Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 9

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 9

Tập đọc

CÁI GÌ QUÝ NHẤT

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 182)

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh minh họa bài đọc trong SGK.

III- Các hoạt động dạy- học:

A- Bài cũ:

- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng các câu thơ các em thích trong bài: Trước cổng trời & trả lời câu hỏi bài đọc./ Nhận xét, ghi điểm.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a- Luyện đọc:

- 1HS giỏi đọc toàn bài.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần trong bài( Đọc 2- 3 lượt )

 Bài này chia làm 3 phần để đọc:

 + Phần 1: Đoạn 1+2

 + Phần 2: Đoạn 3+4+5

 + Phần 3: Đoạn còn lại.

- GV kết hợp sửa cho HS về giọng đọc, phát âm, ngắt nghỉ & giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài (mục chú giải).

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm bài văn.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 6 tháng 11 năm 2006
Tập đọc
CÁI GÌ QUÝ NHẤT
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 182)
Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh họa bài đọc trong SGK.
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ: 
-	GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng các câu thơ các em thích trong bài: Trước cổng trời & trả lời câu hỏi bài đọc./ Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
2-	Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- 	Luyện đọc:
-	1HS giỏi đọc toàn bài. 
-	3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần trong bài( Đọc 2- 3 lượt ) 
	Bài này chia làm 3 phần để đọc:
	+ Phần 1: Đoạn 1+2
	+ Phần 2: Đoạn 3+4+5
	+ Phần 3: Đoạn còn lại.
-	GV kết hợp sửa cho HS về giọng đọc, phát âm, ngắt nghỉ& giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài (mục chú giải). 
HS luyện đọc theo cặp. 
1 HS đọc toàn bài.
GV đọc diễn cảm bài văn. 
b-	Tìm hiểu bài:
Câu 1: Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì? ( Hùng: lúa gạo; Quý: vàng; Nam: thì giờ.)
Câu 2: Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
-	HS phát biểu ý kiến / Nhận xét, bổ sung, chốt lại / GV viết tóm tắt lên bảng:
Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người.
Quý : Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Nam : Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
Câu 3: Vì sao người thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- 	HS phát biểu / GV nhấn mạnh cách lập luận có tình, có lí của thầy giáo:
+	Khẳng định cái đúng của 3 HS: Lúa gạo, vàng, thì giờ đều rất quý, nhưng chưa phải là quý nhất.
+	Nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn: Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc & thì giờ cũng trôi đi một cách vô vị. Vì vậy , người lao động là quý nhất.
Câu 4: Chọn tên gọi khác cho bài văn & nêu lí do vì sao em chọn tên đó. (Cuộc tranh luận thú vị; Ai có lí)
c- 	Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 	5 HS tiếp nối nhau đọc theo cách phân vai. / GV uốn nắn cách đọc giúp HS thể hiện đúng giọng đọc của từng nhân vật.
-	GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1+2+3+4. 
+	GV hướng dẫn cách đọc : Chú ý kéo dài giọng hoặc nhấn giọng (tự nhiên ) Những từ ngữ quan quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật để góp phần diễn tả ND & bộc lộ thái độ của nhân vật.
HS luyện đọc theo vai.
Các nhóm trình bày . Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Củng cố, dặn dò:
*	Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì? (Ý nghĩa: Lao động là quý nhất)
GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 89)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài (Khi chữa bài nên cho HS nêu lại cách làm)
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
GV hướng dẫn mẫu.
HS làm vở / Đổi vở để KT chéo / Chữa bài (Khi chữa bài nên cho HS giải thích cách làm)
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài 
Bài 4:
1 HS đọc yêu cầu BT.
HS thảo luận cách làm phần a, b / HS tự làm làm vở phần c, d / Chữa bài 
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 7 tháng 11 năm 2006
Thể dục:( Bài 17)
ĐỘNG TÁC CHÂN - TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
MỤC TIÊU: (SGV trang 68)
ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG TIỆN:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, bóng và kẻ sân để tổ chức trò chơi
NỘI DUNG &PHƯƠNG pháp lên LỚP:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (2-3phút)
Chạy quanh sân tập
Đứng thành vòng tròn, quay mặt vào trong để khởi động các khớp.
*	Chơi trò khởi động: chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”
* 	Kiểm tra bài củ. (Do GV chọn)
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút
Ôn 2 động tác vươn thở và tay: 2-3 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp
+	Lần 1: Tập từng động tác.Lần 2-3: Tập liên hoàn 2 động tác theo nhịp hô của GV hoặc cán sự, GV chú ý sửa sai cho HS.
Học động tác chân: 4-5 lần, mỗi lần 2 đến 8 nhịp.
+	GV nêu tên động tác, sau đó phân tích động tác rồi cho HS thực hiện. Lần đầu, GV có thể cho HS tập động tác chân 1-8 nhịp, sau đó cho tập chậm từng nhịp, phối hợp động tác chân với động tác tay giúp cho HS nắm được phương hướng và biên độ động tác rồi mới tập theo nhịp độ của GV./ Sau mỗi lần tập GV có thể nhận xét, sửa sai động tác cho HS rồi mới thực hiện lại động tác.
+	Trong quá trình tập luyện, GV có thể cho 2-3 em lên thực hiện động tác rồi lấy ý kiến nhận xét của lớp và biểu dương những em thực hiện tốt.
+	Khi dạy động tác chân, GV cần chú ý nhịp 3 khi đá chân chưa cần cao nhưng phải thẳng, căng ngực, mắt nhìn thẳng và không được kiễng gót.
Ôn 3 động tác thể dục đã học: 2 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp do GV điều khiển.
Chơi trò chơi “Dẫn bóng”: 4-5 phút
+	Trò chơi này này đã chơi ở bài trước. GV điều khiển cuộc chơi chú ý nhắc nhỡ HS tham gia tích cực, phòng tránh chấn thương. Khi chơi thi đua giữa các tổ với nhau, đội ngũ nào thua phải nhảy lò cò hoặc đúng lên ngồi xuống
3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	Đứng vỗ tay hát hoặc chơi trò chơi tại chổ(do GV chọn) mang tính chất thả lỏng.
GV cùng HS hệ thống bài
GV nhận xét, đánh giá kết quả bài tập và giao bài về nhà.
Toán
VIẾT SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
Mục tiêu: (SGV trang 91)
Đồ dùng dạy học:
Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn, để trống 1 số ô.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: 
a-	Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng.
GV cho HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng; chẳng hạn: 
	1 tấn = 10 tạ;	1tạ = tấn
	1tấn = 1000 kg;	1kg = tấn
	1tạ = 10 kg;	1kg = tạ
b-	Viết số đo độ dài dưới dạng STP:
GV nêu VD1 SGK & hướng dãn HS cách chuyển đổi như SGK.
GV nêu VD2 SGK & hướng dãn HS cách chuyển đổi như SGK.
GV cho HS tự làm tiếp vài VD:
8 dm 3 cm = m;	8m 23cm =  m
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài (GV lưu ý giúp đỡ các HS yếu)
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Đổi vở để KT chéo / Chữa bài
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS thảo luận & thống nhất các bước tính cần thiết.(KQ: 1, 62 tấn)
HS làm vở / Chữa bài (GV lưu ý giúp đỡ các HS yếu)
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả
NHỚ VIẾT: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU L/N ÂM CUỐI N/NG
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 184)
Đồ dùng dạy- học:
Một số tờ phiếu nhỏ viết từng cặp ghi tiếng theo cột dọc ở BT2b để HS bắt thăm, tìm từ ngữ chứa tiếng đó (VD: la-na; lẻ-nẻ;).
Giấy , bút, băng đính (để dán lên bảng) cho các nhóm thi tìm nhanh từ láy theo yêu cầu BT3a (hoặc 3b).
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
HS thi viết tiếp sức trên bảng lớp các tiếng có chứa vần uyên, uyêt.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
- 	GV nêu ND, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS nhớ- viết:
2 HS đọc TL bài thơ cần nhớ - viết trong bài: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà / Lớp theo dõi nhận xét.
GV nhắc HS chú ý: Bài gồm mấy khổ thơ? Trình bày các dòng thơ như thế nào? Chú ý những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa.
HS nhớ lại bài thơ, tự viết bài vào vở./ Hết thời gian, GV yêu cầu HS soát lại bài.
GV chấm 7- 10 bài / Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau và sửa lỗi.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 2b:
1HS đọc yêu cầu / Lớp theo dõi / HS làm bài vào giấy nháp.
Tổ chức HS bốc thăm tìm từ ngữ của từng cặp tiếng (ĐDDH) / Nhận xét, bổ sung
HS chữa bài vào vở BT.
man-mang
vần-vầng
Buôn-buông
Vươn-vương
lan man-mang vác
khai man-con mang
nghĩ miên man- phụ nữ có mang
vần thơ-vầng trăng
vần cơm-vầng trán
mưa vần vũ-vầng mặt trời
buôn làng-buông màn
buôn bán-buông trôi
buôn làng-buông tay
vươn lên-vương vấn
vươn tay-vương tơ
vươn cổ-vấn vương
Bài 3:
GV giúp HS nắm yêu cầu BT.
2 HS giỏi lên bảng làm mẫu BT.
HS thi tìm nhanh theo 8 nhóm (làm vào giấy khổ to, làm xong đính lên bảng) / Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
HS viết vào vở BT ít nhất 6 từ láy.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học.
Nhắc HS nhớ các từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN (TT)
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 186)
Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở BT1.
Bút dạ, một số tờ phiếu khổ to kẽ bảng phân loại từ ngữ tả bầu trời để HS làm BT2.
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
2HS làm lại BT3a, b tiết trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
-	1 HS đọc yêu cầu BT
Vài HS nối tiếp nhau đọc bài: Bầu trời mùa thu / Lớp đọc thầm chú ý cách dùng từ ngữ của tác giả.
GV theo dõi giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa một số từ khó.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu BT.
HS làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào giấy khổ to, dán lên bảng lớp.
Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, kết luận nhóm thắng cuộc, tuyên dương.
GV dán lên bảng bảng phân loại đã chuẩn bị. / Vài HS đọc lại.
Những từ ngữ thể hiện sự so sánh
xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao
Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa
được rửa mặt sau cơn mưa / dịu dàng / buồn bã / trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca / ghé sát mặt đất / cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào
Những từ ngữ khác
rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa / xanh biếc / cao hơn
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu BT.
GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu BT: (Viết đoạn văn tả cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em ở. Cảnh đẹp có thể là cánh đồng, công viên, vườn cây,vườn hoa, cây cầu, dòng sôngChỉ cần viết đoạn văn khoảng 5 câu. trong đoạn văn cần sử dụng các từ ngữ ngợi tả, gợi cảm.)
HS làm bài vào vở.
Gọi HS đọc đoạn văn / Nhận xét, bình chọn đoạn văn hay nhất.
GV thu chấm 5- 7 bài./ Nhận xét 
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS viết bài chưa ở BT3 chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh để thầy KT trong tiết tới.
Chiều thứ ba ngày 7 tháng 11 năm 2006
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Củng cố về viết số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
Rèn kĩ năng chuyển đổi số đo & giải toán có lời văn.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 51 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
Cả lớp làm BT vào vở / Chữa bài.
Bài 2: (BT3 trang 52 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài (Thi điền nhanh giữa các nhóm).
Bài 3: (BT4 trang 52 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 4: (BT2 trang 52 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài (Thi tiếp sức giữa các nhóm).
Bài 5: (BT3 trang 52 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu ... quan sát tranh ảnh, đọc SGK & trả lời các câu hỏi sau:
+	Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+	Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+	Kể tên 1 số dân tộc ở nước ta.
HS trình bày kết quả. / Nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời. Kết hợp chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của dân tộc Kinh, dân tộc ít người. Nếu có ĐK GV cho HS gắn một số tranh ảnh về 1 số dân tộc vào bản đồ.
2-	Mật độ dân số:
Hoạt động 2: (cả lớp)
HS đọc SGK và cho biết:
+	Mật độ dân số là gì?
GV bổ sung thêm: Để biết mật độ dân số người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của 1 vùng, hay 1 quốc gia chia cho diện tích của vùng hay quốc gia đó. VD: Dân số của 1 huyện A là 30 000 người, diện tích đất tự nhiên của huyện đó là 300 km2. Mật độ dân số của huyện A là bao nhiêu người trên 1 km2 ?
	Mật độ dân số của huyện A được tính như sau: 
	300 000 : 300 = 100 (người/ km2)
HS quan sát bảng mật độ dân số & trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK.
*	Kết luận: Nước ta có MĐDS cao (cao hơn cả mật độ dân số của Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, cao hơn nhiều so với MĐDS của Lào, Cam-pu-chia & MĐ trung bình của dân số thế giới).
3-	Phân bố dân cư:
Hoạt động 3: (cặp)
HS quan sát lược đồ MĐDS, tranh ảnh về làng ở đồng bằng, bản (buôn) ở miền núi & trả lời câu hỏi của mục 3 SGK.
HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ những vùng đông dân, thưa dân.
*	Kết luận: Dân cư nước ta phân bố không đều: ở đồng bằng & các đô thị lớn, dân cư tập trung đông đúc; ở miền núi, hải đảo dân cư tập trung thưa thớt.
GV nói thêm: Ở đồng bằng đất chật, người đông, thừa sức lao động, ở vùng núi đất rộng người thưa, thiếu sức lao động, nên Nhà nước đã &đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng để phát triển kinh tế.
+	Dựa vào SGK & vốn hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? Vì sao?
GV phát triển thêm: Những nước công nghiệp phát triển thì sự phân bố dân cư khác với nước ta. Ở đó, đa số dân cư sống ở thành thị.
Thứ bảy ngày 11 tháng 11 năm 2006
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
Mục đích, yêu cầu:
Nghe - viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: “Trước cổng trời”
Làm BT để củng cố về cách đánh dấu thanh các tiếng chứa nguyên âm đôi, cấu tạo phần vần của tiếng.
Các hoạt động dạy-học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV nêu yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết:
GV đọc bài chính tả trong SGK / HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày , chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 7- 10 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
3-	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
 Bài 1:
a-	Tìm trong bài viết những chữ có nguyên âm đôi.
b-	Tìm và viết vào vở 3 từ ngữ có tiếng chứa iê & 3 từ ngữ có tiếng chứa ia, chú ý viết đúng dấu thanh.
 Bài 2: Chép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Tiếng
Vần
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Mùa
M..
u
a.
Làm
..
.
xuân
..
.
cho
..
.
là
..
.
đất
..
.
tết
..
.
nước
..
.
trồng
..
.
càng
..
.
cây
..
.
ngày
..
.
..
.
càng
..
.
..
.
xuân
..
.
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS viết sai chính tả về nhà viết lại nhiều lần cho đúng những từ đã viết sai, ghi nhớ quy tắc viết chính tả vừa ôn luyện.
Khoa học
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
Mục tiêu: (SGV trang 79)
Đồ dùng dạy - học:
Thông tin & hình trang 38, 39 SGK.
Một số tình huống để đóng vai.
Các hoạt động dạy - học:
Khởi động: Trò chơi: “Chanh chua, cua cắp”
GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
HS tham gia trò chơi.
Kết thúc trò chơi GV hỏi: Các em rút ra bài học gì qua trò chơi này?
1-	 Hoạt động 1: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”
Mục tiêu: HS nêu được 1 số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại & những điểm cần chú để đề phòng tránh bị xâm hại.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm: quan sát các hình 1, 2, 3, trang 38 SGK và trao đổi về ND của từng hình, sau đó thảo luận các câu hỏi trang 38 SGK:
+	Nêu 1 số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
+	Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
Các nhóm làm việc theo hướng dẫn.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. / Nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại: 
+ Đi một mình nơi tăm tối, vắng vẻ.
+ Ở trong phòng kín 1 mình với người lạ.
+ Đi nhờ xe người lạ.
+ Nhận quà có giá trị đặc biệt, hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
(Mục Bạn cần biết trang 39 SGK)
2-	Hoạt động 2: Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
Mục tiêu: Giúp HS:
Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: tập đóng vai ứng xử các tình huống sau:
+	Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình?
+ 	Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
+	Nhóm3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân?
+ Nhóm 4: Phải làm gì khi có người lạ muốn cho đi nhờ xe máy?
Các nhóm làm việc.
Các nhóm trình diễn các tình huống nêu trên. / Nhận xét, góp ý.
Cả lớp thảo luận câu hỏi:
+	Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
Kết luận: Trong tường hợp bị xâm hại, tùy theo từng trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn các cách ứng xử thích hợp. VD:
Tìm cách tránh xa kẻ đó như đứng dậy hoặc lùi ra xa đủ để kẻ đó không với tay được đến người mình.
Nhìn thẳng vào mặt kẻ đó và nói to hoặc hét to một cách kiên quyết: Không! Hãy dừng lại , tôi sẽ nói cho mọi người biết. Có thể nhắc lại lần nữa nếu thấy cần thiết.
Bỏ đi ngay.
Kể với người tin cậy để nhận được sự giúp đỡ.
3-	Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy.
Mục tiêu: HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại.
Cách tiến hành:
GV hướng dẫn HS cả lớp: Mỗi em vẽ bàn tay của mình với các ngón xèo ra trên tờ giấy. Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, mình có thể nói với họ mọi điều thầm kín, đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoặc cho mình những lời khuyên đúng đắn.
HS làm việc cá nhân vẽ bàn tay tin cậy rồi trao đổi với bạn bên cạnh.
Gọi vài HS nói bàn tay tin cậy của mình với cả lớp.
Kết luận: (Mục Bạn cần biết trang 39 SGK.
Đạo đức:
TÌNH BẠN (T1)
Mục tiêu: (SGV trang 29)
Đồ dùng dạy - học:
Bài hát Lớp chúng mình đoàn kết-Mộng Lân.
Đồ dùng để đóng vai theo truyện Đôi bạn SGK.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp:
Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạn & quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
Cách tiến hành:
Cả lớp hát bài Lớp chúng mình đoàn kết - Mộng Lân.
HS Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
+	Bài hát nói lên điều gì?
+	Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+	Điều gì xảy ra nếu xung quanh ta không có bạn bè?
+	Trẻ em được có quyền tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè & có quyền tự do được kết giao bạn bè.
2-	Hoạt động 2: Tìm hiểu ND truyện Đôi bạn:
Mục tiêu: HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
Cách tiến hành:
GV đọc 1 lượt truyện Đôi bạn.
Mời 1 số HS lên bảng đóng vai theo ND truyện.
Lớp thảo luận theo các câu hỏi trang 17 SGK.
GV kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
3-	Hoạt động 3: Làm BT 2 (SGK)
Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
Cách tiến hành:
HS làm BT2 (cá nhân).
HS trao đổi bài làm với bạn bên cạnh.
GV mời 1 số HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống & giải thích lí do. / Lớp nhận xét, bổ sung. (Lưu ý sau mỗi tình huống cho HS tự liên hệ bản thân: Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa? Hãy kể 1 trường hợp cụ thể.)
GV nhận xét, kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống:
+	Tình huống a: Chúc mừng bạn.
+	Tình huống b: An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
+	Tình huống c: Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
+	Tình huống d: Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt.
+	Tình huống đ: Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm & sửa chữa khuyết điểm.
+	Tình huống e: Nhờ bạn bè, thầy cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn.
4-	Hoạt động 4: Củng cố .
Mục tiêu: Giúp HS biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu mỗi HS nêu được 1 biểu hiện của tình bạn đẹp.
GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
GV kết luận: Các biểu hiện của tình bạn đẹp là: Tôn trọng, chân thành, biết quan tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau.
HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường mà em biết.
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
*	Hoạt động nối tiếp: 
Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát,về chủ đề Tình bạn.
Đối xử tốt với bạn bè xung quanh.
Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
Mục đích, yêu cầu:
Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
Vui chơi giải trí.
Nội dung:
1-	Đánh giá hoạt động tuần qua:
GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua.
+	Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ; thực hiện tốt ATGT, PTBM; Đội cờ đỏ làm việc tốt, nghiêm túc. 
+	Học tập: Trong giờ học nghiêm túc, chăm chú nghe giảng bài, có ý thức học hợp tác, giúp đỡ các bạn học yếu
+	Lao động: Tham gia đầy đủ, tích cực; công tác vệ sinh theo sơ đồ làm tốt.
Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động. (Có danh sách riêng)
Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm. (Có danh sách riêng)
2-	Kế hoạch tuần tới:
Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
Duy trì phong trào “Đôi bạn cùng học” (Những HS yếu lớp cử 1 bạn học khá, giỏi gần nhà cùng học & giúp đỡ lẫn nhau), tiết tục thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng 20/11.
3-	Vui chơi, giải trí:
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán ô chữ”:
+	Đây là 1 phong trào học tập trường ta phát động trong đợt này:
N
G
A
N
H
O
A
Đ
I
E
M
M
U
O
I

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 9.doc