Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 28

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 28

Tiếng Việt

ÔN TẬP GIỮA KÌ II (TIẾT1)

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 168)

II- Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T2.

- Bút dạ & 1 số tờ giấy khổ to kẽ sẵn bảng tổng kết BT2 SGK.

- Bút dạ & 4 số tờ giấy khổ to viết ND BT2 (khác SGK).

III- Các hoạt động dạy- học:

1- Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu ND học tập của tuần 18; giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2- Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)

- Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)

- GV ghi điểm.

3- Hướng dẫn HS làm BT 2:

- 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV đính tờ phiếu đã viết sẵn bảng tổng kết như SGK và hướng dẫn HS (Đưa ra VD để hướng dẫn)

- HS làm việc cá nhân làm bài vào vở./ GV phát phiếu & bút dạ cho 4 HS làm bài.

- HS lần lượt đưa từng VD minh hoạ cho từng kiểu câu./ Lớp & GV nhận xét nhanh.

- HS làm bài trên phiếu đính bài lên bảng, trình bày. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung, / GV giữ lại trên bảng bài làm đúng. / 1-2 HS đọc bài làm trên bảng. (SGV trang 169)

4- Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS tiết sau tiếp tục ôn tập & KT.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 26 tháng 03 năm 2007
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ II (TIẾT1)
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 168)
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T2.
Bút dạ & 1 số tờ giấy khổ to kẽ sẵn bảng tổng kết BT2 SGK.
Bút dạ & 4 số tờ giấy khổ to viết ND BT2 (khác SGK).
Các hoạt động dạy- học:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV giới thiệu ND học tập của tuần 18; giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-	Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
3- 	Hướng dẫn HS làm BT 2:
-	1HS đọc yêu cầu đề bài.
-	GV đính tờ phiếu đã viết sẵn bảng tổng kết như SGK và hướng dẫn HS (Đưa ra VD để hướng dẫn)
HS làm việc cá nhân làm bài vào vở./ GV phát phiếu & bút dạ cho 4 HS làm bài.
HS lần lượt đưa từng VD minh hoạ cho từng kiểu câu./ Lớp & GV nhận xét nhanh.
HS làm bài trên phiếu đính bài lên bảng, trình bày. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung, / GV giữ lại trên bảng bài làm đúng. / 1-2 HS đọc bài làm trên bảng. (SGV trang 169)
4- Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
-	Dặn HS tiết sau tiếp tục ôn tập & KT.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu: (SGV trang 228)
Các hoạt động dạy - học:
1-	 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	 Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT./ GV hướng dãn để HS nhận ra thực chất bài toán này là so sánh vận tốc của ô tô & xe máy.
HS tự làm bài vào vở / Gọi HS đọc bài làm./ Chữa bài. (KQ: 15 km)
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT./ HS nêu hướng làm bài, GV hướng dẫn (nếu cần).
HS làm vở / 1 số HS làm ở bảng lớp / Chữa bài. (KQ: 37,5 km/ giờ)
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT./ HS nêu hướng làm bài, GV hướng dẫn (nếu cần).
HS làm vở / 1 số HS làm ở bảng lớp / Chữa bài.
Bài 4:
1 HS đọc đề bài./ GV hướng dẫn HS đổi đơn vị đo.
HS làm bài vào vở, 1 HS giấy khổ lớn / Chữa bài. (KQ: 2 phút)
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị tiết sau KT.
Thứ ba ngày 27 tháng 03 năm 2007
Thể dục:( Bài 55)
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
 TRÒ CHƠI: “BỎ KHĂN”
I-	Mục tiêu: (SGV trang 133)
II- Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, 2 quả bóng rổ số 5; 10-15 quả bóng 150g; kẻ sân ném bóng, dụng cụ để tổ chức trò chơi.
III-Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
-	GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học.(1-2 phút)
-	Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai. (1 phút).
-	Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn quanh sân: 120 – 150 m.
*	Ôn các động tác bài TDPTC (1 lần).
*	KTBC: Kiểm tra ném bóng trúng đích.
2- 	Phần cơ bản: 18 - 22 phút
a-	Ném bóng: (14-16 phút).
*	Ôn ném bóng 150g trúng đích (đích cố định hoặc di chuyển): (10-12 phút). 
GV nêu tên động tác./ Gọi HS khá giỏi làm mẫu./ Cả lớp luyện tập theo khẩu lệnh: “Chuẩn bị, ... ném!./ GV theo dõi sửa sai.
*	Thi ném bóng trúng đích.
-	Mỗi tổ cử 2 bạn thi ném bóng trúng đích (nam, nữ)./ GV & HS đánh giá kết quả cuộc thi./ Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
b-	Chơi trò chơi: “Bỏ khăn” (Lớp2): 5-6 phút.
-	GV nêu tên trò chơi, GV & HS nhắc lại cách chơi & luật chơi./ HS chơi thử, GV giải thích thêm cho tất cả nắm vững cách chơi.
-	Cả lớp thi đua chơi cả lớp hoặc nhóm (tuỳ theo dụng cụ đã chuẩn bị) / GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và chơi đúng luật.
3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
GV cùng HS hệ thống bài học: 1-2 phút.
Đi thường theo 2- 4 hàng dọc và hát. (1 phút)
Trò chơi hồi tĩnh: “Bội số 7). (1 phút)
-	GV giao nhiệm vụ về nhà: Tập ném bóng trúng đích.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu: (SGV trang 230)
Các hoạt động dạy - học:
1-	 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	 Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT./ GV vẽ sơ đồ lên bảng rồi hướng dẫn HS làm bài tập phần a như SGK.
	 Ô tô 	Gặp nhau 	Xe máy
	A 	180 km 	B
HS tự làm BT1b vào vở / 1 HS làm bài trên bảng./ Chữa bài.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT./ HS nêu hướng làm bài, GV hướng dẫn (nếu cần).
HS làm vở / 1 số HS làm ở bảng lớp / Chữa bài. (KQ: 45 km)
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT./ HS nêu nhận xét về đơn vị đo quãng đường trong bài toán./ GV hướng dẫn (nếu cần).
HS làm vở / 1 số HS làm ở bảng lớp / Chữa bài.
Bài 4:
1 HS đọc đề bài.
HS làm bài vào vở./ Gọi HS đọc bài làm. / Lớp & GV nhận xét./ Chữa bài.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV tóm lược bài toán 2 động tử chuyển động cùng lúc, ngược chiều để gặp nhau:
+	Muốn tính thời gian để gặp nhau ta lấy quãng đường chia cho tổng 2 vận tốc.
t = S : ( V1 + V2 )
GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ II (TIẾT 2)
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 173)
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T2.
2 tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh BT2.
Các hoạt động dạy- học:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-	Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
Hướng dẫn HS làm BT2:
1 HS đọc yêu cầu BT.
HS làm việc cá nhân làm bài vào vở./ GV phát phiếu & bút dạ cho 2 HS làm bài.
HS lần lượt đọc câu văn của mình./ Lớp & GV nhận xét nhanh.
HS làm bài trên phiếu đính bài lên bảng, trình bày. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung,chốt lại lời giải đúng.(SGV trang 170)
Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học.
-	Dặn HS tiết sau tiếp tục KT.
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ II (TIẾT 3)
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 170)
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T2.
Bút dạ, 1 tờ phiếu viết 5 câu ghép rời của bài Tình quê hương để GV phân tích BT2c.
Giấy khổ to phô tô bài Tình Quê hương. (BT2d1; 2d2)
Các hoạt động dạy- học:
1- 	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-	Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
Hướng dẫn HS làm BT2:
2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT:
+	HS1: Đọc bài Tình quê hương và chú giải từ ngữ khó.
+	HS2: Đọc các câu hỏi.
HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh đọc thầm lại bài văn để làm BT.
GV giúp HS thực hiện từng yêu cầu của BT. (SGV trang 171)
Gọi vài HS trình bày miệng bài làm. / Nhận xét, tuyên dương
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn lại bài, tiết sau tiếp tục ôn tập và KT.
Chiều thứ ba ngày 26 tháng 03 năm 2007
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
I-	Mục tiêu:
-	Củng cố, luyện tập về toán chuyển động đều.
-	Rèn kĩ năng tính toán.
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 68 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp. / Nhận xét./ Chữa bài.
Bài 2: (BT4 trang 68 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT./ HS nêu hướng giải toán.
HS làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp. / Nhận xét./ Chữa bài.
Bài 3: (BT3 trang 69 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT./ GV gọi HS nêu phương án làm bài. 
HS làm làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp. / Nhận xét./ Chữa bài.
Bài 4: (BT4 trang 70 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT. 
HS làm làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp. / Nhận xét./ Chữa bài.
Bài 5: (BT3 trang 71 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT./ GV gọi HS nêu phương án làm bài. 
HS làm làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp. / Nhận xét./ Chữa bài.
Bài 6: (BT4 trang 72 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT./ GV gọi HS nêu phương án làm bài. 
HS làm làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp. / Nhận xét./ Chữa bài.
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mục đích, yêu cầu:
Củng cố luyện tập về MRVT: Truyền thống; Liên kết các câu bằng từ ngữ nối.
Rèn kĩ năng biết dùng từ ngữ nối để liên kết câu khi viết đoạn văn, bài văn.
Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Làm bài tập:
a)	Bài ôn:
+	HS nhắc lại ND cần ghi nhớ về Liên kết các câu bằng từ ngữ nối.
b)	Luyện tập:
Bài 1: Đánh dấu nhân (x) vào ô trống trước câu nêu đúng nghĩa từ truyền thống:
£ Phong tục tập quán của Tổ tiên, ông bà.
£ Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.
£ Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bài 2: Gạch dưới những từ ngữ nối để liên kết câu có trong đoạn văn sau:
	“Buổi nay, bố mẹ em cũng đi làm. Vì vậy bé Lan Hương tuy chỉ vừa tròn 6 tuổi nhưng phải đến trường một mình.
Bài 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng liên kết các câu bằng cách dùng từ ngữ nối, gạch chân những từ ngữ đó (khoảng 5-6 câu).
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ II (TIẾT 4)
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 173)
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T2.
Bút dạ & 4 số tờ giấy khổ to để HS làm BT2.
3 tờ phiếu khổ to, mỗi tờ viết dàn ý của 1 trong 3 bài văn miêu tả: Phong cảnh đền Hùng; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân; Tranh làng Hồ. (SGV trang 174)
Các hoạt động dạy- học:
Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-	Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
3-	Hướng dẫn giải bài tập:
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu BT.
GV giúp HS hiểu yêu cầu của BT.
HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh để hoàn thành BT. 
HS phát biểu ý kiến/ Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. (SGV trang 173)
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu BT.
Một số HS nối tiếp nhau cho biết em chọn lập dàn ý cho bài văn miêu tả nào?
HS làm việc cá nhân: viết dàn ý cho bài văn mình đã chọn vào vở./ 3 HS làm bài trên giấy khổ to
HS đọc bài làm; nêu chi tiết hoặc câu văn mình thích; giải thích lí do./ GV nhận xét.
HS làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng lớp, trình bày; cho biết chi tiết hoặc câu văn mình thích/ Nhận xét, tuyên dương.
GV dán lên bảng dàn ý 3 bài văn (trường hợp dàn ý của HS còn sơ sài)./ Gọi HS đọc lại dàn ý của 3 bài văn trên.
4-	Củng cố, dặn d ... ạt động 4: Thi trình diễn:
-	HS thi trình diễn theo nhóm.
+	Thi trình diễn các bài hát, ca dao, tục ngữnói về chủ đề mẹ, cô giáo.(Thi giữa các nhóm)
5-	Hoạt động 5: Nhận xét, dặn dò.
GV nhận xét tiết học, tuyên dương những nhóm học tốt, chuẩn bị chu đáo.
Dặn HS thực hành những điều đã học.
Thứ sáu ngày 29 tháng 03 năm 2007
Âm nhạc
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: MÀU XANH QUÊ HƯƠNG, EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
Mục tiêu: (SGV trang 63)
Đồ dùng dạy - học:
a-	GV:
Nhạc cụ quen dùng; máy nghe, băng nhạc.
Ôn lại một số động tác phụ hoạ.
Chuẩn bị băng, đĩa 1 bài nhát nhịp , Một bài hát nhịp hoặc chọn 1 trích đoạn không lời cho HS nghe.
b-	HS: 
SGK Âm nhạc 5; nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,).
Các hoạt động dạy - học:
1-	Phần mở đầu:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Phần hoạt động:
Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát.
a-	Hoạt động 1: Ôn bài hát: Màu xanh quê hương.
Cả lớp hát và gõ đệm theo phách.
Các nhóm thi đua biểu diễn tốp ca hoặc hát kết hợp 1 vài động tác phụ họa. (Khuyến khích nhóm HS tự thể hiện 1 vài động tác phụ họa)
b-	Hoạt động 2: Ôn bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa.
GV biểu diễn lại bài hát hoặc cho HS nghe băng, đĩa.
HS ôn lại bài hát 1 lần.
*	Ôn tập hát đối đáp kết hợp đồng ca & gõ phách.
+	Lĩnh xướng: Trường làng em có hàng tre xanh...thấy vui êm đềm.
+	Nhóm 1: Tình quê hương gắn liền yêu thương.
+	Nhóm 2: Bao mùa mưa nắng em vẫn đến trường.
+	Nhóm 1: Thầy cô em đã dạy cho em.
+	Nhóm 2: Yêu nước, yêu quê & yêu gia đình.
+	Cả lớp: Tre xanh kia.. em vẫn nhớ trường xưa.
*	Hát kết hợp vận động theo nhạc.
*	Biểu diễn theo hình thức song ca, đơn ca.
GV sửa chữa những chỗ hát sai.
Chỉ định 1 vài em hát đơn ca.
Các nhóm thi đua biểu diễn hát kết hợp 1 vài động tác phụ họa. (Khuyến khích nhóm HS tự thể hiện 1 vài động tác phụ họa)
Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc:
GV dùng tranh, ảnh minh hoạ & chân dung của nhạc sĩ Béc-tô-ven người Đức để kể chuyện Khúc nhạc dưới trăng.
HS trả lời một số câu hỏi để củng cố câu chuyện.
HS tập kể chuyện theo tranh (đoạn, cả câu chuyện).
Cho HS nghe trích đoạn bản Sonat Ánh trăng hoặc thư gửi Ê-li-dơ của Béc-tô-ven.
3-	Phần kết thúc:
Cả lớp hát lại 1 bài hát đã ôn.
GV nhận xét tiết học.
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
Mục tiêu: (SGV trang 235).
II- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS suy nghĩ hoàn thành BT. / Phát biểu ý kiến./ Lớp & GV nhận xét, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV lưu ý cho HS khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản, vì thế phải tìm xem cả tử số và mẫu số cùng chia hết cho STN nào lớn nhất.
HS làm bài vào vở / Gọi HS đọc bài làm. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. 
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài (Khi chữa bài GV hỏi HS cách quy đồng mẫu số)
Bài 4:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài (Khi chữa bài tổ chức cho HS thi điền nhanh & hỏi tại sao để giúp HS hiểu rõ)
Bài 5:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài (Khi chữa bài GV cho HS thi viết nhanh các phân số.)
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
TIẾT 8: KIỂM TRA: TẬP LÀM VĂN.
(Kiểm tra theo đề chung của trường - thời gian: 40 phút)
Địa lí
CHÂU MĨ (TT)
I-	Mục tiêu: (SGV trang 137)
II-	Đồ dùng dạy - học:
Bản đồ Kinh tế châu Phi.
Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động SX của người dân châu Phi.
III- Các hoạt động dạy - học:
3-	Dân cư châu Mĩ:
Hoạt động 1: (Cá nhân)
HS dựa vào số liệu bài 17 và ND mục 3 SGK để trả lời các câu hỏi sau:
+	Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục?
+	Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống?
+	Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu?
HS trả lời câu hỏi./ Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.
GV nói thêm: Dân cư châu Mĩ tập trung đông đúc ở miền đông của châu Mĩ vì đây là nơi dân nhập cư đến sống đầu tiên; sau đó họ mới chuyển sang phần phía tây.
Kết luận: Châu Mĩ đứng thứ 3 về dân số trong các châu lục; phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư.
4-	Hoạt động kinh tế:
Hoạt động 2: (Nhóm)
HS làm việc theo nhóm: Quan sát hình 4, đọc SKK để thảo luận dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
+	Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
+	Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
+	Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
Đại diện nhóm trình bày quả làm việc./ Nhận xét, bổ sung.
Các nhóm trưng bày tranh, ảnh & giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có)
Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công nghiệp, nông nghiệp hiện đại; còn Trung Mĩ & Nam mĩ có nền kinh tế đang phát triển, SX nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng.
5-	Hoa Kì:
Hoạt động 3: (Cặp)
HS chỉ vị trí của Hoa Kì và Thủ đô OA-sinh-tơn trên bản đồ thế giới.
HS trao đổi với bạn bên cạnh một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì về: vị trí địa lí, diện tích, dân số, kinh tế.
Đại diện nhóm trình bày quả làm việc./ Nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Hoa KÌ nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị với công nghệ cao & nông phẩm như lúa mì, thịt, rau.
	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học
Thứ bảy ngày 30 tháng 03 năm 2007
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP VĂN TẢ CÂY CỐI
Mục đích, yêu cầu:
-	Biết lập dàn ý và viết thành bài văn tả cây cối.
Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to viết Cấu tạo của bài văn tả cây cối.
III- Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
Nêu cấu tạo của bài văn tả cây cối. / Nhận xét, ghi điểm./ GV treo bảng phụ đã ghi sẵn cấu tạo bài văn tả cây cối.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
-	GV nêu ND, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu đề bài:
Đề bài: Em hãy tả lại một cây hoa mà em thích nhất.
-	GV ghi đề bài lên bảng. / 1 HS đọc lại yêu cầu của đề bài.
-	GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề bài.
Hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài văn:
-	1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cây cối.
GV hướng dẫn HS những yêu cầu của đề bài mà HS chưa rõ.
HS lập nhanh dàn ý bài văn tả cây hoa mà mình thích nhất.
Gọi 1 số HS trình bày dàn ý. / Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
Hướng dẫn HS viết bài văn tả đồ vật:
-	GV hướng dẫn HS chuyển dàn ý thành bài văn viết.
HS làm bài vào vở. / 2 HS làm vào giấy khổ to, dán lên bảng. / Lớp & GV nhận xét về ND & cách trình bài văn.
Gọi vài HS đọc bài làm. / Nhận xét./ GV ghi điểm những bài văn được đánh giá cao.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen những HS làm bài tốt; yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về nhà viết lại.
Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
Mục tiêu: (SGV trang 179)
Đồ dùng dạy - học:
Thông tin và hình trang 114, 115 SGK.
III-Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV yêu cầu HS kể tên một số côn trùng, GV giới thiệu bài học.
1-	Hoạt động 1: Thảo luận:
Mục tiêu: Giúp HS:
+	Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh.
+	Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải.
+	Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm: 
*	Quan sát các hình trang 114 để mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng & bướm.
*	Thảo luận các câu hỏi:
+	Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của rau cải?
+	Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
+	Trong trồng trọt, có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. (SGV trang 180)
Kết luận: (SGV trang 180)
2-	Hoạt động 2: Quan sát & thảo luận:
Mục tiêu: Giúp HS:
+	So sánh và tìm ra được sự giống nhau và khác nhau giữa chu kì sinh sản của ruồi và gián.
+	Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
+	Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm: Dựa vào chỉ dẫn SGK thảo luận để hoàn thành bảng sau:
Ruồi
Gián
* So sánh chu kì sinh sản:
Giống nhau:
Khác nhau:
.............................................
.............................................
.............................................
.............................................
* Nơi đẻ trứng:
* Cách tiêu diệt:
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. / Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. (SGV trang 181)
Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
	Củng cố, dặn dò:
HS vẽ hoặc viết sơ đồ vòng đời của 1 loài côn trùng vào vở.
HS đọc mục ghi nhớ SGK.
-	GV nhận xét tiết học, biểu dương những cá nhân và nhóm học tốt.
Đạo đức
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (T1)
Mục tiêu: (SGV trang 48)
Đồ dùng dạy - học:
Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động của Liên Hợp Quốc & các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
Thông tin tham khảo ở phần phụ lục trang 71.
Mic-crô không dây để chơi trò chơi phóng viên.
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài: 
-	GV giới thiệu bài.
1-	Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin trang 40-41, SGK.
Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc & quan hệ của Việt Nam với tổ chức này.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 41, 42 và hỏi:
+	Ngoài những thông tin SGK, em còn biết thêm gì về Liên Hợp Quốc?
-	GV giới thiệu thêm với HS một số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và ở địa phương.
-	HS tiếp tục thảo luận 2 câu hỏi trang 41 SGK.
*	Kết luận: 
+	Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
+	Từ khi thành lập đến nay, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội.
+	Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
2-	Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (BT1- SGK)
Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về tổ chức của Liên Hợp Quốc.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành BT.
Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 ý kiến)./ Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
GV kết luận: Các ý kiến c, d là đúng; các ý kiến a, b, đ là sai.
3-	Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối:
HS đọc mục ghi nhớ SGK.
Tìm hiểu về tên 1 vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; về 1 hoạt động của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em.
Sưu tầm các bài báo, tranh, ảnh, ... về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và trên thế giới.
Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI
(Có biên bản sinh hoạt riêng ở hồ sơ của Chi đội)

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 28.doc