Thiết kế bài dạy khối 5 - Trường Tiểu học Dương Nổ - Tuần 28

Thiết kế bài dạy khối 5 - Trường Tiểu học Dương Nổ - Tuần 28

I/ Mục tiêu:

 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu ( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

 - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5(phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

 2. Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép) ; tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.

II/ Đồ dùng dạy học:

Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến

tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm.

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 5 - Trường Tiểu học Dương Nổ - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
 Ngày soạn: 13 / 3 / 2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 / 3 / 2010
Tập đọc
Tiết 55: Ôn tập giữa học kì II (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
	1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu ( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
	- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5(phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
	2. Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép) ; tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến
tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 28: Ôn tập củng cố kiến thức và
kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong học kì I.
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3-Bài tập 2: 
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết. 
- Hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu:
+Câu đơn: 1 ví dụ
+Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối (1 VD) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1 VD), câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1 VD).
- Cho HS làm bài vào vở, Một số em làm vào bảng nhóm.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- HS làm bài sau đó trình bày.
- Nhận xét.
5- Củng cố- dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập.
**********************************
Toán
Tiết 136: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố đổi đơn vị đo dộ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
Bài tập 1: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bằng bút chì vào nháp. Sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
Bài tập 4: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài giải:
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
 Mỗi giờ ô tô đi được là:
 135 : 3 = 45 (km)
 Mỗi giờ xe máy đi được là:
 135 : 4,5 = 30 (km)
 Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là: 
 45 – 30 = 15 (km)
 Đáp số: 15 km.
 Bài giải:
 Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 1250 : 2 = 625 (m/phút) ; 1 giờ = 60 phút.
 Một giờ xe máy đi được:
 625 x 60 = 37500 (m)
 37500 = 37,5 km/giờ.
 Đáp số: 37,5 km/ giờ.
 Bài giải:
 15,75 km = 15750 m
 1giờ 45 phút = 105 phút
 Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 15750 : 105 = 150 (m/phút)
 Đáp số: 150 m/phút.
 Bài giải:
 72 km/giờ = 72000 m/giờ
 Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
 2400 : 72000 = (giờ)
 giờ = 60 phút x = 2 phút.
 Đáp số: 2 phút.
3- Củng cố- dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
**********************************
Lịch sử
Tiết 28: Tiến vào dinh Độc Lập
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
- Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26-4-1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập.
- Chiến dịch HCM toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới : miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 	- Tranh, ảnh tư liệu về đại tháng mùa xuân năm 1975.
	- Lược đồ để chỉ các địa danh được giải phóng năm 1975.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
	- Trình bày ND chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
	- Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
2-Bài mới:
2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
- GV trình bày tình hình cách mạng của ta sau Hiệp định Pa-ri.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
2.2-Hoạt động 2 (làm việc cả lớp)
- GV nêu câu hỏi:
+ Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diến ra như thế nào?
+Sự kiện quân ta tiến vào Dinh độc Lập thể hiện điều gì?
- Mời HS lần lượt trả lời.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
2.3-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm )
- Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
2.4-Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
- GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Cho HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975.
- Xe tăng 390 húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đồng chí Bùi Quang Thận giương cao cờ CM.
- Dương Văn Minh và chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện, lúc đó là 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975.
- ý nghĩa: : Chiến thắng ngày 30- 4-1975 là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
3- Củng cố- dặn dò:
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*************************************
Đạo đức
Tiết 28: Em yêu hoà bình (tiết 1)
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Giá trị của hoà bình ; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gi các hoạt động bảo vệ hoà bình.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình ; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài trước.
2-Bài mới:
2.1-Khởi động: Cho HS hát bài Trái Đất này là của chúng em. Bài hát nói lên điều gì?
Để Trái Đất mãi mãi tươi đẹp, bình yên, chúng ta cần phải làm gì?
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 37, SGK).
*Mục tiêu: HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải BV hoà bình.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và ND vùng có CT, về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:
+Em thấy những gì trong các tranh, ảnh đó?
- GV chia HS thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm đọc thông tim trang 37,38 SGK và thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK. 
- Mời đại diện các nhóm trình bày 1 câu hỏi.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
2.3-Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK)
*Mục tiêu: HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
*Cách tiến hành: - GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT 1.
- Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- GV mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: Các ý kiến a, d là đúng ; các ý kiến b, c là sai.
2.4-Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK
*Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
*Cách tiến hành: -Cho HS làm bài cá nhân , sau đó trao đổi với bạn bên cạnh
- Mời một số HS trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
	- GV kết luận: SGV – Trang 54
2.5-Hoạt động 4: Làm bài tập 3, SGK
*Mục tiêu: HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình.
*Cách tiến hành:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài theo nhóm 4
- Mời một số nhóm trình bày. Các nhóm khác NX.
- GVKL, khuyến khích HS tham gia các HĐBV hoà bình.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trình bày.
3- Hoạt động nối tiếp: Sưu tầm các bài báo, tranh, ảnh,về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân VN và thế giới. Sưu tầm các bài hát, bài thơ,chủ đề Em yêu hoà bình. Vẽ tranh về chủ đề Em yêu hoà bình.
************************************************************************
 Ngày soạn:14 / 3 / 2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 16 / 3 / 2010
Toán
Tiết 137: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
Bài tập 1:
- Mời 1 HS đọc BT 1a:
+Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm.
- Cho HS làm nháp. Một HS làm vào bảng nhóm.
- HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
Bài tập 4: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài giải:
 Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đường là:
 42 + 50 = 92 (km)
 Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là:
 276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ
 Bài giải:
 Thời gian đi của ca nô là:
 11 giờ 15 phút – 7 giờ  ... ịnh tỷ lệ bộ phận của từng vật mẫu.
 + Vẽ phác hình bằng nét thẳng.
 + Hoàn chỉnh hình.
-Giáo viên gợi ý học sinh vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen:
+Phác các mảng đâm, đậm vừa, nhạt.
+Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì đen để diễn tả các độ đậm nhạt.
-Một số HS có thể vẽ màu theo ý thích. 
- Học sinh quan sát mẫu, trả lời câu hỏi của giáo viên.
+Khác nhau: ở tỉ lệ rộng ,hẹp to nhỏ
+Giống nhau: Có miệng cổ, vai thân, đáy 
-Độ đậm nhạt khác nhau.
:* Hoạt động 3: thực hành.
Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu
Học sinh thực hành vẽ theo hướng dẫn của giáo viên. 
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ: bố cục, tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ, đậm nhạt.
-GV nhận xét bài vẽ của học sinh
-Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng
-HS nhận xét bài vẽ theo hướng dẫn của GV.
-Học sinh bình chọn bài vẽ đẹp.
3-Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
Chính tả
Tiết 28: kiểm tra giữa học kì ii
( kiểm tra đọc )
Tiết 4: Kĩ thuật
$28: An toàn điện
I/ Mục tiêu: HS cần phải :
	-Biết được nguyên nhân gây ra tai nạn về điện.
	-Biết cách sử dụng điện an toàn.
	-Có ý thức thực hiện các biện pháp an toàn điện.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Một số tranh ảnh minh hoạ về các hiện tượng bị điện giật.
	-Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
 2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp an toàn khi sử dụng điện 
-GV giới thiệu cho HS biết tai nạn về điện giật thường xảy ra ở điện thế 36V trở lên. Khi con người và vật mang điện tạo thành mạch kín thì sẽ có dòng điện chạy qua người, vì vậy người trở thành vật dẫn điện.
+Gia đình em thường sử dụng những thiết bị dùng điện nào?
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, giới thiệu tranh minh hoạ những tai nạn bị điện giật và nêu sự nguy hiểm khi không hiểu biết các biện pháp an toàn điện,
-Cho HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi:
+Để sử dụng điện được an toàn, em cần phải lưu ý những điểm nào?
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, nhấn mạnh những điểm cần tránh.
 2.3-Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp xử lí khi gặp người bị điện giật
-GV hỏi: Khi gặp người bị điện giật em sẽ xử lí NTN?
-Mời một số HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, và tóm tắt nội dung bài học.
 2.4-Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
-Cho HS trả lời các câu hỏi sau vào giấy:
+Tại sao không được cầm những vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện?
+Khi gặp người bị tai nạn điện giật, ta phải làm gì?
-GV nêu đáp án. HS đối chiếu kết quả với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
+ Những thiết bị dùng điện ở gia đình là: ti vi, tủ lạnh, quạt,
+Không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ điện, 
+Không được chạm tay vào nạn nhân mà phải tìm cách giải thoát
-HS trả lời các câu hỏi vào giấy.
-HS đối chiếu với đáp án.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Lắp mạch điện nối tiếp”
Tiết 5: Âm nhạc
$28: Ôn tập 2 bài hát: 
 Em vẫn nhớ trường xưa - .Màu xanh quê hương
I/ Mục tiêu:
 -HS hát thuộc lời ca đúng giai điệu và sắc thái của 2bài hát“Em vẫn nhớ trường xưa” “Màu xanh quê hương”.
-Học sinh đọc và nghe câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng để biết về nhạc sĩ Bét –tô- ven. Giáo dục HS tình yêu thương con người
II/ chuẩn bị :
 1/ GV:
 -Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
 2/ HS:
 -SGK Âm nhạc 5.
 - Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới: 
2.1 HĐ 1: Ôn tập bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa” “Màu xanh quê hương”.
- Giới thiệu bài .
-GV hát lại 1 lần.
-GV hướng dẫn HS ôn tập 2 bài hát trên
+Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiệntình cảm thiết tha trìu mến.
Hát kết hợp gõ đệmvà vận động theo nhạc
-GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
* Tập vận động theo nhạc.
2.2- Hoat động 2:
Kể chuyện âm nhạc: Giao viên dùng tranh ảnh minh hoạvà chân dung Bét- tô- ven để kể chuyện
-Cho HS nghe đoạn trich So nat ánh trăng
3 - Phần kết thúc:
- Hát lại bài “Em vẫn nhớ trường xưa” ” “Màu xanh quê hương”.
- GV nhận xét chung tiết học 
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe :
-HS hát ôn lại 2 bài hát
Trường làng em có hàng cây xanh.yên lành
Nhịp cầu tre nối liền êm đềm.
- HS hát 2cả bài
-HS hát và gõ đệm theo nhịp
-Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp, theo phách 
Trường làng em có hàng cây xanh.yên lành
 x x x x x x x x x
Nhịp cầu tre nối liền êm đềm
 x x x x x x x
-HS hát lại cả 2 bài hát.
- HS hát và vận động theo nhạc
-HS biểu diễn theo hình thức tốp ca.
- HS kể lại câu chuyện
Đạo đức
Tiết 28: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS có:
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài trước.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 40-41, SGK).
*Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về LHQ và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40, 41 và hỏi:
+Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức LHQ?
- Mời một số HS trình bày.
- GV giới thiệu thêm một số thông tin, sau đó, cho HS thảo luận nhóm 4 hai câu hỏi ở trang 41, SGK.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
2.3-Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK)
*Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về tổ chức LHQ
*Cách tiến hành: 
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT 1.
- Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu.
- GV mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: Các ý kiến c, d là đúng ; các ý kiến a, b, đ là sai.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS giơ thẻ.
- 1 số HS đọc ghi nhớ.
3-Hoạt động nối tiếp: 
	- Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của LHQ ở VN ; về một vài hoạt động của các cơ quan của LHQ ở Việt Nam và ở địa phương em.
	- Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
Trường Tiểu học số 1 An Thịnh
 Tổ CM 4+5
đề kiểm tra định kì giữa học kì i
Môn: Tiếng Việt lớp 5 – Thời gian: 40 phút
( Kiểm tra đọc )
Đọc thành tiếng:( 5 điểm )
 - Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 110 chữ thuộc các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
Đọc thầm: ( 5 điểm )
 - Đọc thầm bài: Tình quê hương ( SGK- trang 101 )
 - Trả lời các câu hỏi sau: (Yêu cầu HS làm bài vào giấy ô ly).
 Câu 1: ( 1 điểm )
 Tìm những từ ngữ trong đoạn văn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương ?
 Câu 2: ( 1 điểm )
 Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ? 
 Câu 3: ( 1 điểm )
 Tìm các từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu trong bài văn ?
 Câu 4: ( 2 điểm )
 Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép sau:
 a) Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
 b) Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hươngvẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
Hướng dẫn chấm điểm
Môn: Tiếng Việt- lớp 5
( kiểm tra đọc )
 i- Đọc thành tiếng: ( 5 điểm )
 * Học sinh lên chọn phiếu, thực hiện yêu cầu trong phiếu, đảm bảo những yêu cầu sau được: 5 điểm
 - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm )
 - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm )
 - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm )
 - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm ( Đọc quá 1 đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm )
 - Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 1 điểm ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
 ii- Đọc thầm: ( 5 điểm ) 
 Câu 1: ( 1 điểm )
 - Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
 Câu 2: ( 1 điểm )
 - Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.
 Câu 3: ( 1 điểm )
 - Các từ: tôi, mảnh đất
 Câu 4: ( 2 điểm )
 a) Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
 CN VN CN VN
Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống 
 CN VN CN VN
tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
 CN VN
Trường Tiểu học số 1An Thịnh
 Tổ CM 4+5
đề kiểm tra định kì cuối học kì i
Môn: Tiếng Việt lớp 5 – Thời gian: 40 phút
( Kiểm tra viết )
 i- Chính tả - Nghe viết: ( 5 điểm )
 Cao Bằng
Sau khi qua Đèo Gió
 Ta lại vượt Đèo Giàng
 Lại vượt đeo Cao Bắc
 Thì ta tới Cao Bằng.
 Cao Bằng, rõ thật cao !
 Rồi dần bằng bằng xuống
 Đầu tiên là mận ngọt
 Đón môi ta dịu dàng.
 Rồi đến chị rất thương
 Rồi đến em rất thảo
 Ông lành như hạt gạo
 Bà hiền như suối trong.
 Còn núi non Cao Bằng
 Đo làm sao cho hết
 Như lòng yêu đất nước
 Sâu sắc người Cao Bằng.
 Trúc Thông
ii- Tập làm văn: ( 5 điểm )
 Đề bài: Tả cái đồng hồ báo thức.
Hướng dẫn chấm điểm
Môn: Tiếng Việt – Lớp 5
( Kiểm tra viết )
i- Chính tả: ( 5 điểm )
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng khổ thơ ( 5 điểm ) 
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm.
 ( Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,trừ 1 điểm toàn bài )
ii- Tập làm văn: ( 5 điểm )
* Đảm bảo yêu cầu sau được 5 điểm:
 - Viết được bài văn tả cái đồng hồ theo đúng yêu cầu đề bài; viết đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài )
 - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
 - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm từ 0,5- 1- 1,5- 2- 2,5- 3- 3,5- 4- 4,5- 5. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TIEU HOC(8).doc