Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 18

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 18

TOÁN

ÔN TẬP: HÌNH TAM GIÁC

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố cách nhận biết các đặc điểm hình tam giác.

- Giải được các bài toán có nội dung liên quan.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án

- Học sinh: VBT – VBT BT&NC Toán.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định.

2. Nội dung. HS làm bài tập 1, 2 (trang 60)

Bài 1: HS nêu yêu cầu.

? Đường cao của tam giác là đường như thế nào?

? Nêu cách vẽ đường cao của tam giác?

- HS quan sát từng hình.

? Tìm đáy của tam giác?

? Đường cao của hình nào nằm ngoài hình tam giác?

- HS giải vào giấy nháp.

- HS làm bài. 3 HS lên bảng.

- HS nêu kết quả.

- Nhận xét.

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Ngày soạn: 21 - 23/12/2010
Ngày dạy: 27/12/2010
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010.
TOÁN
ôn tập: hình tam giác
I. mục tiêu:
- Củng cố cách nhận biết các đặc điểm hình tam giác. 
- Giải được các bài toán có nội dung liên quan.
II. chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: VBT – VBT BT&NC Toán.
II. hoạt động dạy học:
1. ổn định.
2. Nội dung. HS làm bài tập 1, 2 (trang 60)
Bài 1: HS nêu yêu cầu.
? Đường cao của tam giác là đường như thế nào?
? Nêu cách vẽ đường cao của tam giác?
- HS quan sát từng hình.
? Tìm đáy của tam giác?
? Đường cao của hình nào nằm ngoài hình tam giác?
- HS giải vào giấy nháp.
- HS làm bài. 3 HS lên bảng.
- HS nêu kết quả.
- Nhận xét.
a. Đường cao HA ứng với đáy BC.
b. Đường cao EH ứng với đáy DG.
c. Đường cao NH ứng với đáy NP.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
- GV vẽ hình lên bảng.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì? 
? Muốn biết AH là đường cao của những tam giác nào các em dựa vào đâu? (Đáy tương ứng)
- HS tự làm bài. 
- Chữa bài, nhận xét.
- AH là đường cao của các tam giác ABC, ABH, ABD, ADC, AHC, AHD
- Các cặp cạnh đáy và chiều cao tương ứng AH là: BC,BD,BH,HD,DC 
3. Củng cố – Dặn dò.
Về làm các bài còn lại.
GV tóm tắt nội dung bài.
Về nhà xem lại bài.
Khoa học (Tiết số:35)
Sự chuyển thể của chất
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ của một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bài dạy.
- HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ.(3-5’)
- GV nhận xét nền nếp, kết quả học tập HKI.
- Nhắc nhở nền nếp học tập HKII
3. Dạy bài mới (25-30’)
a. GV giới thiệu bài (1- 2’)
- GV ghi bài lên bảng. HS ghi bài vào vở
b. Nội dung.
* Hđ1: Ba thể của chất và đặc điểm của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
? Theo em các chất có thể tồn tại ở những thể nào?
- GV cho HS làm phiếu học tập.
- HS trình bày bài. Nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại.
* HĐ2: Sự chuyển thể của chất lỏng trong đời sống hằng ngày.
- HS quan sát H 1,2,3 T 73.
? Đó là sự chuyển thể của chất nào?
- GV cho HS nêu theo ý hiểu.
? Điều kiện nào để các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác?
- GV kết luận:
* HĐ3: - GV cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
- GV cho HS thi các nhóm kể tên các chất rắn ở thể lỏng, thể khí, thể rắn; một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- GV chốt lại và nhận xét.
- GV cho HS đọc ghi nhớ.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
? Khi nào các chất có thể chuyển đổi từ thể này sang thể khác ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết .xem bài:36.
Tập đọc
ÔN Tập: ca dao về lao động sản xuất
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS luyện đọc lại bài Ca dao về lao động sản xuất và trả lời các câu hỏi trong sách BTBT&NC Tiếng Việt 5.
- Biết liên hệ thực tế, bản thân.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Tiếng Việt 5
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
* GV cho HS đọc lại bài: Ca dao về lao động sản xuất.
- HS đọc nối tiếp các đoạn.
- Nhận xét cách đọc: ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc nhóm. Đọc cá nhân.
- HS thi đọc thuộc lòng– Nhận xét.
* Trả lời câu hỏi (Vở BTBT&NC)
+ Ca dao về lao động sản xuất.
Câu1: Nỗi vất vả của người nông dân trong lao động sản xuất được thể hiện qua những câu thơ nào? 
Câu2: Nỗi lo lắng của người nông dân trong lao động sản xuất được thể hiện qua câu thơ nào?
Câu3: Câu thơ nào nói lên tinh thần lạc quan của người nông dân? + Ngu công xã Trịnh Tường.
Câu1: Ông Lìn đã mày mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước để làm gì? (trồng lúa nước, thay đổi tập quán làm nương)
HS thảo luận nhóm đôi.
HS tự làm bài.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS hoàn thành vào vở.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Về đọc lại bài.
- Đọc trước bài : Các bài tập đọc đã học ở HKI
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
Luyện từ và câu
ôn tập: chữa bài thi môn tiếng việt - HKI
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS củng cố lại những kiến thức có liên quan . 
- Rèn và củng cố kĩ năng làm bài kiểm tra.
- Làm các bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài.
- HS : Vở ghi – Giấy nháp.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
- Giáo viên trả bài thi môn Tiếng Việt cho HS.
- GV hướng dẫn và cùng HS lần lượt giải các bài tập trong đề.
- GV đặc biệt chú ý đến rèn kĩ năng trình bày, kĩ năng dùng từ, đặt câu, dấu câu, cách xác định đề và làm bài tập làm văn Tả người.
? Bài chính tả để viết đẹp các em cần chú ý đến những yếu tố nào? (Khoảng cách, cỡ chữ, cấch nối các con chữ, điểm dặt và dùng bút)
? Thế nào là từ đồng âm, cùng nghĩa, trái nghĩa?
? Nêu cấu tạo của bài văn tả người?
- HS thảo luận và cùng làm với giáo viên từng câu.
- HS làm lại bài Tập làm văn: Tả các thầy, cô giáo trong ngày Nhà giáo VN 20/11.
- HS làm bài, trình bày.
- HS ghi vào vở.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về xem lại bài.
Toán
ôn tập: diện tích hình tam giác
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách tính diện tích hình tam giác.
- HS làm các bài tập có liên quan.
- Rèn kĩ năng trình bày và giải toán.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài 
- HS : Vở ghi B2
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung. HS làm bài tập 3, 4 (Trang 61)
Bài 3: HS nêu yêu cầu.
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
? Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
? Đâu là đường cao của tam giác EDC, và đường cao của tam giác GBC?
- HS lên bảng.
- HS làm vào vở.
- HS nhận xét kết quả.
a. Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 5x4=20 cm2
b. Diện tích tam giác EDClà: (5x4):2=10 cm2
 GBC là: (5x4):2=10 cm2
Bài 4: HS nêu yêu cầu.
? Bài toán yêu cầu gì? 
? Nêu cách làm bài?
? Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm như thế nào?
? Biết đáy và chiều cao có tính được diện tích tam giác không?
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS làm vở.
- Nhận xét: Cách trình bày-kết quả.
45cm = 4,5dm. 3m5cm=30,5dm
a. Diện tích hình tam giác là: (7 x 4,5): 2 = 15,75 dm2
b. Diện tích hình tam giác là: (30,5 x 24): 2 = 366 dm2
3. Củng cố – Dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Về làm các bài còn lại.
Luyện viết.
Bài 15
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS rèn luyện viết đúng khoảng cách, đúng mẫu chữ, HS biết điểm đặt bút, điểm kết thúc. 
- HS hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết chữ đẹp 5 – Quyển 1. 
- GD tính kiên trì cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở Luyện viết chữ đẹp 5 – Quyển 1
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
- HS đọc nội dung bài viết:
? Bài viết có nội dung gì?
- HS quan sát mẫu chữ.
- Gv lưu ý một số chỗ nét nối HS hay sai.
- Ghi và hướng dẫn cách nối các nét HS hay sai.
- Cho HS lên bảng viết cách nối nét.
- Viết bài: Cho HS viết từng cụm từ một. 
- GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Thu vở – chấm một số bài, nhận xét
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về nhà luyện viết lại.
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2010
Luyện từ và câu
ôn tập: ôn tập về câu
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS củng cố lại kiến thức về câu kể, câu cảm, câu khiến. Một số kiểu câu kể như: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
- Làm được các bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài.
- HS : Vở ghi – BT bổ trợ và nâng cao.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
- Một HS khá giỏi đọc mẩu chuyện: Nhớ về nhau.
- Lớp theo dõi.
? Nội dung của mẩu chuyện là gì?
? Mẩu chuyện gồm mấy câu? 
- HS xác định danh giới câu.
- HS đọc nối tiếp câu.
? Tìm trong mẩu chuyện:
+ Một câu kể:.Một hôm, hai người bạn chia tay nhau.
+ Một câu cảm:.Tớ nhớ cậu vô cùng!
+ Một câu khiến:Đưa cho tớ cái nhẫn!
+ Một câu kể Ai làm gì?..........Khi nào nhớ tớ, cậu chỉ cần nhìn ngón tay.
+ Một câu kể Ai thế nào?........Nhưng họ lại quá bủn xỉn.
+ Một câu kể Ai là gì?............ Cái nhẫn sẽ là vật kỉ niệm giữa chúng ta
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS lên bảng.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- HS ghi vào vở.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về xem lại bài.
Tập làm văn
Ôn: văn tả người.
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS củng cố cách làm bài văn tả người. Rèn kĩ năng tả tính tình.
- HS làm các BT có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Tiếng Việt 5 – Trang 80
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
- HS đọc đề bài: 2 HS đọc lại.
? Đề bài yêu cầu gì?
? Phần thân bài của văn tả người gồm những phần nào?
? Tả tính tình các em chú ý đến những chi tiết nào? (Cử chỉ, lời nói, việc làm)
- GV cho HS suy nghĩ.
- HS làm bài.
- HS trình bày bài làm. NHận xét, bổ sung.
Đề bài:
Đọc lại bài văn tả người của em ở tiết kiểm tra viết của em và lời nhận xét của thầy giáo. Chọn viết lại đoạn văn mà em thích cho hay hơn.
3. Củng cố – Dặn dò.
Gv tóm tắt ND bài.
Về xem trước bài tiếp theo.
Toán
Ôn: chữa bài thi Hki .
I. Mục tiêu:
- Củng cố một số kiến thức có liên quan đến nội dung bài Kiểm tra HKI như: Các phép tính với số thập phân, bảng đon vị đo độ dài, diện tích, khối lượng, thời gian. Giải toán về tỷ số phần trăm
- Giải bài toán có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở ghi – Giấy nháp.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung. 
- GV cùng HS lần lượt giải các bài toán trong đề thi Toán của Sở GD.
Bài 1: HS làm miệng.
Bài 2,3,4: HS lên bảng.
- HS dưới lớp làm giấy nháp.
- So sánh kết quả, nhận xét.
Bài 5: Thực hiện phép tính.
- 3 HS lên bảng.
- HS nêu lại cách thực hiện phép tính.
Bài 6: Gv đọc đề tóm tắt.
? Nêu cách tính diện tích hình chữ nhât?
? Tìm tỷ số phần trăm của 2 số ta làm như thế nào?
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng. 
- HS tự làm bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Bài 7,8: Hướng dẫn tương tự như bài 6.
- GV trả bài cho HS xem lại bài làm của mình.
- GV nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
Về làm các bài còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docB2T18.doc