CÁI GÌ QUÝ NHẤT
I/ MỤC TIÊU
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật(Hùng, Quý, Nam, Thầy giáo)
- Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất?) và ý được khẳng định trong bài (người lao động là quý nhất)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh học bài đọc trong SGK
Tuần 9 Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2008 Tập đọc: Cái gì quý nhất I/ Mục tiêu - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật(Hùng, Quý, Nam, Thầy giáo) - Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất?) và ý được khẳng định trong bài (người lao động là quý nhất) II/ Đồ dùng dạy học Tranh minh học bài đọc trong SGK III/ Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ Bài cũ - Hs đọc thuộc những câu thơ các thích trong bài trước cổng trời , trả lời các câu hỏi về bài học B/ Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - Một hs đọc toàn bài. - Học sinh chia đoạn: 3 đoạn: +Đọc nối tiếp lần 1+ (sửa phát âm ) +Đọc nối tiếp lần2 +(Giải nghĩa từ ) +Đọc nối tiếp lần +(sửa đọc đúng ) - GV đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài: - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài học. - 1 học sinh khá giỏi đọc + Đoạn 1: Từ đầu đến được không. + Đoạn 2: Tiếp theo đến phân giải. + Đoạn 3: còn lại. Đọc đoạn 1: Từ dầu đến phân giải và trả lời câu hỏi: ? Theo Hùng, Quí, Nam cái quí nhất trên đời là gì? ? Lí lẽ của mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào? ? Em hiểu thế nào là tranh luận là phân giải? ? ý đoạn 1 nói lên điều gì * GV chuyển ý: Lí lẽ của các bạn đưa ra đã chắc chắn và đầy đủ chưa, các em hãy đọc tiếp đoạn 2 để thấy rõ lời phân giải của thầy giáo. - Hùng: Quí nhất là gạo. - Quí: Quí nhất là vàng. - Nam: Quí nhất là thì giờ. - Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người. - Quí: Có vàng là có tiền có tiền sẽ mua được lúa gạo. - Nam: có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc. - Một học sinh nhắc lại lời chú giải 1: Sự tranh luận của Hùng, Quí và Nam: - Học sinh đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: ? Vì sao thầy giáo lại cho rằng người lao động mới là quí nhất? - Lúa gạo, vàng bạc thì giờ đều quí xong chưa phải là quí nhất. - Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi đi một cách vô vị. -> Vậy người lao động mới là quí nhất. * GV giảng: Muốn thuyết phục người khác hiểu đúng nghĩa một vấn đề nào đó thì người đó phải đưa ra lí lẽ làm sao cho người nghe hiểu, thấy được rõ vấn đề là đúng là hợp lí. ? ý đoạn 2 nói lên điều gì ? Em hãy đặt tên khác cho bài văn và nêu lý do chọn tên đó? ? Qua bài tập đọc em đã hiểu ra điều gì? c) Luyện đọc: - 5 Học sinh đọc phân vai và nêu cách đọc của từng nhân vật.- thể hiện - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp - Đọc diễn cảm - GV treo bảng phụ đoạn cần luyện đọc: Đoạn tranh luận giữa 3 bạn: “ Hùng nói:.vàng bạc!” - Thi đọc giữa các nhóm - Nhận xét nhóm đọc hay dúng. 3. Củng cố. Mô tả lại bức tranh minh hoạ bài. Nhận xét tiết học. * ý 2: Lời lẽ phân giải của thầy giáo: - Học sinh tự nêu và giải thích: VD: Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí. - Người lao động là quý nhất - HS nêu cách đọc - đọc lại - lớp nhận xét bổ xung -2 học sinh luyện đọc -5-6 em đọc - 4 học sinh đọc phân vai - Học sinh thi đọc -2 học sinh mô tả. - Học và chuẩn bị bài sau. Toán: Tiết 41 : Luyện tập I/ Mục tiêu. Giúp hs củng cố về: - Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạnh số thập phân trong các trường hợp đơn giản. - Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạnh số thập phân. II/ Hoạt động dạy học. Phương pháp Nội dung A. Bài cũ: Học sinh làm bài 3 SGK: 5km 302m = 5,302km 5km 75m = 5,075km 302m = 0,302km B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn luyện tập: - 2 học sinh làm bài tập. - Gọi học sinh nêu yêu cầu và tự làm bài. - Gọi học sinh nhận xét trên bảng. Bài 1 ( 45-sgk) - Gọi học sinh đọc đề bài - GV viết bảng: 315cm=.m và yêu cầu học sinh thảo luận cặp để tìm cách viết 315cm thành đợn vị đo là mét. ? 315cm Bằng bao nhiêu m và bao nhiêu cm? Giải thích? ? 3m15cm viết thành hỗn số nào? ? Hỗn số viết thành số thập phân nào? ? Em nào có cách làm nhanh hơn? - Gọi học sinh lên bảng làm. - Nhận xét bài của bạn * Gv chốt: Cách đổi đơn vị đo độ dài từ bé sang lớn theo hai cách: - C1: Chuyển ra hỗn số rồi chuyển thành số thập phân. - C2: Đếm từ phải qua trái dựa vào đặc điểm của số đo độ dài. Bài 2: ( 45-sgk) 315cm = 3m 15cm Vì: 315cm = 300cm + 15cm = 3m 115cm 3m 15cm = = 3,15m - Dựa vào mẫu hs tự làm bài, hai hs làm bảng. - Nhận xét chữa bài - Đếm từ phải qua trái mỗi số ứng với một đơn vị. Ta có 315cm thì: 5 là cm, 1 là dm còn 3 là m vì vậy ta đặt dấu phẩy sau số 3 nên ta được: 315cm = 3,15m 234m = 2,34m 506m = 5,06m 34dm = 3,4m - Gọi học sinh nêu yêu cầu. - Gv nhắc học sinh cách làm bài tập 3 tương tự cách làm bài tập 1, sau đó yêu cầu học sinh làm bài. - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Bài 3 ( 45-sgk) - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Yêu cầu học sinh thảo luận để tìm cách làm. - Nhận xét, hướng dẫn học sinh đổi như sgk. - Học sinh làm bảng. - Nhận xét cách làm của bạn. * Gv chốt: Cách đổi các số đo độ dài ra số thập phân - Cách đổi các đơn vị lớn là số thập phân ra đơn vị bé: Dịch dấu phẩy từ trái qua phải mỗi số ứng với một đơn vị đến đơn vị cần đổi thì đánh dấu phẩy. Bài 4 ( 45-sgk) 3. Củng cố dặn dò: ? Hãy nêu cách đổi số đo viết chữ dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là km ở ví dụ 34m = 5,034km - Dặn dò về nhà. - Học và chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------- Đạo đức: Bài 4: Tình bạn (tiết 1) I/ Mục tiêu. - HS cần biết ai cũng có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè. - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày. - Thân ái, đoàn kết với bạn bè xung quanh. II/ Đồ dùng dạy học. - Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết. - Đồ dùng hoá trang. III/ Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động cảu trò A. Bài cũ: ? Nêu ngững việc làm thể hiện nhớ ơn tổ tiên? B. Bài mới. 1/ Giới thiệu bài: 2/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. * Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em. * Cách tiến hành: - Cả lớp hát bài lớp chúng mình đoàn kết. - Hoạt động cả lớp Lớp thảo luận: ? Bài hát nói lên điều gì? ? Lớp chúng ta có vui như vậy không? ? Điều gì sẽ xẩy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè? ? Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ dâu? * GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện: Đôi bạn. * Mục tiêu: HS hiểu đợc bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn hoạn nạn. * Cách tiến hành: - GV đọc câu chuyện. - Tổ chức học sinh đóng vai theo nội dung câu chuyện. - Tình cảm bạn bè vui vẻ, thân thiết. - HS tự phất biểu. - Sẽ rất buồn - Trẻ em có quyền được tự do kết bạn. - Học sinh nghe - Học sinh đóng vai ? Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện? ? Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè? - Đó là hành động hèn nhát, không biết giúp đỡ bạn bè lúc gặp khó khăn. - Bạn bè phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn. * Gv kết luận: Bạn bè phải biết thương yêu giúp đỡ nhau nhất là trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK * Mục tiêu: HS biết cáh ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè. * Cách tiến hành: - Một hs đọc yêu cầu bài 2 - HS làm bài cá nhân - Học sinh trình bày cáh ứng xử. - Nhận xét chốt cách ứng xử tích cực: Hoạt động 4: Củng cố. * Mục tiêu: Giúp được hs hiểu các biểu hiện của trình bạn đẹp. * Cách tiến hành: ? Hãy nêu một biểu hiện cảu tình bạn đẹp? - GV ghi bảng. * GV kết luận: Các biểu hiện của tình bạn đẹp là: Tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau. ? Trong lớp mình có tình bạn nào đẹp như vậy không? - HS liên hệ tự nêu. - Học sinh đọc ghi nhớ SGK. 4. Củng cố. Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ về chủ đề tình bạn. Nhận xét tiết học. + Tình huống a: Chúc mừng bạn + Tình huống b: An ủi, động viên, giúp đỡ bạn. + Tình huống c: Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn. + Tình huống d: Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt. + Tình huống đ: Hiêut ý tốt của bạn không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm. + Tình huống e: Nhờ bạn bè thâyd cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn. - HS nối tiếp nêu. - Học sinh trả lời - 3 Học sinh đọc nghi nhớ Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2008 Toán: Tiết 42:Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân I/ Mục tiêu. - Giúp hs ôn bảng đơn vị đo khối lượng, quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề. - Luyện viết các số đo khối lượng dưới dạnh số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. II/ Đồ dùng dạy học. - Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn. II/ Hoạt động dạy học. Phương pháp Nội dung A. Bài cũ: HS làm bài 3 SGK 4,32km=4320m 3,2dm = 0,32m 327cm=3,27m 34mm = 0,034m B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hệ thống đơn vị đo khối lượng - G kẻ sẵn bảng - 2 học sinh làm bài ? Hãy kể tên các đơn vị đo khối lượng từ đơn vị bé đến đơn vị lớn? HS trả lời GV ghi bảng ? 1 tấn bằng mấy tạ? ? 1 tạ bằng mấy yến?..... ? 1tạ bằng mấy phần của tấn? Viết ra số thập phân? ? .v.v ? 1g bằng mấy phần của kg? Viết ra số thập phân? ? 1kg bằng bao nhiêu phần của tấn? Viết ra số thập phân? ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ của các đơn vị liền nhau? - g, dag, hg, kg, yến, tạ, tấn. 1tấn = 10 tạ 1tạ = 10 yến 1tạ = tấn = 0,1 tấn 1g = kg = 0,001kg 1kg = tấn = 0,0001tấn * Kết luận: Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau nó và bằng 1/10 ( bằng 0,1) đơn vị liền trước nó. * Ví dụ: - GV nêu ví dụ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 5tấn 132kg = tấn - GV cho thêm ví dụ để hs luyện: 5 tấn 32kg - Giáo viên chốt lại cách đổi - HS làm nháp, một học sinh làm bảng. - Nhận xét và nêu cách làm: 5tấn 132kg = tấn = 5,132tấn. Vậy 5tấn 132kg = 5,132tấn. 5 tấn 32kg = 5,032tấn. 3. Thực hành: - Học sinh đọc đề và tự làm bài. - Nhận xét, chữa bài cho học sinh. ?Vì sao em đổi 5tấn 562kg =5,562tấn Bài 1 ( 45-sgk ) a, 4 tấn 562 kg = 4,562 tấn b, 3 tấn 14 kg = 3,014 tấn c, 12 tấn 6 kg = 12,006 tấn d, 500kg = 0,5 tấn - Gọi học sinh đọc đề toán. - Yêu cầu học sinh thảo luận cặp làm bài. - Nhận xét, chữa ? Hãy nêu cách đổi 2tạ 50kg =2,50kg Bài 2 ( 46-sgk) a, 2kg50g = 2,05kg 45kg23g = 45,023kg 10kg3g = 10,003kg 500g = 0,5kg b, 2tạ50kg = 2,5 tạ 3tạ3kg = 3,03tạ 34kg = 0,34tạ 450kg = 4,5 tạ - Gọi học sinh đọc bài. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - G chữa bài và cho điểm học sinh học ... - Truyền máu không an toàn. - Tiếp xúc da. - Ăn uống cùng. - 2 học sinh ngòi cùng bàn trao đổi theo cặp, đưa ra ứng sử đúng. - 3 đến 5 học sinh trình bày ý kiến của mình, học sinh khác nhận xét. - Trẻ em dù có bị nhiễm HIV thì vẫn có quyền trẻ em. Họ cần được sống trong tình yêu thương. - Học sinh hoạt động nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày theo tình huống của mình. - Học sinh trả lời. - Hócinh trả lời nối tiếp Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008 Toán: Tiết 45 : Luyện tập chung I/ Mục tiêu. - Giúp học sinh củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số đo thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. II/ Hoạt động dạy học. Phương pháp Nội dung A. Bài cũ: ? Nêu lại các bảng đơn vị đã học? - Học sinh làm bài 4 SGK. B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn luyện tập: - 2 học sinh nêu. - 1 học sinh làm bài, dưới lớp theo dõi nhận xét. - Yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi: ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài. - Nhận xét bài làm của học sinh. ? Nêu cách đổi 3m6dm=...m Bài 1( 48-sgk). Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là m a, 3m6dm = 3,6mb, b) 4dm = 0,4m c, 34m5cm = 34,05cm d,345cm = 3,45m - Học sinh đọc yêu cầu đề bài và nêu cách làm của bài. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. Bài 2 ( 48-sgk) - Học sinh thảo luận cách làm. - 1 học sinh lên bảng làm. Đơn vị đo là tấn Đơn vị đo là ki - lô- gam 3,2tấn 3200kg 0,502tấn 502kg 2,5 tấn 2500kg 0.021tấn 21kg - Gọi học sinh nhận xét bài của học sinh trên bảng. - Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài. - Gọi học sinh nhận xét và chữa bài. ? Em hãy nêu cách viết ở bài tập trên Bài 3( sgk-48) Viết số thập phân thích hợp vào ô trống a, 42dm4cm = 42,4dm b, 56cm9mm = 56,9cm c, 26m2cm = 26,02m - Yêu cầu học sinh đọc và tự làm bài. - Gọi học sinh đọc bài của mình. - Nhận xét và cho điểm ?Vì sao 30g=0,03kg,giải thích Bài 4(48-sgk) a,3kg5g = 3,005kg b, 30g = 0,03kg. c, 1103g = 1,103kg - Yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ và hỏi: ? Túi cam nặng bao nhiêu? ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu học sinh làm bài. - Nhận xét và cho điểm. Bài 5 ( 48- sgk) a, 1kg 800g = 1,8kg b, 1kg 800g = 1800g 3/ Củng cố dặn dò: ? Hai đơn vị đo đọ dài , khối lượng , diện tích liền nhau thì hơn hoặc kém nhau ? đơn vị - Nhận xét tiết học: - Học và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn: Luyện tập thuyết minh, tranh luận A, Mục tiêu: - Luyện tập về cách thuyết trình, tranh luận. Biết tìm và đưa ra những lí lẽ dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi. - Trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe để thuyết phục mọi người. B, Đồ dùng dạy – học: - Giấy khổ to, bút dạ. C, Các hoạt động dạy – học. Hoạt động dạy Hoạt động học I, Kiểm tra bài cũ. - Em hãy nêu điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận vè vấn đề nào đó?. - Khi thuyết trình, tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào?. Nhận xét ghi điểm. II, Dạy học bài mới. 1, Giới thiệu bài. 2, Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Sgk. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Gọi 5 học sinh đọc phân vai truyện. *Tìm hiểu truyện: - Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì?. - ý kiến của từng nhân vật như thế nào?. Giáo viên ghi nhanh. Đất: có màu nuôi cây. Nước: vận chuyển màu để nuôi cây. Không khí: cây cần có khí để thở. ánh sáng: làm cho cây có màu xanh. - ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?. Kết luận: Đất, nước, không khí, ánh sáng là 4 điều kiện rất quan trọng với cây xanh... - Chia học sinh thành các nhóm 4 yêu cầu. Mở rộng lí lẽ dẫn chứng cho từng nhân vật. - Gợi ý cách xưng hô khi đóng vai, nếu lí lẽ của nhân vật... - Gọi từng nhóm lên đóng vai. Nhận xét tuyên dương và kết luận cách làm bài. Bài 2 - Gọi học sinh đọc yêu cầu, nội dung bài. - Bài 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận về vấn đề gì - Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp GV gợi ý câu hỏi ? Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ sảy ra ? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ sảy ra ? Vì sao nói cả trăng và đèn đều cần thiết trong cuộc sống ? ? Trăng và đèn đều có những ơu điểm , hạn chế gì - Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng phụ, dán bài, nhận xét. Gọi học sinh dưới lớp đọc bài làm. 3, Củng cố dặn dò: - Khi trình bày ý kiến của mình em cần lưu ý điều gì?. - Nhận xét giờ học, dặn dò giờ sau. - 2 – 4em trả lời. - 5 học sinh vai: Người dẫn truyện, đất, nước, không khí, ánh sáng. - Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh. - Đất nói: Tôi có chất màuđể nuôi cây lớn không có tôi cây không khể sống được. -Nước nói “nếu chất màu không có nước vận chuyển thì cây có lớn lên được không - Không khí nói :không có khí trời thì tất cả ..... -ánh sáng : Thiếu ánh sáng htì không có màu xanh , không có màu xanh htì gọi là cây xanh sao được - Học sinh nối tiếp phát biểu. - 4 học sinh về nhóm 4, trả lời đưa ra ý kiến của mình. - 2 học sinh một cặp làm bài * Khi thuyết trình tranh luận ta phải nắm được vấn đề tranh luận. - Sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao?. - Học sinh làm vào vở, học sinh làm vào bảng nhóm. - 2- 3 em thuyết minh. Khoa học: bài 18: Phòng tránh bị xâm hại A, Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng. - Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần lưu ý để phòng tránh sự xâm hại. - Rèn luyện kỹ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. - Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại. B, Đồ dùng dạy – học. - Hình trang 38, 39. Một số tình huống để đóng vai. C, Các hoạt động dạy – học. Hoạt động dạy Hoạt động học I, Kiểm tra bài cũ - Giáo viên hỏi: Những trường hợp tiếp xúc nào không bị lây nhiễm HIV/AIDS?. Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người bị nhiễm HIV và gia đình họ?. Theo em tại sao cần phải làm như vậy?. Giáo viên nhận xét, ghi điểm. II, Dạy học bài mới. 1, Giới thiệu bài. 2, Tìm hiểu bài. *Khởi động: Trò chơi “Chanh chua, cua cắp”. - Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh chơi. - Em rút ra bài học gì qua trò chơi?. *Giới thiệu bài. Hoạt đông 1: Quan sát và thảo luận. - Giáo viên chia lớp thành 08 nhóm yêu cầua: Quan sát hình 1, 2, 3 Sgk nói về nội dung của từng hình. - Hỏi: Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?. Bạn có thể làm gì để phòng trách nguy cơ bị xâm hại?. *Kết luận: Trẻ em có nguy cơ bị xâm hại cao...để đảm bảo an toàn chúng ta cần đề cao cảnh giác. Hoạt động 2: Đóng vai “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”. - Chia học sinh thành các nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm các tình huống nguy cơ bị xâm hại và cách ứng phó rồi cử bạn đóng vai. - Gọi các nhóm lên bảng thực hiện đóng vai. Nhận xét cách xử lí tình huống, cách đóng vai. Hoạt động 3: - Hỏi: Khi có nguy cơ hị xâm hại chúng ta phải làm gì?. Trường hợp bị xâm hại chúng ta cần làm gì?. Theo em chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ với ai khi bị xâm hại?. *Kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ các em như: Bố mẹ, thầy cô, ông bà, các tổ chức bảo vệ trẻ em... 3, Củng cố dặn dò - Hỏi: để phòng tránh xâm hại chúng ta cần làm gì?. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò chuẩn bị giờ sau. *Rút kinh nghiệm. - Cần tìm hiểu nhiều tư liệu về trẻ em bị xâm hại để đọc cho học sinh nghe. - 2 em học sinh lên bảng trả lời. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh thực hiện chơi. - Học sinh trả lời - Học sinh thảo luận, nói trước lớp + Tranh 1: nếu đi đường vắng hai bạn có thể gặp kẻ cướp đồ... - Học sinh nêu nối tiếp: Không đi vào chỗ tối một mình, không nghe lời người lạ... - Học sinh thảo luận theo nhóm (3 – 5người) - 2- 3nhóm đóng vai - học sinh trả lời theo cặp trả lời. - Cha mẹ, người thân. - Học sinh lắng nghe. Âm nhạc: ( GV chuyên soạn và giảng ) Thể dục: Bài 18: Ôn ba động tác: Vươn thở, tay, chân trò chơi “AI nhanh và khéo hơn ” I/ Mục tiêu: - Ôn động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác. - Học trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn”. Yêu cầu năm được cách chơi. II/ Địa điểm, phương tiện: - Trên sân trường, vệ sinh nơi tập. - 1 còi và kẻ sân cho trò chơi. III/ Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung Định lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. - Chạy nhẹ trên sân, rồi đi thường, hít thở sâu, xoay các khớp. - Chơi trò chơi " Đứng ngồi theo hiệu lệnh" 2. Phần cơ bản: a, Học trò chơi " Ai nhanh và khéo hơn" b, Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung. 3. Phần kết thúc: - Tập một số động tác thả lỏng. - G cùng học sinh hệ thống bài. - G nhận xét, đánh giá kết quả bài học. * Rút kinh nghiệm sau tiết day: - Hướng dẫn học sinh ôn 3 động tác thể dục nhiều lần hơn 6 - 10 18 - 22 10 - 12 7 - 8 4 - 6 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x * GV - G nêu tên trò chơi, Giới thiệu cách chơi, Tổ chức cho học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức. Nhận xét và giải thích thêm cách chơi. - G hô nhịp cho học sinh tập, nhận xét sửa sai. Tập liên hoàn các động tác. - Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. G theo dõi, nhận xét, sửa sai - Tổ chức thi đua giữa các tổ. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x * GV Sinh hoạt: Nhận xét tuần 9 I/ Mục tiêu: - Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm của tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới. II/ Nội dung: 1. Cán sự nhận xét. 2. Giáo viên nhận xét: A, ưu điểm: - Đi học đều, đứng giờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng lịch, mặc đồng phục đúng quy định. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Học và làm bài trước khi đến lớp, trong giờ hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. - Chăm ngoan, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. B, Tồn tại: - Một số em còn đi học muộn, trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa nghiêm túc, mặc đồng phục chưa gọn gàng. - Vệ sinh chung chưa sạch, đặc biệt là khi đi vệ sinh nhiều em quên không khoá vòi nước lại. - Về nhà nhiều em không chịu học thuộc bài ở nhà, không làm bài tập trước khi đến lớp, quên đồ dùng, trong giờ học còn nói chuyện riêng và làm việc riêng. - Còn một vài em nói tục chử bậy. III/ Phương hướng tuần tới. - Phát huy ưu điểm. - Khắc phục tồn tại. - Phát động phong trào thi đua tuần học tốt chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11. - Tập luyện văn nghệ và các buổi chiều
Tài liệu đính kèm: