Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 22

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 22

Tập đọc:

LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 57)

- ND: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quen thuộc tới lập làng ở một một hòn đảo ngoài biển khơi để XD cuộc sống mới, giữ 1 vùng biển trời của Tổ quốc.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Tranh, ảnh về những làng ven biển, làng đảo & về chài lưới, giúp giải nghĩa các từ ngữ khó.

III- Các hoạt động dạy- học:

A- Bài cũ:

- 2 HS đọc bài Tiếng rao đêm & trả lời ND bài đọc.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

a- GV giới thiệu chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình. / HS quan sát tranh chủ điểm.

b- GV giới thiệu bài tập đọc.

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a- Luyện đọc:

- 1 HS giỏi đọc toàn bài.

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- 2-3 tốp HS (mỗi tốp 4 em) nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.

- Có thể chia bài tập đọc thành 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu người ông như toả ra hơi muối.

+ Đoạn 2: Tiếp thì để cho ai?

+ Đoạn 3: Tiếp quan trọng nhường nào.

+ Đoạn 4: Còn lại.

- GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải); HS phát hiện các từ các em chưa hiểu (làng biển, dân chài); GV giải nghĩa thêm các từ đó (nếu có)

- HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 05 tháng 02 năm 2007
Tập đọc:
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 57)
-	ND: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quen thuộc tới lập làng ở một một hòn đảo ngoài biển khơi để XD cuộc sống mới, giữ 1 vùng biển trời của Tổ quốc.
Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ trong SGK.
Tranh, ảnh về những làng ven biển, làng đảo & về chài lưới, giúp giải nghĩa các từ ngữ khó.
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
-	2 HS đọc bài Tiếng rao đêm & trả lời ND bài đọc.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
a-	GV giới thiệu chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình. / HS quan sát tranh chủ điểm.
b-	GV giới thiệu bài tập đọc.
2-	Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
-	1 HS giỏi đọc toàn bài.
-	HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK.
-	2-3 tốp HS (mỗi tốp 4 em) nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
Có thể chia bài tập đọc thành 4 đoạn:
+	Đoạn 1: Từ đầungười ông như toả ra hơi muối.
+	Đoạn 2: Tiếp thì để cho ai?
+	Đoạn 3: Tiếp  quan trọng nhường nào.
+	Đoạn 4: Còn lại.
GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải); HS phát hiện các từ các em chưa hiểu (làng biển, dân chài); GV giải nghĩa thêm các từ đó (nếu có) 
- HS luyện đọc theo cặp. 
-	GV đọc diễn cảm toàn bài.
b-	Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
+	Bài văn có những nhân vật nào? (bạn Nhụ, bố bạn, ông bạn).
+	Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? (Họp làng để bàn việc di dân ra đảo, đưa dần cả gia đình Nhụ ra đảo)
+	Bố Nhụ nói “Con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào? (Bố Nhụ là người lãnh đạo làng, xã, có tính cách mạnh mẽ, táo bạo).
+	Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? (Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt,) 
+	Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ? ( Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt,)
Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch l;ập làng, giữ biển của bố Nhụ? (Ông bước ra võng,)
c-	Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-	GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Nhụ, ông Nhụ, bố Nhụ).
-	GV hướng dẫn HS đọc đúng giọng từng nhân vật.
-	GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu theo cách phân vai. (Có thể chọn đoạn: Để có một ngôi làng như mọi ngôi làngở mãi phía chân trời).
Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc. 
GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 188).
II- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV lưu ý HS áp dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần để tự làm BT.
HS làm bài vào vở / 2 HS đọc bài làm /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV hướng dẫn HS nhận ra: nêu cách tính rồi tự làm bài.
HS vận dụng làm bài vào vở / Đổi vở KT lẫn nhau. / GV gọi 1 số HS đọc bài làm. /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài (Tổ chức HS các tổ thi phát hiện nhanh để điền vào trống. “KQ: a) Đ; b) S; c) S; d) Đ”
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nhắc lại quy tắc & công thức tính diện tích xung quanh & diện tích toàn phần HHCN.
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 06 tháng 02 năm 2007
Thể dục:( Bài 42)
NHẢY DÂY - PHỐI HỢP MANG VÁC
 TRÒ CHƠI: “TRỒNG NỤ, TRỒNG HOA”
I-	Mục tiêu: (SGV trang 111)
II- Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, bóng, 1HS chuẩn bị 1 dây nhảy; chuẩn bị vật treo trên cao để tập bật cao (bóng hoặc khăn)
III-Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
-	GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học.(1-2 phút)
-	HS chạy chậm xung quanh sân tập, sau đó đứng thành vòng tròn xoay các khớp: cổ chân, cổ tay, khớp gối. (1-2 phút).
-	Trò chơi khởi động: “Nhảy lướt sóng” (1-2 phút)
2- 	Phần cơ bản: 18 - 22 phút
a-	Ôn tung bóng theo nhóm 2-3 người: 5-7 phút.
-	Các tổ tập tung và bắt bóng bằng 2 tay theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng.
-	GV theo dõi các nhóm, giúp đỡ các HS yếu, sửa sai, nhắc nhỡ.
-	Lần cuối cho các tổ tập thi đua với nhau, GV biểu dương những tổ có nhiều đôi làm tốt.
b-	Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: 6-8 phút.
-	Các tổ tập luyện theo khu vực đã phân công.
-	GV theo dõi các nhóm, giúp đỡ các HS yếu, sửa sai, nhắc nhỡ.
-	Lần cuối thi nhảy dây giữa các nhóm (chọn mỗi nhóm 2 HS).
c-	Tập bật cao & tập chạy mang vác: 5-7 phút.
-	HS xếp theo đội hình 4 hàng ngang.
GV làm mẫu bật cao chạm tay vào vật chuẩn, sau đó cho HS bật nhảy 1 số lần bằng cả 2 chân, GV lưu ý HS khi rơi xuống phải thực hiện động tác hoãn xung để tránh chấn động. (Nhịp hô: 1- Nhún lấy đà; 2- Bật nhảy; 3- Rơi xuống đát & hoãn xung.)
GV làm mẫu Tập phối hợp chạy mang vác theo từng nhóm 3 người. ? HS làm thử 1 số lần.
HS luyện tập theo tổ.
b-	Trò chơi: “trồng nụ, trồng hoa”: 5-7 phút.
-	GV nêu tên trò chơi, yêu cầu HS nhắc lại cách chơi & quy định chơi. Tổ chức cho các đội thi đấu xem đội nào có người nhảy qua mức cao nhất (Lưu ý HS khi chơi phải đảm bảo an toàn).
-	Cả lớp thi đua chơi / GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và chơi đúng luật.
3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	HS chạy chậm thả lỏng tích cực, sau đó gập người, rung 2 vai, hít thở sâu: 2-3 phút
-	GV cùng HS hệ thống bài học (2-3 phút).
-	GV nhận xét, đánh giá tiết học & giao nhiệm vụ về nhà: nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
Toán
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
Mục tiêu: (SGV trang 189)
Đồ dùng dạy học:
-	GV chuẩn bị HLP.
III- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh & diện tích toàn phần HLP.
GV cho HS quan sát mô hình trực quan HLP.
GV hướng dẫn HS nhận ra được HLP là HHCN đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau.
GV hướng dẫn HS nhận ra: Diện tích xung quanh HLP: là diện tích của 1 mặt nhân với 4; diện tích toàn phần HLP là diện tích 1 mặt nhân với 6.
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS áp dụng công thức tự làm bài vào vở / Gọi 1số HS đọc bài làm. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV gọi HS nêu hướng giải bài toán.
HS làm bài vào vở ./ 1HS lên bảng làm bài. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nêu lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần HLP.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả:
NGHE - VIẾT: HÀ NỘI
ÔN TẬP VỀ QUY TẮC VIẾT HOA (VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM)
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 41 )
Đồ dùng dạy-học:
Bút dạ & 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT 3.
-	Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam , cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
Các hoạt động dạy - học:
A-	Bài cũ:
-	2 HS lên bảng viết những từ có tiếng chứa âm đầu r, d gi hoặc những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
1-	Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS nghe viết:
GV đọc đoạn cần viết chính tả - Đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai / Cả lớp theo dõi trong SGK
+	ND bài thơ nói lên điều gì? ( Bài thơ là lời 1 bạn nhỏ mới đến Thủ đô Hà Nội, thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp.)
HS đọc thầm lại đoạn văn, GV nhắc các em chú ý hình thức trình bày, câu văn cần xuống dòng, câu văn đặt trong dấu ngoặc kép, những chữ viết hoa, các từ ngữ dễ viết sai chính tả rồi viết ra giấy nháp).
GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu của BT.
HS trao đổi với bạn bên cạnh để làm bài tập.
HS phát biểu ý kiến. / Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (DTR tên người: Nhụ; DTR tên địa lí Việt Nam: Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu).
Vài nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. / GV mở bảng phụ đã ghi vắn tắt quy tắc viết hoa lên bảng.Vài HS đọc lại.
Bài 3:
-	GV nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở.
GV dán 4 tờ phiếu khổ to lên bảng, phát bút dạ, mời 4 nhóm HS thi tiếp sức điền BT nhanh.
Tên các bạn nam trong lớp
Tên các bạn nữ trong lớp
Tên các anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta
Tên sông (hồ, núi, đèo)
Tên làng (xã, phường, quận , huyện)
Lớp & GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
-	HS tự chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS ghi nhớ các quy tắc viết hoa vừa học.
Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 62)
Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết câu văn, câu thơ BT1 (phần nhận xét); 2 câu văn ở BT1 (phần luyện tập).
Bút dạ & 4 tờ giấy khổ to phô tô nội dung BT2,3 (phần luyện tập).
Các hoạt động dạy- học:
A- 	Bài cũ:
1 HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng QHT để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả (tiết LTVC trước)
HS làm lại các BT3,4 của tiết LTVC trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
B- 	Bài mới:
1- 	Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Phần nhận xét:
Bài 1:
1HS đọc yêu cầu của BT / Lớp theo dõi SGK.
GV nhắc HS trình tự bài làm.
HS làm việc cá nhân: đọc thầm 2 câu văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
GV mời 1 HS chỉ 2 câu văn đã viết sẵn trên bảng, nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng. (SGV trang 63)
Bài2:
1HS đọc yêu cầu BT / Lớp theo dõi SGK.
HS làm việc cá nhân suy nghĩ để làm bài.
HS phát biểu ý kiến. / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.(GV tham khảo SGV trang 63)
3-	Phần ghi nhớ:
2-3 HS đọc ND ghi nhớ trong SGK.
1-2 HS nhắc lại (không nhìn sách).
GV nói thêm cho HS phân biệt giữa điều kiện & giả thiết: + giả thiết: là những cái chưa xảy ra hoặc khó xảy ra; còn điều kiện: là những cái có thực, có thể xảy ra.
4-	Phần luyện tập:
Bài 1:
1HS đọc ND, yêu cầu BT1.
HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh để làm bài.
1 HS làm bài trên trên bảng: gạch dưới những vế câu chỉ ĐK (GT), vế câu chỉ KQ; khoanh tròn các QHT nối các vế câu. / Lớp & GV nhận xét, chố ... i.
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Sắm vai thể hiện hành động có ý thức bảo vệ, giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.
HS làm việc theo nhóm. / GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
Đại diện các nhóm thi trình diễn trước lớp. / Nhận xét, góp ý.
GV: Dân tộc ta có nhiều truyền thống tốt đẹp, chúng ta cần phải biết giữ gìn, vun đắp để các truyền thống quý báu đó được lưu tồn mãi cho các thế hệ mai sau.
3-	Hoạt động 3: Tập biểu diễn.
-	Theo sự chuẩn bị mà GV đã dặn HS các nhóm ở tiết trước.
HS thi biểu diễn (thời trang, kịch, hò vè, bài hát....) mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam.
Đại diện các nhóm thi trình diễn trước lớp. / Nhận xét, góp ý.
3-	Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò.
GV nhận xét tiết học, tuyên dương những nhóm học tốt, chuẩn bị chu đáo.
Dặn HS thực hành những điều đã học.
Thứ sáu ngày 09 tháng 02 năm 2007
Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 51)
Đồ dùng dạy - học:
a-	GV:
Nhạc cụ quen dùng; máy nghe, băng nhạc.
Bài tập đọc nhạc số 6.
b-	HS: 
SGK Âm nhạc 5; nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,).
Các hoạt động dạy - học:
1-	Phần mở đầu:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Phần hoạt động:
a)	Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Ước mơ.
GV biểu diễn bài hát (1 lần).
HS hát lại bài hát.
GV sửa chữa những sai sót. (Lưu ý: Hát thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến.)
1 vài cá nhân hát đơn ca. / Cả lớp gõ thanh phách (hoặc vỗ tay) đệm theo.
Hát kết hợp 1 vài động tác phụ họa: (HS hoạt động theo nhóm thảo luận tự tìm ra 1 vài động tác phụ họa, trình diễn trước lớp, GV chọn động tác phù hợp để hướng dẫn cho cả lớp hoặc hướng dẫn vài động tác phụ hoạ SGV trang 52)
Nội dung 2: Học bài: TĐN số 4
GV treo bài TĐN viết sẵn lên bảng.
HS trả lời câu hỏi:
+	Bài TĐN số 6 được trích ra từ bài hát nào?
+	Có những hình nốt gì? Có bao nhiêu nhịp?
Hướng dẫn HS luyện tập cao độ, đọc thang âm: Đô-Rê-Mi-Son theo đàn.
Hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu.
	 Đen đen	đen đơn đơn 	đen đen	 	 trắng.
HS tập đọc nhạc từng câu. / HS tập đọc nhạc cả bài. / Ghép lời ca (chia 2 dãy bàn, một dãy đọc nhạc, một dãy ghép lời.
Chọn 2 HS đọc bài TĐN.
3-	Phần kết thúc:
Cả lớp đọc bài TĐN & gõ phách bài TĐN số 6.
GV nhận xét tiết học.
Toán
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
Mục tiêu: (SGV trang 192)
Đồ dùng dạy học:
-	Bộ đồ dùng dạy học toán 5.
III- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình.
GV cho HS quan sát mô hình trực quan (hình vẽ ở các VD-SGK) & trả lời câu hỏi:
+	Em có nhận xét gì về thể tích của các hình qua từng VD?
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS quan sát hình SGK rồi trả lời các câu hỏi. / HS khác nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS quan sát hình SGK rồi trả lời các câu hỏi. / HS khác nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS thi xếp hình nhanh theo nhóm / Chữa bài (có 5 cách xếp).
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV giúp HS hệ thống bài học.
-	GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
KỂ CHUYỆN (KIỂM TRA VIẾT)
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 31)
Đồ dùng dạy- học: 
Giấy kiểm tra.
-	Bảng lớp ghi tên một số truyện đã học, một vài truyện cổ tích. 
Các hoạt động dạy - học:
Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài:
1 HS đọc 3 đề bài SGK.
GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài:
+	Các em cần suy nghĩ để chọn 1 trong 3 đề đã cho hợp nhất với mình.
+	Nếu chọn đề 3 các em cần lưu ý kể chuyện theo lời 1 nhân vật trong truyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện cho đúng.
+	Sau khi chọn đề bài cần suy nghĩ, tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý, dựa vào dàn ý đã xây dựng được, viết hoàn chỉnh bài văn kể chuyện.
1 vài HS nêu đề bài mình chọn; nêu những điều mình chưa rõ, cần thầy (cô) giải thích (nếu có).
HS làm bài:
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS xem trước nội dung tiết TLV tuần tới.
Địa lí
CHÂU ÂU
I-	Mục tiêu: (SGV trang 126)
II-	Đồ dùng dạy - học:
-	Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
-	Bản đồ Các nước châu Âu; Bản đồ Tự nhiên châu Âu.
III- Các hoạt động dạy - học:
1-	Vị trí địa lí, giới hạn:
Hoạt động 1: (cá nhân)
-	HS quan sát hình 1, xem bảng số liệu về diện tích các châu lục (bài17) và trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài, để nhận biết: vị trí địa lí, giới hạn, diện tích của châu Âu.
HS báo cáo kết quả làm việc: chỉ lãnh thổ châu Âu trên bản đồ...
GV yêu cầu HS so sánh diện tích của châu Âu so với các châu lục khác.
GV nói thêm: Châu Âu, châu Á gắn liền với nhau tạo thành đại lục Á- Âu, chiếm gần hết phần Đông của bán cầu Bắc.
Kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và đại dương.
2-	Đặc điểm tự nhiên:
Hoạt động 2: (nhóm nhỏ)
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+	Quan sát hình 1 SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi (ở phía bắc, nam, đông), đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu & Đông Âu.
+	Tìm vị trí của các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a, b, c, d trên lược đồ hình 1, GV yêu cầu HS dựa vào ảnh để mô tả cho nhau nghe về quang cảnh của mỗi điểm.
HS báo cáo kết quả làm việc trên kênh hình./ Nhận xét, bổ sung.
GV nói thêm: Về mùa đông trên các đỉnh núi của châu Âu có tuyết phủ tạo nên nhiều sân chơi thể thao lí thú.
GV khái quát lại ý chính ở phần này.
*	Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, có khí hậu ôn hoà.
3-	Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu:
Hoạt động 3: (cả lớp)
HS làm việc cá nhân: Xem lại bảng số liệu bài 17 về dân số châu Âu, quan sát hình 3 để nhận biết nét khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu Á.
HS trình bày kết quả làm việc./ Nhận xét, bổ sung.
HS quan sát tiếp hình 4 rồi kể tên các hoạt động SX của người dân châu Âu được phản ánh qua các ảnh SGK.
HS đọc SGK và kể tên các sản phẩm công nghiệp khác mà em biết (dược phẩm, mĩ phẩm, thực phẩm,...)
GV nói thêm về cách thức SX công nghiệp của các nước ở châu Âu: có sự liên kết của nhiều nước để SX các mặt hàng: ô tô, máy bay, hàng điện tử,...
*	Kết luận: Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có ngành kinh tế phát triển.
	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học
Thứ bảy ngày 10 tháng 02 năm 2007
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
Mục đích, yêu cầu:
-	biết làm một bài văn kể chuyện về một việc làm có ý thức bảo vệ môi trường.
Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to viết Cấu tạo của bài văn kể chuyện.
III- Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
HS đọc lại lá đơn xin học lớp năng khiếu trong hè. / Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
-	GV nêu ND, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu đề bài:
Đề bài: Em hãy thuật lại một câu chuyện về ý thức bảo vệ môi trường mà em biết.
-	GV ghi đề bài lên bảng. / 1 HS đọc lại yêu cầu của đề bài.
-	GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề bài.
Hướng dẫn HS làm bài:
-	1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn kể chuyện đã học.
GV hướng dẫn HS những yêu cầu của đề bài mà HS chưa rõ.
HS làm bài vào vở. / 2 HS làm vào giấy khổ to, dán lên bảng. / Lớp & GV nhận xét về ND & cách trình bài văn.
Gọi vài HS đọc bài làm. / Nhận xét.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen những HS làm bài tốt; yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về nhà viết lại.
Khoa học
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY (BÀI 44)
Mục tiêu: (SGV trang 149)
Đồ dùng dạy - học:
Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
Mô hình tua bin hoặc bánh xe nước.
Hình trang 90, 91 SGK.
III-Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1-	Hoạt động 1: 
Mục tiêu: HS trình bày được tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên; kể được 1 số thành tựu trong việc khai thác, sử dụng năng lượng của gió.
Cách tiến hành:
HS thảo luận theo nhóm dựa trên các câu hỏi gợi ý sau::
+	Vì sao có gió? Nêu 1 VD về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.
+	Con người sử dụng năng lượng của gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
Đại diện các nhóm trình bày. / Lớp nhận xét, thảo luận, bổ sung.
2-	Hoạt động 2: Thảo luận về năng lượng nước chảy.
Mục tiêu: HS trình bày được tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên; kể được 1 số thành tựu trong việc khai thác, sử dụng năng lượng nước chảy.
Cách tiến hành:
HS thảo luận theo nhóm dựa trên các câu hỏi gợi ý sau::
+	Nêu 1 số VD về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
+	Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
Đại diện các nhóm trình bày. / Lớp nhận xét, thảo luận, bổ sung.
3-	Hoạt động 3: Thực hành “Làm quay tua bin”.
Mục tiêu: HS thực hành sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua bin.
Cách tiến hành:
GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm: Đổ nước làm quay “tua bin” của mô hình “tua bin nước”.
HS thực hành theo nhóm. / GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm thực hành.
	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học, biểu dương những cá nhân và nhóm học tốt.
Đạo đức
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (T2)
Mục tiêu: (SGV trang 45)
Đồ dùng dạy - học:
Ảnh trong bài phóng to
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ tiết học.
1-	Hoạt động 1: Xử lí tình huống (BT1- SGK).
*	Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp & tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường) tổ chức.
*	Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm HS.
HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh BT.
2-	Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (BT4 - SGK)
*	Mục tiêu: HS biết thực hiện bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
*	Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai bày tỏ ý kiến của mình với UBND xã (phường) về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như: xây dựng sân chơi cho trẻ em; tổ chức ngày 1 tháng 6; ngày rằm trung thu cho trẻ em ở địa phương,...
HS làm việc theo nhóm: chuẩn bị ý kiến về 1 vấn đề.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh BT.
*	GV kết luận: UBND xã (phường luôn quan tâm, chăm sóc & bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã 9phường) & tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
4-	Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối:
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Thực hành những điều đã học.
Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI
(Có biên bản sinh hoạt riêng ở hồ sơ của Chi đội)

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 22.doc