Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 21

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 21

Tập đọc:

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 39)

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ trong SGK.

III- Các hoạt động dạy- học:

A- Bài cũ:

- 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng & trả lời ND bài đọc.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài tập đọc.

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a- Luyện đọc:

- 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.

- HS quan sát tranh minh họa sứ thần Giang Văn Minh, GV giới thiệu sự oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh.

- 2-3 tốp HS (mỗi tốp 4 em) nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.

- Có thể chia bài tập đọc thành các đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu mời ông đến hỏi cho ra lẽ.

+ Đoạn 2: Tiếp theo Thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.

+ Đoạn 3: Tiếp sai người ám hại ông.

+ Đoạn 4: Còn lại.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 tháng 01 năm 2007
Tập đọc:
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 39)
Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ trong SGK.
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
-	2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng & trả lời ND bài đọc.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài tập đọc.
2-	Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
-	1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.
-	HS quan sát tranh minh họa sứ thần Giang Văn Minh, GV giới thiệu sự oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh.
-	2-3 tốp HS (mỗi tốp 4 em) nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
Có thể chia bài tập đọc thành các đoạn:
+	Đoạn 1: Từ đầumời ông đến hỏi cho ra lẽ.
+	Đoạn 2: Tiếp theoThoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
+	Đoạn 3: Tiếp  sai người ám hại ông.
+	Đoạn 4: Còn lại.
GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải); HS phát hiện các từ các em chưa hiểu, GV giải nghĩa thêm các từ đó (nếu có) 
- HS luyện đọc theo cặp. 
-	GV đọc diễn cảm toàn bài.
b-	Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
+	Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
	( vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ 5 đời. Vua Minh phán: không ai phải giỗ người đã chết từ 5 đời.. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy tướng Liễu Thăng đã tử trận mấy trăm năm)
- 	GV phân tích thêm cho HS thấy rõ sự khôn khéo của Giang Văn Minh.
+	Nhắc lại ND đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
-	Vài HS nối tiếp nhau nhắc lại cuộc đối đáp.
+	Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
+	Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
c-	Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-	GV mời 5 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông).
-	GV hướng dẫn HS đọc đúng giọng từng nhân vật.
-	GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu. (Có thể chọn đoạn: Chờ rất lâu mà vẫn không đượccử người mang lễ vật sang cúng giỗ? ) theo trình tự:
-	GV đọc mẫu / Từng tốp 3 HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Giang văn Minh, vua nhà Minh) / HS thi đọc.
Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. 
GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
Mục tiêu: (SGV trang 181).
II- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Giới thiệu cách tính:
GV hướng dẫn HS thông qua VD SGK để hình thành quy trình sau:
+	Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc có thể tính được diện tích.
+	Xác định kích thước của các hình mới tạo thành.
+	Xác định diện tích của các phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ hình đã cho.
3-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS nêu hướng giải bài toán.
HS làm bài vào vở / 1 HS lên bảng làm bài. /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS nêu hướng giải bài toán.
HS làm bài vào vở / 1 HS lên bảng làm bài. /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nhắc lại quy trình để tính diện tích 1 hình.
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 30 tháng 01 năm 2007
Thể dục:( Bài 41)
TUNG BẮT BÓNG - NHẢY DÂY - BẬT CAO
Mục tiêu: (SGV trang 101)
Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, bóng, 1HS chuẩn bị 1 dây nhảy.
Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
-	GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.(1-2 phút)
-	HS đứng thành vòng tròn xoay các khớp: cổ chân, cổ tay, khớp gối, sau đó thực hiện động tác chao dây rồi bật nhảy tại chỗ nhẹ nhàng (2-3 phút).
-	Trò chơi khởi động: “Kết bạn” (1-2 phút)
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút
a-	Ôn tung bóng theo nhóm 2-3 người: 5-7 phút.
-	Các tổ tập tung và bắt bóng bằng 2 tay theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng.
-	GV theo dõi các nhóm, giúp đỡ các HS yếu, sửa sai, nhắc nhỡ.
-	Lần cuối cho các tổ tập thi đua với nhau, GV biểu dương những tổ có nhiều đôi làm tốt.
b-	Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: 6-8 phút.
-	Các tổ tập luyện theo khu vực đã phân công.
-	GV theo dõi các nhóm, giúp đỡ các HS yếu, sửa sai, nhắc nhỡ.
-	Thi nhảy dây giữa các nhóm (chọn mỗi nhóm 2 HS).
c-	Làm quen với bật cao: 6-8 phút.
-	Tập theo đội hình 4 hàng ngang.
-	GV làm mẫu & giảng giải ngắn gọn, sau đó cho HS bật thử 1 số lần bằng cả 2 chân, GV lưu ý HS khi rơi xuống phải thực hiện động tác hoãn xung để tránh chấn động.
b-	Trò chơi vận động: “Bóng chuyền 6”: 5-7 phút.
-	Tập hợp HS theo đội hình chơi, HS cùng GV nhắc lại cách chơi & quy định chơi.
-	GV chia lớp thành 4 đội bằng nhau để thi đấu loại trực tiếp. (Lưu ý HS khi chơi phải đảm bảo an toàn).
-	Cả lớp thi đua chơi / GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và chơi đúng luật.
3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	HS đứng tại chỗ thả lỏng tích cực, sau đó gập người, rung 2 vai, hít thở sâu: 2-3 phút
-	GV cùng HS hệ thống bài học (2-3 phút).
-	GV nhận xét, đánh giá tiết học & giao nhiệm vụ về nhà: ôn động tác tung và bắt bóng.
Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (TT)
Mục tiêu: (SGV trang 182).
II- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Giới thiệu cách tính:
GV hướng dẫn HS thông qua VD SGK để hình thành quy trình sau:
+	Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc có thể tính được diện tích.
+	Xác định kích thước của các hình mới tạo thành.
+	Xác định diện tích của các phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ hình đã cho.
3-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
Hs nêu hướng giải bài toán.
HS làm bài vào vở / 1 HS lên bảng làm bài. /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
	B
	A 	E
	D	G	C
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS nêu hướng giải bài toán.
HS làm bài vào vở / 1 HS lên bảng làm bài. /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nhắc lại quy trình để tính diện tích 1 hình.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả:
NGHE - VIẾT: TRÍ DŨNG SONG TOÀN
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU R / D /GI; DẤU HỎI / DẤU NGÃ
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 41 )
Đồ dùng dạy-học:
Bút dạ & 4-5 tờ giấy khổ to phô tô nội dung BT 2a (Chỉ những câu, cụm từ có chữ hoặc dấu thanh cần điền vào ô trống ).
Các hoạt động dạy - học:
A-	Bài cũ:
-	2 HS lên bảng viết những từ có tiếng chứa âm đầu r, d gi (BT 2a tiết trước)
1-	Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS nghe viết:
GV đọc đoạn cần viết chính tả - Đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai / Cả lớp theo dõi trong SGK
HS đọc thầm lại bài chính tả.
+	Đoạn văn kể điều gì? ( Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.)
HS đọc thầm lại đoạn văn, GV nhắc các em chú ý hình thức trình bày, câu văn cần xuống dòng, câu văn đặt trong dấu ngoặc kép, những chữ viết hoa, các từ ngữ dễ viết sai chính tả ).
GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 2a:
1 HS nêu yêu cầu của BT.
HS trao đổi với bạn bên cạnh để làm bài tập.
GV dán 4 tờ phiếu khổ to lên bảng, phát bút dạ, mời 4 HS thi làm BT nhanh.
Lớp & GV nhận xét, đánh giá.
Vài HS đọc bài làm.
	(Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, gi:
+	Giữ lại để dùng về sau: dành dụm, để dành.
+	Biết rõ, thành thạo: rành, rành rẽ.
+	Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao: cái giành.)
Bài 3a:
-	GV nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở.
GV dán 4 tờ phiếu khổ to lên bảng, phát bút dạ, mời 4 nhóm HS nối tiếp nhau thi tiếp sức điền BT nhanh.
Lớp & GV nhận xét, đánh giá.
Vài HS đọc bài làm.
-	HS tự chữa bài vào vở theo lời giải đúng:
	(rì rầm, dạo (nhạc), dịu, (mưa) rào, giờ, dáng)
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết ở lớp để không viết sai chính tả & học thuộc mẫu chuyện để kể cho người thân nghe.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 25)
Đồ dùng dạy - học:
Bút dạ; 3 - 4 tờ phiếu khổ to viết theo cột dọc các từ trong BT 1.
3 - 4 tờ phiếu khổ to đã kẻ bảng ở BT 2.
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
3 HS làm miệng các BT1, BT2, BT3 của tiết LTVC tiết trước. / Nhận xét / Ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu BT / Cả lớp theo dõi SGK.
HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh làm bài. / GV phát phiếu khổ to cho 3-4 HS làm, làm xong đính lên bảng, đọc kết quả.
Lớp &GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng. 
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu BT 
HS làm việc cá nhân để làm bài vào vở / GV đính phiếu khổ to lên bảng và mời 3-4 HS thi làm bài đúng & nhanh; sau đó từng em trình bày lại kết quả.
Lớp & GV nhận xét, kết luận, chốt lại ý kiến đúng.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu BT / Cả lớp theo dõi SGK.
GV lưu ý HS: Câu văn ở BT3 là câu Bác Hồ nói với các chú bộ đội nhân dịp Bác đến thăm đền Hùng. Dựa vào câu nói của Bác, mỗi em viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
1-2 học sinh làm mẫu – nói 3-5 câu
HS trao làm bài vào vở.
Gọi HS đọc bài làm / Nhận xét, chấm điểm, tuyên dương những bạn viết đoạn văn hay nhất.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS, nhóm HS học tốt.
Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ gắn với chủ điểm công dân và sử dụng cho đúng.
Chiều thứ ba ngày 30 tháng 01 năm 2007
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
I-	Mục tiêu:
-	Củng cố Biểu đồ hình quạt, luyện tập tính diện tích.
-	Rèn kĩ năng, tính toán, vẽ hình.
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT2 trang 17 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp. /Chữa bài.
Bài 2: (BT2 trang 18 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp. /Chữa bài.
 ... ẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh & diện tích toàn phần HHCN.
a-	Diện tích xung quanh của HHCN.
GV cho HS quan sát mô hình trực quan HHCN.
HS chỉ ra các mặt xung quanh của HHCN.
GV mô tả diện tích xung quanh của HHCN (như SGK)
GV nêu bài toán về tính diện tích xung quanh & hướng dẫn HS quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của HHCN (như SGK)
	4cm
	5 cm 	8cm 	5 cm 	8 cm
b-	Diện tích toàn phần của HHCN:
GV tiến hành tương tự.
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở / Gọi 1 số HS đọc bài làm. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở ./ 1HS lên bảng làm bài. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nêu lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần HHCN.
GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 56)
Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết 3 đề bài của tiết kiểm tra viết ở tuần 20, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu, đoạn, ýtrong bài của HS cần chữa chung cả lớp.
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
- 	HS trình bày lại CTHĐ trong tiết TLV trước. / GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Nhận xét kết quả bài làm của HS:
Nhận xét về kết quả bài làm chung của cả lớp:
GV mở bảng phụ viết sẵn 3 đề bài của tiết kiểm tra; 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, của HS.
Nhận xét chung về bài làm cả lớp:
+	Những ưu điểm chính. (xác định đúng yêu cầu, bố cục)
+	Những thiếu sót, hạn chế.
b-	Thông báo điểm số cụ thể:
Hướng dẫn HS chữa bài:
GV trả bài cho từng HS.
Hướng dẫn chữa lỗi chung:
1 số HS lên bảng chữa lỗi./ Cả lớp tự chữa vào giấy nháp.
HS trao đổi về bài chữa trên bảng./ GV chữa lại bằng phấn màu ( nếu sai)
Hướng dẫn từng HS chữa lỗi trong bài:
HS đọc lời nhận xét của thầy giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình & chữa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay:
GV đọc những đoạn văn, bài văn hay cho HS nghe.
HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
d-	Mỗi HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt, chữa lại bài tốt trên lớp.
Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài; chuẩn bị tiết TLV tuần 22 (Ôn tập về văn kể chuyện), khuyến khích HS xem lại kiến thức đã học về văn kể chuyện ở lớp 4.
Địa lí
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
Mục tiêu: (SGV trang 122)
Đồ dùng dạy - học:
Quả địa cầu.
Bản đồ Các nước châu Á; Bản đồ Tự nhiên châu Á.
-	Tranh ảnh về dân cư, hoạt động kinh tế của các nước Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.
III- Các hoạt động dạy - học:
1-	Cam-pu-chia:
Hoạt động 1: (cá nhân, nhóm)
-	HS quan sát hình 3 (bài17), hình 5 (bài 18), nhận xét:
+	Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á, giáp với những nước nào?
+	HS đọc thông tin SGK về Cam-pu-chia để nhận biết về địa hình, các ngành SX chính của nước này.
-	HS làm việc cá nhân hoàn thành bảng sau:
Nước
Vị trí địa lí
Địa hình chính
Sản phẩm chính
Cam-pu-chia
-	HS trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả làm việc cá nhân.
*	Kết luận: Cam-pu-chia nằm ở Đông Nam Á, giáp Việt Nam, ngành SX chính là nông nghiệp & chế biến nông sản.
2-	Lào:
Hoạt động 2: (cá nhân, nhóm)
-	HS quan sát hình 3 (bài17), hình 5 (bài 18), nhận xét:
+	Lào thuộc khu vực nào của châu Á, giáp với những nước nào?
+	HS đọc thông tin SGK về Lào để nhận biết về địa hình, các ngành SX chính của nước này.
-	HS làm việc cá nhân hoàn thành bảng sau:
Nước
Vị trí địa lí
Địa hình chính
Sản phẩm chính
Lào
-	HS trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả làm việc cá nhân.
*	Kết luận: Lào nằm ở Đông Nam Á, giáp Việt Nam, ngành SX chính là nông nghiệp & chế biến nông sản.
-	HS quan sát tranh,ảnh SGK và nêu nhận xét về các công trình kiến trúc, các phong cảnh của Cam-pu-chia và Lào.
-	GV nói thêm: đa số người dân của 2 nước này đều theo đạo Phật, trên khắp đất nước có nhiều chùa chiền.
Hoạt động 3: (nhóm & cả lớp)
-	HS làm việc theo nhóm: quan sát hình 5 (bài 18), & đọc các thông tin SGK cho biết:
+	Trung Quốc ở khu vực nào của châu Á? Giáp phía nào của Việt Nam?
+	Nêu nhận xét về diện tích, dân số của Trung Quốc.
-	Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung.
-	GV nói thêm: Trung Quốc có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới (sau Liên Bang Nga & Ca-na-đa), có số dân đông nhất thế giới (chiếm dân số thế giới).
-	HS quan sát hình 3 SGK, GV giới thiệu: Vạn lí Trường Thành là một di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng nhằm bảo vệ đất nước nay là một địa điểm du lịch nổi tiếng.
-	GV cung cấp thông tin về một số ngành SX nổi tiếng của Trung Quốc từ xưa (tơ lụa, gốm, sứ, chè,...) tới nay (máy móc, hàng điện tử, may mặc, đồ chơi,...) & cho HS biết Hầu hết các ngành SX đều tập trung ở miền Đông, nơi có các đồng bằng châu thổ của các con sông lớn (Trường Giang, Hoàng Hà). Miền Đông cũng là nơi SX lương thực, thực phẩm của Trung Quốc.
-	GV nói thêm: Trung Quốc hiện nay có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, đời sống người dân càng ngày càng được cải thiện.
*	Kết luận:
	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học
Thứ bảy ngày 03 tháng 02 năm 2007
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
Mục đích, yêu cầu:
Nghe - viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: “Tiếng rao đêm” (Đoạn từ đầu khói bụi mịt mù...) SGK TV5/T2 trang 30).
Làm BT để củng cố về phân biệt thanh ?/ .
Các hoạt động dạy-học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV nêu yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết:
GV đọc bài chính tả / HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày , chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
3-	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
 Bài 1:
a-	Tìm trong bài viết những chữ có dấu hỏi, dấu ngã.
b-	Tìm và viết vào vở 3 từ ngữ có tiếng chứa dấu hỏi, 3 từ ngữ có tiếng chứa dấu ngã.
Bài 2: Viết các từ ngữ chứa các tiếng sau:
nổi
nỗi
M: trôi nổi,..
M: nỗi lòng,.........
sửa
sữa
.
.
Khoa học
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CHẤT ĐỐT (BÀI 42 – T1)
Mục tiêu: (SGV trang 146)
Đồ dùng dạy - học:
Tranh ảnh về sử dụng năng lượng chất đốt.
Thông tin và hình trang 86, 87, 88, 89 SGK.
III-Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1-	Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt:
Mục tiêu: HS nêu được tên một số loại chất đốt: rắn, lỏng, khí.
Cách tiến hành:
HS thảo luận các câu hỏi:
+	Kể tên một số loại chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, lỏng, khí?
Đại diện các nhóm trình bày. / Lớp nhận xét, bổ sung.
2-	Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: HS kể được tên & nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm: (nhóm1: chất đốt thể khí; nhóm 2: chất đốt thể lỏng; nhóm 3: chất đốt thể khí.
+	Kể tên các loại chất đốt?
+	Nêu công dụng của từng loại chất đốt đó.
+	Em biết gì trong việc khai thác chất đốt đó?
Đại diện các nhóm trình bày. / Lớp nhận xét, bổ sung, thảo luận.
	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học, biểu dương những cá nhân và nhóm học tốt.
Đạo đức
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (T1)
Mục tiêu: (SGV trang 45)
Đồ dùng dạy - học:
Ảnh trong bài phóng to
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ tiết học.
1-	Hoạt động 1:Tìm hiểu truyện: Đến Uỷ ban nhân dân phường.
*	Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã (phường) & bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã (phường)
*	Cách tiến hành:
1-2 HS đọc truyện trong SGK./ Lớp đọc thầm.
Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi gợi ý sau:
+	Bổ Nga đến UBND phường để làm gì?
+	UBND phường làm các công việc gì?
+	UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần có thái độ như thế nào đối với UBND?
GV kết luận: UBND xã (phường) là nơi giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy mỗi người dân đều phải tôn trọng & giúp đỡ UBND hoàn thành công việc.
1-2 HS đọc mục ghi nhớ SGK.
2-	Hoạt động 2: Làm BT 1-SGK:
*	Mục tiêu: HS nhận biết một số công việc của UBND xã (phường)biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hàng ngày.
*	Cách tiến hành:
GV giao nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm để hoàn thành BT.
HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh BT (UBND xã (phường) làm các công việc: b, c, d, đ, e, h, i.)
3-	Hoạt động 3: Làm BT 3-SGK:
*	Mục tiêu: HS nhận biết các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường)
*	Cách tiến hành:
GV giao nhiệm vụ cho HS.
HS làm việc cá nhân hoàn thành BT.
HS phát biểu ý kiến./ Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh BT (b, c là hành vi, việc làm đúng còn a là hành vi không nên làm.)
4-	Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối:
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Tìm hiểu về UBND xã (phường tại nơi mình ở,; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.
Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
Mục đích, yêu cầu:
Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
Vui chơi giải trí.
Nội dung:
1-	Đánh giá hoạt động tuần qua:
GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua:
+	Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ; thực hiện tốt ATGT, PTBM; Đội cờ đỏ làm việc tốt, nghiêm túc. 
+	Học tập: Trong giờ học, chăm chú nghe giảng bài, có ý thức học hợp tác, giúp đỡ các bạn học yếu.
+	Lao động: Tham gia đầy đủ, tích cực; công tác vệ sinh theo sơ đồ làm tốt; chưa tiến hành lao động trồng cây được (vì trời mưa).
Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động. (Có danh sách riêng)
Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm. (Có danh sách riêng)
2-	Kế hoạch tuần tới:
Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
Duy trì và đẩy mạnh các phong trào thi đua học tập “Mừng Đảng, Mừng Xuân”
Tổ chức lao động trồng cây bóng mát vào chiều thứ tư.
Tiếp tục tập tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho 26/3
3-	Vui chơi, giải trí:
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bảy bước”.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 21.doc