Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 9 năm 2011

Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 9 năm 2011

I. Mục đích yêu cầu cần đạt:

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu vấn đề tranh luận: người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1. 2, 3).

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh minh hoạ đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 9 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tập đọc (Tiết 17)
Cái gì quý nhất?
I. Mục đích yêu cầu cần đạt:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận: người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1. 2, 3).
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1.Ổn định:
2 Bài cũ: 
- Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ ? 
- Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao? 
- Nêu đại ý của bài ? 
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - Ghi đề.
b. Hướng dẫn HS hoạt động
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gọi HS khá đọc toàn bài.
GV chia đoạn: 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến sống được không?
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến phân giải.
+ Đoạn 3: Còn lại.
 Cho HS đọc đoạn nối tiếp GV theo dõi kết hợp sửa sai, giảng một số từ khó trong bài.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm.
- Gọi HS đọc thể hiện.
- GV đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- 1 HS đọc đoạn 1 : Từ đầu . Phân giải 
- Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
- Lý lẽ mỗi bạn dưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn còn lại.
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- Theo em khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải như thế nào? Thái độ tranh luận ra sao?
- Qua bài đọc giúp ta hiểu rõ thêm điều gì ?
GV hướng dẫn thêm:
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
+ Lời dẫn chuyện cần đọc chậm, giọng kể.
+ Lời các nhân vật: đọc to, rõ ràng thể hiện sự khẳng định.
 GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn lên và hướng dẫn cách nhấn giọng, ngắt giọng.
- GV đọc mẫu đoạn.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm. 
 Cho HS thi đọc (cho HS thi đọc phân vai).
4. Củng cố: 
- Gọi HS đọc bài nêu đại ý của bài.
- Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó ?
5.Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà luyện đọc bài nhiều lần, đọc trước bài mới.
- 3, 4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm. 
- HS đọc nối tiếp (2 lần)
- HS luyện đọc trong nhóm, sửa sai cho bạn, báo cáo, đọc thể hiện.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS theo dõi, trả lời câu hỏi, nhận xét bổ sung thêm.
Hùng: Quý nhất là lúa gạo.
Quy: Vàng là quý nhất.
Nam: Thì giờ là quý nhất.
* Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người
Quy: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS theo dõi, trả lời câu hỏi
- Vì nếu không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
- Ý kiến mình đưa ra phải có khả năng thuyết phục đối tượng nghe, người nói phải có thái độ bình tĩnh, khiêm tốn...
- Bài văn cho ta thấy lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý, nhưng người lao động là đáng quý nhất.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
Toán (Tiết 41)
Bài: Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu cần đạt:
Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
* Làm BT1, 2, 3, 4 (a, c).
II. Chuẩn bị : 
- GV: Nội dung bài dạy.
- HS : Xem trước bài.
- Nếu còn thời gian cho HS làm phần (b, d) BT 4 tại lớp.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
- 2 HS lên bảng, lớp làm nháp.
- GV, lớp nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu – Ghi đề.
b. Hướng dẫn HS hoạt động.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài luyện tập.
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- Để thực hiện bài tập em làm như thế nào?
- GV nhận xét, chốt: 
 a) 35m 23cm = 35,23 m
 b) 51dm 3cm = 51,3 dm 
 c) 14m 7cm = 14, 07 m
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
+ GV hướng dẫn những HS còn yếu từng bước:
- Bước 1: 315cm = 300cm + 15cm
 = 3m 15cm
- Bước 2 : 3m 15 cm = 3m 
- Bước 3: 3m = 3,15m
 Vậy 315cm = 3,15cm
- Cho HS tự làm các phần còn lại.
- Lần lượt một số em lên sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
234cm = 2,34 m; 506 cm = 5,06 m; 34dm = 3,4 m
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài tập.
+ GV cho HS tự làm cá nhân.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
 Gọi HS lên sửa bài, nhận xét, chốt:
3 km 245m = 3, 245 km; 
5 km 34 m = 5, 034 km 
307m = 0, 307 km
Bài 4: 
- Cho HS thảo luận cách làm bài 4. 
a) 12,44m = 12m = 12 m 44cm
Vậy: 12, 44m = 12m 44cm. 
- HS làm bài còn lại trên bảng nhóm.
b)7,4dm = 7dm 4 cm; 
c) 3,45km = 3450 m
d) 34,3km = 34300 m; 
+ GV theo dõi, giúp đỡ. Thu bài chấm - nhận xét.
4. Củng cố:
 GV nhận xét bài làm của HS, củng cố chỗ HS còn hay sai.
5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết, tuyên dương cá nhân học tốt.
- Xem lại bài, làm bài vở bài tập. 
- Viết số thập phân vào chỗ chấm: 
6m 5cm = ..........m
10dm 2cm = ............dm
 73 mm = ............m	 5km 75 m = .............km
- 1 - 2 HS đọc nêu yêu cầu.
- 1-2 HS nêu cách làm.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt lên sửa bài.
- Đổi thành hỗn số với đơn vị cần chuyển, sau đó viết dưới dạng số thập phân.
- 1 - 2 HS đọc nêu yêu cầu.
 - 1 - 2 HS nêu cách làm.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt lên sửa bài. 
- Lớp nhận xét, sửa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt lên sửa bài 
- Lớp nhận xét, sửa bài
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm bàn nêu cách làm bài 4. 
- Làm bài vào bảng nhóm.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
Đạo đức (Tiết 9)
Bài: Tình bạn 
I. Mục đích yêu cầu cần đạt:
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Biết cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
* Biết ý nghĩa của tình bạn.
* GD kĩ năng sống:
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè).
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẻ với bạn bè.
- Thảo luận nhóm.
- Xử lí tình huống.
- Đóng vai.
II. Chuẩn bị :
 GV: Tranh minh họa truyện , bảng phụ ghi nội dung bài 2.
 HS : Đọc trước nội dung truyện.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
 - Mỗi người phải có trách nhiệm gì đối với tổ tiên ? 
 - Để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, em cần làm những gì? 
- GV nhận xét
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS hoạt động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện – rút ghi nhớ.
 + Hoạt động cả lớp 
- Gọi HS đọc câu chuyện.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn.
- Câu chuyện gồm những nhân vật nào?
- Khi đi vào rừng hai bạn đã gặp chuyện gì? 
- Câu chuyện xảy ra như thế nào?
- Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong câu truyện?
- Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè?
+ GV nhận xét, chốt :
Kết luận: Khi đã là bạn bè, chúng ta cần biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ cùng tiến bộ, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn.
+ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
 Bài 2: Hoạt động cá nhân:
- GV dán nội dung bài 2 lên bảng. 
- Y/cầu HS trao đổi nhóm hai về cách xử lí tình huống của mình. 
- Gọi HS lần lượt trình bày ý kiến của mình và giải thích lí do.
- GV yêu cầu HS tự liên hệ: Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa ? Hãy kể một trường hợp cụ thể.
GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
4. Củng cố: 
- GV yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
- GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
 GV kết luận : Các biểu hiện của tình bạn đẹp là: Tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ buồn vui cùng bạn .
- Kết hợp giáo dục HS qua các biểu hiện của HS vừa nêu.
5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, ... về chủ đề tình bạn.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
+ 1 HS đọc câu chuyện trong SGK, cả lớp đọc thầm. 
– HS thảo luận các câu hỏi theo nhóm bàn, trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc lại ghi nhớ.
- 1 HS đọc các tình huống.
- HS trao đổi nhóm hai.
- HS trình bày ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
1. Chúc mừng bạn.
2. An ủi động viên, giúp đỡ bạn.
3. Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
4. Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt.
5. Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điẻm và sửa chữa khuyết điểm.
6. Nhờ bạn bè, thầy cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2011
Tâp làm văn (Tiết 17)
Bài: Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I. Mục đích yêu cầu cần đạt:
Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
* GD kĩ năng sống:
- Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
- Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
- Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
Phân tích mẫu
- Rèn luyện theo mẫu
- Đóng vai
- Tự bộc lộ
II. Chuẩn bị: 
 	GV: Bảng phụ, 4, 5 tờ phiếu khổ to 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2. Bài cũ: 
- HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệ ... ình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, GV chốt ý đúng.
Trong đoạn a: Các từ tớ, cậu dùng để xưng hô tớ – chỉ ngôi thức nhất, tự xưng mình; cậu – chỉ ngôi thứ hai, người đang nói chuyện với mình.
Trong đoạn b: Từ nó dùng thay thế cho từ chích bông (nó chỉ ngôi thứ ba, là người hoặc vật mình nói đến không ngay trước mặt).
GV: Những từ trên thay thế cho danh từ cho khỏi lặp lại. Những từ đó gọi là đại từ.
- HS đọc bài tập 2 .(tiến hành tương tự như bài tập 1).
a/ Đoạn a: Cách dùng từ vậy giống cách dùng nêu ở bài tập 1 là từ vậy thay thế cho từ thích (tính từ) để khỏi lặp lại từ đó.
b/ Đoạn b: Từ thế giống cách dùng ở bài tập 1 là từ the thay thế cho từ quý (động từ) để khỏi lặp lại từ đó.
GV: Những từ in đậm ở hai đoạn vẫn được dùng thay thế cho động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy; chúng cũng được gọi là đại từ.
- Những từ in đậm trong câu được dùng làm gì?
- Những từ dùng thay thế ấy gọi tên là gì ?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT1.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1. 
- GV yêu cầu : 
+ Đọc các đoạn thơ của Tố Hữu.
+ Chỉ rõ những từ in đậm trong đoạn thơ chỉ ai?
+ Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì ?
- HS làm việc cá nhân.
- Tổ chức trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
* Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh
* Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ quý trọng, kính mến Bác
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT2 (Tương tự bài tập 1).
- GV chốt lời giải đúng : Đại từ trong khổ thơ này là: mày, ông, tôi, nó.
HĐ 4: Hướng dẫn HS làm BT. 
- GV yêu cầu :
 + Đọc lại câu chuyện vui.
+ Tìm đại từ thích hợp thay cho danh từ chỉ chuột.
+ Chỉ thay đại từ ở câu 4, 5 không nên thay ở tất cả các câu vì nếu thay ở tất cả các câu thì đại từ em dùng để thay sẽ bị lặp lại nhiều lần.
- HS làm việc (GV dán lên bảng lớp tờ giấy khổ to đã viết sẵn câu chuyện)
- GV nhận xét, chốt: thay đại từ nó vào câu 4, 5; câu chuyện sẽ hay hơn.
4. Củng cố: 
 - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về đại từ. 
5. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học:
- Về nhà làm bài tập vào vở, chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
- 3 HS đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS làm bài cá nhân.
- 1 - 2 HS phát biểu
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc bài 2.
- HS thực hành làm bài, trình bày, nhận xét.
- Dùng để thay thế cho danh từ, đại từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
 - Gọi là đại từ.
 - 4 - 5 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét, sửa sai.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- 1 HS lên bảng làm bài
- Lớp theo dõi nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
Toán (Tiết 45)
Bài: Luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu cần đạt:
Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối llượng dưới dạng số thập phân.
* Làm BT 1, 2, 3, 4.
II. Chuẩn bị:
Nếu còn thời gian cho HS làm Bt 5 tại lớp.
Bài 5: 
 Yêu cầu HS nhìn vào hình vẽ và cho biết:
- Túi cam nặng bao nhiêu?
Gợi ý: Đối với HS còn yếu.
+ Quan sát 2 đĩa cân đã thăng bằng chưa? Để biết túi cam cân nặng bao nhiêu nhìn vào đâu?
+ Hãy viết số đó theo đơn vị ki – lô – gam.
+ Hãy viết số đó theo đơn vị gam.
- Thu bài chấm, nhận xét chung.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1kg 800g 
1kg 800g = 1800 g
1kg 800g = 1,8 kg
- Nhìn vào khối lượng các quả cân (vì 2 đĩa cân thăng bằng)
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu – Ghi đề.
b. Hướng dẫn HS hoạt động.
HĐ 1: Hướng dẫn thực hành.
Bài 1: HS nêu y/c, tự làm cá nhân và nêu kết quả.
(Gọi HS TB hoặc còn yếu lên làm bài tập này)
+ GV kiểm tra kết quả.
Bài 2: HS làm cá nhân vào vở, ghi các cột tương ứng không phải kẻ bảng. 
+ Gọi HS trung bình lên bảng làm. 
+ GV trực tiếp hướng dẫn.
Đo bằng tấn
Đo bằng ki-lô-gam
3 tấn
3000kg
0,502 tấn
502kg
2,5 tấn
2500kg
0,021 tấn
21kg
- GV, lớp nhận xét.
Bài 3: 
- HS làm cá nhân đọc kết quả; đổi vở chữa bài. 
- Gọi HS khá nêu kết quả.
- GV, lớp nhận xét.
Bài 4: Thực hiện tương tự bài 3.
- GV, lớp nhận xét.
4. Củng cố:
 Nhắc lại nội dung luyện tập. 
5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết.
- Về nhà xem lại bài, làm bài vở BT.
- 1 HS lên bảng làm BT4 tiết trước, các em khác đổi vở kiểm tra.
Đổi 0,15 km = 0,15 x 1000 = 150m
+ Chiều rộng hình chữ nhật là:
150 x= 100 (m)
+ Diện tích sân trường là:
150 x 100 = 15 000 (m2)
+ 15 000m2 = ha = 1,5ha
 Đáp số: 15 000m2 hay 1,5 ha.
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân ó đơn vị đo bằng mét.
 a) 3m 6dm = 3,6 m; 
 b) 4dm = 0,4 m;
 c) 34m 5cm = 34,05 m; 
 d) 345cm = 3,45 m.
- HS trung bình lần lượt lên bảng làm.
- Viết STP thích hợp vào chỗ chấm.
42dm 4cm = 42,4 dm; 
59cm 9mm = 56,9 cm;
26m 2cm = 26,02 m;
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3kg 5g = 3,005 kg; 
 b) 30g = 0,03 kg;
c) 1103g = 1,103 kg;
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
Khoa học Tiết 18
Phòng tránh bị xâm hại
I. Mục đích yêu cầu cần đạt:
	- Biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
	- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để đề phòng bị xâm hại.
	- Nhận biết được sự nguy cơ khi bản thân bị xâm hại.
	- Biết cách phòng trành và ứng phó khi nguy cơ bị xâm hại.
	* GD kĩ năng sống:
- Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại.
- Động não
- Trò chơi
- Đóng vai
- Chúng em biết 3.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 37, 38.
	- Phiếu ghi sẵn một số tình huống.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Những trường hợp nào tiếp xúc với người bị nhiễm HIV/AIDS bị lây nhiễm?
- Chúng ta cần có thái độ ntn đối với người bị nhiễm HIV? 
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bảng.
Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp bị xâm hạ về tinh thần, nhất là đối với lứa tuổi của các em. Khi nguy cơ xâm hại ta phải làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b. Hướng dẫn HS hoạt động.
Hoạt động 1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại
* HS đọc lời thoại minh hoạ 1, 2, 3 trang 38 SGK.
- Các bạn trong tình huống trên gặp nguy hiểm gì?
- Chúng ta phải làm gì để đề phòng tránh bị xâm hại ?
Để đảm bảo an toàn cá nhân, chúng ta phải đề cao cảnh giác phòng tránh bị xâm hại. Trong một số tình huống cụ thể, chúng ta cần có kĩ năng cụ thể ứng phó.
Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
* HS đóng vai và xử lí tình huống:
- Nhóm lên đóng kịch - Nhận xét.
- GV nhận xét - Khen nhóm có lời thoại hay.
Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại.
- Khi có nguy cơ bị xâm hại, chúng ta cần làm gì?
* Trẻ em là đối tượng rất dễ bị xâm hại, chúng ta phải phòng tránh.
- Theo em, chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ với ai khi bị xâm hại?
Xung quanh các em có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ các em lúc gặp khó khăn. Các em cần sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu,.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét- Khen HS.
- Chuẩn bị: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
- 2HS
- HS lắng nghe.
- Tranh 1: Nếu đi đường vắng 2 bạn có thể gặp kẻ cướp, dụ dỗ dùng chất gây nghiện.
- Tranh 2: Đi một mhình vaqò buổi tối đường vắng, có thể bị kẻ xấu hãm hại, khi bgặp nguy hiểm không ngoừi giúp đỡ.
- Tranh 3: Bạn gái cò thể bị bắt cóc, bị hãm hại nếu lên xe người lạ.
- Không đi một mình nơi tối tăm, không ở phòng kín với người lạ.
- Không nhận tiền, quà do người khác cho không rõ lí do.
- Không chơi vói bạn mới quen nhất là khác giới.
* Tình huống: Nam đến nhà Bắc chơi. Gần 9 giờ tối, Nam đứng dậy định về thì Bắc cố rủ ở lại xem phim hoạt hình. Nếu là Nam em sẽ làm gì khi đó.
* Tình huống 2: Trời mùa hè nắng chang chang. Hôm nay, mẹ đi công tác về phải đi bộ về nhà. Đang đi trên đườngthì một chú đi xe gọi Hà đi nhờ. Theo em Hà cần làm gì?
- Bỏ đi ngay chỗ khác, nhìn thẳng vào mặt người đó, hét to & chạy thật nhanh đến chỗ có người.
- Chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ với bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo, chị Tổng phụ trách, cô, chú,  khi bị xâm hại.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
SINH HOẠT TUẦN 9
 I.MỤC TIÊU:
- Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động học tập của HS trong tuần.
- Nhận xét tình hình hoạt động trong tuần.
 - Đưa ra kế hoạch tuần 10 để thực hiện.
 II. SINH HOẠT:
 1. Lớp văn nghệ
 	2. Nêu yêu cầu tiết sinh hoạt.
 3. Báo cáo hoạt động: 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo hoạt động của các tổ viên trong tổ về : chuyên cần, đạo đức tác phong, VSMT, TDTT, ATGT, chấp hành nội qui lớp học,..
 + Đề nghị tuyên dương nhắc nhở.
 Nhận xét tuần qua.
 + Vệ sinh lớp học, sân trường,
 + Vệ sinh cá nhân
 + Đồng phục
 + Thực hiện nội quy lớp học...
 + Khen ngợi những em có cố gắng, tích cực trong học tập, động viên nhắc nhở những em chưa cố gắng.
- Rút kinh nghiệm cần phát huy, khắc phục.
- Tuyên dương những HS chấp hành tốt nội qui của lớp.
 III. KẾ HOẠCH TUẦN 10:
 - Vệ sinh lớp học, sân trường,
 - Vệ sinh cá nhân
 - Đồng phục
 - Thực hiện nội quy lớp học...
 - Vệ sinh trong, ngoài lớp học trước khi vào học.
 - Thực hiện nội quy lớp học.
 - Hướng dẫn HS khá giỏi cách giúp đỡ HS yếu kém (trước khi vô học, khi ở nhà).
 - Kết hợp giáo dục đạo đức cho HS, nhắc nhở cách đi đường an toàn.
 - Nhắc nhở HS thực hiện ăn sạch uống sạch, rửa tay trước khi ăn uống. Nhằm phòng ngừa các dịch bệnh.
 - Tiếp tục vận động xã hội hoá giáo dục.
Duyệt
..
...
Ngày tháng năm 2011
Tổ trưởng
Triệu Quốc Khiêm

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 8 V.doc