Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học thứ 31

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học thứ 31

Tập đọc - kể chuyện (93)

BÁC SĨ Y - ÉC - XANH

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển trân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí hiểm, công dân, nắm được những nét chính về Bác sĩ Y - Éc - Xanh.

- Hiểu nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y - Éc – Xanh(sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại) ; nói lên sự gắn bó bó của Y - Éc - Xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.

 2. Kĩ năng:

 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK.

 - Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh hoạ.

 3. Thái độ:

- Giáo dục HS ngoan ngoãn, biết giúp đỡ người khác

II. Đồ dùng dạy học :

- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn cần h¬¬¬ướng dẫn luyện đọc.

- HS : Sách giáo khoa.

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học thứ 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Ngày soạn: 9 / 04 / 2011
Giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 04 năm 2011
Tập đọc - kể chuyện (93)
BÁC SĨ Y - ÉC - XANH
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển trân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí hiểm, công dân, nắm được những nét chính về Bác sĩ Y - Éc - Xanh.
- Hiểu nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y - Éc – Xanh(sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại) ; nói lên sự gắn bó bó của Y - Éc - Xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
 2. Kĩ năng: 
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK.
	- Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh hoạ.
 3. Thái độ: 
- Giáo dục HS ngoan ngoãn, biết giúp đỡ người khác 
II. Đồ dùng dạy học : 
- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS : Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
- Nhận xét.
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài Một mái nhà chung, trả lời câu hỏi phần nội dung.
- 1 em đọc bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
 A. Tập đọc
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
* GV đọc toàn bài.
- HS nghe.
-GV hướng dẫn đọc.
* Luyện đọc + giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc câu.
*Gắn bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS nối tiếp đọc.
- HS giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo N3
- Cả lớp đọc ĐT đoạn cuối
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
- Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y - Éc - Xanh? 
+ Từ: ao ước, ngưỡng mộ, tò mò.
-> Vì ngưỡng mộ, vì tò mò.
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
+ Chốt ý.
- Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác sĩ Y - Éc - Xanh là người như thế nào?
+ Từ: Tưởng tượng, bí ẩn.
+ Chốt ý.
- Là một người sang trọn, dáng điệu quý phái.
+ Suy nghĩ, trả lời.
- Vì sao bà khách nghĩ là Y - Éc - Xanh quyên nước Pháp?
+ Từ: Bổn phận.
+ Chốt ý.
-> Vì bà thấy ông không có ý định trở về.
- Bác sĩ là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang vì sao?
* Rút nội dung;
- HS nêu.
c. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn.
- HS hình thành nhóm (3HS) phân vai
- 2-> 3 HS nhóm thi đọc.
-> HS nhận xét
-> GV nhận xét. 
 B. Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- HS nghe.
2. Hướng dẫn kể theo tranh
- HS quan sát tranh.
- HS nêu vắn tắt từng tranh.
- GV: lưu ý khi kể, kể theo vai bà khách phải đối dọng.
- HS khá kể mâu đoạn 1.
- Từng cặp HS tập kể.
- một vài HS nghe kể.
-> HS nhận xét
-> GV nhận xét.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài ?
- 1 HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét tiết học. 
- Lắng nghe
5. Dặn dò:
- Dặn HS đọc bài ở nhà, chuẩn bị bài giờ học sau. 
- Lắng nghe.
Toán (151)
NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Nắm được cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
- Giải được bài toán có lời văn.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp).
- Áp dụng phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
 3. Thái độ: 
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: 
- HS : - Bảng con, phấn làm bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số?
- 1 em nêu, cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu bài ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số. 
- GV viết phép nhân 14273 x 3 lên bảng 
- Dựa vào cách đặt tính của phép nhân số có bốn chữ số vớ số có một chữ số . Hãy đặt tính để thực hiện phép nhân? 
- HS đọc 14273 x 3 
- 2 HS lên bảng đặt tính + lớp làm nháp 
 14273
 x 3
- Khi thực hiện phép nhân này ta thực hiện như thế nào?
- HS nêu: 
-> Vậy 14273 x 3 = 42819
- Nhiều HS nêu lại cách tính.
b. Hoạt động 2: Thực hành. 
- GV gọi HS nêu yêu cầu
Bài 1: Tính :
- 2 HS nêu 
- Yêu cầu HS làm vào bảng con 
-> GV sửa sai cho HS 
Bài 2: Số ?
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài 
- 2 HS nêu 
- Yêu cầu làm vào Sgk 
-> GV sửa sai cho HS 
Bài 3: Giai toán 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT 
- 2 HS nêu yêu cầu BT 
- Yêu cầu HS làm vào vở 
- Làm bài vào vở.
-> GV gọi HS đọc bài - nhận xét 
- Đọc bài, nhận xét.
- GV nhận xét 
3. Củng cố:
- Nêu nội dung bài.
- 1 HS nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học.
- Lắng nghe.
Đạo đức (31)
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ( TIÊT 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
 - Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với đời sống con người.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
 - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
 - Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
 2. Kĩ năng: 
 - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
 - Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
 3. Thái độ: Biết chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở trường, ở nhà.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV : - Vở bài tập đạo đức 3.
	- HS : - Vở bài tập đạo đức 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số cây trồng mà em biết ?
- 1 em trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra.
- GV yêu cầu HS trình bàu kết quả điều tra về những vấn đề sau:
+ Hãy kể tên các loài cây trồng mà em biết?
- HS đại diện từng nhóm trình bày kết quả điều tra.
+ Các cây trồng đó được chăm sóc 
Như thế nào?
-> GV nhận xét, khen ngợi HS đã quan tâm đến cây trồng, vật nuôi. 
b. Hoạt động 2: Đóng vai 
- GV chia nhóm và yêu cầu đóng vai theo các tình huống 
- HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai
- Từng nhóm lên đóng vai
* Kết luận: TH1: Tuấn Anh nên tới cây và giải thích cho bạn hiểu. 
TH2: Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết 
TH3: Nga nên dùng chơi, đi cho lợn ăn
TH4: Hải nên khuyên Chính không nên đi trên thảm cỏ 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV chia HS thành các nhóm và phổ biến luật chơi
- Các nhóm chơi trò chơi 
-> HS nhận xét 
-> GV tổng kết, khen các nhóm 
* Kết luận chung: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con 
người.
Vì vậy, em cần bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
3. Củng cố: 
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài.
- 1 em nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Lắng nghe.
 Soạn : 9/ 04/ 2011
 Giảng : Chiều Thứ hai ngày 11 tháng 04 năm 2011
Luyện Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Ôn tập các phép tính nhân, chia đã học. Luyện giải toán có lời văn.
- HSKG: Thực hiện các phép tính nhân, chia và giải toán nâng cao.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV : Bảng nhóm làm bài tập 3.
- HS : Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
- Nhận xét.
- Hát.
2. Hướng dẫn luyện tập:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức : 
(45 728 – 24 811) x 4 = 
 82 915 – 15 283 x 3 = 
 - HS nêu yêu cầu bài tập
 - Thảo luận và làm bài bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
27 864 + 8 026 3 516 x 6
52 971 – 6 205 2 082 : 9
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn mẫu.
- HS quan sát – làm vào vở.
- HS Làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm bài.
- GV nhận xét- kết luận bài làm đúng.
Bài 3: 
 Bài toán : Một ngườ đi bộ trong 5 phút được 450m. Hỏi trong 8 phút người đó đi được bao nhiêu mét (quãng đường đi được trong mỗi phút đều như nhau) ?
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS thực hiện bảng nhóm.
- Quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- HS làm vào bảng nhóm.
- Nhóm khá giỏi làm bằng 2 cách.
- GV nhận xét – kết luận.
3. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Lắng nghe.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành BT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Lắng nghe.
Luyện viết 
BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết ba khổ thơ đầu ; trình bày đúng hình thức bài thơ.
	- HSKG: Luyện viết chữ nghiêng hoặc chữ sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- GV : Bảng phụ chép sẵn đoạn viết.
- HS: Bảng con, phấn.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
- Hát.
2. Bài mới:
 2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
- Chú ý lắng nghe.
 2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến 
thức.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện viết.
 * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. 
* Gắn bảng phụ : GV đọc đoạn văn.
- Lớp chú ý nghe 
- 2HS đọc lại bài
- Tìm từ khó trong bài
- Đọc từ khó cho học sinh viết.
- Quan sát, sửa sai lỗi chính tả cho từng học sinh.
- Luyện viết trên bảng con
- Tự sửa lỗi (nếu sai).
- 2 em nêu cách trình bày bài viết.
* Hướng dẫn cách trình bày:
- Gọi HS nêu cách trình bày bài.
- HS nêu, lớp nhận xét.
- GV nêu lại.
b. Hoạt động 2 : Viết bài.
* Đọc cho học sinh viết bài:
- Nghe - viết bài vào vở.
- Tự đọc lại bài soát lỗi.
- Tự sửa lỗi xuống cuối bài.
- Tổ chức chọn bài chữ viết có tiến bộ.
* Chấm, chữa bài của học sinh.
3. Củng cố: 
 - Nêu cách trình bày bài luyện viết ?
 - 1 em nêu.
 - GV nhận xét tiết học 
 - Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Về nhà tự luyện viết thêm bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
 - Lắng nghe.
Luyện tập làm văn	 
VIẾT THƯ
I. Mục tiêu:
Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng lớp viết gợi ý viết thư như trong SGK, bảng phụ viết trình tự các bước của một bức thư.
 - HS : Phong bì thư, tem thư, giấy rời để viết thư.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS đọc bài văn : Kể về một trận thi đấu thể thao. 
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 2.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức ...  mặt trăng quanh trái đất?
- HS quan sát H1 (118) SGK và trả lời với bạn.
+ Nhận xét chiều quay của trái đất quanh mặt trời?
- Bước 2: 
+ Gọi HS trả lời.
- Một số HS trả lời trước lớp.
-> HS nhận xét.
* Kết luận: Mặt trăng chuyển động quanh trái đất theo hướng cùng chiều quay của trái đất quanh mặt trời 
b. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quang trái đất.
- Bước 1:
+ GV giảng cho HS biết về vệ tinh.
- HS nghe.
+ Tại sao mặt trằng được gọi là vệ tinh của trái đất.
- Bước 2: 
-> HS nêu.
- HS vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất H2
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và NX.
* Kết luận: Mặt trăng chuyển động quanh trái đất nên nó được gọi là vệ tinh của trái đất.
c. Hoạt động 3: Trò chơi "Mặt trăng chuyển động quanh trái đất"
- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi sau đó cho HS tiến hành trò chơi.
- Từng HS đóng vai Mặt Trăng và đi vòng quanh quả địa cầu theo chiều mũi tên, mặt luôn hướng về quả địa cầu.
- Nhận xét, biểu dương những em thực hiện trò chơi đúng.
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều khiển cho nhóm mình chơi trò chơiN
- Cử đại diện (mỗi nhóm 2 em) trình bày trước lớp
- Nhận xét
3. Củng cố: 
- Nêu lại nội dung bài học ?
- 1 HS nêu.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Lắng nghe.
 Soạn: 11 / 04 / 2011
Giảng : Thứ sáu ngày 15 tháng 04 năm 2011
Tập làm văn (31)
	THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
2. Kĩ năng: 
 - Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. 
3. Thái độ: 
- HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý.
- HS : - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc lại thư gửi bạn nước ngoài.
- 1 em đọc.
- Nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 1: Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau : “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?”
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu.
- GV nhắc HS
+ Cần nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
- HS nghe.
+ Điều cần bàn bạc trong nhóm là em cần làm gì để BV môi trường? để trả lời được trước hết cần nêu những điểm sạch đẹp và những điểm chưa sạch đẹp 
- GV chia lớp thành các nhóm.
- HS các nhóm trao đổi, phát biểu
-> 2 - 3 nhóm thi tổ chức cuộc họp.
-> HS nhận xét.
- GV nhận xét.
 Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu.
- GV: Các em trao đổi trong nhóm về những việc cần làm để BV môi trường.
- HS nghe
- HS làm bài vào vở.
- HS lần lượt đọc đoạn văn.
-> HS nhận xét.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố: 
- Gọi học sinh nêu nội dung bài.
- 1 HS nêu.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Lắng nghe.
Toán (155)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Biết chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số với trường hợp thương có chữ số 0.
 - Giải bài toán bằng hai phép tính.
 2. Kĩ năng: 
	- Biết chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số với trường hợp thương có chữ số 0. Giải được bài toán bằng hai phép tính.
 3. Thái độ: 
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Bảng nhóm làm bài tập 3.
- HS : - Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Đặt tính rồi tính : 16 538 : 3 = ?
- 1 em lên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu bài ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Tính (theo mẫu):
* GV gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- GV viết phép tích: 28921 : 4
- HS quan sát
- HS nêu cách chia.
-> Nhiều HS nhắc lại.
- Các phép tính còn lại làm bảng con.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu làm bảng con
Bài 3 : Giải toán
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- Phân tích bài toán
- 2 HS
- Yêu cầu học sinh làm nhóm.
- Làm bài theo nhóm.
Bài giải
Tóm tắt
Số Kg thóc nếp là:
Thóc nếp và tẻ là: 27280 kg
27280 : 4 = 6820 kg
Thóc nếp bằng số thóc trong kho.
Số Kg thóc tẻ là:
27820 - 6820 = 20460 kg
Mỗi loại: .kg ? 
- GV gọi HS đọc bài 
Đ/S: 6820 kg
 20460 kg
- GV nhận xét, chữa bài theo nhóm. 
Bài 4 : Tính nhẩm :
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm vào Sgk 
- HS nêu miệng.
 15000 : 3 = 5000 
 24000 : 4 = 6000
 56000 : 7 = 8000 
- GV gọi HS đọc bài 
- 3 , 4 HS đọc 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét 
3. Củng cố:
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài ?
- 2 em nhắc lại nội dung.
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học.
- Lắng nghe.
Chính tả: Nhớ - Viết (62)
BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Nhớ - viết đúng; trình bày đúng quy định bài chính tả.
- Làm đúng bài tập 2 a / b. 
2. Kĩ năng: 
- Viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ, cỡ chữ
3. Thái độ: 
- Có ý thức rèn chữ viết	
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- GV: Bảng phụ chép BT2.
- HS: Bảng con, phấn, VBT.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV đọc: lửa lựu, lập loè .
- Viết bảng con.
- Nhận xét, chữa bài, sửa lỗi.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nhớ, viết:
- GV gọi HS đọc 
- 1 HS đọc bài thơ 
- 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu 
- GV nêu yêu cầu 
- HS đọc thầm 4 khổ thơ đầu 
- GV đọc 1 số tiếng khó 
- HS luyện viết vào bảng con 
- GV nhận xét 
b. Hoạt động 2 : Viết bài: 
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS 
- HS nhớ viết bài vào vở 
* Chấm chữa bài:
- GV đọc bài 
- HS đổi vở soát lỗi 
- GV thu vở chấm điểm 
c. Hoạt động 3 : HD làm bài tập .
* Gắn bảng phụ :
Bài 2 : Điền vào chỗ trống :
a) rong, dong hay giong ?
b) rủ hay rũ ?
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân.
- 2 HS làm bài đúng trên bảng
a) rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giọng cờ mở, hàng rong.
b.
* HSKG :
Bài 3 : Chọn 2 từ ngữ mới được hoàn chỉnh ở bài tập (2), đặt câu với mỗi từ ngữ đó.
- Làm bài theo yêu cầu.
- Đọc bài làm.
- Nhận xét- kết luận.
- GV nhận xét
- HS nhận xét
3. Củng cố: 
- Nêu cách trình bày bài viết chính tả ?
- 1 HS nêu.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT, tự luyện viết thêm ở nhà, chuẩn bị bài sau. 
- Lắng nghe.
Thủ công (32)
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết cách làm quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. 
- Với học sinh khéo tay: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
 2. Kĩ năng: 
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
- Với học sinh khéo tay: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
 3.Thái độ: 
- Yêu lao động, thích sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: - Mẫu quạt giấy tròn. Tranh quy trình. Giấy, chỉ, kéo 
- HS : - Giấy thủ công, kéo, thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Đôi bạn kiểm tra lẫn nhau.
- Nhận xét bạn.
- Nhận xét sự chuẩn bị bài của HS.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu:
- GV giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn.
+ Nhận xét gì về quạt tròn?
- HS quan sát.
+ Nếp gấp, buộc chỉ giống cánh làm ở L1, ở chỗ có tay cầm.
b. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
- B1: Lấy giấy.
- Cắt 2 tờ giấy thủ công HCN 
- 2 Tờ giấy cùng màu dài 16 ô, rộng 12 ô để làm cán quạt
- HS quan sát.
- B2: Gấp dán quạt
- Đặt tờ giấy HCN lên bàn, gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng 
- HS quan sát 
- Gấp tờ giấy HCN thứ hai giống như HCN thứ nhất 
- để mặt màu 2 tờ giấy vừa gấp cùng 1 phía, bôi hồ và dán hai mép tờ giấy . Dùng chỉ buộc chặt 
- HS quan sát 
- Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt
- Lấy từng tờ giấy làm cán quạt cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại được quạt . 
- Bôi hồ lên 2 mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt. 
- HS quan sát 
- Mở 2 cán quạt được 1 chiếc quạt hình tròn. 
c. Hoạt động 3 : Thực hành:
- GV tổ chức cho HS thực hành tập gấp quạt giấy hình tròn 
- HS thực hành 
- GV quan sát HD thêm cho HS
3. Củng cố: 
- Nêu các bước làm quạt giấy tròn ?
- 1 HS nêu.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
- Chú ý lắng nghe.
4. Dặn dò:
- Dặn dò giờ học sau mang giấy TC, thước kẻ, bút chì.
- Thực hiện yêu cầu.
Sinh hoạt (31)
SƠ KẾT TUẦN
 I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động trong tuần.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
 II. Nội dung sinh hoạt:
1. Đạo đức:
- Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo. Hoà nhã, với bạn bè.
2. Học tập:
a. Ưu điểm:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ.
	- Có ý thức tự quản khá tốt.
	- Một số em đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
	- Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài:
* Tuyên dương: ..
b. Nhược điểm:
- 1 số em còn viết và đọc yếu như : .
- Hay nghịch ngợm và nói chuyện trong giờ như : ......
3. Các hoạt động khác:
	- Vệ sinh thân thể + vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Hát khá đều và khá sôi nổi.
- Thể dục xếp hàng còn chậm, một số em chưa nghiêm túc.
4. Phương hướng tuần tới:
	- Phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần, khắc phục tồn tại.
- Tiếp tục rèn chữ cho một số học sinh viết xấu. 
	- Thường xuyên kiểm tra những học sinh lười học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31..doc