Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 02

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 02

Tập đọc:

NGHÌN NĂM VĂN HIẾN.

I- Mục đích, yêu cầu:

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài đọc như SGK.

- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.

III- Các hoạt động dạy học:

A- Bài cũ:

- GV gọi 2 HS lên bảng đọc bài “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, ghi điểm.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a- Luyện đọc:

- GV đọc mẫu - giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê theo trình tự cột ngang như sau:

Triều đại / Lý / Số khoa thi / 6 / Số tiến sĩ / 11 / Số trạng nguyên / 0 /

Triều đại / Trần / Số khoa thi / 14 / Số tiến sĩ / 51 / Số trạng nguyên / 9 /

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 02", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2006 
Tập đọc:
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN.
Mục đích, yêu cầu:
-	Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
-	Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc như SGK.
Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
GV gọi 2 HS lên bảng đọc bài “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” và trả lời câu hỏi. 
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
GV đọc mẫu - giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê theo trình tự cột ngang như sau:
Triều đại / Lý / Số khoa thi / 6 / Số tiến sĩ / 11 / Số trạng nguyên / 0 / 
Triều đại / Trần / Số khoa thi / 14 / Số tiến sĩ / 51 / Số trạng nguyên / 9 /
Tổng cộng / Số khoa thi / 185 / Số tiến sĩ / 2896 / Số trạng nguyên / 94 / .
GV cho HS quan sát ảnh Văn Miếu- Quốc Tử Giám.
GV gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. Có thể chia bài làm 3 đoạn: 
+	Đoạn 1: Từ đầucụ thể như sau. 
+	Đoạn 2: Bảng thống kê
+	Đoạn 3: Còn lại.
Chú ý: Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho HS nếu có em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi khi đọc bảng thống kê chưa đúng; giúp HS hiểu nghĩa từ mới và từ khó trong bài ( văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích ). 
HS luyện đọc theo cặp
GV gọi 2 HS đọc cả bài.
b- 	Tìm hiểu bài: 
Câu 1: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên về điều gì? ( Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỷ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.)
Câu 2: HS đọc thầm bảng số liệu thống kê, từng em làm việc cá nhân, phân tích bảng số liệu này theo yêu cầu đã nêu.
+ Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: Triều Lê- 104 khoa thi.
+	Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: Triều Lê- 1780 tiến sĩ.
Câu 3: Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam? ( Người Việt Nam ta có truyền thống coi trọng đạo học./ Việt Nam là một đất nước có một nền văn hóa lâu đời. / Dân tộc ta rất đáng tự hào vì có một nền văn hóa lâu đời).
Luyện đọc lại:
GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. / GV theo dõi, uốn nắn để HS có giọng đọc phù hợp với ND mỗi đoạn văn trong văn bản. 
GV hướng dẫn cả lớp đọc 1 đoạn miêu tả trong bài./ Gọi HS đọc / Nhận xét, tuyên dương..
3-	Củng cố, dặn dò:
- 	GV chốt lại nội dung bài học.
- 	Dặn về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn để biết đọc đúng bảng thống kê.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 40)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: (miệng)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài (Thi viết nhanh giữa 2 đội)
Bài 2: 
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở. / Chữa bài (Khi chữa bài yêu cầu HS giải thích)
Bài 3: 
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở. / Chữa bài.
Bài 4: 
1 HS nêu yêu cầu BT.
2 HS làm vào giấy khổ to. / HS cả lớp làm vở. / Chữa bài
Bài 5: 
1 HS đọc đề bài.
HS làm vở. / Chữa bài.
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Đạo đức:
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (T2)
Mục tiêu: (SGV trang 15)
Đồ dùng dạy - học:
Các bài hát về chủ đề Trường em
Mi-crô không dây để chơi trò chơi phóng viên.
giấy trắng, bút màu.
Các truyện nói về các tấm gương học sinh gương mẫu.
Các hoạt động dạy - học:
*	Khởi động: Cả lớp hát bài Trường em – Hoàng Vân.
1-	Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu.
Mục tiêu: 
Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu.
Động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5.
Cách tiến hành:
Từng HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ. / Nhóm trao đổi, góp ý kiến.
Gọi vài HS trình bày trước lớp. / Lớp trao đổi, nhận xét.
GV nhận xét chung & kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
2-	Hoạt động 2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
Mục tiêu: HS biết thừa nhận & học tập theo các tấm gương tốt.
Cách tiến hành:
HS kể về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu (trong lớp, trường hoặc sưu tầm qua báo đài)
Thảo luận lớp về những điều có thể học tập tấm gương đó.
GV có thể giới thiệu thêm 1 vài tấm gương khác.
GV kết luận: Chúng ta cần học tập các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
3-	Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em.
Mục tiêu: Giáo dục HS tình yêu & trách nhiệm đối với trường lớp.
Cách tiến hành:
HS giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp.
HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề Trường em.
GV nhận xét & kết luận: Chúng ta rất vui & tự hào khi là HS lớp 5; rất yêu quý & tự hào về trường mình, lớp mình. Đồng thời, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5; xây dựng lớp ta trở thành lớp tốt, trường ta trở thành trường tốt.
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2006
Thể dục: (Bài 3)
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI: “CHẠY TIẾP SỨC”
I-	Mục tiêu: (SGV trang 45)
II-	Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, 2- 4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi.
III-	Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
-	GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học, nhắc lại nội quy tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
-	Đứng tại chỗ vỗ tay & hát.
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút
a- 	Đội hình đội ngũ:
-	Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải,quay trái,quay sau.
-	HS luyện tập (Lần 1-2 do GV điều khiển, kết hợp sửa chữa những sai sót cho HS.
-	HS luyện tập theo tổ (Lần 3-4 Tổ trưởng điều khiển; GV quan sát, nhận xét, sửa chữa cho HS các tổ.
-	Các tổ thi đua trình diễn. / Nhận xét, tuyên dương.
-	HS cả lớp tập lại do cán sự lớp điều khiển. (2 lần)
b-	Trò chơi vận động:
-	Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức.”
- 	Tập hợp HS theo đội hình chơi, GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi & quy định chơi./ Cả lớp thi đua chơi (2-3 lần) / GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và chơi đúng luật. (GV tham khảo sách TD1 trang 22-24)
3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	HS các tổ đi nối thành vòng tròn vừa đi vừa thực hiện động tác thả lỏng sau khép lại thành vòng tròn nhỏ, đứng lại quay mặt vào tâm vòng tròn: 1-2phút
-	GV giúp HS hệ thống bài học.
-	GV nhận xét, đánh giá tiết học & giao nhiệm vụ về nhà cho HS.
Toán
ÔN TẬP: PHÉP CỘNG & PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ
Mục tiêu: (SGV trang 41)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Ôn tập phép cộng & phép trừ 2 phân số:
a-	Cộng (trừ) 2 phân số cùng mẫu số.
GV nêu VD: chẳng hạn: 
HS nêu cách tính và thực hiện phép tính ở trên bảng (2 em). / Cả lớp làm bài vào giấy nháp, chữa bài.
b-	Cộng (trừ) 2 phân số cùng mẫu số.
Tương tự như cộng (trừ) 2 phân số cùng mẫu số.
GV giúp HS nêu được nhận xét chung về cộng, trừ 2 phân số: Chẳng hạn:
Cộng, trừ hai phân số
* Có cùng mẫu số:
- Cộng hoặc trừ 2 tử số
- Giữ nguyên mẫu số
* Có mẫu số khác nhau:
- Quy đồng mẫu số
- Cộng hoặc trừ 2 tử số
- Giữ nguyên mẫu số chung
3-	Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài 
Bài 2: 
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở. / Chữa bài 
Bài 3: 
1 HS đọc đề bài.
HS làm vở. / Chữa bài.
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
HS nêu lại quy tắc cộng, trừ 2 phân số.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả
NGHE - VIẾT: LƯƠNG NGỌC QUYẾN
CẤU TẠO CỦA PHẦN VẦN
Mục đích, yêu cầu:
Nghe-viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Lương Ngọc Quyến.
Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng vào mô hình.
Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong BT3.
Các hoạt động dạy - học:
Bài cũ:
1HS nhắc lại quy tắc chính tả với g/gh, ng/ngh, k/c
2 HS viết lên bảng lớp, cả lớp viết vào nháp 4-5 từ ngữ bắt đầu bằng: g/gh, ng/ngh, k/c . (VD: ghê gớm, bát ngát, nghe ngóng, kiên quyết, cống hiến.)
Bài mới:
Hướng dẫn HS nghe-viết:
GV đọc bài chính tả
GV giới thiệu sơ lược về Lương Ngọc Quyến.
HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
GV nhắc HS: chú ý ngồi viết đúng tư thế, nghi tên bài vào giữa dòng, sau khi chấm xuống dòng chữ đầu nhớ viết hoa, viết thụt vào 1 ô li.
HS gấp SGK, GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại bài chính tả 1 lượt cho HS soát lại bài.
GV chấm chữa 7- 10 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi, viết chữa những lỗi sai bên lề trang vở.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm lại từng câu văn- viết ra nháp phần vần của từng tiếng in đậm hoặc gạch dưới bộ phận vần của các tiếng đó trong vở BT; / Phát biểu ý kiến.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mô hình.
HS làm vào vở BT.
Một số HS trình bày kết quả vào mô hình kẻ sẵn trên bảng lớp.
HS nêu nhận xét về cách điền vị trí các âm trong mô hình cấu tạo vần. / GV chốt lại:
(+ Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
 + Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối (trạng, làng), âm đệm (nguyên, Nguyễn, khoa, huyện). Các âm đệm được ghi bằng chữ cái o hoặc u.
 + Có những vần có đủ cả: âm đệm, âm chính, âm cuối (nguyên, Nguyễn, huyện)
GV nói thêm: Bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là âm chính & thanh. Có tiếng chỉ có âm chính và thanh, VD: A! Mẹ đã về.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.(SGV trang 66)
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần; tiếp tục HTL những câu đã chỉ định trong bài: Thư gửi các HS để chuẩn bị cho bài chính tả nhớ- viết ở tuần 3.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
Mục đích, yêu cầu:
Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Tổ quốc.
Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương.
Đồ dùng dạy - học:
Bút dạ, một vài tờ phiếu khổ to để HS làm BT 2, 3, 4.
Từ điển về từ đồng nghĩa tiếng Việt, Sổ tay về từ ngữ tiếng Việt tiểu học.
Các hoạt động dạy - học:
Bài cũ:
GV kiểm tra HS làm bài tập của tiết trước.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
1HS đọc yêu cầu của BT.
GV cho nửa lớp đọc bài: Thư gửi các HS, nửa còn lại đọc bài: Việt Nam thân yêu để tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong mỗi bài.
HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh, viết ra nháp các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
HS phát biểu ý kiến. / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.( n ... nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*	Kết luận: Biển báo hiệu giao thông là thể hiện hiệu lệnh điều khiển & sự chỉ dẫn giao thông để đảm bảo ATGT; thực hiện đúng điều quy định của biển báo hiệu giao thông là thực hiện luật GTĐB.
Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2006
Âm nhạc
HỌC HÁT BÀI: REO VANG BÌNH MINH
Mục tiêu: (SGV trang 13)
Đồ dùng dạy - học:
GV: Hát thuộc bài hát; nhạc cụ quen dùng; máy nghe, băng nhạc.
Tranh ảnh minh họa cảnh buổi sáng; SGV Âm nhạc 5.
Tư liệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước,ảnh tác giả (nếu có)
-	HS: SGK Âm nhạc 5; nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,).
Các hoạt động dạy - học:
1-	Phần mở đầu:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Phần hoạt động:
Nội dung: Học hát bài Reo vang bình minh.
a-	Hoạt động 1:
GV giới thiệu bài thông qua giới thiệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
GV hát mẫu (có đệm đàn) hoặc nghe băng đĩa.
HS đọc lời ca. (GV phân chia ngắt, nghỉ để HS dễ đọc diễn cảm.)
Dạy hát từng câu. Phân chia câu hát để tập lấy hơi đúng chỗ như sau:
Reo vang reo, ca vang ca (lấy hơi)
Cất tiếng hát vang rừng xanh (lấy hơi)
Vang đồng la bao la, tươi xanh tươi (lấy hơi)
Ánh sáng tưng bừng hoa lá (ngân dài- lấy hoi)
b-	Hoạt động 2:
Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp (hoặc phách) 1 lần.
Vận động theo nhạc: tư thế đứng, hai tay chống ngang hông, nghiêng đầu sang trái rồi nghiêng đầu sang phải, cũng có lúc cầm tay nhau vung nhẹ về phía trước, ra sau, nhún chân
3-	Phần kết thúc:
+	Em biết bài hát nào nói về phong cảnh buổi sáng hoặc về thiên nhiên nói chung?
GV minh họa các bài hát: Trời đã sáng rồi (nhạc Pháp); Gà gáy (dân ca Cống), Khăn quàng thắp sáng bình minh (Trịnh Công Sơn); Nắng sớm (Hàn Ngọc Bích); Bài ca đi học (Phan Trần Bảng);
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà hát lại bài cho mọi người nghe.
Toán
HỖN SỐ (TT)
Mục tiêu: (SGV trang 46)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chuyển 1 hỗn số thành phân số. 
GV gắn 2 hình vuông & hình vuông lên bảng, HS phát nêu phân số chỉ số hình vuông tô màu (như SGK).
GV nêu vấn đề: (tức hỗn số viết thành phân số nào?)
GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề:
HS nêu cách chuyển thành ; rồi nêu cách chuyển 1hỗn số thành phân số (như SGK)
3-	Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS suy nghĩ, nêu miệng / Chữa bài (Khi chữa bài cho HS nêu lại cách chuyển 1 hỗn số thành phân số như SGK)
Bài 2: 
1 HS nêu yêu cầu BT, GV hướng dẫn mẫu.
HS làm vở. / Chữa bài 
Bài 3: 
1 HS nêu yêu cầu BT, GV hướng dẫn mẫu.
HS làm vở. / Chữa bài 
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
1 HS nêu lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
Mục đích, yêu cầu:
Dựa vào bài: Nghìn năm văn hiến, HS hiểu cách trình bày các số liệu thống kê & tác dụng của các số liệu thống kê (Giúp thấy rõ kết quả, đặc biệt những kết quả có tính so sánh)
Biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ của hs trong lớp. Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
Đồ dùng dạy - học:
Bút dạ; 1 tờ phiếu ghi mẫu thống kê ở BT2 cho HS các nhóm thi làm bài.
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
Một số HS đọc lại đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh của tiết trước.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn: Nhìn bảng thống kê trả lời lần lượt từng câu hỏi / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.(SGV trang 81)
Bài 2:
1HS đọc yêu cầu BT / GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT.
HS làm việc theo nhóm: làm bài vào phiếu.
Hết thời gian quy định các nhóm dán bài lên bảng & trình bày kết quả / Nhận xét, sửa chữa, tuyên dương nhóm làm bài đúng nhất.
GV mời 1 HS nói tác dụng của bảng thống kê. (giúp ta thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh.)
HS viết vào vở bảng thống kê đúng.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê; Dặn HS tiếp tục quan sát 1 cơn mưa, ghi lại kết quả quan sát chuẩn bị cho tiết TLV tiết sau.
Địa lí
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
Mục tiêu: (SGV trang 79)
Đồ dùng dạy - học:
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ Khoáng sản Việt Nam (nếu có).
Các hoạt động dạy - học:
Địa hình:
Hoạt động 1: (cá nhân)
a-	Bước 1:
HS đọc mục 1 và quan sát H1- SGK rồi trả lời các ND sau:
+	Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1.
+	Kể tên & chỉ trên lược đồ vị trí các dãy núi chính ở nước ta, trong đó những dãy núi nào có hướng tây bắc – đông nam? Những dãy núi nào có hình cánh cung?
+	Kể tên & chỉ trên lược đồ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta.
+	Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta.
b-	Bước 2:
Một số HS nêu đặc điểm chính của địa hình nước ta.
Một số HS khác lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam những dãy núi & đồng bằng lớn của nước ta.
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
*	Kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, diện tích là đồng bằng & phần lớn là đồng bằng châu thổ do sông ngòi bồi đắp.
2-	Khoáng sản:
Hoạt động 2: (nhóm)
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào hình 2 SGK & vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi sau:
+	Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta.
+	Hoàn thành bảng sau:
Tên khoáng sản
Kí hiệu
Nơi phân bố chính
Công dụng
Than
A-pa-tít
Sắt
Bô-xít
Dầu mỏ
Đại diện nhóm trình bày kết quả. / Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
*	Kết luận: Nước ta có nhiều khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tít,bô-xít.
Hoạt động 3: (cả lớp)
GV treo 2 bản đồ: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam & Bản đồ Khoáng sản Việt Nam.
GV gọi từng cặp HS lên bảng, thực hiện mỗi cặp 1 yêu cầu. VD:
+ Chỉ trên bản đồ dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Chỉ trên bản đồ đồng bằng Bắc Bộ
Nhận xét, tuyên dương
Thứ bảy ngày 16 tháng 9 năm 2006
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Mục đích, yêu cầu:
Biết lập dàn ý & viết thành 1 đoạn văn tả cảnh cánh đồng vào một buổi trong ngày.
Đồ dùng dạy học:
1-	Giáo viên:
Tranh, ảnh quang cảnh một cánh đồng.
2-	Học sinh:
Những ghi chép kết quả quan sát cảnh cánh đồng vào một buổi trong ngày .
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Dựa vào những gì quan sát được, em hãy lập dàn ý cho đoạn văn tả cảnh cánh đồng vào 1 buổi trong ngày.
HS làm việc cá nhân, GV theo dõi nhắc nhở thêm.
GV gọi 1 HS đọc dàn ý, nhận xét, góp ý.
Bài 2: Từ dàn ý của BT1, em hãy viết thành đoạn văn tả cảnh cánh đồng vào 1 buổi trong ngày.
HS làm việc cá nhân, GV theo dõi nhắc nhở thêm.
GV gọi 1 HS đọc bài làm, nhận xét, góp ý.
GV chấm điểm 1 số bài.
3- 	Củng cố, dặn dò: 
- 	GV nhận xét tiết học. 
Khoa học
CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Mục tiêu: (SGV trang 28)
Đồ dùng dạy - học: 
Hình trang 10-11 SGK.
Các hoạt động dạy học:
1-	Hoạt động 1: Giảng giải.
Mục tiêu: HS nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
Cách tiến hành:
a-	Bước 1: HS trả lời câu hỏi (bài cũ)
+	Câu 1: Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
	a. Cơ quan tiêu hóa.
	b. Cơ quan hô hấp.
	c. Cơ quan tuần hoàn.
	d. Cơ quan sinh dục.
+	Câu 2: Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
	a. Tạo ra trứng.
	b. Tạo ra tinh trùng.
+	Cơ quan sinh dục nữ có khả năng tạo ra gì?
	a. Tạo ra trứng.
	b. Tạo ra tinh trùng.
b-	Bước 2: 
GV giảng giải kết hợp chỉ tranh vẽ để bước đầu HS hiểu được: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai (SGK trang 10-11)
HS đọc mục ghi nhớ SGK.
2-	Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh & sự phát triển của thai nhi.
Cách tiến hành:
a-	Bước 1: (cá nhân)
HS quan sát hình 1a, 1b, 1c & đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
b-	Bước 2: 
HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 11 SGK để tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần,8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
HS làm việc cá nhân.
Gọi vài HS trình bày. / Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. (H2: khoảng 9 tháng; H3: 8 tuần; H4: 3 tháng; H5: 5 tuần.
HS khá giỏi mô tả từng hình của thai nhi.
Kĩ thuật
ĐÍNH KHUY BỐN LỖ (T1)
Mục tiêu: (SGV trang 16)
Đồ dùng dạy - học:
Mẫu đính khuy 4 lỗ (theo 2 cách).
1 số sản phẩm may mặc được đính khuy 4 lỗ.
1 số khuy 4 lỗ các loại, 1 mảnh vải 20cm x 30 cm, chỉ khâu, kim khâu, phấn vạch, thước.
Các hoạt động dạy - học:
Giới thiệu bài: GV giới thiệu & nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1-	Hoạt động 1: Quan sát & nhận xét mẫu:
HS quan sát 1 số khuy 4 lỗ được mang đến lớp & hình 1a.
+	Em hãy cho biết đặc điểm về hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy 4 lỗ.
GV giới thiệu một số sản phẩm may mặc được đính khuy 4 lỗ.
+	Nêu tác dụng của việc đính khuy 4 lỗ.
GV tóm tắt: Khuy 4 lỗ được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, với nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau, chỉ khác là có 4 lỗ ở giữa mặt khuy. / Khuy được cài qua lỗ khuyết để cài 2 nẹp với nhau. Các đường chỉ đính khuy tạo thành 2 đường // hoặc chéo nhau ở giữa mặt khuy. Phía dưới khuy 4 lỗ cũng cũng có các vòng chỉ quấn quanh chân khuy giống như khuy 2 lỗ.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
GV đặt vấn đề: Khuy 4 lỗ gần giống khuy 2 lỗ, chỉ khác là có 4 lỗ trên mặt khuy. Vậy cách đính khuy 4 lỗ có giống khuy 2 lỗ không?...
HS đọc thầm lướt ND sách giáo khoa để trả lời câu hỏi:
+	Cách đính khuy 2 lỗ & cách đính khuy 4 lỗ có gì giống nhau & khác nhau? (Cách đính khuy 4 lỗ và cách đính khuy 2 lỗ gần giống nhau, chỉ khác là số số đường khâu nhiều hơn.)
HS nhắc lại cách vạch dấu các điểm đính khuy & lên bảng thực hiện. / GV theo dõi, uốn nắn để HS cả lớp thực hiện đúng.
HS đọc lướt ND & quan sát hình 2 SGK để nêu cách đính khuy 4 lỗ theo cách tạo 2 đường thẳng // trên mặt khuy.
1-2 HS lên bảng thực hiện. / Lớp & GV theo dõi, nhận xét, GV uốn nắn những thao tác HS còn lúng túng.
HS đọc lướt ND & quan sát hình 3 SGK để nêu cách đính khuy 4 lỗ theo cách thứ 2.
1-2 HS lên bảng thực hiện. / Lớp & GV theo dõi, nhận xét, GV uốn nắn những thao tác HS còn lúng túng.
HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.(Trước khi thực hành GV cho HS đọc các yêu cầu cần đạt đính khuy 4 lỗ ở cuối bài.)
Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành đính khuy 4 lỗ.
Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI
(Có biên bản sinh hoạt riêng ở hồ sơ của Chi đội)

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 2.doc