Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 18

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 18

Tiếng Việt

ÔN TẬP CUỐI KÌ I (TIẾT1)

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 334)

II- Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL từ tuần 11 đến tuần 17 của TV5-T1.

- 1 số tờ phiếu khổ to kẽ sẵn bảng thống kê BT2.

III- Các hoạt động dạy- học:

1- Giới thiệu bài:

- GV nội dung học tập của tuần 18; giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2- Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 5-7 em)

- Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)

- GV ghi điểm.

3- Hướng dẫn HS làm BT:

• Bài2:

- 1HS đọc yêu cầu BT.

- GV giúp HS hiểu yêu cầu đề bài:

+ Cần thống kê các bài tập đọc theo ND như thế nào? (Thống kê theo 3 mặt: tên bài – tác giả - thể loại.)

+ Như vậy cần lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc? (3 cột: tên bài – tác giả - thể loại.)

+ Bảng thống kê có mấy dòng ngang? (Có bao nhiêu bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh thì có bấy nhiêu dòng ngang.)

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung, / GV giữ lại trên bảng bài làm đúng. / 1-2 HS đọc bài làm trên bảng. (SGV trang 336)

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 08 tháng 01 năm 2007
Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (TIẾT1)
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 334)
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL từ tuần 11 đến tuần 17 của TV5-T1.
1 số tờ phiếu khổ to kẽ sẵn bảng thống kê BT2.
Các hoạt động dạy- học:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV nội dung học tập của tuần 18; giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-	Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 5-7 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
3- 	Hướng dẫn HS làm BT:
Bài2:
1HS đọc yêu cầu BT.
GV giúp HS hiểu yêu cầu đề bài:
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo ND như thế nào? (Thống kê theo 3 mặt: tên bài – tác giả - thể loại.) 
+ Như vậy cần lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc? (3 cột: tên bài – tác giả - thể loại.) 
+ Bảng thống kê có mấy dòng ngang? (Có bao nhiêu bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh thì có bấy nhiêu dòng ngang.)
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung, / GV giữ lại trên bảng bài làm đúng. / 1-2 HS đọc bài làm trên bảng. (SGV trang 336)
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS suy nghĩ, trao đổi với bạn bên cạnh. / HS phát biểu ý kiến. / Nhận xét, bổ sung.
4- 	Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS tiết sau tiếp tục KT tập đọc & HTL.
Toán
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
Mục tiêu: (SGV trang 160)
Đồ dùng dạy - học:
GV: Chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau (bằng giấy, cỡ to có thể đính lên bảng).
HS: Chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau (bằng giấy, cỡ nhỏ); kéo.
III- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Cắt, ghép hình; so sánh, đối chiếu; hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác:
GV hướng dẫn HS:
a-	Cắt hình tam giác:
+	Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau, vẽ 1 đường cao lên hình tam giác đó, cắt theo đường cao được 2 mảnh hình tam giác ghi là 1 & 2.
b-	Ghép hình tam giác:
+	Ghép 2 mảnh tam giác vừa cắt vào hình tam giác còn lại để được hình chữ nhật ABCD, vẽ đường cao EH.
	A	 E	 B
 1	2
	D	H	 C
c-	So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép:
+	Chiều dài hình chữ nhật ABCD so với đáy của hình tam giác EDC.
+	Chiều rộng hình chữ nhật ABCD so với chiều cao của hình tam giác EDC.
+	Diện tích của hình chữ nhật ABCD so với diện tích của tam giác EDC.
d-	Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác:
GV hướng dẫn HS nhận ra:
+	Diện tích hình chữ nhật ABCD là: DC x AD = DC x AH
+	Vậy diện tích hình tam giác EDC là: 
HS phát biểu quy tắc & công thức như SGK.(GV lưu ý HS ý: cùng đơn vị đo)
Vài HS nhắc lại.
3-	Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS trao đổi với bạn bên cạnh rồi làm bài vào vở / Chữa bài.(Khi chữa bài lưu ý HS ở điểm cùng đơn vị đo; a- 24 cm2 ; b- 1,38 dm2 )
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nhắc lại quy tắc & công thức tính diện tích hình tam giác.
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 09 tháng 01 năm 2007
Thể dục:( Bài 35)
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI
TRÒ CHƠI: “CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN”
Mục tiêu: (SGV trang 99)
Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
-	GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
-	Chạy chậm trên địa hình tự nhiên thành 1 hàng dọc quanh sân tập (1-2 phút).
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông: 2 phút
-	Ôn các động tác: tay, chân, vặn mình, toàn thân & nhảy bài TDPTC (1 lần).
*	Trò chơi khởi động: “Làm theo tín hiệu ” (1-2 phút)
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút
a-	Ôn đi đều vòng phải, vòng trái (6-8 phút).
+	HS luyện tập (Lần 1-2 do GV điều khiển, kết hợp sửa chữa những sai sót cho HS.
+	HS luyện tập theo tổ (Lần 3-4 Tổ trưởng điều khiển; GV quan sát, nhận xét, sửa chữa cho HS các tổ.
+	Các tổ thi đua trình diễn. / Nhận xét, tuyên dương.
b-	Trò chơi vận động:
Học trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”: 7-9 phút.
+	Tập hợp HS theo đội hình chơi, GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi & quy định chơi; GV hướng dẫn cách chơi (Lưu ý HS khi chơi phải đảm bảo an toàn). / Cả lớp thi đua chơi (2-3 lần) / GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và chơi đúng luật.
3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	HS đi thường theo nhịp thành vòng tròn, vừa đi vừa vỗ tay & hát: 1-2 phút
-	GV cùng HS hệ thống bài học (2-3 phút).
-	GV nhận xét, đánh giá tiết học & giao nhiệm vụ về nhà: ôn động tác đi đều.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 163)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT / GV lưu ý HS chú ý đơn vị đo.
HS làm bài vào vở / Chữa bài.( KQ: a- 183 dm2 ; b- 4,24 m2 )
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS trao đổi với bạn bên cạnh để làm bài / Gọi đại diện 1 vài nhóm trình bày / Chữa bài (Khi chữa bài GV nhấn mạnh cho HS rõ đáy & chiều cao tương ứng)
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
2HS lên bảng làm 2 phần a & b, Cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài (KQ: a- 6cm2 ; b- 7,5 cm2 ; GV giúp HS rút ra nhận xét khi tính diện tích tam giác vuông: Muốn tính diện tích tam giác vuông ta lấy tích độ dài 2 cạnh góc vuông chia cho 2)
Bài 4:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS thi làm bài theo 4 nhóm / Đại diện nhóm báo cáo kết quả / Chữa bài (Khi chữa bài GV yêu cầu HS giải thích cách làm; KQ: a- 6 cm2; b- 6 cm2)
 	 A	4cm	 B 	 M 1cm	3 cm	 N
	 3cm	 3cm
	 D	4 cm	 C	 Q	4 cm	 	 P
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nhắc lại quy tắc & công thức tính diện tích hình tam giác.
GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (TIẾT 2)
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 336)
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL từ tuần 11 đến tuần 17 của TV5-T1.
1 số tờ phiếu khổ to kẽ sẵn bảng thống kê để HS làm BT2.
Các hoạt động dạy- học:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-	Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 5-7 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
3- 	Hướng dẫn HS làm BT:
Bài2:
1HS đọc yêu cầu BT.
GV giúp HS hiểu yêu cầu đề bài:
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo ND như thế nào? (Thống kê theo 3 mặt: tên bài – tác giả - thể loại.) 
+ Như vậy cần lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc? (3 cột: tên bài – tác giả - thể loại.) 
+ Bảng thống kê có mấy dòng ngang? (Có bao nhiêu bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh thì có bấy nhiêu dòng ngang.)
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung, / GV giữ lại trên bảng bài làm đúng. / 1-2 HS đọc bài làm trên bảng. (SGV trang 337)
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS suy nghĩ, trao đổi với bạn bên cạnh ghi vào giấy nháp. / HS phát biểu ý kiến. / Nhận xét, bổ sung.
4- 	Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS tiết sau tiếp tục KT tập đọc & HTL.
Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (TIẾT 3)
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 338)
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL từ tuần 11 đến tuần 17 của TV5-T1.
Một vài tờ giấy khổ to, băng dính, bút dạ để HS các nhóm lập bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
Các hoạt động dạy- học:
1- 	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-	Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
Hướng dẫn HS làm BT2:
1 HS đọc yêu cầu BT.
GV giúp HS hiểu yêu cầu đề bài: làm mẫu BT
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung, / GV giữ lại trên bảng bài làm đúng. / 1-2 HS đọc bài làm trên bảng. (SGV trang 338)
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT2 (viết vào vở)
Dặn HS tiết sau tiếp tục KT tập đọc & HTL.
Chiều thứ ba ngày 09 tháng 01 năm 2007
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
I-	Mục tiêu:
-	Củng cố nhận biết các yếu tố của tam giác, tính diện tích tam giác.
-	Rèn kĩ năng vẽ hình.
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 104 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài (Thi vẽ đúng và nhanh, đẹp).
Bài 2: (BT4 trang 105 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài (thi điền đúng và nhanh).
Bài 3: (BT3 trang 106 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở. / 1 HS làm bài trên bảng / Chữa bài. 
 Bài 4: (BT3 trang 108 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài.(thi làm bài đúng & nhanh giữa 2 dãy bàn).
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mục đích, yêu cầu:
Củng cố luyện tập về Từ và cấu tạo từ trong tiếng Việt.
Rèn kĩ năng tìm từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa.
Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Làm bài tập:
Bài ôn:
+	HS nhắc lại thế nào là từ đơn? (từ phức).
+	Thế nào là từ cùng nghĩa (từ đồng âm, từ nhiều nghĩa)? Cho ví dụ.
Bài 1: Tìm từ đơn, từ phức có trong đoạn văn sau:
	“ Em mơ là mây trắng
	Bay khắp nẻo trời cao
	Nhìn non sông, gấm vóc
	Quê mình đẹp biết bao.”
Bài 2: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào? ( Đó là những từ đồng nghĩa, đồng âm hay là một từ nhiều nghĩa?). Đánh dấu x vào ô trống thích hợp trong bảng dưới đây:
Ví dụ
Từ đồng nghĩa
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
a) đánh nhau
 đánh máy tính
 đánh giặc
b) vàng rực
 vàng lịm
 vàng tươi
c) cái bàn
 bàn bạc
 la bàn
Bài 3: Tìm từ trái nghĩa thích hợp để điền vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a)	Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người . nết còn hơn . người.
b)	Áo . khéo vá hơn . vụng may.
c)	Chết đứng còn hơn . quỳ.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (TIẾT 4)
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 339)
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL từ tuần 11 đến tuần 17 của TV5-T1.
Ảnh minh họa người Ta-sken trong trang phục dân tộc & chợ ta-sken (nếu có)
Các hoạt động dạy- học:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 ...  thắng cuộc.
HS tiến hành chơi. / Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
	Củng cố, dặn dò:
Chiều thứ năm ngày 11 tháng 01 năm 2007
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
-	Củng cố, ôn tập về 4 phép tính với STP; đổi đơn vị đo, giải toán có lời văn, hình học.
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT1 trang 108 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài (Thi khoanh tròn đúng và nhanh).
Bài 2: (BT2 trang 108 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài (Thi khoanh tròn đúng và nhanh).
Bài 3: (BT3 trang 109 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở. / Chữa bài (Thi khoanh tròn đúng và nhanh).. 
 Bài 4: (BT1 trang 109 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài.(thi làm bài đúng & nhanh giữa 2 dãy bàn).
 Bài 5: (BT2 trang 109 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài.(thi làm bài đúng & nhanh giữa 2 dãy bàn).
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Lịch sử
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
(Thi theo đề chung của Phòng)
Sinh hoạt ngoại khóa
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG.
BÀI 5: EM LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN ATGT (T1)
Mục tiêu: (SGV trang 38)
Đồ dùng dạy - học:
1-	Giáo viên:
Chuẩn bị các thông tin về TNGT của địa phương, của cả nước trong tuần qua (tháng qua, năm qua).
Viết các tình huống đóng vai.
2-	Học sinh: HS viết 1 bài về chủ đề ATGT hoặc vẽ 1 bức tranh về chủ đề ATGT.
Các hoạt động dạy - học:
Giới thiệu bài: GV giới thiệu & nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Các hoạt động dạy - học:
*	Hoạt động : Tuyên truyền
a-	Trưng bày:
Các nhóm HS trưng bày bài viết hoặc tranh vẽ về chủ đề ATGT theo nhóm (chuẩn bị trước), cử đại diện nhóm thuyết minh.
Các nhóm tham quan tranh vẽ & bài viết lẫn nhau.
b-	GV đọc các thông tin sưu tầm về ATGT.
HS nghe & trả lời câu hỏi:
+	Em có nhận xét gì, cảm giác của em như thế nào khi được nghe các mẫu tin trên? 
Gọi vài HS phát biểu, GV kết luận.
c-	Trò chơi sắm vai:
GV nêu tình huống (SGV trang 40)
HS tập xử lí tình huống và sắm vai theo nhóm.
Các nhóm trình bày, nhận xét, kết luận.
Củng cố, dặn dò:
HS đọc mục ghi nhớ.
Dặn HS thực hành những điều đã học & nhắc nhỡ mọi người cùng thực hiện.
Thứ sáu ngày 12 tháng 01 năm 2007
Âm nhạc
ÔN TẬP & KIỂM TRA 2 BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA,
ƯỚC MƠ, ÔN TẬP TĐN SỐ 4
Mục tiêu: (SGV trang 45)
Đồ dùng dạy - học:
a-	GV:
Nhạc cụ quen dùng; máy nghe, băng nhạc.
b-	HS: 
SGK Âm nhạc 5; nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,).
Các hoạt động dạy - học:
1-	Phần mở đầu:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Phần hoạt động:
Nội dung 1: Ôn tập & kiểm tra 2 bài hát.
a-	Hoạt động 1: Ôn bài hát: Những bông hoa những bài ca.
Ôn lại bài hát 1 lần.
GV sửa chữa những chỗ hát sai.
Kiểm tra nhóm, KT cá nhân trình bày bài hát.
b-	Hoạt động 2: Ôn bài hát: Ước mơ.
Ôn lại bài hát 1 lần.
GV sửa chữa những chỗ hát sai.
Kiểm tra nhóm, KT cá nhân trình bày bài hát.
Nội dung 2: Ôn tập TĐN số 4
GV treo bài TĐN viết sẵn lên bảng.
Cả lớp đọc nhạc, hát lời, kết hợp gõ phách.
Tổ nhóm trình bày bài TĐN.
3-	Phần kết thúc:
Cả lớp hát lại 1 bài hát đã ôn.
GV nhận xét tiết học.
Toán
HÌNH THANG
Mục tiêu: (SGV trang 160)
Đồ dùng dạy - học:
GV: Bộ đồ dùng học toán lớp 5 (nếu có)	
HS: Giấy kẻ ô vuông; thước kẻ, ê ke, kéo cắt.
III- Các hoạt động dạy - học:	 A	 B
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Tìm hiểu Bài:	
a-	Hình thành biểu tượng về hình thang:
	D	 H	C
HS quan sát hình vẽ “cái thang” nhận ra những hình ảnh của hình thang.
GV vẽ hình thang ABCD lên bảng & giới thiệu hình thang, HS quan sát.
b-	Nhận biết 1 số đặc điểm của hình thang:
HS quan sát hình thang & cho biết:
+	Hình thang ABCD có mấy cạnh? (4 cạnh)
+	Có các cạnh nào // với nhau? (AB và DC)
-	GV gợi ý để HS nhận ra hình thang có 2 cạnh đối diện // với nhau.
GV kết luận: Hình thang có 4 cạnh, có 1 cặp cạnh đối diện // gọi là 2 đáy, 2 cạnh kia gọi là cạnh bên.
HS quan sát hình thang ABCD (SGK) ở dưới; GV chỉ vào đường cao AH & giới thiệu chiều cao của hình thang.
+	Em có nhận xét gì về quan hệ của đường cao & 2 đáy của hình thang? (Chiều cao vuông góc với 2 đáy)
GV kết luận về đắc điểm của hình thang.
Gọi vài HS lên bảng chỉ vào hình thang & nhắc lại đặc điểm của hình thang.
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS quan sát hình vẽ SGK trao đổi với bạn bên cạnh để làm BT / GV gọi 1 số HS trình bày (Mỗi HS 1 hình) / Chữa bài.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS trao đổi với bạn bên cạnh rồi làm bài vào vở / Chữa bài (Khi chữa bài GV nhấn mạnh ý hình thang có 1 cặp cạnh //)
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 4:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS trao đổi với bạn bên cạnh rồi phát biểu ý kiến / Chữa bài (Khi chữa bài GV giới thiệu hình thang vuông).
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
HS nhắc lại các đặc điểm của hình thang.
GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
TIẾT 7: KIỂM TRA: TẬP LÀM VĂN.
(Kiểm tra theo đề chung của Phòng)
Địa lí
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
( Thi theo đề chung của Phòng)
Thứ bảy ngày 13 tháng 01 năm 2007
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
Mục đích, yêu cầu:
Biết làm 1 lá đơn hoàn chỉnh xin nhập học lớp năng khiếu trong hè.
Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to viết mẫu đơn xin học.
III- Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
HS đọc lại biên bản về việc cụ Ún trốn viện đã viết lại. / Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
-	GV nêu ND, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu đề bài:
Đề bài: Em hãy viết 1 lá đơn xin được học lớp bồi dưỡng năng khiếu trong hè.
-	GV ghi đề bài lên bảng. / 1 HS đọc lại yêu cầu của đề bài.
-	GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề bài.
Hướng dẫn HS viết đơn:
-	1 HS nhắc lại thẻ thức viết đơn đã học.
GV hướng dẫn HS những yêu cầu của đề bài mà HS chưa rõ.
HS làm bài vào vở. / 2 HS làm vào giấy khổ to, dán lên bảng. / Lớp & GV nhận xét về ND & cách trình bày lá đơn.
HS chữa bài trong vở.
Gọi vài HS đọc lá đơn đã viết xong. / Nhận xét.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đơn đúng thể thức; yêu cầu những HS viết đơn chưa đạt về nhà hoàn thiện lá đơn.
Dặn HS ghi nhớ các mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết.
Khoa học
HỖN HỢP
Mục tiêu: (SGV trang 128)
Đồ dùng dạy - học:
Hình trang 75 SGK.
Chuẩn bị đủ dùng cho các nhóm:
+	Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, chén, thìa.
+	Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước (cát trắng, nước); phểu, giấy lọc, bông thấm nước.
+	Hỗn hợp chứa chất lỏng không hòa tan vào nhau (dầu ăn, nước), cóc, thìa.
+	Gạo có lẫn sạn, rá vo gạo, chậu nước.
Các hoạt động dạy - học:
1-	 Hoạt động 1: Thực hành: “Tạo 1 hỗn hợp gia vị)
Mục tiêu: 
HS biết cách tạo ra hỗn hợp.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm với nhiệm vụ sau: 
a-	Tạo ra hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột. Công thức pha do từng nhóm quyết định rồi ghi vào mẫu sau:
Tên & đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp & đặc điểm của hỗn hợp.
1. Muối tinh:..
2. Mì chính: ..
3. Muối tiêu:..
b- Thảo luận câu hỏi:
+	Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
+	Hỗn hợp là gì?
GV nhắc HS các nhóm: Trong quá trình nhóm làm việc nên cho các bạn nếm thư để gia, giảm các chất cho hợp khẩu vị; cuối cùng nếm thử hỗn hợp muối tiêu đã tạo ra & ghi nhận xét vào bảng.
Các nhóm làm việc.
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. / Nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
Muốn tạo ra 1 hỗn hợp, ít nhất phải có 2 chất trở lên & các chất đó phải được trộn lẫn với nhau.
(Mục Bạn cần biết SGK trang 74)
2-	Hoạt động 2: Thảo luận:
Mục tiêu: HS kể được tên 1 số hỗn hợp.
Cách tiến hành:
HS làm theo nhóm đôi: Thảo luận rồi trả lời câu hỏi SGK trang 74:
+	Theo bạn, không khí là 1 chất hay 1 hỗn hợp?
+	Kể tên 1 số hỗn hợp khác mà bạn biết.
Gọi vài nhóm trình bày kế quả thảo luận. / Nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Trong thực tế ta thường gặp 1 số hỗn hợp như: gạo lẫn tấm; gạo lẫn trấu; gạo lẫn cám; đường lẫn cát; muối lẫn cát; không khí, nước và các chất rắn không tan;
3-	Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
Mục tiêu: HS biết cách tách riêng các chất trong 1 hỗn hợp.
Cách tiến hành:
GV chia chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Mỗi nhóm tiến hành thực hành theo yêu cầu mục thực hành trang 75 SGK (mỗi nhóm chỉ tiến hành 1 BT). Thư kí của nhóm ghi lại các bước làm thực hành theo mẫu sau:
Bài: Thực hành tách.. 
- Chuẩn bị: 
- Cách tiến hành: ..
- Kết quả: ..
Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp. / Nhận xét, bổ sung.
*	Bài1: Thực hành tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước & cát trắng.
Chuẩn bị: Hỗn hợp gồm cát trắng và nước; phễu; giấy lọc, bông thấm nước.
Cách tiến hành: Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan qua phễu lọc.
Kết quả: Chất rắn không hòa tan được giữ lại ở giấy lọc, nước chảy qua phễu xuống chai.
*	Bài 2: Thực hành tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn & nước.
Chuẩn bị: Hỗn hợp chứa chất lỏng không hòa tan vào nhau (dầu ăn & nước), cóc đựng nước, thìa.
Cách tiến hành: Đổ hỗn hợp chứa dầu ăn & nước vào trong cóc rồi để yên 1 lúc lâu. 
Kết quả: Nước lắng xuống, dầu nổi lên thành 1 lớp ở trên mặt. Dùng thìa hớt dầu ăn nổi trên mặt nước.
*	Bài 3: Thực hành tách gạo ra khỏi hỗn hợp với sạn.
Chuẩn bị: Hỗn hợp chứa ; rá vo gạo; chậu nước.
Cách tiến hành: Đổ hỗn hợp chứa gạo có lẫn sạn vào rá. Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bóc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới.
Đạo đức:
THỰC HÀNH CUỐI KÌ I
Mục tiêu:
-	Làm BT thực hành 3 bài đạo đức đã học từ tuần 12 đến tuần 17.
Đồ dùng dạy - học:
-	Phiếu học tập để làm BT1,2
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
-	Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Làm BT thực hành.
Bài 1: Ghi lại những việc mà em đã làm thể hiện Kính già, yêu trẻ và cho biết suy nghĩ của em khi làm việc đó vào 2 cột dưới đây:
Công việc em đã làm
Suy nghĩ của em
.
.
.
.
Bài 2: Ghi lại những việc mà em đã làm được chứng tỏ em là người biết tôn trọng phụ nữ vào bảng dưới đây:
Công việc em đã làm chứng tỏ em là người biết tôn trọng phụ nữ:
Bài 3: Em hãy kể lại một việc làm của bản thân em đem lại kết quả tốt đẹp là nhờ sự hợp tác với những người xung quanh.
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
HS đọc mục ghi nhớ SGK.
Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI
(Có biên bản sinh hoạt riêng ở hồ sơ của Chi đội)

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 18.doc