Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 19

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 19

Tập đọc:

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT.

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 3)

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ như SGK. Ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỷ XX hoặc ảnh chụp bến Nhà Rồng – nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

III- Các hoạt động dạy- học:

A- Mở đầu:

- GV giới thiệu chủ điểm Người công dân, tranh minh hoạ chủ điểm.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a- Luyện đọc:

- 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra đoạn kịch.

- GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch.

- GV viết lên bảng các từ: phắc- tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba,Phú Lãng Sa để cả lớp luyện đọc.

- GV gọi nhiều HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong vở kịch.

- Có thể chia đoạn trích thành các đoạn nhỏ:

+ Đoạn 1:Từ đầu anh vào Sài Gòn này làm gì?

+ Đoạn 2: Tiếp theo Sài Gòn này nữa.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày  tháng năm 2007 
Tập đọc:
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT.
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 3)
Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ như SGK. Ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỷ XX hoặc ảnh chụp bến Nhà Rồng – nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
Các hoạt động dạy- học:
Mở đầu:
GV giới thiệu chủ điểm Người công dân, tranh minh hoạ chủ điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra đoạn kịch.
GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch.
GV viết lên bảng các từ: phắc- tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba,Phú Lãng Sa để cả lớp luyện đọc. 
GV gọi nhiều HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong vở kịch.
Có thể chia đoạn trích thành các đoạn nhỏ:
+	Đoạn 1:Từ đầuanh vào Sài Gòn này làm gì?
+	Đoạn 2: Tiếp theoSài Gòn này nữa.
+	Đoạn 3: Còn lại.
GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải); HS phát hiện các từ các em chưa hiểu, GV giải nghĩa thêm các từ đó (nếu có) 
- HS luyện đọc theo cặp. 
1 HS đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
b-	 Tìm hiểu bài:
Câu 1: Anh Lê giúp anh Thành làm việc gì?( tìm việc làm ở Sài Gòn.)
Câu 2: Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân,tới nước?( Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưnganh có khi nào nghĩ tới đồng bào không?Vì anh với tôi..chúng ta là công dân nước Việt)
Câu 3: Câu chuyện giữa anh Thành & anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó& giải thích vì sao ?
+	Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
+	Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là 2 lần đối thoại:
Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc ở Sài Gòn này nữa.
Anh Thành đáp: Anh học trường Sa- xơ-lu Lô- bathìờanh là người nước nào?
Anh Thành trả lời: vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn dầu Hoa Kì
(Sở dĩ câu chuyện giữa 2 người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người có ý nghĩa khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.)
c- 	Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 	3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn kịch theo cách phân vai. / GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng lời các nhân vật
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1-2. 
+	GV đọc mẫu đoạn kịch.
+	Từng tốp HS phân vai luyện đọc.
+	 Vài cặp HS thi đọc diễn cảm./ Nhận xét, tuyên dương.
Củng cố, dặn dò:
HS nêu ý nghĩa của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. 
GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Toán
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
Mục tiêu: (SGV trang 170)
Đồ dùng dạy - học:
GV: Bảng phụ, bộ đồ dùng học toán lớp 5 (nếu có).	
HS: Giấy kẻ ô vuông; thước kẻ, ê ke, kéo cắt.
III- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Cắt, ghép hình; so sánh, đối chiếu; hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình thang:
GV hướng dẫn HS: cắt ghép hình.
-	Gv dẫn dắt HS xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác AMB, sau đó ghép lại hình tam giác ADK (như SGK).
	A 	B
	M
	D	H	C 	K
c-	So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép:
+	Diện tích của tam giác ADK so với diện tích hình thang ABCD .
+	Đáy của hình tam giác so với tổng 2 đáy của hình thang ABCD.
+	Chiều cao của hình tam giác so với chiều cao của hình thang ABCD.
d-	Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác:
GV hướng dẫn HS nhận ra:
+	Diện tích hình tam giác ADK là: = 
+	Vậy diện tích hình thang ABCD là: 
HS phát biểu quy tắc & công thức như SGK.(GV lưu ý HS ý: cùng đơn vị đo)
Vài HS nhắc lại.
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS tự làm bài (Tính diện tích của từng hình thang bằng cách áp dụng trực tiếp công thức). / Gọi 1 số HS đọc bài làm / Chữa bài.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS tự làm bài 1a rồi đổi chéo vở để KT lẫn nhau. Sau đó GV đánh giá chung.
1 HS nêu lại khái niệm hình thang vuông.
Cả lớp làm bài 1b / Chữa bài.
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT.
GV hướng dẫn (Bài toán cho biết gì? Phải tìm gì?). Sau đó GV kết luận: Để giải bài toán, trước hết phải tìm chiều cao của hình thang.
1 HS làm bài trên bảng lớp./ Cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài. (KQ: 10020,01 m2)
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
HS quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày  tháng năm 2007
Thể dục:( Bài 37)
TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA” VÀ “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
Mục tiêu: (SGV trang 103)
II- Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân để chơi trò chơi.
Nội dung và phương pháo lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
-	GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2 phút)
-	Chạy chậm trên địa hình tự nhiên thành 1 hàng dọc quanh sân tập (1-2 phút).
-	Đứng thành vòng tròn khởi động các khớp: cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông (1-2 phút)
*	Trò chơi (GV tự chọn): 1-2 phút.
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút.
a)	Chơi trò chơi “Đua ngựa” 5- 7 phút.
+	GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử: 1- 2 lần rồi cho chơi chính thức 3 – 5 lần. Sau mỗi lần chơi, GV xác nhận và công bố trước lớp những người thắng cuộc. Cuối cùng những người thua phải chịu phạt theo hình thức đã thoả thuận hoặc do những người thắng cuộc yêu cầu.
b)	* Đi đều theo 2-4 hàng dọc và đổi chân khi đi đều sai nhịp: (5 phút)
-	Tổ chức thi đi đều giữa các tổ.
c)	Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức” 6- 8 phút. (GV tham khảo sách TD3)
+	GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử: 1- 2 lần rồi cho chơi chính thức 3 – 5 lần. Sau mỗi lần chơi, GV xác nhận và công bố trước lớp những người thắng cuộc. Cuối cùng những người thua phải chịu phạt theo hình thức đã thoả thuận hoặc do những người thắng cuộc yêu cầu.
 3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	Đi theo vòng tròn vỗ tay và hát: 2 phút.
-	GV cùng HS hệ thống bài: 1- 2 phút.
-	GV nhận xét, giao bài về nhà cho HS ( Ôn động tác đi đều mỗi ngày). 
Toán
LUYỆN TẬP
I-	Mục tiêu: (SGV trang 172).
II-	Đồ dùng dạy học:
- GV chuẩn bị một số bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT / GV lưu ý HS chú ý tính toán STP, PS.
HS làm bài vào vở / Đổi vở KT lẫn nhau. / GV gọi 1 số HS đọc bài làm. /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV yêu cầu HS suy nghĩ và nêu cách tính theo các bước:
+	Tìm độ dài đáy bé & chiều cao của thửa ruộng hình thang.
+	Tính diện tích của thửa ruộng.
+	Từ đó tính số ki-lô-gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.
HS làm bài vào vở / GV gọi 1 số HS đọc bài làm. /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở / Đổi vở KT lẫn nhau. / GV gọi 1 số HS đọc bài làm. /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nhắc lại quy tắc & công thức tính diện tích hình thang.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả:
NGHE - VIẾT: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU R / D /GI; ÂM CHÍNH O / Ô
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 6 )
Đồ dùng dạy-học:
Bút dạ & 3-4 tờ giấy khổ to phô tô ND bài tập 2 (3). (Hoặc chép lên bảng những dòng thơ (câu văn) có chữ cần điền.)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS nghe viết:
GV đọc bài chính tả: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực - Đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai / Cả lớp theo dõi trong SGK
HS đọc thầm lại bài chính tả.
+	Bài chính tả cho em biết điều gì? (Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước của Việt Nam. Trước lúc hi sinh, ông đã có 1 câu nói khẳng khái: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.”)
HS đọc thầm lại bài chính tả, GV nhắc các em chú ý hình thức trình bày, các từ ngữ dễ viết sai chính tả.
GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu của BT. / GV nhắc HS chú ý: Ô (1) là chữ r hoặc d hoặc gi; ô (2) là chữ o hoặc ô.
HS trao đổi với bạn bên cạnh để làm bài tập.
GV dán 4 tờ phiếu khổ to lên bảng, phát bút dạ, mời 4 nhóm HS thi tiếp sức để hoàn thành BT. 
Lớp & GV nhận xét, đánh giá các nhóm thắng cuộc.
HS tự chữa bài vào vở theo lời giải đúng. ( giấc, trốn, dim, gom, rơi, giêng, ngọt)
Bài 3b: (chọn BT 3a hoặc 3b)
1HS đọc yêu cầu của bài tập.
Cả lớp đọc thầm câu đố ở BT 3b để làm BT vào vở. 
GV dán 2 tờ phiếu lên bảng, mời 2HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Mỗi HS làm xong, đọc lại câu đố đã được điền chữ hoàn chỉnh. / Nhận xét, GV chấm điểm.
1HS đọc lại câu đố đã được điền đúng.
Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng. (hồng, ngọc, trong, trong, rộng.)
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết ở lớp để không viết sai chính tả 7 học thuộc lòng 2 câu đố để đố người thân.
Luyện từ và câu
CÂU GHÉP
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 8)
Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở mục I để hướng dẫn HS nhận xét.
Bút dạ & 4-5 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng để HS làm BT1 (phần luyện tập).
Bút dạ & 4-5 tờ giấy khổ to để HS làm BT3 (phần luyện tập).
Các hoạt động dạy-học:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Phần nhận xét:
2 HS nối tiếp đọc toàn bộ ND các BT. / Cả lớp theo dõi SGK.
Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Đoàn Giỏi, thực hiện lần lượt từng yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì? (để tìm CN); Làm gì? Thế nào (để tìm VN)
HS phát biểu ý kiến, chốt lại lời giải đúng (thể hiện lên bảng phụ)
* Yêu cầu 1:
Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to.
Hể con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật.
Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa.
Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga, ngúc ngắc.
* Yêu cầu 2: Câu đơn (do 1 cụm C-V tạo thành) ; ... u bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn:
GV giới thiệu cách tính chu vi hình tròn thông qua đường kính, bán kính.
HS phát biểu quy tắc & công thức tính. / GV kết luận.
HS vận dụng để tính thông qua các VD1, VD2 (SGK).
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở / Đổi vở KT lẫn nhau. / /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở ./ Đổi vở KT lẫn nhau. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS nêu hướng giải bài toán, các HS khác nhận xét, GV kết luận.
HS tự làm bài vào vở. / 1 HS làm bài trên bảng. / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
-	Hs tưởng tượng và ước lượng về kích cỡ của “bánh xe” nêu trong bài toán.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nhắc lại quy tắc & công thức tính chu vi hình tròn.
GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (DỰNG ĐOẠN KẾT BÀI)
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 20)
Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ hoặc giấy khổ to viết sẵn 2 kiểu kết bài (đã học ở lớp 4):
+	Kết bài không mở rộng: Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
+	Kết bài mở rộng: Từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
Bút dạ & 1 vài tờ giấy khổ to để HS làm BT 3.
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
HS đọc đoạn các đoạn mở bài (BT2 tiết trước) đã được viết lại./ GV chấm điểm .
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
GV đính lên bảng 2 kiểu kết bài đã học ở lớp 4.
Hướng dẫn HS luyện tập:
1 HS đọc nội dung BT1.
Lớp đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ & trả lời câu hỏi.
HS phát biểu ý kiến: chỉ ra sự khác nhau của kết bài a (kba) & kết bài b (KBb).
GV nhận xét, kết luận:
+	Đoạn kết bài a: kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
+	Đoạn kết bài b: Kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội.
Bài 2:
1 HS đọc nội dung BT và đọc lại 4 đề văn ở BT2.
GV giúp HS hiểu yêu cầu của BT.
5-7 HS nói tên đề bài các em chọn.
HS làm bài / 2-3 HS làm bài vào giấy khổ to.
Vài HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn viết (nói rõ đoạn văn kết bài đó viết theo kiểu mở rộng hay không mở rộng).
Lớp & GV nhận xét, GV chấm điểm cho đoạn viết hay.
HS làm bài trên giấy khổ to trình bày lên bảng. / Lớp & GV phân tích, hoàn thiện các đoạn kết bài.
Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu kết bài trong bài văn tả người.
GV nhận xét tiết học.
Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại đoạn văn. Cả lớp xem trước nội dung tiết TLV tới Viết bài văn tả người.
Địa lí
CHÂU Á
I-	Mục tiêu: (SGV trang 115)
II-	Đồ dùng dạy - học:
-	Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
-	Bản đồ Tự nhiên châu Á.
-	tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên ở châu Á.
III- Các hoạt động dạy - học:
1-	Vị trí địa lí, giới hạn:
Hoạt động 1: (Nhóm nhỏ)
HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi trong SGK về tên các châu lục, đại dương trên trái đất; về vị trí địa lí và giới hạn châu Á.
GV hướng dẫn HS:
+	Đọc đủ tên 6 châu lục và 4 đại dương.
+	Cách mô tả vị trí địa lí và giới hạn của châu Á...(tham khảo SGV trang 116).
+	Nhận xét vị trí giới hạn của châu Á ...(tham khảo SGV trang 116).
HS báo cáo kết quả làm việc kết hợp chỉ vị trí địa lí và giới hạn của châu Á trên bản đồ treo tường.
Kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương.
2-	Đặc điểm tự nhiên:
Hoạt động 2: (nhóm nhỏ)
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+	Quan sát hình 1 SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi (ở phía bắc, nam, đông), đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu & Đông Âu.
+	Tìm vị trí của các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a, b, c, d trên lược đồ hình 1, GV yêu cầu HS dựa vào ảnh để mô tả cho nhau nghe về quang cảnh của mỗi điểm.
HS báo cáo kết quả làm việc trên kênh hình./ Nhận xét, bổ sung.
GV nói thêm: Về mùa đông trên các đỉnh núi của châu Âu có tuyết phủ tạo nên nhiều sân chơi thể thao lí thú.
GV khái quát lại ý chính ở phần này.
*	Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, có khí hậu ôn hoà.
3-	Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu:
Hoạt động 3: (cả lớp)
HS làm việc cá nhân: Xem lại bảng số liệu bài 17 về dân số châu Âu, quan sát hình 3 để nhận biết nét khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu Á.
HS trình bày kết quả làm việc./ Nhận xét, bổ sung.
HS quan sát tiếp hình 4 rồi kể tên các hoạt động SX của người dân châu Âu được phản ánh qua các ảnh SGK.
HS đọc SGK và kể tên các sản phẩm công nghiệp khác mà em biết (dược phẩm, mĩ phẩm, thực phẩm,...)
GV nói thêm về cách thức SX công nghiệp của các nước ở châu Âu: có sự liên kết của nhiều nước để SX các mặt hàng: ô tô, máy bay, hàng điện tử,...
*	Kết luận: Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có ngành kinh tế phát triển.
	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học
Thứ bảy ngày  tháng năm 2007 
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
Mục đích, yêu cầu:
Nghe - viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: “Người công nhân số Một” (Đoạn từ đầu ở Phan Thiết cũng đủ sống) SGK TV5/T2 trang 4).
Làm BT để củng cố về phân biệt âm đầu: r/ d/ gi.
Các hoạt động dạy-học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV nêu yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết:
GV đọc bài chính tả / HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày , chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
3-	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 1:
Tìm những từ có tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi (6 từ ngữ).
Bài 2: Điền vào chỗ trống r/ d/ gi:
giếng nước, dòng sông, rung rinh, đôi giày, dập dờn, con rối.
Khoa học
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (BÀI 38-39/T1)
Mục tiêu: (SGV trang 136)
Đồ dùng dạy - học:
Thông tin và hình trang 78,79,80,81 SGK.
Dụng cụ để làm thí nghiệm.
Phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1-	Hoạt động 1: Làm thí nghiệm:
Mục tiêu: Giúp HS biết:
+	Làm thí nghiệm để nhận biết sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
+	Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra theo yêu cầu SGK trang 78 rồi ghi vào phiếu học tập 9mỗi nhóm 1 thí nghiệm).
PHIẾU HỌC TẬP
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Đại diện các nhóm trình bày. / Lớp nhận xét, bổ sung. (SGV trang 138)
Tiếp theo GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi:
+	Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì?
+	Sự biến đổi hoá học là gì?
*	Kết luận: Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
2-	Hoạt động 2: Thảo luận.
Mục tiêu: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm: Quan sát hình trang 79 và thảo luận các câu hỏi:
+	Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
+	Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
Đại diện các nhóm trình bày. / Lớp nhận xét, bổ sung, thảo luận. (SGV trang 138).
*	Kết luận; 
	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học, biểu dương những cá nhân và nhóm học tốt, dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
Đạo đức:
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T1)
Mục tiêu: (SGV trang 42)
Đồ dùng dạy - học:
Giấy, bút màu.
Dây, kẹp, nẹp để treo tranh dùng cho hoạt động 1 (T2).
Thẻ màu dùng cho hoạt động 2 (T2).
Các bài thơ, bài hát, câu ca dao, tục ngữ, truyện,nói về tình quê hương.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Thăm mộ.
Mục tiêu: Giúp HS biết được 1biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên.
Cách tiến hành:
1-2 HS đọc to cho cả lớp cùng nghe truyện Cây đa làng em.
HS thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi SGK.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
2-	Hoạt động 2: Làm BT1 (SGK)
Mục tiêu: HS nêu được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.
Cách tiến hành:
GV nêu yêu cầu BT1.
HS Trao đổi với bạn bên cạnh để làm BT.
Đại diện 1 số nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Các trường hợp: a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương của mình.
3-	Hoạt động 3: Liên hệ thực tế:
Mục tiêu: HS kể được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu que hương của mình.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS trao đổi với nhau theo các gợi ý sau:
+	Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương của mình?
+	Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
HS trao đổi với bạn bên cạnh.
Gọi 1 số HS trình bày trước lớp; Các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
GV nhận xét, khen những HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, thiết thực & nhắc nhỡ các HS khác học tập theo bạn.
1-2 HS đọc mục ghi nhớ SGK.
*	Hoạt động nối tiếp: 
HS vẽ 1 bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình.
Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ, bài hát,nói về tình yêu quê hương.
Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
Mục đích, yêu cầu:
Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
Vui chơi giải trí.
Nội dung:
1-	Đánh giá hoạt động tuần qua:
GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua:
+	Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ; thực hiện tốt ATGT, PTBM; Đội cờ đỏ làm việc tốt, nghiêm túc. 
+	Học tập: Trong giờ học, chăm chú nghe giảng bài, có ý thức học hợp tác, giúp đỡ các bạn học yếu.
+	Lao động: Tham gia đầy đủ, tích cực; công tác vệ sinh theo sơ đồ làm tốt; lao động đào hố rác tham gia đầy đủ.
Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động. (Có danh sách riêng)
Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm. (Có danh sách riêng)
2-	Kế hoạch tuần tới:
Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
Duy trì và đẩy mạnh các phong trào thi đua học tập “Mừng Đảng, Mừng Xuân”
Tiếp tục tập tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho 26/3
3-	Vui chơi, giải trí:
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bảy bước”.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 19.doc