Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (cả năm)

Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (cả năm)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là tấm gương tiêu biểu của phong trào chống thực dân Pháp ở Nam Kì.

- Học sinh nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định : do lòng yêu nước, Trương Định đã không theo lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.

- HS biết các đường phố, trường học, ở một số địa phương mang tên Trương Định.

2. Kĩ năng:

- Rèn học sinh kể lại diễn biến câu chuyện, tập trung thể hiện tâm trạng Trương Định.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định.

 

doc 68 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
Ngày soạn:07/09/2011
Ngày dạy://
TUẦN 1
Tiết 1 : “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Học sinh biết thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là tấm gương tiêu biểu của phong trào chống thực dân Pháp ở Nam Kì. 
- 	Học sinh nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định : do lòng yêu nước, Trương Định đã không theo lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược. 
- HS biết các đường phố, trường học, ở một số địa phương mang tên Trương Định.
2. Kĩ năng: 
- 	Rèn học sinh kể lại diễn biến câu chuyện, tập trung thể hiện tâm trạng Trương Định. 
3. Thái độ: 
- 	Giáo dục học sinh biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh SGK/4 
- 	Học sinh: SGK và tư liệu về Trương Định 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK + ĐDHT 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
Hoàn cảnh dẫn đến phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Giảng giải, trực quan
- GV treo bản đồ + trình bày nội dung. 
- HS quan sát bản đồ 
- Sáng 1/9/ 1858 , thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây, quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
- Năm sau, thực dân Pháp phải chuyển hướng, đánh vào GĐ. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, giảng giải 
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào? 
- Ngày 1/9/1858 
- Năm 1862 xảy ra sự kiện gì? 
- Triều đình kí hòa ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp, lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến của nhân dân và đi An Giang nhậm chức lãnh binh. 
-> GV nhận xét + giới thiệu thêm về Trương Định 
- GV chuyển ý, chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu nội dung sau: 
- Mỗi nhóm bốc thăm và giải quyết 1 yêu cầu. 
+ Điều gì khiến Trương Định lại băn khoăn, lo nghĩ ? 
- Trương Định băn khoăn là ông làm quan mà không tuân lệnh vua là mắc tội phản nghịch, bị trừng trị thảm khốc. Nhưng nhân dân thì không muốn giải tán lực lượng và 1 dạ tiếp tục kháng chiến. 
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? 
- Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn ông làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”.
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 
- Để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân, Trương Định không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp. 
-> Các nhóm thảo luận trong 2 phút 
- Các nhóm thảo luận -> Nhómtrưởng đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận -> HS nhận xét. 
-> GV nhận xét + chốt từng yêu cầu. 
-> GV giáo dục học sinh: 
- Em học tập được điều gì ở Trương Định? 
- HS nêu 
-> Rút ra ghi nhớ. 
- HS đọc ghi nhớ SGK/4 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Em có suy nghĩ như thế nào trước việc TĐ quyết tâm ở lại cùng nhân dân? 
- HS trả lời 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học ghi nhớ 
- Chuẩn bị: “Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước”
- Nhận xét tiết học 
Tổ trưởng Duyệt của Ban giám hiệu
Ngày soạn:07/09/2011
 Ngày dạy://
TUẦN 2 
Tiết 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được một vài đề nghị chính canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm giàu mạnh cho đất nước.
2. Kĩ năng: 	HS khá, giỏi biết những lí do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện.
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh lòng kính yêu Nguyễn Trường Tộ. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Tranh SGK/6, tư liệu về Nguyễn Trường Tộ 
- 	Trò : SGK, tư liệu Nguyễn Trường Tộ 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định. 
- Hãy nêu những băn khoăn, lo nghĩ của Trương Định? Dân chúng đã làm gì trước những băn khoăn đó? 
- Học sinh nêu 
- Học sinh đọc ghi nhớ 
- Học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước”
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- Nguyễn Trường Tộ quê ở đâu? 
- Ông sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa ở Nghệ An. 
- Ông là người như thế nào? 
- Thông minh, hiểu biết hơn người, được gọi là “Trạng Tộ”. 
- Năm 1860, ông làm gì? 
- Sang Pháp quan sát, tìm hiểu sự giàu có văn minh của họ để tìm cách đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. 
-Sau khi về nước, Nguyễn Trường Tộ đã làm gì? 
- Trình lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần , bày tỏ sự mong muốn đổi mới đất nước. 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt 
Nguyễn Trường Tộ là một nhà nho yêu nước, hiểu biết hơn người và có lòng mong muốn đổi mới đất nước. 
* Hoạt động 2: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ 
- Hoạt động dãy, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, vấn đáp 
- Lớp thảo luận theo 2 dãy A, B 
- 2 dãy thảo luận ® đại diện trình bày ® học sinh nhận xét + bổ sung. 
- Những đề nghị canh tân đất nước do Nguyễn Trường Tộ là gì? 
-Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước, thuê chuyên gia nước ngoài, mở trường dạy đóng tàu , đúc súng, sử dụng máy móc 
- Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không? Vì sao? 
- Triều đình bàn luận không thống nhất,vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo NTT , vua quan bảo thủ 
_Nêu cảm nghĩ của em về NTT ?
_ ..có lòng yêu nước, muốn canh tân để đất nước phát triển
_Khâm phục tinh thần yêu nước của NTT
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
_ Hình thành ghi nhớ 
_Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
- Theo em, Nguyễn Trường Tộ là người như thế nào trước họa xâm lăng? 
- Học sinh nêu 
- Tại sao Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng ?
- Học sinh nêu 
® Giáo dục học sinh kính yêu Nguyễn Trường Tộ 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Cuộc phản công ở kinh thành Huế” 
- Nhận xét tiết học 
Tổ trưởng Duyệt của Ban Giám hiệu
.
......
Ngày soạn:07/09/2011
 Ngày dạy://
Tiết 3 : 	 TUẦN 3	
Ngày soạn : Ngày 3 tháng 9 năm 2010
 CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết: 
- 	Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức.
 2. Kĩ năng: - Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương : Phạm Bành – Đinh Công Tráng,
- Nêu tên một số trường học, đội Thiếu niên,ở một số địa phương mang tên các nhân vật nói trên. 
 	3. Thái độ: 	Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc . 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: - Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
- Bản đồ Hành chính Việt Nam 
- Phiếu học tập .
- 	Trò : Sưu tầm tư liệu về bài 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước 
- Đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
- Học sinh trả lời
- Nêu suy nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
- Học sinh trả lời
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
3. Giới thiệu bài mới: 
“Cuộc phản công ở kinh thành Huế” 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: ( Làm việc cả lớp)
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- GV giới thiệu bối cảnh lịch sử nước ta sau khi triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) , công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nứơc ta. Tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Trong quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành hai phái: phái chủ chiến và phái chủ hoà.
- Dành cho học sinh khá, giỏi.
- Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn ?
- Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
- Phái chủ hòa chủ trương hòa với Pháp ; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp
- Tôn Thất Thuyết cho lập căn cứ kháng chiến
- 1, 2 em báo cáo.
- Các em khác nhận xét và bổ sung
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt lại
Tôn Thất Thuyết lập căn cứ ở miền rừng núi, tổ chức các đội nghĩa quân ngày đêm luyện tập, sẵn sàng đánh Pháp.
* Hoạt động 2: ( Làm việc theo nhóm ) 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Trực quan, vấn đáp 
- Giáo viên tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế kết hợp chỉ trên lược đồ kinh thành Huế.
- Học sinh quan sát lược đồ kinh thành Huế + trình bày lại cuộc phản công theo trí nhớ của học sinh.
- Giáo viên tổ chức học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra khi nào? 
- Đêm ngày 5/7/1885
+ Do ai chỉ huy?
- Tôn Thất Thuyết 
+ Cuộc phản công diễn ra như thế nào?
- Học sinh trả lời 
+ Vì sao cuộc phản công bị thất bại?
- Vì trang bị vũ khí của ta quá lạc hậu 
Ÿ Giáo viên nhận xé ... ộng 1: Sự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp.
Giáo viên nêu câu hỏi:
 + Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được sây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu.
- Giáo viên giải thích sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Đó là hàng loạt công trình chuẩn bị: kho tàng, bến bãi, đường xá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc. Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 3500 công nhân xây dựng và gia đình họ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy. 
® Giáo viên nhận xét + chốt+ ghi bảng.
 “ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng từ ngày 6/11/1979 đến ngày 4/4/1994.”
v Hoạt động 2: Quá trình làm việc trên công trường.
Phương pháp: Thảo luận, bút đàm.
Giáo viên nêu câu hỏi:
Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia liên sô đã làm việc như thế nào?
v	Hoạt động 3: Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Phương pháp: Hỏi đáp, bút đàm.
- Giáo viên cho học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi.
- Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
v Hoạt động 4: Củng cố.
- Nêu lại tác dụng của nhà máy thuỷ điện hoà bình?
® Nhấn mạnh: Nhà máy thuỷ điện hoà bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm qua.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Ôn tập.
Nhận xét tiết học 
2 học sinh 
Hoạt động nhóm.
Học sinh thảo luận nhóm 4.
(đọc sách giáo khoa ® gạch dưới các ý chính)
- Dự kiến:
- nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979.
- Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà bình.
- sau 15 năm thì hoàn thành( từ 1979 ®1994)
- Học sinh chỉ bản đồ.
Hoạt động nhóm đôi
- Học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm đoi, gạch dưới các ý chính.
Dự kiến
- Suốt ngày đêm có 3500 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn.
- Thuật lại cuộc thi đua” cao độ 81 hay là chết!” nói lên sự hy sinh quên mình của những người xây dựng.
- Học sinh làm việc cá nhân, gạch dưới các ý cần trả lời.
®1 số học sinh nêu
- GDMT : Vai trò của thủy điện đối với sự phát triển kinh tế và đối với môi trường.
- Học sinh nêu
Tổ trưởng Duyệt của Ban Giám hiệu
........
Ngày soạn:16/03/2012
 Ngày dạy:// TUẦN 31
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Cà Mau trong cơng cuộc kháng chiến chống Pháp
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
Diễn biến của phong trào đấu tranh của nhân dân Cà Mau trong cơng cuộc kháng chiến chống Pháp.
Sự thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở Cà Mau.
Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Cà Mau.
Tự hào về truyền thống lịch sử anh hùng của địa phương gĩp phần giữ gìn và phát huy truyền thống ấy.
II. Đồ dùng dạy học:
Tư liệu lịch sử xã Viên An anh hùng.
Tranh ảnh các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Cà Mau ( nếu cĩ).
Phơ tơ nội dung bài cho học sinh.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
- Học sinh đọc nội dung mục 1 của bài – trao đổi về diễn biến của phong trào đấu tranh của nhân dân Cà Mau trước khi cĩ Đảng.
- Học sinh trình bày trước lớp.
- Các nhĩm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Làm việc nhĩm 4.
- GV chia lớp thành các nhĩm 4.
- GV nêu yêu cầu thảo luận:
+ Chi bộ Đảng đầu tiên của Cà Mau được thành lập vào thời gian nào? Ai là bí thư chi bộ Đảng đầu tiên của Cà Mau?
+ Sau khi cĩ Đảng lãnh đạo thì phong trào đấu tranh của nhân dân Cà Mau cĩ chuyển biến gì ?
- Học sinh thảo luận nhĩm- GV theo dõi, giúp đỡ.
- Đại diện nhĩm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhĩm khác nhân xét, bổ sung.
Nêu phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Cà Mau ?
Cuộc khởi nghĩa Hịn Khoai diễn ra vào thời gian nào ? Do ai trực tiếp lãnh đạo ?
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Cà Mau.
- GV nhận xét, kết luận.
- Một vài học sinh đọc ghi nhớ.
*Củng cố- dặn dị:
Hãy nêu cảm nghĩ về phong trào đấu tranh của nhân dân Cà Mau trong cơng cuộc kháng chiến chống Pháp?
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau.
Tổ trưởng Duyệt của Ban giám hiệu
 Ngày soạn:16/03/2012
 Ngày dạy:// TUẦN 32
Cuộc tổng tấn cơng và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau
I. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết:
Nguyên nhân cuộc tổng tấn cơng và nổi dậy mùa xuân 1975 ở Cà Mau.
Diễn biến cuộc tổng tấn cơng và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau.
Ý nghĩa của cuộc tổng tấn cơng và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau.
Noi gương truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
II. Đồ dùng dạy học:
Tư liệu lịch sử xã Viên An.
Tranh ảnh ( nếu cĩ).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc phần chữ nhỏ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cuộc tổng tấn cơng và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau.
- 1 vài học sinh phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhĩm.
- Học sinh dựa vào nội dung bài học trả lời câu hỏi:
+ Trình bày sơ lược về những diễn biến và kết quả của cuộc tổng tấn cơng và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau.
Học sinh thảo luận nhĩm.
Đại diện nhĩm báo cáo kết quả thảo luận.
Các nhĩm khác nhận xét, bổ sung.
Học sinh liên hệ hoặc giáo viên giới thiệu về phong trào đấu tranh của nhân dân xã Viên An.
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- Học sinh nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc tổng tấn cơng và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
- Gọi học sinh đọc kết luận cuối bài.
* Củng cố - dặn dị:
- Em hãy nêu cảm nghĩ của em về cuộc tổng tấn cơng và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau.
- GV nhận xét tiết học.
Tổ trưởng Duyệt của Ban giám hiệu
Ngày soạn:16/03/2012
 Ngày dạy:// TUẦN 33 + 34
ÔN TẬP: LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY
I. Mục tiêu:
 Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu nhất từ 1858 đến nay : 
 Từ khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống Pháp; tiếp theo đến thời kì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo Cách mạng nước ta; đến cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta- chiến thắng loch sử Điện Biên Phủ; cuối cùng là giai đoạn 1954-1975.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập.
+ HS: Ôn lại bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
Tiết 1
2. Bài cũ: 
 Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc tổng tiến công và nổi day ở Cà Mau ?
® Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
Ôn tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Ôn tập các sự kiện từ 1958 đến trước khi có Đảng lãnh đạo.
Mục tiêu: Học sinh nêu được các sự kiện lịch sử.
Phương pháp: Thảo luận nhóm
GV nêu các câu hỏi thảo luận
GV nhận xét, bổ sung
Nêu kết luận.
v Hoạt động 2: Ôn tập các sự kiện từ khi có Đảng lãnh đạo đến cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta; tiếp theo đến trước 1954.
Mục tiêu: Học sinh nêu được các sự kiện lịch sử.
Phương pháp: Thảo luận nhóm
GV nêu các câu hỏi thảo luận
GV nhận xét, bổ sung
Nêu kết luận.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Nhắc lại các sự kiện vừa học
Dặn dò về nhà
Nhận xét giờ học.
Tiết 2
1. Kiểm tra :
 GV nêu câu hỏi :
 Kể các sự kiện tiêu biểu tử 1858 đến trước 1930 ?
 Các sự kiện từ khi có Đảng lãnh đạo đến trước 1954 ?
Gv nhận xét chung, bổ sung.
v	Hoạt động 1: Ôn tập các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1954 – 1975.
Mục tiêu: Học sinh nêu được các sự kiện lịch sử.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại. 
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm bàn, nội dung sau.
Tình hình nước ta từ cuối năm 1954? Tại sao dất nước ta bị chia cắt?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
Tổ chức học sinh thảo luận nhóm đôi nội dung.
Phong trào Đồng Khởi xảy ra ở đâu? Như thế nào?
Giáo viên nhận xét + chốt.
Giáo viên nêu câu hỏi.
Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Xuân Mậu Thân 1968 xảy ra sự kiện gì?
+ Năm 1975, xảy ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
® Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 2: Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Mục tiêu: Học sinh nêu ý nghĩa lịch sử.
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận.
Giáo viên nêu câu hỏi:
Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
Là 1 trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc.
Đánh tan chính quyền Mĩ – Nguỵ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
Từ đây, Nam – Bắc được thống nhất.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
® Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
GV tổng kết lại một số ý chính trong chương trình Lịch sử lớp 5.
Chuẩn bị: KTĐK
Nhận xét tiết học 
2 học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
HS thảo luận, đại diện báo cáo : 
Các cuộc đấu tranh từ phát từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến trước khi có Đảng lãnh đạo. 
Học sinh thảo luận theo nhóm.
® 1 vài nhóm phát biểu.
® Nhóm khác bổ sung (nếu có).
3 em nhắc lại
Các em khác bổ sung.
2 em trả lời
Các em khác nhận xét
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh thảo luận theo nhóm đôi.
® 1 số nhóm phát biểu.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh nêu.
Hoạt động lớp.
Học sinh thảo luận theo nhóm đôi.
® 1 số nhóm phát biểu.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
TUẦN 35 - KTĐK CUỐI HKII
HẾT
Tổ trưởng Duyệt của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 ca nam.doc