Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 20

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 20

TIẾT 39: TUNG VÀ BẮT BÓNG

TRÒ CHƠI “BÓNG TRUYỀN SÁU”

I. Mục tiêu:

- Thực hiện được động tác tung và bắt bóng bằng 2 tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.

- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Bóng chuyền sáu”.

- Giáo dục HS ý thức tích cực tập luyện.

II. Địa điểm-Phương tiện.

- Trên sân trường vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.

- Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và 2 quả bóng để HS tập luyện.

- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức: Làm mẫu, thuyết trìng, giảng giải; thực hànhnhóm, cá nhân.

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
Đ/C Thao dạy
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010
Tiết 1: Thể dục.
Tiết 39: tung và bắt bóng
Trò chơi “bóng truyền sáu”
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác tung và bắt bóng bằng 2 tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Bóng chuyền sáu”.
- Giáo dục HS ý thức tích cực tập luyện.
II. Địa điểm-Phương tiện.
- Trên sân trường vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và 2 quả bóng để HS tập luyện.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức: Làm mẫu, thuyết trìng, giảng giải; thực hànhnhóm, cá nhân.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
 Phương pháp tổ chức
A.Phần mở đầu.
- Nhận lớp phố biến nội dung yêu cầu của giờ học.
- Khởi động :
- Trò chơi “Kết bạn”
B.Phần cơ bản.
1. Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay
- Thi giữa các tổ với nhau một lần
2. Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân .
3. Chơi trò chơi 
“bóng truyền sáu”
C. Phần kết thúc.
- Đi thường vừa đi vừa thả lỏng.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6 - 10 phút
18-22 phút
6 - 8 phút
5 - 7 phút
5 - 7 phút
4 - 6 phút
- ĐHNL 
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV thực hiện mẫu lại động tác
- HS tập luyện
 Tổ 1 Tổ 2
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * *
ĐHTL: GV
 * * * * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * * * * *
- GV hướng dẫn lại luật chơi cách chơi
- Tổ chức cho HS chơi thử rồi chơi 
thật.
- ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán.
Tiết 97: diện tích hình tròn
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
- HS làm các bài tập1(a, b); bài 2(a, b); bài 3. HS khá, giỏi làm các phần còn lại của BT1, BT2.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Chuẩn Bị:
- Phiếu học tập.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Thuyết trình, giảng giải,phân tích; thgực hành nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn?
- GV nhận xét ghi điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
a. Giới thiệu quy tắc tinh diện tích hình tròn.
- HS phát biểu quy tắc và nêu công thức tổng quát. C = d x 3,14
 C = r x 2 x 3,14
- GV nêu quy tắc
- Gọi vài HS nhắc lại.
+ Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?
- Công thức: 
 S là diện tích , r là bán kính thì S được tính như thế nào?
+ Ví dụ:
- GV nêu ví dụ.
- Cho HS tính ra nháp.
- Mời một HS nêu cách tính và kết quả, GV ghi bảng.
- GV củng cố lại cách tính diện tích của hình tròn.
- HS chú ý nghe.
2 - 3 HS nhắc lại.
- Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân bán kính rồi nhân 3,14.
- HS nêu: S = r x r x 3,14
- HS nêu miệng cách làm
 Diện tích hình tròn là:
 2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2)
 Đáp số: 12,56 dm2.
b. Luyện tập:
*Bài tập 1 (100): Tính diện tích hình tròn có bán kính r:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (98): Tính diện tích hình tròn có đường kính d:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp. Sau đó cho 3 HS nêu kết quả và cách làm..
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
Bài tập 3 (98): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
* HS làm bảng lớp ,bảng con:
a. 5 5 3,14 = 78,5 (cm2)
b. 0,4 0,4 3,14 = 0,5024 (dm2)
*c. 1,1304 (m2)
*HS làm bài vào nháp:
a. d = 12 cm ; r = 12: 2 = 6(cm)
 6 6 3,14 = 113,04 (cm2)
b. d = 7,2 dm ; r = 7,2 : 2 = 3,6(dm)
 3,6 3,6 3,14 = 40,6944(dm2)
*c. d = m ; r = : 2 = = 0,4(m)
 0,4 0,4 3,14 = 0,5024 (m2)
Tóm tắt:
 Bán kính : 45 cm
 Diện tích: m2?
Bài giải:
Diện tích của mặt bàn hình tròn đó là:
 45 45 3,14 = 6358,5 (cm2)
 Đáp số: 6358,5 cm2
3. Củng cố, dặn dò: 
-- Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.
- Yêu cầu HS về nhà làm các bài trong vở bài tập.
- GV nhận xét giờ học.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Luyện từ và câu.
Tiết 39: Mở rộng vốn từ: Công dân
I. Mục đích - yêu cầu:
- Hiểu nghĩa của từ công dân(BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4).
- HS khá, giỏi làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm, bút dạ
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết hoàn chỉnh ở nhà (BT2, phần luyện tập của tiết LTVC trước).
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
1-2 HS đọc 
Bài tập 1 (18):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. 
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 2(18):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài theo nhóm, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Mời một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
*Bài tập 3 (18):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- GV cho HS làm vào vở.
- Mời một số HS trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét kết luận.
*Bài tập 4 (18):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV chỉ bảng đã viết lời nhân vật Thành, nhắc HS: Để trả lời đúng câu hỏi, cần thử thay thế từ công dân trong các câu nói của nhân vật Thành bằng từ đồng nghĩa với nó (BT 3), rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- HS trao đổi, thảo luận cặp đôi.
- HS phát biểu ý kiến.
 Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân:
b. Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
+ Xếp từ chứa tiếng công vào nhóm từ thích hợp :
a. Công là “của nhà nước, của chung”: công dân, công cộng, công chúng.
b. Công là “không thiên vị”: công băng, công lí, công minh, công tâm.
c. Công là “thợ, khéo tay”: công nhân, công nghiệp. 
+ Tìm các từ đồng nghĩa với công dân trong các từ cho dưới đây:
- Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.
- Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
- HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi, thảo luận cặp đôi.
- HS phát biểu ý kiến.
*Lời giải:
Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa ở bài tập 3. Vì từ công dân có hàm ý “người dân một nước độc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.
3. Củng cố, dặn Dò:
- Dặn HS về nhà học bài và xem lại bài tập 3.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Mĩ thuật.
Đ/C Thương dạy
Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2010
Tiết 1: Kể chuyện.
Tiết 20: Kể chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục đích - yêu cầu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập, có ý thức làm theo những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh...
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số truyện, sách, báo liên quan.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Thực hành, vấn đáp, gợi mở; thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS kể lại chuyện: Chiếc đồng hồ, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
1 - 2 HS kể và nêu ý nghĩa của truyện.
a. Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
- Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
- GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp )
- Mời HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. 
- HS đọc thầm lại gợi ý 1. GV nhắc HS: nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.
- Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
b. HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện.
- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
- GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1 - 2 đoạn.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+ Đại diện các nhóm lên thi kể.
+ Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn: 
+ Bạn tìm được chuyện hay nhất. 
+ Bạn kể chuyện hay nhất.
+ Bạn hiểu chuyện nhất.
- HS đọc đề.
Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- 3 HS nối tiếp đọc.
 ...  việc cả lớp
 + Mời đại diện các nhóm trả lời, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi .
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
* Qua bài các em cần chú ý gì trong việc phơi quần áo...?
- HS đoc, quan sát tranh để trả lời các câu hỏi.
*Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
- Do ánh sáng không tiếp súc được tấm vải ở chỗ 4 hòn đá và cái đĩa nên màu ở những chỗ đó không bị biến đổi.
- Sự biến đổi hoá học.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
- Khi phơi quần áo nên phơi mặt trái ra ngoài để tránh bị bạc màu...	
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết. 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2010
Tiết 1: Lịch sử . 
$20: Ôn tập: chín năm kháng chiến
bảo vệ độc lập dân tộc
(1945 – 1954)
I. Mục tiêu: 
 Học xong bài này HS:
- Biết sau Cách mạng thánh Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “giặc”: “giặc đói”. “giặc dốt”, giặc ngoại xâm”.
- Thống kê những sự kiên lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
+ 19 - 12 - 1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
+ Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. 
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Giáo dục học sinh lòng tự hào về lịch sử của dân tộc và ý thức tích cực học tập góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước hoà bình...
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu).
- Phiếu học tập của HS.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm)
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK.
+Nhóm 1: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên 3 loại “giặc” mà Cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945?
+ Nhóm 2:“Chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ, nên trang sử vàng!”
Em hãy cho biết: Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
+ Nhóm 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định điều gì? 
+Nhóm 4: Hãy thống kê một số sự kiện mà cho em là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược?
b. Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp).
- Cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề “Tìm địa chỉ đỏ”.
Cách thực hiện: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- GV tổng kết nội dung bài học.
* Em thấy lịch sử Việt Nam ta như thế nào? em cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước trong sạch không bị ô nhiễm chất đọc của bom đạn?
1 - 2 HS nêu
- Các nhóm tự thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau cách mạng tháng Tám được diễn tả bằng cụm từ “ Ngàn cân treo sợi tóc”
- 3 loại giặc đó là : Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- Bắt đầu vào năm 1945 và kết thúc năm 1954.
- Thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta.
- Các sự kiện tiêu biểu: Chiến dịch biên giới thu đông 1947, chiến dịch biên giới thu đông 1950, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV
- HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó để nêu.
- Lịch sử Việt Nam là trang hào kiệt đáng tự hào vì vậy chúng êm cần tích cực học tập góp phần xây dựng một đất nước không có chiến tranh để môi trường trong sạch...
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, nhắc học sinh về ôn tập.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2010
Tiết3: Khoa học.
Tiết 40: Năng lượng
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
- Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ.
- Giáo dục HS ý thức yêu thích môn học, thích tìm hiểu về khoa học, biết vận dụng điều bổ ích vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn, còi.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Trực quan, vấn đáp, thực hành; quan sát, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Thế nào là biến đổi hoá học? Cho ví dụ?
- GV nhận xét ghi điểm.	
1 - 2 HS trả lời và nêu VD
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Thí nghiệm
*Cách tiến hành:
- Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm 7 và thảo luận:
+ Hiện tượng quan sát được là gì?
+ Vật bị biến đổi như thế nào?
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận : 
- GV cho HS nêu lại kết luận.
b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp
 + HS tự đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động đó.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp.
+ GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng. Ví dụ:
* Để có nguồn năng lượng sạch chúng ta cần làm gí?
*Mục tiêu: HS nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, nhờ được cung cấp năng lượng.
- HS làm thí nghiệm và thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu của GV.
+ Chiếc cặp sách được nâng lên cao, ngọn nến cháy và toả nhiệt, động cơ ô tô quay đèn sáng
+ Nhờ vật được cung cấp năng lượng.
- Ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có các biến đổi ,hoạt động.
*Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng. Ví dụ:
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày, cấy,
Các bạn học sinh đá bóng, học bài,
Chim đang bay
Máy cày
Thức ăn
Thức ăn
Thức ăn
Xăng
- Giữ gìn vệ sinh nguồn năng lượng: thức ăn, nước uống. . .
3.Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS đọc phần bạn cần biết.
- GV nhận xét giờ học. 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010
Tiết 4: Địa lí
Tiết 20: Châu á (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
 * Học xong bài này, HS:
-Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu á và ý nghĩa (ích lợi) của những hoạt động này.
-Dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu á.
-Biết được khu vực Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng được nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Bản đồ tự nhiên châu á
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Giới thiệu bài: 
2-Bài mới:	
 c) Cư dân châu á:
2.1-Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
-Bước 1: Cho HS đọc bảng số liệu ở bài 17 để so sánh :
+Dân số Châu á với dân số các châu lục khác.
+Dân số châu á với châu Mĩ.
+Cả lớp và GV nhận xét.
-Bước 2: HS đọc đoạn văn ở mục 3:
+Người dân châu á chủ yếu là người có màu da gì? Địa bàn cư trú chủ yếu của họ ở đâu?
+Nhận xét về màu da và trang phục của người dân sống trong các vùng khác nhau.
-GV bổ sung và kết luận:Châu á có số dân đông nhất thế giới.
d) Hoạt động kinh tế: 
2.2-Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
-B1: Cho HS quan sát hình 5, đọc bảng chú giải.
-B2: Cho HS lần lượt nêu tên một số ngành sản xuất chính ở châu á? 
-B3: HS làm việc nhóm nhỏ với hình 5.
+ Cho biết sự phân bố của một số ngành sản xuất chính của châu á?
-B4: GV bổ sung thêm một số hoạt động SX khác.
-GV kết luận: 
 2.3-Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
-B1:Cho HS quan sát hình 3 bài 17 và hình 5 bài 18.
+GV xác định lại vị trí khu vực Đông Nam á.
+Đông Nam á có đường xích đạo chạy qua vậy khí hậu và rừng Đông Nam á có gì nổi bật?
+Cho HS đọc tên 11 quốc gia trong khu vực.
-B2: Cho HS liên hệ với hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp ,nông nghiệp, của Việt Nam.
-GV nhận xét. Kết luận: 
-HS so sánh.
-Châu á có số dân đông nhất so với các châu lục khác.
- Dân số châu á gấp gần 4,5 lần dân số của châu Mĩ.
+Màu da vàng . Họ sống tập trung đông đúc ở các vùng châu thổ màu mỡ.
+Người dân sống ở các vùng khác nhau có màu da và trang phục khác nhau.
-HS thảo luận nhóm 4.
- Trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ
+ Khai thác mỏ : I- Rắc, Trung Quốc ,ấn Độ
+ Trồng lúa: Niu đê- li, Thái lan ,Việt Nam
- HS chỉ trên bản đồ tự nhiên châu á.
- Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
-HS kể tên 11 nước trong khu vực Đông Nam á.
3-Củng cố, dặn dò: 
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. ........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc