Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Toán: LUYỆN TẬP CHUNG

I.Mục tiêu : Biết:

 - Quan hệ giữa 1 và ; và ; và

 - Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

 - Giải bài toán có liên quan đén số trung bình cộng.

 - Cả lớp làm bài tập 1,2,3. HS khá giỏi làm được các bài tập còn lại.

II.Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 4. GV nhận xét, chữa bài.

2.Bài mới: Luyện tập:

Bài 1 : Tổ chức HS làm theo nhóm 2

 -Nhắc lại cách chuyển đổi số đo có 1 tên đơn

 - Làm mẫu câu a): 1 : = 1 x = 10( lần )

 Vậy 1 gấp 10 lần

 - Đại diện nhóm trình bày. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
 Ngày soạn: 08/10/2011
 Ngày giảng: Thứ hai, 10/10/2011
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu : Biết:
	- Quan hệ giữa 1 và ; và ; và 
	- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
	- Giải bài toán có liên quan đén số trung bình cộng.
	- Cả lớp làm bài tập 1,2,3. HS khá giỏi làm được các bài tập còn lại.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 4. GV nhận xét, chữa bài.
2.Bài mới: Luyện tập:
Bài 1 : Tổ chức HS làm theo nhóm 2
	-Nhắc lại cách chuyển đổi số đo có 1 tên đơn 
	- Làm mẫu câu a): 1 : = 1 x = 10( lần )
	 Vậy 1 gấp 10 lần 
	- Đại diện nhóm trình bày. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài 2: - HS đọc đề .
	- HS nêu cách tìm 1 thành phần chưa biết : tìm số bị trừ, số hạng, thừa số, số bị chia.
	- HS tự làm vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
Bài 3: - HS đọc đề toán.
	- HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của 2 số.
	- HS giải vào vớ, 1 em lên bảng làm bài.
	Giải:
 	Trung bình mỗi giờ vòi Nước đó chảy vào bể được là:
 ( bể )
 Đáp số: ( bể )
3.Hướng dẫn về nhà:Làm bài tập 4 (32)
_____________________________________
Tập đọc: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT 
I.Yêu cầu:
1.Đọc:
	- Đọc đúng: A- ri- ôn, Xi- xin, boong tàu, sửng sốt.
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm.
	- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc sôi nổi, hồi hộp.
2.Hiểu:
	- Hiểu các từ khó: boong tầu, dong buồm, hành trình, sửng sốt. trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh và tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
3.GD bảo vệ MT: giáo dục HS lòng yêu quý các loài động vật biển, bảo vệ môi trường biển.
II.Đồ dùng dạy học :Tranh minh hoạ bài học .
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 2 HS kể lại câu chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện .
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài: 
	- Cho HS đọc và quan sát tranh chủ điểm mới. GV giới thiệu: Chủ điểm Con người với thiên nhiên nói về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, con người chinh phục thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.
	- Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và giới thiệu bài.
b)Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
*Luyện đọc: 
	- GV hướng dẫn 4 HS luyện đọc nối tiếp theo 4 đoạn truyện( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). GV kết hợp cho HS luyện đọc đúng các tên riêng nước ngoài và hiểu nghĩa của những từ khó trong bài (boong tàu, hành trình, dong buồm, sửng sốt)
	- HS luyện đọc theo cặp.
	- 1 HS đọc toàn bài.
	- GV đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài: 
	- HS đọc thầm bài, tìm hiểu nội dung chính của từng đoạn.
	- GV kết luận, ghi bảng nội dung từng đoạn:
	+ Đoạn 1: A- ri- ôn gặp nạn.
	+ Đoạn 2: Sự thông minh và tình cảm của cá heo đối với con người.
	+ Đoạn 3: A- ri- ôn được trả tự do.
	+ Đoạn 4: Tình cảm của con người với loài cá heo thông minh.
	- 1 HS đọc đoạn 1, GV hỏi: Chuyện gì xảy ra với nghệ sĩ tài ba A- ri- ôn?( Ông đạt giải nhất ở đảo Xi- xin với nhiều tặng phẩm quý giá. Trên đường về , bọn thuỷ thủ nổi lòng tham cướp tặng phẩm của ông và đòi giết ông).
	- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?( Vì thuỷ thủ trên tàu đòi giết ông, vì không muốn chết trong tay bọn thuỷ thủ nên ông nhảy xuống biển )
	- 1 HS đọc đoạn 2.
	- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ? ( Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông, cứu ông và đưa ông trở về đất liền).
	- Qua câu chuyện , em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (Biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, là con vật thông minh tình nghĩa, là bạn tốt cuả người )
	- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn ?( Đám thuỷ thủ là người nhưng tham lam độc ác, không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn )
	- 1 HS đọc đoạn 3, 4:
	- Những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?( thể hiện tình cảm yêu quý của con người đối với loài cá heo thông minh)
	- Em cần làm gì để bảo vệ những loài động vật biển đáng yêu như cá heo?( giữ gìn môi trường biển, không làm cho biển bị ô nhiễm,)
	- Câu hỏi bổ sung : Ngoài câu chuyện trên , em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về loài cá heo ?(HS kể những điều em đã được đọc, nghe kể, tận mắt chứng kiến về loài cá heo)
*Hướng dẫn đọc diễn cảm :
	- GV chọn đoạn 2 cho HS luyện đọc.
	- HS đọc thầm, nêu cách đọc diễn cảm đoạn 2: nhấn giọng các từ ngữ đã nhầm đàn cá heo, say dưa thưởng thức, đã cứu, nhanh hơn, toàn bộ, không tin và nghỉ hơi sau các từ ngữ nhưng, trở về đất liền.
	- HS luyện đọc theo nhóm 4, các nhóm cử đại diện lên thi đọc diễn cảm.
	- GV và cả lớp nhận xét, chấm điểm.
3.Củng cố, dặn dò:
	- HS nêu ý nghĩa của câu chuyện .
	- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
_____________________________________
Chính tả: (Nghe viết) DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I.Yêu cầu :
- Nghe-viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Dòng kinh quê hương.
- Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ; thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của bài tập 3.Học sinh khá giỏi làm đầy đủ bài tập 3
- GD bảo vệ môi trường: HS yêu quý vẻ đẹp của dòng kênh quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường nước.
II.Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: HS viết những tiếng chứa nguyên âm đôi ưa , ươ .
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài : 
b)Hướng dẫn HS nghe - viết : 
	- 2 HS đọc bài Dòng kinh quê hương .
	- Tìm những từ ngữ nói lên vẻ đẹp của dòng kinh quê hương? 
	- Những dòng kênh có ích gì trong cuộc sống của người dân quê em? Em cần làm gì để bảo vệ cho dòng kênh luôn sạch đẹp?
	- GV nhắc HS chú ý những từ ngữ dễ viết sai : mái xuồng, dã bàng , ngưng lại, lảnh lót 
c)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2 : 
	- HS đọc đề.
	- GV gợi ý : vần này thích hợp với cả 3 ô trống .
	- Lời giải : Rạ rơm thì ít , gió đông thì nhiều / Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro .
Bài 3 :
	- HS làm bài vào VBT, GV chữa bài.
	 - Lời giải : Đông như kiến / Gan như cóc tía / Ngọt như mía lùi .
	- Sau khi điền đúng các tiếng chứa ia / iê vào chỗ trống , HS đọc thuộc các thành ngữ trên .
3.Củng cố, dặn dò: 
	- HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê. 
- GV nhận xét tiết học.
_____________________________________
 Ngày soạn: 09/10/2011
 Ngày giảng: Thứ ba, 11/10/2011
Âm nhạc: 	ÔN TẬP : CON CHIM HAY HÁT 
 ÔN TẬP TĐN số 1, số 2
I.Mục tiêu: 
HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, trình bày bài Con chim hay hót với cách hát có lĩnh xướng và hoà giọng. Thể hiện tình cảm hồn nhiên, nhí nhảnh của bài.
Đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 1 kết hợp tập đánh nhịp 2/4. Đọc nhạc hát lời bài TĐN số 2 kết hợp tập đánh nhịp 3/4
II.Chuẩn bị của giáo viên: 
Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc
Bản nhạc bài TĐN số 1 và số 2 .
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập hát Con chim hay hót
- Hướng dẫn HS ôn tập bài hát chú ý giữ đúng nhịp và đều 
- Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo nhịp 
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp
- Từng tốp đứng hát theo hướng dẫn của GV
- GV nhận xét và sửa đổi với những em chưa vỗ, hát đúng nhịp 
- Tập biểu diễn bài hát 
- GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát 
- HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể tình cảm vui tươi.
- Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ.
- HS thực hiện theo .
Hoạt động 2: 
Ôn tập TĐN số 1
- HS tập nói tên nốt
- GV gõ tiết tấu , HS thực hiện lại 
- GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách.
- Yêu cầu HS đọc TĐN diễn cảm, thể hiện tính chất mềm mại của giai điệu
Ôn tập TĐN số 2
- GV gõ tiết tấu, HS thực hiện lại 
- GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách.
- Yêu cầu HS đọc TĐN diễn cảm, thể hiện tính chất mềm mại của giai điệu
Củng cố – dặn dò
- Củng cố bằng cách hỏi tên bài hát vừa học, tên tác giả. 
- Cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách 
- GV nhận xét, dặn dò
_____________________________________
Luyện từ và câu: TỪ NHIỀU NGHĨA 
I. Yêu cầu :
	- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
	- Phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thẻ người và động vật ở bài tập 2; HS khá giỏi làm được toàn bộ bài tập 2 
II. Đồ dùng dạy học : Tranh , ảnh về các sự vật , hiện tượng , hoạt động ..có thể minh họa cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa .
III.Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: HS làm lại BT 2 của tiết trước.
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài:
b)Nhận xét: 
Bài 1: 
	- HS nêu nội dung và yêu cầu của bài . Thảo luận nhóm 2 để tìm ra đáp án đúng, nối từ với nghĩa thích hợp.
	- GV nhận xét, kết luận: răng- b; mũi- c; tai- a.
	- HS nhắc lại nghĩa của từng từ.
	- GV nói: Các nghĩa mà các em vừa xác định cho các từ răng , mũi , tai là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu ) của mỗi từ .
Bài 2: 
	- HS giải nghĩa của các từ răng , mũi , tai trong bài thơ.
	+ Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật.
	+ Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được.
	+ Tai của chiếc ấm không dùng để nghe được.
	- GV: Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai. Ta gọi là nghĩa chuyển.
Bài 3: 
	- HS trao đổi theo cặp. GV giải thích :
	+ Nghĩa của từ răng ở BT1 và BT2 giống nhau ở chỗ: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng .
	+ Nghĩa của từ mũi ở BT 1 và BT2 giống nhau ở chỗ: Cùng chỉ 1 bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước 
	+ Nghĩa của từ tai ở BT 1 và BT2 giống nhau ở chỗ: cùng chỉ bộ phận mọc ở 2 bên , chìa ra như cái tai .
Ghi nhớ: HS đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK .
c)Luyện tập: 
Bài 1: 
	- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ mắt, chân, đầu .
	- HS làm việc độc lập, sau đó trình bày .
	Lời giải : 
Nghĩa gốc Nghĩa chuyển 
a)Mắt trong Đôi mắt bé mở to Mắt trong Quả na mở mắt 
b)Chân trong Bé đau chân Chân trong Lòng ta ..kiềng ba chân
c)Đầu trong Khi viết, em đừng ngoẹo Đầu trong nước suối đầu nguồn rất trong
đầu
Bài 2: 
	- HS làm việc theo nhóm, tìm từ và ghi vào phiếu.
	- Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV kết luận các đáp án đúng:
	+ Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, 
	+ Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ tay,
	+ Miệng: Miệng bát, miệng hũ, miệng hố, miệng túi,
	+ Tay: tay áo, tay nghề, tay bóng bàn,
	+ Lưng: lưng áo, lưng đồi, lưng đèo, lưng núi,
3.Củng cố , ... nh mình?
	- Nhắc nhở HS phải biết yêu quý thiên nhiên, cây cỏ.
	- GV nhận xét tiết học .
	- Dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết KC tuần 8 .
_____________________________________
 Ngày soạn: 11/10/2011
 Ngày giảng: Thứ năm, 13/10/2011
Toán: HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN 
I.Mục tiêu : Giúp HS :
	- Nhận biết tên các hàng của số thập phân(dạng đơn giản thường gặp); quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau.
	- Nắm được cách đọc, cách viết số thập phân. chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa số thập phân.
- Cả lớp làm được bài tập 1; 2(a,b). HS khá giỏi làm được các bài tập còn lại.
II. Chuẩn bị : Kẻ sẵn 1 bảng phóng to bảng của SGK, hoặc hướng dẫn HS sử dụng bảng của SGK .
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
	- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 3 ( 37 ) .
	- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng của số thập phân:
	- GV hướng dẫn HS quan sát bảng trong SGK để trả lời các câu hỏi:
	+ Phần nguyên của số thập phân gồm các hàng nào?( đơn vị, chục, trăm, nghìn ).
	+ Phần thập phân của số thập phân gồm các hàng nào?( phần mười, phần trăm, phần nghìn ,).
	+ Mỗi đơn vị của mỗi hàng bằng bao nhiêu đơn vị của hàng thấp hơn liền sau?( Mỗi đơn vị của mỗi hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau).
	+ Mỗi đơn vị của mỗi hàng bằng một phần mấy đơn vị của hàng cao hơn liền trước?( Mỗi đơn vị của mỗi hàng bằng ( hay 0,1) đơn vị của hàng cao hơn liền trước).
b)GV hướng dẫn để HS nêu cẅu tạo từng phần trong số thập phân rồi đọc số đó
	- Trong số thập phân 375,406 :
	+ Phần nguyên gồm những gì?( 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị).
	+ Phần thập phân gồm có những gì?(4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn).
	+ Gọi 1 HS đọc số thập phân trên, GV ghi bảng: Số thập phân 375,406 đọc là : ba trăm bảy mươi lăm phẩy bốn trăm linh sáu.
	+ Em đã đọc số thập phân này theo thứ tự nào?( Đọc từ hàng cao đến hàng thấp, đọc phần nguyên trước, sau đó đọc dấu phẩy rồi đọc phần thập phân).
	- Thực hiện tương tự đối với số thập phân 0,1985.
c)Thực hành: 
Bài 1: 
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS hoạt động nhóm 2, đọc số thập phân, nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị từng hàng.
	- Gọi HS lần lượt trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
	Chẳng hạn: 
	+ số 1942,54 đọc là: một nghìn chín trăm bốn mươi hai phẩy năm mươi tư;
	+ số 1942,54 có phần nguyên là 1942 , phần thập phân là ;
	+ trong số 1942,54 , kể từ trái sang phải , 1 chỉ 1 nghìn , 9 chỉ 9 trăm , 4 chỉ 4 chục, 2 chỉ 2 đơn vị, 5 chỉ 5 phần mười, 4 chỉ 4 phần trăm.
Bài 2 : 
	- HS đọc đề bài.
	- GV làm mẫu câu a): 5,9
	- Cho HS viết các số thập phân còn lại vào vở, 1 em lên bảng làm bài.
	Kết quả viết là : 
 	b) 24,18 	c) 55,555 
 	d) 2002,08 	e) 0,001 
3.Củng cố,dặn dò: 
	- Nêu cách đọc và viết số thập phân .
	- Làm bài tập 3 ( 38 ) .
_____________________________________
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I.Yêu cầu : 
	- Xác định được phần mở bài thân bài, kết bài của bài văn; Hiểu mối liên hệ về nội dung của các câu và biết cách viết câu mở đoạn.
	- GD bảo vệ MT: GD lòng tự hào, yêu quý các cảnh đẹp của quê hương đất nước; ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường.
II. Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: HS trình bày dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước(BT2 tiết TLV tuần trước).
2.Bài mới:
a)Giới thiệu bài: 
b)Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1: 
	- 1 HS đọc bài Vịnh Hạ Long, 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài.
	- HS thảo luận nhóm 2, trả lời các câu hỏi.
	- Đại diện các nhóm trình bày, GV chốt:
	a/ Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.
	+ Mở bài : Câu mở đầu ( Vịnh Hạ Long Việt Nam )
	+ Thân bài : Gồm 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh.
	+ Kết bài : Câu văn cuối ( Núi non, sóng nước .mãi mãi giữ gìn )
	b/Thân bài có 3 đoạn : 
	+ Đoạn 1 : Tả sự kì vĩ của Vịnh Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo.
	+ Đoạn 2 : tả vẻ duyên dáng của Vịnh Hạ Long .
	+ Đoạn 3 : Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa .
	c/Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Những câu văn đó còn có vai trò chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau.
	- GV giảng: Vịnh Hạ Long có những nét đẹp lạ kì mà chỉ riêng Hạ Long mới có. Tác giả đã miêu tả mỗi đặc điểm đó thành một đoạn văn
	- GV nhắc nhở HS có ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên ở thắng cảnh đẹp của đất nước.
Bài 2: 
	- HS đọc đề bài.
	- Giúp HS biết được ý mở bài cần bao trùm ý toàn bài, từ đó HS có cách chọn đúng.
+ Đoạn 1 : Điền câu b .
+ Đoạn 2 : Điền câu c .
	- Cho HS đọc lại đoạn văn đã điền .
Bài 3: 
	- Theo gợi ý của bài 2, HS tự viết vào vở .
	- GV chấm, chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
	- HS nhắc lại tác dụng của câu mở đoạn.
	- GV nhận xét tiết học .
	- Chuẩn bị viết 1 đoạn văn miêu tả cảnh sông nước .
_____________________________________
	Ngày soạn: 	12/10/2011
	Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 14/10/2011
Toán: 	LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu : Giúp HS :
	- Biết cách chuyển 1 phân số thập phân thành hỗn số.
	- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
	- Cả lớp làm được bài tập 1; 2(3 phân số thứ 2,3,4); 3. HS khá giỏi làm hết các bài còn lại.
II.Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: 
	- Gọi 1 em lên bảng làm bài tập 3 (38).GV chấm,chữa bài. 
	- Kiểm tra VBT của tổ 1.
2.Bài mới: 
Bài 1: 
a)HS đọc yêu cầu của bài.
	- GV hướng dẫn theo mẫu : = 16(Lấy 162 chia 10 được 16 là phần nguyên, dư 2 là tử số, giữ nguyên mẫu số là 10) 
	- HS tự làm những bài còn lại vào vở, 3 em lên bảng chữa bài.
b)Chuyển các hỗn số thành phân số 
	- GV hướng dẫn cách làm: 
16 = 16 + = 16 + 0,2 = 16,2
Vậy 16 = 16,2 
	- Lưu ý HS chỉ viết kết quả vào vở.
	- HS tự làm các bài còn lại vào vở, GV chấm, chữa bài.
Bài 2: 
	- HS đọc yêu cầu : chuyển các phân số thập phân thành số thập phân,đọc các số thập phân đó .
	- Như hướng dẫn ở phần 1b, HS tự làm vào vở .
Bài 3: 
	- Yêu cầu : chuyển đổi đơn vị đo.
	- Hướng dẫn : 
	2,1 m = 2 m = 2m 1 dm = 21 dm .
	vậy 2,1 m = 21 dm 
	- HS làm vào vở, 2 em lên bảng chữa bài.
3.Hướng dẫn về nhà: Làm bài tập 4 ( 39 )
_____________________________________
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA 
I.Yêu cầu: 
	- Nhận biết được nghĩa chung và nghĩa khác nhau của từ chạy; hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mới liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3.
	- Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ .
- HS khá giỏi biết đặt câu để phân biết cả 2 từ ở BT3.
II.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: Kiểm tra 2 em:
	- Nhắc lại kiến thức về từ nhiều nghĩa .
	- Làm lại BT 2.
2.Bài mới:
a)Giới thiệu bài. 
b)Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
	- HS đọc đề bài.
	- HS tự làm bài vào VBT, 1 HS làm bài trên bảng,dùng phấn nối lời giải nghĩa thích hợp với từ chạy trong từng câu .
	- Nhận xét, chữa bài trên bảng: 1- d; 2- c; 3- a; 4- b
Bài 2: 
	- HS thảo luận nhóm 2 và trình bày: Nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên là: sự vận động nhanh .
Bài 3: 
	- HS đọc yêu cầu bài tập.
	- GV yêu cầu HS tự làm vào vở, dùng bút gạch một gạch dưới nghĩa gốc, gạch hai gạch dưới nghĩa chuyển.
	- Từ “ăn” có nghĩa gốc là gì? ( Đưa thức ăn vào miệng , nhai )
	- Vậy câu nào có từ ăn là nghĩa gốc? ( Câu c )
Bài 4: 
	- HS đọc yêu cầu bài tập.
	- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 4 em lên bảng đặt 4 câu.
	- HD HS chữa bài, nhận xét.
	VD:	+ Nghĩa 1 : Bé Thơ đang tập đi / Ông em đi rất chậm .
	+ Nghĩa 2 : Mẹ nhắc Nam đi tất vào cho ấm / Nam thích đi giày .
	- Chấm, chữa bài .
3.Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét tiết học .
	- Viết thêm vào vở 1 vài câu văn ở bài tập 4 .
_____________________________________
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
Đề bài : Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
I.Yêu cầu: 
II.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: 
	- Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nữổc một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
	- Đọc câu mở đầu đoạn văn em viết trong bài tập 3 tiết trước.
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài: 
b)Hướng dẫn HS luyện tập: 
	- GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS.
	- HS đọc thầm đề bài và gợi ý bài làm.
	- GV hỏi :
	+Một bài văn hoàn chỉnh có mấy phần? Đó là phần nào ?
	+Em muốn chọn phần nào để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh ?
	- GV gợi ý : 
	+ Em tả đặc điểm gì của cảnh sông nước ? 
	+ Em tả theo thứ tự nào ? Trong cảnh có chi tiết nào nổi bật nhất, gây cho em nhiều thú vị nhất ?
	+ Em có cảm xúc gì trước cảnh đó?
	- HS viết đoạn văn.
	- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
	- Lớp bình chọn bài hay nhất. 
	- GV chấm, nhận xét một số bài.
3.Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học .
	- Dặn HS về nhà xem trước yêu cầu và gợi ý của tiết TLV tuần 8 .
_____________________________________
 SINH HOẠT LỚP
ATGT: Em làm gì để giữ an toàn giao thông
I.Yêu cầu:
-HS hiểu và thực hiện: Phòng tránh tai nạn giao thông ; Thấy được phòng tránh tai nạn giao thông là nhiệm vụ của mọi người.
-HS biết lập phương án phòng tránh tai nạn giao thông, thực hiện tốt an toàn giao thông trên đường đi học từ nhà đến trường.
- Học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và của lớp trong tuần qua, có ý thức phấn đấu vươn lên trong tuần tới.
- Nắm được kế hoạch hoạt động tuần 8.
II.Lên lớp:
1. An toàn giao thông:
*Hoạt động 1: 
-Nhóm đôi:
+Nêu những nhiệm vụ của người học sinh và của mọi người khi tham gia giao thông?
+HS báo cáo, GV giúp nhóm có học sinh yếu.
+GV tổng hợp, kết luận.
*Hoạt động 2: 
-Cá nhân:
+Hãy lập phương án phòng tránh tai nạn giao thông trên đường đi học từ nhà đến trường?
+Lần lượt học sinh nêu, nhận xét, bổ sung.
+GV kể sơ đồ, cắm biển báo giao thông, cho HS lựa chọn con đường an toàn nhất từ nhà đến trường.
+Nhận xét, nhắc nhở, dặn dò HS.
2.Sinh hoạt lớp:
	- Lớp trưởng và các tổ trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần vừa qua.
	- Các tổ viên thảo luận, đóng góp ý kiến.
	- GV nhận xét: 
*Ưu điểm:
	- Nhiều em đi học đều, đúng giờ; nề nếp tự quản tương đối tốt.
	- Có ý thức tốt trong học tập, làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Tuyên dương: Dung, Tấm, Đài, Bông
*Nhược điểm:
	- Một số HS chưa làm bài tập ở nhà, ý thức tự quản chưa cao, vệ sinh lớp học còn chậm.
3.Kế hoạch hoạt động:
Xây dựng ý thức tự quản tốt.
Tiếp tục phát huy phong trào Đôi bạn cùng học.
Đóng góp đầy đủ các khoản tiền. 
Luyện tập chữ viết.
Giúp đỡ những HS học yếu: Lượng, Bi, Bồng, Hoàng...
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc