Tập đọc:
TRANH LÀNG HỒ
I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 150)
- Ý nghĩa: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc & nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK; sưu tầm tranh làng hồ (nếu có)
III- Các hoạt động dạy- học:
A- Bài cũ:
- 2 HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân & trả lời câu hỏi bài đọc.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu: Bản sắc văn hoá của dân tộc không chỉ thể hiện ở truyền thống & phong tục tập quán mà còn ở những vật phẩm văn hoá. Bài học hôm nay.
2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- Luyện đọc:
- 1-2 HS (khá, giỏi) nối tiếp nhau đọc bài văn.
- HS xem tranh SGK & tranh làng Hồ sưu tầm dược (nếu có).
- 2-3 tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- Có thể chia bài tập đọc thành 3 đoạn: (Mỗi lần xuống dòng được xem là 1 đoạn)
- GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng (thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ. Nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của bức những tranh: thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình,.
Thứ hai ngày 19 tháng 03 năm 2007 Tập đọc: TRANH LÀNG HỒ Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 150) - Ý nghĩa: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc & nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK; sưu tầm tranh làng hồ (nếu có) Các hoạt động dạy- học: Bài cũ: - 2 HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân & trả lời câu hỏi bài đọc. Bài mới: Giới thiệu bài: - GV giới thiệu: Bản sắc văn hoá của dân tộc không chỉ thể hiện ở truyền thống & phong tục tập quán mà còn ở những vật phẩm văn hoá. Bài học hôm nay... 2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: - 1-2 HS (khá, giỏi) nối tiếp nhau đọc bài văn. - HS xem tranh SGK & tranh làng Hồ sưu tầm dược (nếu có). - 2-3 tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. Có thể chia bài tập đọc thành 3 đoạn: (Mỗi lần xuống dòng được xem là 1 đoạn) - GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng (thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải). - HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ. Nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của bức những tranh: thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình,... b- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: + Hãy kể những bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. (Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, tranh tố nữ,...) - GV: Làng Hồ là một trong những làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế thừa & phát huy truyền thống của Làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi gắn liền với cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam. + Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? (Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than,...) + Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ. + Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? * GV chốt lại: Yêu mến cuộc đời & quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có ND rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức rất tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người nghệ sĩ tạo nên những bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng- Những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. - HS kể tên 1 số làng nghề ở 1 số địa phương. ( Dệt lụa ở Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, nước mắm Phú Quốc,...). c- Luyện đọc lại: - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài, GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng ND từng đoạn. - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu.(Có thể chọn đoạn: Từ ngày còn ít tuổi...hóm hỉnh và vui tươi.). - HS luyện đọc theo nhóm./ Các nhóm cử đại diện thi đọc diễn cảm trước lớp. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc. GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: (SGV trang 222). II- Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của BT./ 1 HS nhắc lại công thức tính vận tốc. HS làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp. / 1HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. GV lưu ý HS có thể tính vận tốc với m/phút hoặc m/ giây. Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của BT./ Nêu cách tính vận tốc. HS làm bài vào vở / Gọi 1 số HS đọc bài làm/ HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của BT. GV hướng dẫn HS cách làm bài. / 1 số HS nêu hướng làm bài. HS làm bài vào vở / 1 Hs làm bài trên bảng lớp/ Chữa bài. Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu của BT. GV hướng dẫn HS cách làm bài. / 1 số HS nêu hướng làm bài. HS làm bài vào vở / Chữa bài. 3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét giờ học. Thứ ba ngày 20 tháng 03 năm 2007 Thể dục:( Bài 53) MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN TRÒ CHƠI: “CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC” I- Mục tiêu: (SGV trang 129) II- Địa điểm, phương tiện: Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập. Chuẩn bị 1 còi, 2 quả bóng rổ số 5; 10-15 quả bóng 150g; dụng cụ để tổ chức trò chơi. III-Nội dung & phương pháp lên lớp: 1- Phần mở đầu: 6-10 phút. - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học.(1-2 phút) - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai. (1 phút). Ôn các động tác bài TDPTC (1 lần). * Trò chơi khởi động: “Kết bạn” * KTBC: Kiểm tra tung bóng 1 tay và bắt bóng 2 tay. 2- Phần cơ bản: 18 - 22 phút a- Ném bóng: (14-16 phút). * Ôn chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua kheo chân: 2-3 phút. HS tập theo đội hình hàng ngang. GV nêu tên động tác./ Gọi HS khá giỏi làm mẫu./ Cả lớp tập đồng loạt (1 lần), GV theo dõi sửa sai. * Ôn ném bóng 150g trúng đích: GV nêu tên động tác./ Gọi HS khá giỏi làm mẫu./ Cả lớp luyện tập theo khẩu lệnh: “Chuẩn bị, ... ném!./ GV theo dõi sửa sai. b- Chơi trò chơi: “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”: 5-6 phút. - GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi & luật chơi./ Chọn 2 HS chơi thử, GV giải thích thêm cho tất cả nắm vững cách chơi. - Cả lớp thi đua chơi (theo các nhóm, tuỳ theo dụng cụ đã chuẩn bị) / GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và chơi đúng luật. 3- Phần kết thúc: 4-6 phút GV cùng HS hệ thống bài học: 2-3 phút. Đi thường theo 2-4 hàng dọc và hát. (1 phút) Đi thường quanh vòng tròn vừa đi vừa hít thở sâu. (1 phút) - GV giao nhiệm vụ về nhà: Tập ném bóng trúng đích. Toán QUÃNG ĐƯỜNG Mục tiêu: (SGV trang 223) II- Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Hình thành cách tính quãng đường. * Bài toán1: GV nêu đề toán SGK, tóm tắt đề toán lên bảng: gv hướng dẫn HS cách làm bài./ Gọi HS nêu cách làm bài và trình bày lời giải: Bài giải: Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ là: 42,5 x 4 = 170 (km) Đáp số: 170 km HS nêu cách tính quãng đường. GV nói: Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì công thức tính quãng đường được viết như thế nào? S = V x t HS nêu./ GV viết bảng: HS nhắc lại cách tính và công thức tính quãng đường. * VD2; GV nêu đề toán SGK./ HS nêu cách tính và trình bày lời giải (như SGK). 2 HS nhắc lại cách tính quãng đường. 3- Hoạt động 3: Thực hành: Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS tự làm bài vào vở / 1 HS lên bảng làm bài. / HS khác nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS tự làm bài vào vở / 1HS làm bài trên bảng lớp. / Lớp nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS tự làm bài vào vở / 1HS làm bài trên bảng lớp. / Lớp nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. 4- Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. HS nhắc lại cách tính và công thức tính quãng đường. - GV nhận xét tiết học. Chính tả: NHỚ VIẾT: CỬA SÔNG ÔN TẬP VỀ QUY TẮC VIẾT HOA (VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI) Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 152 ) Đồ dùng dạy-học: Giấy khổ to chép quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. Bút dạ & 2 tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT2. Các hoạt động dạy - học: A- Bài cũ: - 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. - 2 HS lên bảng viết mỗi em 2 tên người hoặc tên địa lí nước ngoài. 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hướng dẫn HS nhớ viết: 1 HS xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ của bài Cửa sông. / Lớp lắng nghe, nhận xét. HS đọc thầm lại 4 khổ thơ trong SGK, GV nhắc các em chú ý hình thức trình bày khổ thơ 5 chữ, những chữ viết hoa, các từ ngữ dễ viết sai chính tả rồi viết ra giấy nháp). HS gấp sách, tự nhớ lại 4 khổ thơ viết vào vở. GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi. GV nhận xét chung. 3- Hướng dẫn HS làm BT chính tả: Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của BT. GV phát phiếu cho 2 HS làm bài trên giấy khổ to / HS làm bài vào vở. 2 HS làm bài trên phiếu làm xong đính lên bảng./ Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (SGV trang 153). 4- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt. Dặn HS ghi nhớ các quy tắc viết hoa vừa học. Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 154) Đồ dùng dạy học: Từ điển thành ngữ & tục ngữ Việt Nam; Ca dao, dân ca Việt Nam (nếu có). Bút dạ & một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT 1 theo nhóm. Một số tờ phiếu kẻ sẵn các ô chữ ở BT2 để HS làm bài theo nhóm. Các hoạt động dạy- học: A- Bài cũ: HS đọc lại đoạn văn ngắn viết về tấm gương hiếu học, có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu, chỉ rõ những từ ngữ được thay thế (BT3 của tiết LTVC trước). GV nhận xét, ghi điểm. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hướng dẫn HS làm BT: Bài 1: 1HS đọc yêu cầu BT1(đọc cả mẫu)./ Lớp theo dõi SGK. GV lưu ý HS: BT yêu cầu các em mỗi truyền thống minh hoạ bằng 1 câu tục ngữ hoặc ca dao, nhóm nào tìm được nhiều hơn càng đáng khen. HS làm theo nhóm thi làm bài vào phiếu học tập. Sau thời gian quy định, đại diện nhóm đính bài lên bảng, trình bày. / Lớp & GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. (SGV trang 155) HS viết vào vở ít nhất 4 câu tục ngữ hoặc ca dao minh hoạ cho 4 truyền thống đã nêu. Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu BT. / Lớp theo dõi SGK. GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ: + Cầu kiều. + Khác giống. HS trao đổi theo nhóm nhỏ để làm BT. / GV phát phiếu cho các nhóm. Sau thời gian quy định, đại diện nhóm đính bài làm lên bảng, trình bày. / Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc.( Tham khảo SGV trang 155) - Cả lớp chữa bài vào vở BT theo lời giải đúng: 4- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. Dặn HS xem lại các BT. ĐOÁN Ô CHỮ 1 c ầ u k i ề u 2 k h á c g i ố n g 3 n ú i n g ồ i 4 x e n g h i ê n g 5 t h ư ơ n g n h a u 6 c á ư ơ n 7 n h ớ k ẻ c h o 8 n ư ớ c c ò n 9 l ạ c h n à o 10 v ữ n g n h ư c â y 11 n h ớ t h ư ơ n g 12 t h ì n ê n 13 ă n g ạ o 14 u ố n c â y 15 c ơ đ ồ 16 n h à c ó n ó c Chiều thứ ba ngày 20 tháng 03 năm 2007 Toán (Tự học) LUYỆN TẬP I- Mục tiêu: - Củng cố, luyện tập về t ... : Học bài: TĐN số 8 GV treo bài TĐN viết sẵn lên bảng. HS đồng thanh nói tên nốt nhạc trong bài theo nhịp gõ của GV. Hướng dẫn HS luyện tập cao độ, đọc thang âm: Đô- Rê- Mi- Fa - Son -La - Si - Đô. Hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu. (Nhận xét tiết tấu 2 khuông nhạc (giống nhau). Nửa lớp gõ tiết tấu khuông nhạc 1, nửa kia gõ tiết tấu khuông nhạc 2 Trắng đen Trắng đen Đen đen đen Trắng. HS tập đọc nhạc từng câu. / HS tập đọc nhạc cả bài. / Ghép lời ca (chia 2 dãy bàn, một dãy đọc nhạc, một dãy ghép lời.) kết hợp gõ phách (chú ý phách mạnh, phách nhẹ) Chọn 2 HS đọc bài TĐN. 3- Phần kết thúc: Cả lớp đọc bài TĐN & gõ phách bài TĐN số 8 (chia lớp thành 2 dãy: bên này đọc nhạc, bên kia hát lời ca và ngược lại). GV nhận xét tiết học. Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: (SGV trang 228). II- Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS làm bài vào vở (không cần kẻ bảng) / Gọi HS đọc bài/ HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của BT./ HS nêu hướng làm bài. HS làm bài vào vở / 2HS làm bài trên bảng lớp /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của BT./ Học sinh nêu hướng làm bài. HS làm bài vào vở / 1HS làm bài trên bảng lớp /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. 3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. HS nhắc lại cách tính Vận tốc, Quãng đường, Thời gian. GV nhận xét giờ học. Tập làm văn TẢ CÂY CỐI (KIỂM TRA VIẾT) Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 167) Đồ dùng dạy- học: Giấy kiểm tra. - Một số tranh ảnh minh hoạ ND đề văn (tranh, ảnh về cây, trái). Các hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. Hướng dẫn HS làm bài: 2 HS nối tiếp nhau đọc đề bài & gợi ý của tiết Viết bài văn tả cây cối: + HS1: Đọc 5 đề bài SGK. + HS2: đọc gợi ý. GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài: + Các em có thể viết theo đề bài khác với đề bài đã chọn ở tiết trước, nhưng tốt nhất nên chọn theo đề bài mà tiết trước đã chọn. + Sau khi chọn đề bài cần suy nghĩ, tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý, dựa vào dàn ý đã xây dựng được, viết hoàn chỉnh bài văn tả cây cối. GV hỏi HS về việc chuẩn bị cho bài viết như thế nào? (Chọn đề, quan sát cây, trái theo đề đã chọn như thế nào?) 1 vài HS nêu đề bài mình chọn; nêu những điều mình chưa rõ, cần thầy (cô) giải thích (nếu có). HS làm bài: - HS làm bài, GV theo dõi giúp đỡ thêm. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem trước nội dung tiết Ôn tập tuần tới. Địa lí CHÂU MĨ I- Mục tiêu: (SGV trang 134) II- Đồ dùng dạy - học: - Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới. - Bản đồ Tự nhiên châu Mĩ. - Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A-ma-dôn. III- Các hoạt động dạy - học: 1- Vị trí địa lí, giới hạn: Hoạt động 1: (Nhóm nhỏ) GV chỉ trên quả địa cầu đường phân chia 2 bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây.(Vòng tròn khép kín đi qua kinh tuyến 200T – 1600Đ). HS quan sát quả địa cầu & cho biết: Những châu lục nào nằm ở Bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây? * HS trả lời các câu hỏi mục 1 SGK. Cụ thể: + Quan sát hình1, cho biết châu Mĩ giáp những đại dương nào. + Dựa vào bảng số liệu bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới. Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi./ Nhận xét, bổ sung. Kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ & Nam Mĩ. châu mĩ có diện tích đứng thứ 2 trong các châu lục trên thế giới. 2- Đặc điểm tự nhiên: Hoạt động 2: (Nhóm) GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Dựa vào SGK, lược đồ Tự nhiên châu Mĩ & tranh ảnh để thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: * Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e, & cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ? * Nhận xét về địa hình của châu Mĩ. * Nêu tên và chỉ trên hình 1: + Các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ. + 2 đồng bằng lớn của châu Mĩ. + Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ. + 2 con sông lớn ở châu Mĩ. HS các nhóm trình bày kết quả làm việc (mỗi nhóm chỉ trình bày 1ND./ Nhận xét, bổ sung. HS chỉ trên bản đồ tự nhiên vị trí các dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ. Kết luận: (SGV trang 140) Hoạt động 3: (Cả lớp) GV hỏi cả lớp: + Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? + Tại sao châu Mĩ lại có nhiều các đới khí hậu? + Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn. HS giới thiệu tranh ảnh hoặc bằng lời về rừng A-ma-dôn. Kết luận: (SGV trang 140). Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học Thứ bảy ngày 24 tháng 03 năm 2007 Tiếng Việt ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ Mục đích, yêu cầu: Nghe - viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: “Tranh làng Hồ” (Đoạn từ đầu hóm hĩnh, tươi vui) SGK TV5/T2 trang 88). Làm BT để củng cố về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; tên người, tên địa lí nước ngoài. Các hoạt động dạy-học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết: GV đọc bài chính tả / HS theo dõi trong SGK HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày , chú ý những từ ngữ dễ viết sai. HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết vào vở. GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi. GV nhận xét chung. 3- Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả: Bài 1: Viết lại cho đúng những lỗi trong bài chính tả vừa viết, mỗi lỗi viết lại 1 dòng. Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) giới thiệu cảnh đẹp của một địa danh trong nước hoặc nước ngoài mà em biết (có sử dụng tên người, tên địa lí). Củng cố, dặn dò: - Hs nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí. - GV nhận xét tiết học, biểu dương những cá nhân và nhóm học tốt. Khoa học CÂY CON MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ Mục tiêu: (SGV trang 175) Đồ dùng dạy - học: Chuẩn bị theo nhóm: + Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, vài lá bỏng (sống đời), củ ngừng, riềng, hành, tỏi. + Đất để trồng cây. - Hình trang 110, 111 SGK. III-Các hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 1- Hoạt động 1: Quan sát. Mục tiêu: HS quan sát tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau. Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. Cách tiến hành: HS làm việc theo nhóm: Làm theo chỉ dẫn trang 110 SGK. Kết hợp quan sát vật thật mang đến lớp: + Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ ngừng, hành, tỏi. + Chỉ vào từng hình trong hình 1 trang 110 SGK & nói về cách trồng mía. - GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc. - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình./ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. (SGV trang 175) Kết luận: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. 2- Hoạt động 2: Thực hành. Mục tiêu: HS thực hành trồng cây từ một số bộ phận của cây mẹ. Cách tiến hành: - HS làm việc theo nhóm: a) Phương án 1: Nếu có vườn trường: HS thực hành trồng cây tại vườn trường. b) Nếu không có vườn trường: HS tập trồng cây vào chậu hoặc thùng gỗ,... Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, biểu dương những cá nhân và nhóm học tốt. Đạo đức EM YÊU HOÀ BÌNH (T2) Mục tiêu: (SGV trang 48) Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh. Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi & nhân dân Việt Nam, thế giới. Giấy khổ to; bút màu. Điều 38, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. Thẻ màu dùng cho hoạt động 2 (T1) Các hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ tiết học. 1- Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm (Làm BT4 - SGK). Mục tiêu: HS biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Cách tiến hành: HS giới thiệu (theo nhóm) trước lớp tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được. GV giới thiệu thêm một số tranh, ảnh, bài báo, băng hình (nếu có). Kết luận: (SGV trang 54) 2- Hoạt động 2: Vẽ “Cây hoà bình” Mục tiêu: Củng cố về nhận thức giá trị bảo vệ hoà bình và những việc làm bảo vệ hoà bình cho HS. Cách tiến hành: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: vẽ tranh vào giấy khổ to. GV hướng dẫn: + Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày. + Hoa, lá, quả là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung. HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, góp ý. * GV kết luận (SGV trang 55) & khen các nhóm vẽ tranh tốt. 3- Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề: Em yêu hoà bình. * Mục tiêu: Củng cố bài. * Cách tiến hành: GV yêu cầu HS trưng bày tranh triển lãm về chủ đề em yêu hoà bình theo nhóm. HS làm việc theo nhóm: trình bày tranh triển lãm. Cả lớp xem tranh & trao đổi./ GV nhận xét về tranh vẽ của HS các nhóm. 4- Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối: HS trình bày bài thơ, bài hát, điệu múa, ... về chủ đề Em yêu hoà bình. GV nhắc HS tham gia tích cực các hoạt động vì hoà bình phù hợp với khả năng. Thực hành những điều đã học. Sinh hoạt SINH HOẠT LỚP Mục đích, yêu cầu: - Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới. - Vui chơi giải trí. Nội dung: 1- Đánh giá hoạt động tuần qua: GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua: + Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ; thực hiện tốt ATGT, PTBM; Đội cờ đỏ làm việc tốt, nghiêm túc. + Học tập: Trong giờ học, chăm chú nghe giảng bài, có ý thức học hợp tác, giúp đỡ các bạn học yếu; đội tuyển HS giỏi có ý thức ôn tập để thi HS giỏi tỉnh vòng 1. + Lao động: Tham gia đầy đủ, tích cực; công tác vệ sinh theo sơ đồ làm tốt. - Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động. (Có danh sách riêng) - Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm. (Có danh sách riêng) 2- Kế hoạch tuần tới: Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải. Tiếp tục ôn tập chuẩn bị thi giữa kì II môn Tiếng Việt đạt kết quả cao. Duy trì phong trào thi đua học tập “Chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3” Tiếp tục tập tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho 19/5 (hoãn văn nghệ 26/3). 3- Vui chơi, giải trí: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đánh chiêng ngày Hội”.
Tài liệu đính kèm: