bảng làm bài 2, mỗi HS làm một phần , HS cả lớp làm bài vào vở.
HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau.
a. 2m2= 2000000mm2
3ha = 30000 m2 ; 
5k m2=500ha=5000000m2
b.2m2=0,02dam2 ; 
6m2= 0,000006km2
7m2= 0,000007km2, 
3ha=0,01km2, 4ha=0,04km2
2 HS lên bảng làm bài 2, mỗi HS làm một phần , HS cả lớp làm bài vào vở.
Kết quả làm đúng là:
a. 75 000 m2 = 7,5 ha
946 000 m2 = 9,46 ha
4000 m2 =0,4 ha
b. 9 km2 = 900 ha
5,2 km2 = 520 ha
0,8 km2 = 80 ha
a.
4,207 dam2 = 420,7m2 
256438cm2 = 25,6438m2
b.27,3m2 =2730dm2 ; 
3,54dam2 = 35400 dm2 ; 
23cm2 = 0,23 dm2
- 4 HS làm trên bảng lớp
KQ
a.0,575; b.0,36; 
c.3,07; d.4,005 
- 2HS lên bảng chữa bài
a) x = 9
b) y = 0
- 1 HS lên bảng làm
a) 3,04 cm3; 3,051 cm3; 3.125 cm3; 3,130 cm3; 3,19 cm3
b) 68,72 dm3; 68,9 dm3; 71,3 dm3; 
73,1 dm3
- 1 HS lên bảng làm:
Giải
Cộng ở hàng chục 8 + c = d( vì cộng ở hàng đơn vị không có nhớ). Vậy c = 1 và d = 1 + 8 = 9
Cộng ở hàng phần mười là cộng có nhớ sang hàng đơn vị nên (a+1) + 1 = 4 
hay a = 2
Cộng ở hàng chục (b+1) + 4 = 11 hay 
b = 6. Ta được phép tính cuối cùng là:
82,62 + 11,49 = 94,11
HS nhận xét bài trên bảng và đổi chéo vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- HS học bài ở nhà.
Thứ 5 ngày 8 tháng 4 năm 2010
Toán:
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Mối quan hệ mét khôi, đề – xi mét khối, xăng – ti – mét khối.
- Chuyển đổi các đơn vị đo thể tích giữa các đơn vị đo thông dụng ; viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
II. Hoạt động dạy học.
HĐ của thầy
1.KTBC: Yêu cầu HS lên bảng chữa bài 1 bài tập về nhà của tiết trước.
2.Bài mới:
* GTB: Nêu mục tiêu tiết học
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập.
- HS đọc YC các BT
- HD làm các BT
- Cho HS làm BT vào vở
HĐ2: Chấm, chữa bài
- HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét. 
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số
5081324
48230518
123456869
Giá trị của chữ số 8
Giá trị của chữ số 3
Giá trị của chữ số 2
Bài2:Điền số thích hợp vào chỗ chấm
1m3=.dm3 1dm3=..cm3
7,268m3=..dm3, 4,351dm3=..cm3
0,5m3=.dm3 , 0,2dm3=cm3
3m32dm3=..dm3 
1dm39 cm3= cm3
Bài 3: Tìm chữ số x và y sao cho:
a) 13x5 chia hết cho 9.
Chữ số x là:. Các số đó là
b) 1x34 chia hết cho 3.
Chữ số x là:. Các số đó là
c) 29xy cùng chia hết cho 5 và 9.
Chữ số x là:Chữ số y là:.. Các số đó là:...
Bài 4: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 5796; 5892; 5889; 5899; 5736.
Bài 5: Một xe khách đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 45km/giờ, biết rằng tỉnh A cách tỉnh B 238,5 km. Hỏi xe khách đi đến tỉnh B lúc mấy giờ nếu xe khởi hành lúc 6 giờ 12 phút và dọc đường nghỉ ăn cơm hết 30 phút.
C. Củng cố dặn dò.
Nhận xét tiết học . Dặn HS về tiếp tục ôn tập
HĐ của trò
1 HS lên bảng chữa bài
Lớp nhận xét.
HS đọc YC các BT
 Cho HS làm BT vào vở
- HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét.
1 HS lên bảng làm bài 1 
Số
5081324
48230518
123456869
Giá trị của chữ số 8
 80 000
8 000 000
800
Giá trị của chữ số 3
300
30 000
3 000 000
Giá trị của chữ số 2
20
200 000
20 000 000
- HS chữa bài trước lớp, cả lớp theo dõi 1m3=1000dm3 1dm3=1000cm3
7,268m3=7268dm3, 4,351dm3=4351cm3
0,5m3=500dm3 , 0,2dm3= 200cm3
3m32dm3=3002dm3 
1dm39 cm3= 1009cm3
- 3 HS lên bảng làm bài tập. 
a) Chữ số x là: 0 và 9. 
Các số đó là: 1305; 1395.
b) Chữ số x là: 1; 4; 7. 
Các số đó là: 1134; 1434; 1734. 
c) Chữ số x là: 7 và 2. Chữ số y là: 0 và 5. Các số đó là: 2970 và 2925
- 1 HS lên bảng làm: Thứ tự đúng là: 5736; 5796; 5889; 5892; 5899.
- 1 HS lên bảng giải:
Thời gian xe khách đi từ A đến B là:
238,5 : 45 = 5,3 (giờ)
Đổi 5,3 giờ = 5 giờ 18 phút
Xe khách đến B lúc:
6 giờ 12 phút + 5 giờ 18 phút - 30 phút = 11 giờ
 Đáp số: 11 giờ
- HS về tiếp tục ôn tập
Thứ 6 ngày 9 tháng 4 năm 2010
Toán:
Luyên tập về Phép cộng
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Biết cộng các số tự nhiên , các phân số, các số thập phân .
- Vận dụng phép cộng để giải các bài toán tính nhanh và bài toán có lời văn.
- Chuyển đổi các đơn vị đo, giải toán chuyển động.
II. Hoạt động dạy học.
HĐ của thầy
1.KTBC: Yêu cầu HS lên bảng chữa BTVN của tiết trước.
2.Bài mới: 
* GTB: Nêu mục tiêu tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập.
- HS đọc YC các BT
- HD làm các BT
- Cho HS làm BT vào vở
HĐ2: Chấm, chữa bài
- HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét.
Bài1:Tính nhanh:
a. 2,735 +1,248 +3,265 + 4,752
b. 10,38 + 12,54 + 14,62 + 3,46
Nhận xét , ghi điểm cho HS.
Bài2:Tính:
a.(689 +875) + 125
b. 5,87 + 28,69 + 4,13 
Bài3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
a)3m 75cm ... 3,5cm ; 
4tấn 560kg...4,65tấn
7km 540m ... 7,54km ; 
b)7tấn 15kg... 7,1tấn 
4m 5mm ... 4,05m ; 
3kg 50g ... 3,05kg
Bài 4: 
 a)15,34km x 3 + 4km 75m 
b)9,075 tấn x 6 - 375kg
Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a. 13754m = .km
 7427cm =  m
 9370mm = .m
 4566cm = .dm
b. 7324g = kg
 5004kg = .tấn
 14120kg = .tấn
 3720 kg = tạ
Bài 6: Một người đi xe máy từ nhà lên tỉnh quãng đường dài 123,5 km với vận tốc 32,5 km/giờ và đến tỉnh lúc 10 giờ 20 phút. Hỏi người đi xe máy xuất phát từ nhà lúc mấy giờ? 
3. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về ôn bài 
HĐ của trò
2 HS lên bảng chữa bài
Lớp nhận xét.
- HS đọc YC các BT
- Cho HS làm BT vào vở
- HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét.
2 HS lên bảng làm , HS cả lớp làm bài vào vở.
a. 2,735 +1,248 +3,265 + 4,752
 =(2,735+3,265)+( 1,248+ 4,752)
 = 6 + 6
 = 12
 b. 10,38 + 12,54 + 14,62 + 3,46
 =(10,38+ 14,62 )+ (12,54 +3,46)
 = 25 + 16
 + 41
3 HS lên bảng làm bài , mỗi HS làm một phần , cả lớp làm bài vào vở.
Nhận xét bài làm trên bảng.
a.(689 +875) + 125
= 689 + (875 + 125)
= 689 + 1000
= 1689
581 + (878 + 419 )
= (581 + 419) + 878 
= 1000 +878 = 1878
b. 5,87 + 28,69 + 4,13 
=( 5,87 + 4,13 ) +28,69
= 10 +28,69 = 38,69
83,75 46,98 +6,25
=( 83,75 + 6,25) + 46,98
= 90 +46,98 = 136,98
2 HS chữa bài
a)3m 75cm > 3,5cm ;
 4tấn 560kg < 4,65tấn
7km 540m = 7,54km ;
b) 7tấn 15kg < 7,1tấn 
4m 5mm < 4,05m ; 
3kg 50g = 3,05kg
2 HS chữa bài
 a)15,34km x 3 + 4km 75m 
 = 45,02km + 4,075km
 = 49,095km = 49095m
b) 9,075 tấn x 6 - 375kg
 = 54,45tấn - 375kg
 = 54450kg - 375kg
 = 54075kg
2 HS lên bảng chữa bài
a. 13754m = 13,754km
 7427cm = 74,27m
 9370mm = 9,370m
 4566cm = 456,6dm
b. 7324g = 7,324kg
 5004kg = 5,004tấn
 4120kg = 14,120tấn
 3720 kg = 37,2tạ
- 1 HS lên bảng giải:
Giải
Thời gian người đi xe máy đi hết quãng đường là: 123,5 : 32,5 = 3,8(giờ)
Đổi 3,8 giờ =3 giờ 48 phút
Người đó xuất phát từ nhà lúc:
10 giờ 20 phút - 3 giờ 48 phút = 6 giờ 32 phút
 Đápsố: 6 giờ 32 phút 
HS về tiếp tục ôn bài
Thứ 4 ngày 15 tháng 4 năm 2010
Toán:
Luyện tập về đo diện tích và đo thể tích 
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về.
 - Biết so sánh các số đo diện tích và số đo thể tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến tính diện tích và thể tích các hình đã học
II. Hoạt động dạy học.
HĐ của thầy
1. KTBC: Yêu cầu 2 HS lên bảng chữa BTVN của tiết trước.
Nhận xét , ghi điểm.
2.Bài mới: 
*GTB: Nêu mục tiêu tiết học
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập.
- HS đọc YC các BT
- HD làm các BT
- Cho HS làm BT vào vở
HĐ2: Chấm, chữa bài
- HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét.
Bài1:
Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
7 m2 5 dm2 7,05 m2
9 m2 5 dm2  9,5m2
8 m2 5 dm2 > 8,05 m2
 7m3 5dm3 = 7,005 m3
7m3 5dm3 < 7,5m3
2,94 dm3 > 2 dm3 94cm3
3. Củng cố , dặn dò.
Nhận xét tiết học . Dặn HS về nhà ôn bài và CB bài sau.
HĐ của trò
2 HS lên bảng làm BT
Lớp nhận xét
- HS đọc YC các BT
- Cho HS làm BT vào vở
- HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét.
2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
 7 m2 5 dm2 = 7,05 m2
9 m2 5 dm2 < 9,5m2
8 m2 5 dm2 > 8,05 m2
 7m3 5dm3 = 7,005 m3
7m3 5dm3 < 7,5m3
2,94 dm3 > 2 dm3 94cm3
HS về nhà ôn bài và CB bài sau.
Thứ 5 ngày 16 tháng 4 năm 2010
Toán :
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về: 
- Quan hệ về một số đơn vị đo thời gian đã học.
- Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi số đo thời gian. 
- Xem đồng hồ.
II. Hoạt động dạy học.
HĐ của thầy
1.KTBC: Yêu cầu 2 HS lên bảng chữa BTVN của tiết trước.
 Nhận xét , ghi điểm.
2.Bài mới:
*GTB: Nêu mục tiêu tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập.
- HS đọc YC các BT
- HD làm các BT
- Cho HS làm BT vào vở
HĐ2: Chấm, chữa bài
- HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét.
Bài1:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm
a. 2 thế kỉ = . năm
2 năm =  tháng
1 năm không nhuận có : . ngày
1 năm nhuận có : . ngày
1 tháng có  hoặc  ngày
Tháng 2 có  hoặc ngày
b. 2 tuần lễ có: ngày
3 ngày =  giờ
3 giờ =  phút
2 phút =  giây
Bài 2:
Điền số thích hợpvào chỗ chấm
a. 3 năm 6 tháng =  tháng
 3 phút 40 giây =  giây
 1 giờ 45 phút = . phút
 2 ngày 2 giờ =  giờ
b. 18 tháng =  năm  tháng
 150 giây = phút  giây
 144 phút =  giờ  phút
 54 giờ =  ngày giờ
 3 giờ 15 phút = . giờ
 2 giờ 12 phút =  giờ
 12 phút =  giờ
c. 120 phút =  giờ
 45 phút = . giờ
d. 120 giây =  phút
 90 giây = . phút
 1 phút 30 giây = . phút
3. Củng cố , dặn dò.
Nhận xét tiết học. 
Dặn HS về làm bài trong VBT và CB bài sau.
HĐ của trò
2 HS lên chữa bài tiết trước
Lớp nhận xét
- HS đọc YC các BT
- Cho HS làm BT vào vở
- HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét.
Cả lớp làm bài vào vở.
2 HS chữa bài trước lớp, cả lớp theo dõi. nhận xét.
a. 2 thế kỉ = 200 năm
2 năm = 24 tháng
1 năm không nhuận có : 365 ngày
1 năm nhuận có : 366 ngày
1 tháng có 30 hoặc 31 ngày
Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày
b. 2 tuần lễ có: 14 ngày
3 ngày = 72 giờ
3 giờ = 180 phút
2 phút = 120 giây
4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS l;àm một phần trong bài.
a. 3 năm 6 tháng = 78 tháng
 3 phút 40 giây = 220 giây
 1 giờ 45 phút = 75 phút
 2 ngày 2 giờ = 50 giờ
b. 18 tháng = 1 năm 6 tháng
 150 giây = 2 phút 30 giây
 144 phút = 2 giờ 24 phút
 54 giờ = 2 ngày 6 giờ
 3 giờ 15 phút = 3, 25 giờ
 2 giờ 12 phút = 2,2 giờ
 12 phút = giờ = 0,2 giờ
c. 120 phút = 2 giờ
 45 phút =giờ = 0,75 giờ
d. 120 giây = 2 phút
 90 giây = 1,5 phút
 1 phút 30 giây = 1,5 phút
HS về làm tiếp tục ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30 - Lop 5.doc