Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 13

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 13

Tập đọc

NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 248)

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh minh họa trong SGK.

III- Các hoạt động dạy- học:

A- Bài cũ:

- 2HS đọc thuộc lòng bài thơ Hành trình của bầy ong & trả lời câu hỏi về ND bài đọc.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài tập đọc.

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a- Luyện đọc:

- 2HS giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài.

- Từng tốp HS ( mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 phần của bài ( Đọc 2- 3 lượt )

 Bài này chia làm 3phần:

+ Phần 1: Từ đầu bìa rừng chưa.

+ Phần 2: Tiếp theo thu lại gỗ.

+ Phần 3: Còn lại.

- GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS; giúp HS hiểu nghĩa từ khó trong bài (Chú giải SGK ).

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm bài văn.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 4 tháng 12 năm 2006 
Tập đọc
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 248)
Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh họa trong SGK.
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
-	2HS đọc thuộc lòng bài thơ Hành trình của bầy ong & trả lời câu hỏi về ND bài đọc. 
Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV giới thiệu bài tập đọc.
2-	Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- 	Luyện đọc:
-	2HS giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài. 
-	Từng tốp HS ( mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 phần của bài ( Đọc 2- 3 lượt ) 
	Bài này chia làm 3phần:
+	Phần 1: Từ đầubìa rừng chưa.
+	Phần 2: Tiếp theothu lại gỗ.
+	Phần 3: Còn lại.
-	GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS; giúp HS hiểu nghĩa từ khó trong bài (Chú giải SGK ). 
HS luyện đọc theo cặp. 
1 HS đọc toàn bài.
GV đọc diễn cảm bài văn. 
b- Tìm hiểu bài:
Câu 1: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
(những dấu chân người lớn hằn trên đất)
Câu 2: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm?
- 	GV tổ chức HS hoạt động nhóm. / Đại diện nhóm phát biểu. / Nhận xét, bổ sung, GV chốt lại. 
(- Thông minh: thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân ấy để giải đáp thắc mắc. / Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ, liềm chạy theo đường tắt báo cho công an biết. – Dũng cảm: Chạy đi gọi điện báo công an về hành động của kẻ xấu. / Phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.)
Câu 3: Trao đổi cùng bạn bên cạnh để làm rõ những ý sau:
+ 	Vì sao bạn nhỏ tham gia bắt bọn trộm gỗ? ( Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá)
+ 	Em học tập được ở bạn điều gì? (Tinh thần, trách nhiệm bảo vệ tài sản chung)
c- 	Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 	3 HS tiếp nối nhau đọc 3 phần của bài. / GV uốn nắn cách đọc cho từng đoạn
-	GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1.
-	GV hướng dẫn cách đọc : Chú ý đọc giọng tự hỏi băn khoăn: “Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào? Giọng thì thào bí mật: “Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh ra bìa rừng chưa?
HS luyện đọc theo cặp.
GV gọi vài HS đọc diễn cảm . Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
Củng cố, dặn dò:
1HS nêu ý nghĩa của truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh & dũng cảm của 1 công dân nhỏ tuổi.
GV nhận xét tiết học. 
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I-	Mục tiêu: (SGV trang 126)
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS tự làm bài vào vở / Chữa bài, (Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu cách tính.)
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Đổi vở để KT lẫn nhau / Chữa bài (Khi chữa bài GV cho HS đọc KQ để củng cố đọc STP).
Bài 3:
1 HS đọc đề bài.
HS làm vở / Chữa bài (KQ: 11 550 đồng).
Bài 4:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm (Kẻ sẵn bảng như SGK để hướng dẫn các nhóm làm việc qua hướng dẫn mẫu hàng thứ 2 của bảng): tính rồi so sánh giá trị của (a + b) x c & a x c + b x c.
HS làm việc theo nhóm; đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Cuối cùng GV cho HS nêu nhận xét chung: (a + b) x c = a x c + b x c
3- 	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2006
Thể dục:( Bài 25)
ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG - TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
Mục tiêu: (SGV trang 83)
Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân để tổ chức trò chơi
Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2phút)
GV và HS chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh nơi tập.
Chơi trò chơi do GV chọn: 2- 3 phút
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút.
-	Chơi trò chơi “ chạy nhanh theo số”: 6- 7 phút.GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho các em chơi thử một lần, sau đó cho chơi chính thức theo hình thức thi đua hoặc một hình thức nào đó mà HS yêu thích.
-	Ôn 6 động tác thể dục đã học: 9- 10 phút. Chia tổ và phân công địa điểm để các tổ tự quản ôn tập. GV giúp các tổ trưởng điều khiển và sửa sai cho HS.
Học động tác thăng bằng: 5- 6 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
+	GV nêu tên và làm mẫu động tác có kết hợp phân tích kĩ thuật, sau đó cho HS tập theo nhịp hô chậm. Có thể cho HS dừng lại ở những nhịp 1, 3, 5, 7 để quan sát và sửa sai cho các em sau đó mới tập nhịp tiếp theo.Cấu trúc của động tác nhảy khó hơn các lớp trước ở tư thế của hai tay. Do đó, GV có thể cho các em tập riêng động tác tay, sau đó mới phối hợp với động tác chân. Lúc đầu nhịp hô nên chậm, sau đó tăng dần đến mức vừa phải để HS kịp phối hợp với động tác. Ngoài ra GV có thể cho HS tập theo cách sáng tạo riêng mình, chú ý sửa sai cho HS. 
*	Báo cáo kết quả tập luyện: 2- 3 phút. Phương pháp tổ chức và hình thức thưởng do GV quyết định.
-	Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” 5- 6 phút.
+	GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử: 1- 2 lần rồi cho chơi chính thức 3- 5 lần. Sau mỗi lần chơi, GV xác nhận và công bố trước lớp những người thắng cuộc ( do từng cặp báo cáo). Cuối cùng những người thua phải chịu phạt theo hình thức đã thoả thuận hoặc do những người thắng cuộc yêu cầu.
3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	Một số động tác hồi tĩnh ( do GV chọn): 1 – 2 phút.
-	Vỗ tay theo nhịp và hát một bài: 2 – 3 phút.
-	GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét, giao bài về nhà cho HS ( ôn các động tác đã học của bài thể dục): 1- 2 phút.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I-	Mục tiêu: (SGV trang 127)
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT / GV lưu ý HS thứ tự thực hiện các phép tính.
HS tự làm bài vào vở / Chữa bài, (Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu cách tính.)
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / 2 HS làm bảng lớp / Chữa bài.
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài (Khi chữa bài GV yêu cầu HS giải thích cách làm).
Bài 4:
1 HS đọc yêu cầu BT.
HS làm vở / 2 HS làm bảng lớp / Chữa bài (KQ:42 000 đồng).
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả:
NHỚ - VIẾT: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU S/ X, ÂM CUỐI T/ C.
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 250)
Đồ dùng dạy-học:
Một số tờ phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng (hoặc vần) theo cột dọc ở BT 2a (hoặc 2b) để HS bốc thăm, tìm từ ngữ chứa tiếng (vần) đó. VD sâm – xâm; sương – xương 
Bảng lớp viết những dòng thơ có chữ cần điền BT3a, 3b.
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
2HS lên bảng viết các từ ngữ chứa âm đầu: s/x hoặc âm cuối t/c đã học ở tiết trước.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS nhớ - viết:
a)	Hướng dẫn HS nhớ- viết:
2 HS đọc TL 2 khổ thơ của bài cần nhớ - viết trong bài: Hành trình của bầy ong.
Cả lớp đọc thầm SGK 2 khổ thơ / GV nhắc HS chú ý: cách trình bày các dòng thơ như thế nào? Chú ý những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa.
HS nhớ lại bài thơ, tự viết bài vào vở./ Hết thời gian, GV yêu cầu HS soát lại bài.
GV chấm 7- 10 bài / Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau và sửa lỗi.
GV nhận xét chung.
b)	Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 2a:
1 HS nêu yêu cầu của BT.
HS lần lượt bốc thăm để tìm cặp tiếng cần phân biệt & viết các từ ngữ có chứa các âm (vần) đó lên bảng /Cả lớp làm vào giấy nháp / Lớp & GV nhận xét các từ ngữ ghi trên bảng, bổ sung thêm các từ ngữ khác.
Vài HS tiếp nối nhau đọc lại bài trên bảng lớp. (GV tham khảo SGV trang 252)
Bài 3a:
1HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS làm bài vào vở. / 1 HS làm bài trên bảng lớp. 
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
GV gọi vài HS đọc bài làm./ Nhận xét.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết ở lớp để không viết sai chính tả. HTL đoạn thơ ở BT3.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 253)
Đồ dùng dạy học:
2-3 tờ phiếu khổ to trình bày ND bài tập 2 (bảng gồm 2 cột: Hành động BVMT; Hành động phá hoại môi trường.).
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
1 HS đặt 1 câu có QHT & cho biết các từ ấy nối những từ ngữ nào trong câu?
1 HS làm BT 4 tiết trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1:
Một HS đọc ND của BT1 (đọc cả chú thích), cả lớp theo dõi SGK.
GV giải thích thêm: Nghĩa của cụm từ: “khu bảo tồn đa dạng sinh học” đã được thể hiện ngay trong đoạn văn.
Từng cặp HS trao đổi rồi làm bài vào giấy nháp.
HS phát biểu ý kiến. / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. ( Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại ĐV &TV. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có ĐV, có thảm TV rất phong phú.)
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
GV tổ chức HS làm bài theo 4 nhóm vào giấy khổ to.
Đại diện các nhóm trình bày./ Nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
Hành động BVMT
Hành động phá hoại môi trường
trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc
phá rừng, đánh cá bàng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV giải thích thêm về yêu cầu BT: Mỗi em chọn 1 cụm từ ở BT2 làm đề tài, viết đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó. VD viết về đề tài: HS tham gia phong trào trồng cây gây rừng; viết về hành động săn bắn thú rừng của 1 người nào đó
Vài HS nói đề tài mình chọn.
HS làm bài vào vở./ Gọi vài em đọc bài làm, thu chấm 5- 7 bài./ Nhận xét, ghi điểm.
3- 	Củng cố, dặn dò:
- 	GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- 	Nhắc HS viết chưa hoàn chỉnh bài 3 về nhà bổ sung cho hoàn chỉnh & ghi nhớ các từ ngữ đã học trong bài. 
Chiều thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2006
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Củng cố về cộng, trừ, nhân số thập phân.
Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính trên số thập phân & giải toán có lời văn.
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 75 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 2: (BT3 trang 75 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 3: (BT4 trang 76 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở theo nhóm / Đại diện nhóm trình bày / Chữa bài.
 Bài 4: (BT4 trang 77 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài 5: (BT5 trang 78 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài (Thi tìm nhanh).
3 ...  thầm.
GV mời 1-2 HS giỏi đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn.
GV mở bảng phụ, mời 1 HS đọc lại gợi ý 4 để ghi nhớ cấu trúc của đoạn văn & yêu cầu viết đoạn văn.
GV nhắc HS có thể viết đoạn văn tả 1 số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật. Cũng có thể chỉ chọn 1 nét tiêu biểu để tả (VD: Tả đôi mắt hay tả mái tóc, dáng người)
HS xem lại phần tả ngoại hình trong dàn ý, kết quả quan sát, viết đoạn văn, tự KT đoạn văn đã viết (theo gợi ý 4).
Vài HS đọc đoạn văn đã viết. / Lớp & GV nhận xét, đánh giá cao những đoạn văn có ý riêng, ý mới, GV chấm điểm những đoạn viết hay. (GV tham khảo SGV trang 264)
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS làm bài chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại. / Cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV Làm biên bản cuộc họp tới.
Địa lí
CÔNG NGHIỆP (TT)
Mục tiêu: (SGV trang 106)
Đồ dùng dạy - học:
Tranh ảnh về một số ngành CN.
Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
Các hoạt động dạy - học:
3-	Các ngành công nghiệp:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu nội dung, yêu cầu tiết học:
Hoạt động 1: (cá nhân hoặc cặp)
HS trả lời câu hỏi mục 3 SGK.
HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ treo tường nơi phân bố của 1 số ngành CN.
HS gắn các bức ảnh lên bản đồ hoặc chỉ địa danh tương ứng với các ngành CN (nếu có thể)
*	Kết luận: 
CN tập phân bố trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
Phân bố các ngành:
+	Khai thác khoáng sản: than Quảng ninh; a-pa-tít Lào Cai; dầu khí ở thềm lục địa phía nam của nước ta;
+	Điện: nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa-Vũng Tàu,; Thủy điện ở Hòa Bình, Y-a-li, Trị An,
Hoạt động 2: (cá nhân hoặc cặp)
HS dựa vào SGK & H3, sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng:
A- Ngành công nghiệp
B- Phân bố
1- Điện (nhiệt điện)
2- Điện (thủy điện)
3- Khai thác khoáng sản
4- Cơ khí, dệt may, thực phẩm
a- Ở nơi có khoáng sản
b- Ở gần nơi có than, dầu khí
c- Ở nơi có nhiều nguyên liệu, người mua hàng.
d- Ở nơi có nhiều thác ghềnh
4-	Các trung tâm CN lớn của nước ta:
Hoạt động 3: (cặp hoặc nhóm)
HS làm các BT của mục 4 trong SGK.
HS trình bày, chỉ trên bản đồ các trung tâm CN lớn của nước ta.
*	Kết luận: Các trung tâm CN lớn: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa-Vũng Tàu, Biên Hòa, Đồng Nai, Thủ Dầu Một.
+ Điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm CN lớn nhất của nước ta (như H4 SGK)
GV nói thêm:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm VH khoa học kĩ thuật lớn bậc nhất của nước ta. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành CN đòi hỏi có KT cao như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin
+ Vị trí thuận lợi trong việc giao thông: Đây là 1 trong những đầu mối giao thông lớn nhất cả nước, là ĐK thuận lợi trong việc chuyên chở nguyên liệu từ các vùng xung quanh tới & chuyên chở sản phẩm tới các vùng tiêu thụ. Thành phố HCM còn là cửa ngõ xuất, nhập khẩu lớn nhất cả nước.
+ TP. HCM là thành phố có số dân đông nhất cả nước, là thị trường tiêu thụ rộng lớn đó là yếu tố kích thích SX phát triển.
+ TP. HCM ở gần vùng có nhiều lúa gạo, cây CN, cây ăn quả, nuôi nhiều lợn, gia cầm, đánh bắt & nuôi nhiều cá tômđó là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư & là nguồn nguyên liệu cần thiết cho ngành CN chế biến lương thực, thực phẩm.
+ TP. HCM có nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài.
	Củng cố, dặn dò:
-	HS đọc mục tóm tắt SGK
Thứ bảy ngày 9 tháng 12 năm 2006
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
Mục đích, yêu cầu:
Nghe - viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: “Người gác rừng tí hon” (Đoạn từ đầu Công an huyện đây) SGK TV5 trang 124.
Làm BT để củng cố về phân biệt thanh hỏi, thanh ngã.
Các hoạt động dạy-học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV nêu yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết:
GV đọc bài chính tả trong SGK / HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày , chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
3-	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
 Bài 1:
a-	Tìm trong bài viết những chữ có chữ s /x.
b-	Tìm và viết vào vở 3 từ ngữ có tiếng chứa s, 3 từ ngữ có tiếng chứa x.
 Bài 2: Điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a)	Việc nhà nông tốn công, tốn
	Làm một mình biết lúc nào xong.
b)	Các vì .. lấp lánh
	Trên ánh  bầu trời
	Những ảnh hình lấp lánh
	.vô hạn, vô hồi.
Khoa học
ĐÁ VÔI
Mục tiêu: (SGV trang 101)
Đồ dùng dạy - học:
Thông tin & hình trang 54, 55 SGK.
Một vài mẫu đá vôi, đá cuội; giấm chua hoặc a-xít (nếu có điều kiện).
Phiếu học tập
Sưu tầm một số thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi & hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
- 	GV nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
1-	 Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin, tranh ảnh sưu tầm được.
Mục tiêu: 
HS kể được tên 1 số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng & nêu được ích lợi của đá vôi.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá voi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy khổ to. (nếu không sưu tầm được thì viết tên một số vùng núi đá vôi mà các em biết).
Các nhóm treo sản phẩm lên bảng & cử đại diện trình bày.
Kết luận:
Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với hang động nổi tiếng như: Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động khác ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Hà Tiên (Kiên Giang),
Có nhiều loại đá vôi được dùng vào các việc khác như: lát đường, xây nhà, nung vôi, SX xi măng, tạc tượng làm phấn viết.
2-	 Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình.
Mục tiêu: 
HS biết làm thí nghiệm hoặc quan sát hình để phát hiện ra TC của đá vôi.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Thực hành theo hướng dẫn ở mục thực hành (hoặc quan sát hình 4, 5 nếu không sưu tầm được mẫu vật) trang 55 SGK rồi ghi vào bảng sau: (Bảng dưới)
Các nhóm làm việc, GV đến các nhóm để giúp đỡ.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm & giải thích kết quả thí nghiệm của nhóm mình. / Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ xát 1 hòn đá vôi vào 1 hòn đá cuội.
- Trên mặt đá vôi, chỗ cọ xát vào đá cuội bị mài mòn.
- Trên mặt đá cuội, chỗ cọ xát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào.
- Đá vôi mềm hơn đá cuội. (Đá cuội cứng hơn đá vôi)
2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a-xít loãng) lên 1 hòn đá vôi và 1 hòn đá cuội.
- Trên hòn đá vôi có sủi bọt & có khí bay lên.
- Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm (hoặc a-xít) bị chảy đi
- Đá vôi tác dụng với giấm (Hoặc a-xít loãng) tạo thành 1 chất khác & khí các-bô-níc sủi bọt.
- Đá cuội không có phản ứng với a-xít.
Kết luận: (Ý1 mục bạn cần biết SGK trang 55)
HS trả lời câu hỏi trang 55 SGK để củng cố tiết học.
	Củng cố, dặn dò:
- 	HS đọc mục ghi nhớ SGK.Khoa học
Đạo đức:
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (T2)
Mục tiêu: (SGV trang 32)
Đồ dùng dạy - học:
Đồ dùng để đóng vai cho hoạt động1 (T1).
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1-	Hoạt động 1: Làm BT 2 (SGK)
Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
Cách tiến hành:
GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ & phân công mỗi nhóm đóng vai, xử lí 1 tình huống trong BT 2.
Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống & chuẩn bị đóng vai.
3 nhóm đại diện lên thể hiện. / Nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống:
+	Tình huống a: Em nên dừng lại, dỗ em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó em có thể dẫn em bé đến đồn công an để nhờ tìm gia đình của bé.
+	Tình huống b: Hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi.
+	Tình huống c: Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già. Nếu không biết, em trả lời cụ một cách lễ phép.
2-	Hạt động 2: Làm BT3 – 4 SGK:
Mục tiêu: HS biết được những tổ chức & những ngày dành cho người già, em nhỏ.
Cách tiến hành:
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS làm BT 3-4.
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày. / Nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: 
+	Ngày dành cho người cao tuổi là ngày: 1/10 hàng năm.
+	Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
+	Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội Người cao tuổi.
+	Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng.
3-	Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta.
Mục tiêu: HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm, chăm sóc người già, trẻ em.
Cách tiến hành: 
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
Từng nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm lên trình bày. / Nhận xét, bổ sung.
*	GV kết luận: 
a-	Về các phong tục tập quán kính già, yêu trẻ của địa phương:
b-	Về các phong tục tập quán kính già, yêu trẻ của dân tộc:
Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ sang trọng.
Con cháu luôn quan tâm, săn sóc, thăm hỏi, tặng quà cho ông bà, bố mẹ.
Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ.
Trẻ em thường được mừng tuổi, được tặng quà mỗi dịp lễ, Tết.
	Củng cố, dặn dò:
- 	HS đọc mục ghi nhớ SGK.
Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
Mục đích, yêu cầu:
Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
Vui chơi giải trí.
Nội dung:
1-	Đánh giá hoạt động tuần qua:
GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua:
+	Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ; thực hiện tốt ATGT, PTBM; Đội cờ đỏ làm việc tốt, nghiêm túc. 
+	Học tập: Trong giờ học nghiêm túc, chăm chú nghe giảng bài, có ý thức học hợp tác, giúp đỡ các bạn học yếu.
+	Lao động: Tham gia đầy đủ, tích cực; công tác vệ sinh theo sơ đồ làm tốt.
Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động. (Có danh sách riêng)
Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm. (Có danh sách riêng)
2-	Kế hoạch tuần tới:
Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
Duy trì và đẩy mạnh các phong trào học tập “Đôi bạn cùng học”, “Ngàn hoa điểm 10”,
Tổ chức lao động vệ sinh trường lớp vào chiều thứ tư.
Tiếp tục tập tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho 26/3
3-	Vui chơi, giải trí:
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chim bay”.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 13.doc