Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy số 24

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy số 24

Toán Tiết 118

LUYỆN TẬP TÍNH THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT VÀ HÌNH LẬP PHƯƠNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm bài tập cho HS

3.Thái độ: Giáo dục HS yêu môn học áp dụng vào cuộc sống

II. Đồ dùng dạy - học:

III. Các hoạt động dạy-học:

1. Ổn định tổ chức: (1p) Kiểm tra sĩ số, hát

2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại nội dung bài trước

- GV: Nhận xét ghi điểm

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy số 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2012
Toán Tiết 118	
Luyện tập tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm bài tập cho HS
3.Thái độ: Giáo dục HS yêu môn học áp dụng vào cuộc sống
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Các hoạt động dạy-học :
1. ổn định tổ chức: (1p) Kiểm tra sĩ số, hát
2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại nội dung bài trước
- GV: Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Luyện tập
- GV: Cho HS nhắc lại quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS: Nhắc lại quy tắc
- GV: Chốt ý đúng.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV: Gợi ý HS cách thực hiện
- HS: Làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng.
- GV: Chữa bài nhận xét chốt ý đúng.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập 2 trong VBT
- GV: Gợi ý HS cách thực hiện
- HS: Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV: Thu bài chấm chữa bài nhận xét.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập trong VBT.
- GV: Hướng dẫn HS cách thực hiện
- HS: Làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm bài.
- GV: Chữa bài nhận xét
(1p)
(28p)
Bài 1: Viết số đo thích hợp vào chỗ trống.
HHCN
1
2
3
C.dài
6cm
2,5cm
C. rộng
4cm
1,8cm
C. cao
5cm
1,1cm
Thểtích
120cm3
4,95cm3
Bài 2:
Bài giải
Chiều rộng của hình chữ nhật 1 là:
20 - 12 = 8(cm)
Thể tích của hình chữ nhật 1 là:
10 x 8 x 5 = 400(cm3)
Thể tích của hình chữ nhật 2 là:
12 x 8 x 5 = 480(cm3)
Vậy thể tích của khối gỗ là: 
400 + 480 = 880(cm3)
 Đáp số: 880(cm3)
Bài 3:
Bài giải
a. Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
2,2 x 0,8 x0,6 = 1,056 (m3)
Cạnh của hình lập phương là:
(2,2 + 0,8 + 0,6): 3 = 1, 2 (m)
Thể tích của hình lập phương là:
1,2 x 1,2 x 1,2 = 1,728(m3)
b. Hình lập phương có thể tích lớn hơn và lớn hơn số m3 là:
1,728 - 1,056 = 0, 672(m3)
Đổi 0,672 m3 = 672 dm3
 Đáp số: a. 1,056 m3và 1,728 m3
 b. 672 dm3
 4. Củng cố (2p): HS nhắc lại quy tắc tính thể tích xung quanh của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
 - GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò ( 1p):- Về nhà học bài, chuẩn bị bài giờ sau 
Địa lý Tiết 24
 ôn tập(trang 82)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Khái quát đặc điểm châu á, châu âu về diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động, kinh tế
2. Kĩ năng: Tìm được vị trí châu á, châu âu trên bản đồ.
3. Thái độ: Yêu thích và khám phá địa lí trên thế giới.
II. Đồ dùngdạy - học:
- GV: Bản đồ thể giới (hoặc lược đồ)
III. Các hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức:(1p)Hát
2. Kiểm tra bài cũ:(3p)
- Em hãy nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên của Liên bang Nga?
- Vì sao Pháp sản xuất được rất nhiều nông sản?
- GV nhận xét đánh giá cho điểm.
3. bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn ôn tập
*Trò chơi đối đáp nhanh
- GV: Chọn 2 đội, mỗi đội 5 HS đứng thành 2 nhóm.
- GV: Treo bản đồ
- GV: Hướng dẫn và tổ chức cách chơi: Đội 1 ra câu hỏi - Đội 2 dùng bản đồ tự nhiên thế giới để trả lời đội 1, nếu trả lời đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu trả lời sai bị loại khỏi cuộc chơi. Sau đó đội 2 ra câu hỏi cho đội 1. Mỗi đội được hỏi 5 câu. Trò chơi kết thúc khi hết lượt nêu câu hỏi đội nào còn nhiều thành viên hơn đội đó thắng cuộc.
- HS : Thực hiện 
- GV: Tổng kết trò chơi. Tuyên dương đội thắng cuộc
Hoạt động 3. 
- GV: Cho HS làm trên VBT
- HS: Nối tiếp trình bày 
- GV: Hoàn thành vào bảng (bảng phụ)
(1p)
(13p)
(14p)
1.Hãy chỉ và nêu vị trí địa lí của châu á.
2. Bạn hãy chỉ và nêu giới hạn châu á ở các phía Đông, Tây , Nam, Bắc.
3. Bạn hãy chỉ và nêu tên các khu vực ở châu á.
4. Bạy hãy nêu tên và chỉ dãy núi "nóc nhà của thế giới"
5. Chỉ khu vực Đông nam trên bản đồ.
6. Chỉ vị trí của đồng bằng Tây Xi- bi a
7. Bạn hãy chỉ và nêu tên dãy núi là ranh giới phía Đông của châu Âu với châu á 
8. Bạn hãy nêu vị trí của châu Âu
9. Kể tên các đại dương, châu lục tiếp giáp với châu Âu.
10. Chỉ dãy núi An - pơ
11. Chỉ và nêu tên con sông lớn ở Đông Âu
- So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu á và châu Âu
Kết quả
Tiêu chí
Châu á
Châu Âu
Diện tích
b. Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục
a. Rộng 10 triệu km2
Khí hậu
c. Có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới.
d. Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hoà.
Địa hình
e. Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích có đỉnh núi Ê - vơ - rét cao nhất thế giới.
g. Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ Tây sang Đông.
Chủng tộc
i. Chủ yếu là người da vàng
h. Chủ yếu là người da trắng
Hoạt động kinh tế
k. Làm nông nghiệp là chính
l. Hoạt động công nghiệp phát triển.
4. Củng cố:(2p) GV nhắc lại nội dung bài ôn tập
5. Dặn dò:(1p). Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài mới.
Luyện từ và câu Tiết 48
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
 (trang 64)
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: Nắm được cách nối câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp.	
2. Kĩ năng: Biết tạo câu ghép mới bằng các cặp từ hô ứng thích hợp
3. Thái độ: Có ý thức học tập chăm chỉ
II.Đồ dùng dạy - học.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức:(1p) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
- HS lên bảng làm bài tập 3- SGK trang 59
- GV nhận xét và ghi điểm.
3.Dạy bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Phần nhận xét
- HS:đọc yêu cầu của bài.
- GV: Viết bài 1 lên bảng
- HS : Đọc lại hai câu ghép trao đổi nhóm 2 và phân tích cấu tạo
- HS nêu miệng kết quả.
- GV : Nhận xét.
- HS : Nêu bài tập trả lời câu hỏi
+ CH: Các từ in đậm vừa .. đã, đâu... đấy trong 2 cấu ghép trên được dùng để làm gì?
+ CH: Nếu lược bỏ các từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi.
- GV: Chốt ý đúng.
- GV: Nêu yêu cầu bài 3
+ CH: Tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong 2 câu ghép trên.
- GV: Cho HS tìm từ thay thế
- HS: Phát biểu ý kiến.
- GV: Chốt lời giải đúng
- HS: Nêu ghi nhớ
Hoạt động 3. Luyện tập
- HS: Đọc yêu cầu bài 
- HS: Làm bài tập vào vở
- GV: Cho HS nối tiếp nhau nêu ý kiến
- GV nhận xét và kết luận.
- HS: Đọc yêu cầu bài 2
- GV: yêu cầu HS thực hiện vào vở
- HS: Thực hiện trên bảng.
- GV: Nhận xét và chữa bài
(1p)
(10p)
(16p)
 Bài 1 :
1.Câu ghép 1:
Vế 1: Buổi chiều, nắng vừa nhạt 
Vế 2: sương đã buông nhanh xuống mặt biển
Câu ghép 2:
Vế 1: Chúng tôi đi đến đâu
Vế 2: Rừng rào rào chuyển động đến đấy
 Bài 2. 
- Các từ in đậm vừa.., đã, đâu... đấy trong 2 câu ghép trên dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.
- Thì quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước hoặc câu văn có thể trở thành không hoàn chỉnh.
 Bài 3.
a. Buổi chiều nắng mới .nhạt, sương đã buông nhanh.
b. Chúng tôi đi đến chỗ nào, rừng rào rào chuyển động chỗ ấy.
*Ngoài 2 cặp từ hô ứng vừa.. đã.. đâu ..đấy dùng để nối các vế câu ghép biểu thị quan hệ hô ứng ta còn có thể sử dụng các cặp từ hô ứng như: Với câu a . mới ..... đã. Với câu b. chỗ nào... chỗ ấy
*Ghi nhớ: Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu. bấy nhiêu.
Bài tập 1.
Câu a.Hai vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưađã
Câu b. Hai vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng vừađã
Câu c. Hai vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng càngcàng.
 Bài tập 2.
Kết quả cần điền
a) càngcàng
b) mớiđã
c) bao nhiêubấy nhiêu.
4. Củng cố:(2p) HS nhắc lại ghi nhớ.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học thuộc bài và xem bài mới tuần 25
Lịch sử Tiết 24
 Đường Trường sơn (trang 47)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh nêu được:
- Ngày 19/5/1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
- Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực... cho chiến trường, góp phần lớp vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.
2. Kĩ năng: Biết phân tích các sự kiện theo từng giai đoạn
3.Thái độ: Học tập chăm chăm chỉ
II- Đồ dùngdạy - học
- GV:	Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(3p)
- Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2.
- GV: Treo bản đồ hành chính Việt Nam 
và gọi HS chỉ vị trí của đường Trường Sơn trên bản đồ
- HS: Đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi
+ CH: Đường Trường sơn có vị trí thế nào với 2 miền Bắc - Nam của nước ta?.
+ CH: Vì sao trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?
+ CH: Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn?
- GV : Kết luận chốt lại hoạt động 1
Hoạt động 3: 
- HS: Đọc thông tin SGK
+ CH: Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh?
- HS: Nối tiếp kể, dựa vào SGK.
Hoạt động 4: 
+ CH: Tuyến đường Trường sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
- GV giảng và chốt lại(SGK t.49)
- HS :đọc phần ghi nhớ
(1p)
(10p)
(8p)
(9p)
- Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường sơn.
- Nối liền hai miền Bắc- Nam 
- Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến. Ngày 19/5/1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường sơn.
- Vì đường đi giữa rừng núi khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
- Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường sơn.
- Những tấm gương dũng cảm trên đường Trường Sơn
- Tầm quan trọng của đường Trường sơn
- Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước đường Trường sơn là con đường huyết mạch nối 2 miền Nam - Bắc. Trên con đường này biết bao người con Miền Bắc đã vào Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn 
lương thực, thực phẩm, đạn dược vũ khí để miền Nam đánh thắng kẻ thù.
*Ghi nhớ: Ngày 19-5-1954,Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam
4. Củng cố:(2p) GV nhắc lại nội dung bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:(1p) Về nhà học bài và chuẩn bị bài tuần 25.
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyÖn tõ vµ c.doc