Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh

TOÁN 146 : ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH.

I ) Mục tiêu:

-Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

-Giáo dục học sinh tính cẩn thận .

 II ) Đồ dùng dạy – học

Bảng phụ kẻ và ghi sẵn bảng như bài tập 1.

III) Các hoạt động dạy học :

1) Kiểm tra bài cũ : 2em lên bảng làm lớp làm bảng con.

+Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

6km 5m = km ; 649 kg = tấn .

 2)Dạy học bài mới :

a)Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của bài ghi đề .

b)Giảng bài mới :

*Hoạt động 1 : Ôn tập bảng đơn vị đo diện tích.

+Bài 1 :HS đọc đề bài.

- GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc tên các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé

 

doc 47 trang Người đăng hang30 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
 Thứ hai ngày 7 tháng 4 năm 2008
TOÁN 146 : ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH.
I ) Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận .
 II ) Đồ dùng dạy – học
Bảng phụ kẻ và ghi sẵn bảng như bài tập 1.
III) Các hoạt động dạy học :
Kiểm tra bài cũ : 2em lên bảng làm lớp làm bảng con.
+Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
6km 5m = km ; 649 kg = tấn .
 2)Dạy học bài mới :
a)Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của bài ghi đề .
b)Giảng bài mới :
*Hoạt động 1 : Ôn tập bảng đơn vị đo diện tích.
+Bài 1 :HS đọc đề bài.
- GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc tên các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé 
HS lên điền vào bảng phụ.
km²
hm²
dam²
m²
dm²
cm²
mm²
1km²=
100hm2
1hm²=
100dam2
=km2
1dam2=
100m2 hm2
1m²=
100dm2
dam2
1dm²=
100cm2
=m2
1cm2= 100mm²
=dm2
1mm²=
cm2
Chữa bài .
HS đọc: km² ; hm² ; dam² ; m²; dm²; cm² ; mm².
- Ở lớp đọc nhẩm theo.
- 1 ha = 10 000m² = 0,01km²
+Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ? (Đơn vị lớn gấp100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền . Đơn vị bé bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền ).
HS nhận xét. GV nhận xét kết luận .
*Hoạt động 2 : Thực hành - luyện tập
+Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài toán.
HS làm bài vào vở.Cá nhân lần lượt lên bảng làm bài .Lớp nhận xét chữa bài .Thu vở chấm một số em.
Chữa bài : 
1m²= 100dm²= 10 000cm²=1000 000mm² ; 1ha = 10 000m² ;
1km² = 100ha = 1000 000m².
b) 1m²= 0,01dam² ; 1m² = 0,0001hm² = 0,0001ha ; 
1m² = 0,000001km² ; 1ha = 0,01km² ; 4ha = 0,04km² ; 
- Vì 1km² = 1000 000m² nên 1m² = km² = 0,000001km².
- Vì 1ha = 0,01km² nên 4ha = 0,01km² 4 = 0,04km².
+Bài 3 : Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là ha:
- HS đọc yêu cầu, HS tự thảo luận cách làm.
- Đơn vị đã cho ở câu (a) so với đơn vị mới như thế nào? ( Bé hơn đơn vị mới ha)
- Đơn vị đã cho ở câu (b) so với đơn vị mới như thế nào? (Lớn hơn đơn vị mới ha)
+ Đã cho là đơn vị m², cần đổi sang đơn vị mới là ha (lớn hơn).
 	1ha = 10 000m²
+ Đơn vị đã cho là km², đơn vị mới cần đổi ra là ha (bé hơn).
	1ha = 0,01km²
- Câu (a) số đo mới sẽ bé đi so với số đã cho là 10 000 lần.
+ Đáp án :
a) 65 000m² = 6,5ha; 846 000m² = 84,6ha; 5000m² = 0,5ha.
- Câu (b) số đo mới sẽ lớn hơn số đo đã cho là 100 lần.
b) 6km² = 600ha ; 9,2km² = 920ha ; 0,3km² = 30ha.
3) Củng cố, dặn dò .
-Đọc tên các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé và cho biết mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề?
-Về nhà làm thêm các bài tập trong vở bài tập toán. Nhận xét tiết học.
===================================
ĐẠO ĐỨC : TIẾT 29 :EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC(TIẾT 2)
I.Mụctiêu :Học xong bài này HS có:
-Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. 
-Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II. Tài liệu và phương tiện 
Tranh ảnh ,bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam.
Thông tin tham khảo ở phần mục lục.
Giấy bìa làm mi crô không dây 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS nêu ghi nhớ Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc 
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài :GV nêu mục tiêu bài ghi đề 
b.Giảng bài mới: 
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi phóng viên (bài tập 2)
* Mục tiêu: Học sinh biết tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam;biết một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em.
* Cách tiến hành :HS phân công thay nhau đóng vai phóng viên. Tiến hành phỏng vấn một số bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc.Ví dụ:
- Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào ?
- Trụ sở Liên Hợp Quốc được đóng ở đâu ?
- Việt Nam đã trở thành thành viên Liên Hợp Quốc từ khi nào?
- Bạn hãy kể một việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em.
- Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam ?
 HS tham gia chơi.
GV nhận xét các em trả lời đúng và hay.
*Hoạt động 2: Triển lãm nhỏ 
* Mục tiêu :Củng cố bài 
* Cách tiến hành :
GV cho các nhóm trưng bày tranh,ảnh,bài báo  về Liên Hợp Quốc đã sưu tầm được 
Cả lớp cùng xem và nghe giới thiệu 
GV nhận xét khen ngợi một số nhóm giới thiệu hay.
3. Dặn dò : Về nhà các em học bài tìm hiểu thêm về các tổ chức Liên Hợp Quốc.
Chuẩn bị bài “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”
TẬP ĐỌC – TIẾT 29 THUẦN PHỤC SƯ TỬ .
I ) Mục tiêu: Truyện dân gian A-rập
+ Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
+ Hiểu ý nghĩa truyện : Dịu dàng, kiên nhẫn, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Vận dụng các kiến thức vào cuộc sống.
II ) Đồ dùng dạy – học
Tranh minh họa bài học trong SGK. 
III) Các hoạt động dạy học 
1) Kiểm tra bài cũ : Con gái
2HS đọc bài, trả lời câu hỏi .Lớp nhận xét ,GV nhận xét ghi điểm.
+Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê của Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?
+Đọc câu chuyện này em có suy nghĩ gì ?
2)Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: GV dùng nội dung bài dẫn dắt ghi đầu bài lên bảng .
b) Giảng bài mới :
*Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
+ Luyện đọc
- HS đọc toàn bài. HS quan sát tranh minh họa trong SGK.
- GV viết lên bảng : Ha-li-ma, Đức A-la; 
GV đọc mẫu, cả lớp đọc theo.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 – 3 lượt). 
- GV chia đoạn : + Đoạn 1 : Hi- -li- ma .. giúp đỡ.
	 + Đoạn 2 : Vị giáo sư .. vừa đi vừa khóc.
	 + Đoạn 3 : Nhưng mong muốn . Bộ lông bờm sau gáy.
	 + Đoạn 4 : Một tối  lẳng lặng bỏ đi.
	 + Đoạn 5 : Đoạn còn lại .
- HS đọc nối tiếp lần 1, khi HS đọc, GV uốn nắn cách phát âm, cách đọc các từ khó;
 - HS đọc nối tiếp lần 2 , GV giúp các em hiểu nghĩa những từ ngữ : thuần phục, giáo sĩ, bí quyết, sợ toát mồ hôi, Đức A-la.
- HS đọc theo cặp, một hai HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn : Băn khoăn ở đoạn đầu (Ha-li-ma không hiểu vì sao chồng mình trở nên cau có, gắt gỏng) ; hồi hộp ở đoạn (Ha-li-ma làm quen với sư tử); trở lại nhẹ nhàng (khi sư tử gặp ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma, lẳng lặng bỏ đi). Lời vị giáo sĩ đọc với giọng hiền hậu, ôn tồn.
+Tìm hiểu bài :
- Ha-li-ma đến gặp vị Giáo sĩ để làm gì ? (Nhờ vị giáo sư cho lời khuyên : Làm thế nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng với gia đình, gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
- Thái độ của Ha-li-ma như thế nào khi nghe điều kiện của vị giáo sư ? (Nghe xong, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc.)
- Tại sao nàng lại có thái độ như vậy ? (Vì điều kiện giáo sư đưa ra rất khó thực hiện : sư tử vốn rất hung, đến gần sư tử đã khó, nhổ ba sợi lông bờm của nó lại càng khó. Thấy người sư tử có thể vồ ăn thịt ngay.)
- Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử ?(Tối đến nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, nó gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn. Tối nào cũng được món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dần đổi tính, nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.)
- Mong muốn có được hạnh phúc đã khiến Ha-li-ma quyết tâm thực hiện được yêu cầu của vị Giáo sĩ.
- Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào? (Một buổi tối khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Hi-li-ma bèn thầm khấn Đức A-la che chở rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của sư tử. con vật giật mình chồm dậy nhưng khi bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, nó cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi.)
- Vì sao, khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi? ( Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận. Nó nghĩ đến những bữa ăn ngon do nàng mang tới, nghĩ đến lúc nàng chải lông bờm sau gáy cho nó.)
-Theo em vi sao Ha-li-ma lại quyết tâm thực hiện bằng được yêu cầu của vị giáo sư ? ( Vì cô mong muốn được hạnh phúc như xưa.)
- Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ ? (Sự thông minh, lòng kiên nhẫn, sự dịu dàng.)
- Câu chuyện có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta ? ( HS nêu ,GV nhận xét kết luận rút ra nội dung bài ).
* Nội dung bài : Câu chuyện nêu lên sự kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ cuộc sống gia đình.
+Đọc diễn cảm
- Năm HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 5 đoạn truyện dưới sự hướng dẫn của GV.-- Cả lớp đọc diễn cảm một đoạn văn. Có thể chọn đoạn sau (GV giúp HS tìm đúng giọng đọc của đoạn văn – căng thẳng, hồi hộp ở đoạn kể Ha-li-ma lần đầu gặp sư tử ; trở lại nhẹ nhàng khi sư tử quen dần với Ha-li-ma; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm).
3) Củng cố, dặn dò
- Vì sao, khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi? HS nêu GV nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện và liên hệ thực tế .
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể chuyện hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện, biết rút ra cho mình bài học đúng đắn từ câu chuyện.
===================================
KĨ THUẬT – TIẾT 30 LẮP RÔ BỐT 
I)Mục tiêu: HS cần phải
 - Chọn đúng và đủ c ... - Một HS đọc nội dung BT1.
- GV dán lên bảng lớp tờ phiếu kẻ bảng tổng kết ; giải thích yêu cầu của bài tập : Các em phải đọc kĩ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong mỗi câu văn. Sau đó xếp đúng các ví dụvào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy.
- HS đọc từng câu văn, suy nghĩ, làm bài vào vở hoặc VBT. GV phát riêng bút dạ và phiếu cho mộtvài HS ; nhắc những HS này chỉ ghi vào ô trống tên câu văn – a,b,c (không cần viết lại câu văn).
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng :
Tác dụng của dấu phẩy
Ví dụ
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Câu b
(Phong trào Ba đảm đang thời kì chống mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung)
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu a
(Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.)
Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Câu c
(Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.)
+Bài tập 2
- Một HS giỏi đọc BT2 (đọc cả mẩu chuyện Truyện kể về bình minh còn thiếu dấu chấm, dấu phẩy : giải nghĩa từ khiếm thị).
- GV nhấn mạnh hai yêu cầu của BT :
+ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện.
+ Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.- HS đọc thầm Truyện kể về bình minh, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào các ô trống. GV phát riêng phiếu cho 2,3 HS.
- Những HS làm bài trên phiếu tiếp nối nhau trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp sửa bài tập trong VBT. Sau đó GV mời 1-2 HS đọc lại mẩu chuyện ; nói nội dung câu chuyện. (Thầy giáo biết giải thích rất khéo, giúpp một bạn nhỏ khiếm thị chưa bao giờ nhìn thấy bình minh hiểu được bình minh là như thế nào.)
Lời giải :
Sáng hôm ấy  có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn  Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.
Có một thầy giáo cũng dậy sớm  đi ra vườn thao cậu bé mù  Thầy đến gần cậu bé  khẽ chạm vào vai cậu bé  hỏi :
 Môi cậu bé run run  đau đớn. Cậu nói :
- Thưa thầy, em chưa được thấy hoa mào gà  cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.
Bằng một giọng nhẹ nhàng  thầy bảo :
- Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ  giống như da của mẹ chạm vào ta.
3. Củng cố, dặn dò
- Một HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng cho đúng.
===================================
TOÁN -TIẾT 150 PHÉP CỘNG
I ) Mục tiêu:
Củng cố kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng tính nhanh trong giải bài toán.
II ) Đồ dùng dạy – học
Bảng phụ ghi tóm tắt như SGK trang 158.
III) Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ :
 2 em lên bảng làm bài .Lớp viết vào bảng con .
+Kể tên các đơn vị đo thời gian đã học ?.
2)Dạy học bài mới :
a)Giới thiệu bài :GV nêu mục tiêu ghi đề .
b)Giảng bài mới :
*Hoạt động 1 : Ôn tập phép cộng và các tính chất của phép cộng.
- GV viết phép tính a + b = c.
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép cộng
- a, b là số hạng. c là tổng của a và b.
- a + b cũng gọi là tổng.
- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
- Tổng của số hạng thứ nhất và số hạng thứ hai cộng với số hạng thứ ba bằng số hạng tứ nhất cộng với tổng số hạng thứ hai và số hạng thứ ba.
- Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó.
*Hoạt động 2 : Thực hành – Luyện tập
Bài 1 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.lần lượt 1 số em lên bảng .
- Trong bài có 4 phần đều yêu cầu thực hiện phép cộng; (a) cộng số tự nhiên; (b), c cộng phân số; (d) cộng số thập phân.
Bài giải :
a)	 889 972	- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính trong phép cộng 
 +96 308 hai số tự nhiên.
 986 280 
- Đặt số nọ dưới số kia sao cho các chữ số cùng hàng thì thẳng cột với nhau.
b) + = = ; 3 + .
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta cộng các tử số với nhau, giữ nguyên mẫu số.
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta qui đồng mẫu số các phân số rồi cộng hai phân số đã cùng mẫu số.
c) 926,83
 + 549,67
 1476,50
- Đặt số nọ dưới số kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau. Thực hiện cộng như đối với số tự nhiên sau đó đặt dấu phẩy vào tổng thẳng cột các dấu phẩy (ở mỗi số hạng).
Bài 2 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi hai HS lên bảng làm bài.
- Sử dụng tính chất kết hợp cho phần (a) ta có :
a) (689 + 875) + 125
= 689 + (875 + 125)
= 689 + 1000 
= 1689.
- Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp cho phần (b) ta có :
 b) () + 
= ()+ 
= 1 + (hoặc 1) .
HS nhận xét.
a) Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn chục.
b) Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng nhóm các phân số cùng mẫu số để cộng trước.
Đáp số : 581 + (878 + 419) = 1878.
.
HS nhận xét.
c) (5,787 + 28,69) + 4,13 = 38,69
d) 83,75 – 46,98 + 6,25 = 136,98
- GV : Khi thực hiện phép cộng với nhiều số hạng, ta có thể sử dụng linh hoạt các tính chất của phép cộng để tính toán thuận tiện hơn.
Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Không thực hiện phép tính, nêu dự đoán kết quả tìm x.
a) x = 0
b) x = 0
Giải thích : 
x + 9,68 = 9,68. Vì tổng bằng số hạng thứ hai nên số hạnh thứ nhất bằng 0.
b) .
Nhận xét : Ta thấy tổng bằng số hạng thứ nhất nên số hạng thứ hai bằng 0.
Bài 4 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi HS tóm tắt, nêu cách giải, tự làm bài vào vở.
Bài giải
Trong một giờ cả hai vòi chảy vào bể là:
(thể tích bể)
Mà 
Vậy trong một giờ cả hai vòi chảy vào bể được 50% thể tích bể.
H: Có mấy cách đưa về tỉ số phần trăm ?
3) Nhận xét, dặn dò :
- Về nhà làm thêm các bài tập trong vở bài tập. 
- Chuẩn bị bài : Phép trừ
- Nhận xét tiết học.
===================================
TẬP LÀM VĂN – TIẾT 60: TẢ CON VẬT. (Kiểm tra viết).
I ) Mục tiêu:
-Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II ) Đồ dùng dạy – học
- Giấy kiểm tra hoặc vở.
- Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật (như gợi ý để HS viết bài).
III) Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ : Ôn tập tả con vật .
2HS lên bảng trả lời GV nhận xét bổ sung.
+Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật .
2.Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu ghi đề .
b) Học sinh làm bài viết :
*Hướng dẫn HS làm bài
- Một HS đọc đề bài và gợi ý của tiết Viết bài văn tả con vật.
- GV nhắc HS : Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mà em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết một bài văn miêu tả một con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước.
* HS làm bài
3)Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31 (Ôn tập về tả cảnh, mang theo sách Tiếng Việt 5, tập I để làm BT1 – Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong học kì 1).
 - GV nhận xét tiết học.
===================================
SINH HOẠT TIẾT 30:KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN –
I-Mục tiêu:
- -Lớp sơ kết các hoạt động trong tuần 30 và nêu kế hoạch tuần 31.
-Khen ngợi động viên kịp thời những em có tiến bộ và nhắc nhở nghiêm túc các em còn vi phạm.
-Giáo dục học sinh ý thức tự giác vươn lên trong rèn luyện và học tập .
II-Chuẩn bị:
-GV và HS chuẩn bị một số thông tin bài hát về ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng .
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : Sơ kết tuần 30, nêu kế hoạch tuần 31.
1-Đánh giá hoạt động tuần 30.
 -Các tổ trưởng báo cáo: Đọc kết quả theo dõi về học tập và rèn luyện của các bạn trong tổ của mình.
-Lớp trưởng nhận xét. HS trong lớp đóng góp ý kiến.GV nhận xét :
a)Đạo đức:
Trong tuần, các em đã học tập và rèn luyện tốt, đa số các em ngoan ,lễ phép , biết vâng lời thầy cô giáo ,đoàn kết với bạn bè , có ý thức kỉ luật tốt, chấp hành tốt các nội quy, nề nếp của trường .Đi học chuyên cần, đúng giờ, thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường..
b) Học tập :
-Các em đã thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập,học bài và làm bài đầy đủ .Trong giờ học, các em đã hăng say phát biểu xây dựng bài, ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận, có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
* Tuyên dương: Nữ, Trinh, Hương, Tiên, Trang,
c) Hoạt động khác :
 Chấp hành tốt mọi nội quy nề nếp của nhà trường .Tham gia tốt các hoạt động phong trào do nhà trường và Đội đề ra.Tham gia đọc và làm theo báo Đội.
2-Kế hoạch tuần 31
-Tiếp tục duy trì tốt mọi nề nếp hằng ngày,
 -Thực hiện dạy và học kế hoạch chương trình tuần 31.
-Thực hiện tốt các yêu cầu về học tập.
Tham gia lao động dọn vệ sinh trường lớp, thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường. 
3 ) Dặn dò : Vâng lời thầy cô , cha mẹ ,giúp đỡ bạn bè .
 Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nề nếp đề ra . 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30.doc